Amidan là gì, vai trò vị trí amidan!

Amidan là gì, vai trò vị trí amidan! 1

Không ít trường hợp gặp vấn đề về đường thở, đau họng, ho nhiều đờm nhầy khi đi thăm khám được kết luận viêm amidan lúc đó người bệnh mới tìm hiểu về amidan. Trong khi đó amidan là một trong những bộ phận nhỏ của cơ thể nhưng lại rất dễ bị tấn công. Vậy liệu bạn đã có sự am hiểu amidan là gì và vai trò của amidan trong cơ thể người chưa? 

Amidan là gì?

Amidan có tên tiếng anh là Tonsils, là bộ phận phía sau cổ họng nằm phía bên dưới niêm mạc hầu. Về mặt nhận diện, nếu há miệng ra nhìn có thể thấy 1 phần amidan như cục thịt nhưng thực tế là các hạch bạch huyết, các amidan sẽ nằm vây quanh cửa hầu và tạo thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldeyer). 6 khối amidan trong vòng Waldeyer đó là:

  • 1 amidan vòm ( tên gọi khác là VA): nằm ở vòm họng và có thể phát triển theo thành sau họng mũi.
  • 2 amidan vòi: nằm ở bên trái và phải, quanh lỗ vòi tai
  • 2 amidan khẩu cái: nằm ở bên trái và phải trong hố amidan của thành bên họng.
  • 1 amidan lưỡi: nằm ở đáy lưỡi.

Amidan được hình thành và phát triển từ khi còn trong bào thai. Khi đứa trẻ chào đời, amidan đã hoàn thiện, vòng Waldeyer cũng phát triển đầy đủ, qua độ tuổi amidan sẽ phát triển nhanh về kích thước cũng như khối lượng đến năm 7 tuổi. Sau đó tùy chức năng mà amidan giữ nguyên hoặc teo nhỏ biến mất (amidan vòm hay còn gọi VA).

Cấu tạo amidan

Amidan gồm có 3 phần:

  • Biểu mô phủ : lớp phủ nằm trên bề mặt của amidan. Lớp biểu mô này có chức năng che chắn, bảo vệ và loại bỏ các tác nhân gây bệnh bám trên bề mặt amidan.
  • Mô liên kết: là lớp mỏng bên ngoài giàu mạch máu giúp nuôi dưỡng amidan.
  • Hạch bạch huyết: Lớp trong cùng của amidan là các hạch bạch huyết. Đây là phần quan trọng nhất của amidan giúp chúng có khả năng tiết ra các Immunoglobulin, là các kháng thể tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh

Vị trí amidan

Cấu tạo của amidan

Nói đến vị trí amidan hầu như mọi người đều biết rằng amidan nằm trong họng phía sau cổ họng thuộc giao điểm giữa đường thở và đường ăn uống. Nhưng đấy là vị trí nói chung của amidan mỗi loại amidan sẽ có những vị trị cụ thể khác nhau. Dựa vào vị trí mà người ta phân biệt được đấy là amidan gì.

1. Amidan vòm (VA)

Amidan vòm (VA) có vị trí trong lớp niêm mạc của nóc phía thành sau của vòm mũi họng, phía trên lưỡi gà và sau mũi. Cấu tạo amidan vòm gồm các tế bào lympho tập trung lại, giúp tạo kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh khi chúng đi vào cơ thể qua ngã mũi hầu. VA rất mỏng, bình thường sẽ dày khoảng 2mm và không gây cản trở đường thở nhưng diện tích tiếp xúc với bên ngoài lại rộng. Khi không khí đi vào mũi sẽ qua tổ chức VA rồi mới xuống họng và phổi. Các vi khuẩn có trong không khí sẽ bám lại vào mặt tiếp xúc của VA khi đó VA sẽ nhận diện “kẻ địch”, bắt chúng và để tạo ra kháng thể. Amidan vòm khó có thể nhìn bằng mắt thường và không được bảo phủ bởi lớp biểu mô phía trên chính vì vậy rất dễ bị tấn công gây viêm nhiễm

Amidan vòm bắt đầu được hình thành từ tuần thứ 12 của thai kỳ và hoàn thiện khi trẻ được sinh ra. Sau đó VA phát triển và đạt cực đại khi trẻ 6-7 tuổi sau đó sẽ teo nhỏ và biến mất vào tuổi dậy thì. Để nhận diện thuận tiện khi amidan vòm bị tấn công gây viêm nhiễm người ta thường dùng thuật ngữ Viêm V.A

➤ Xem chi tiết về VA qua bài viết: VA là gì? – Bệnh Viêm VA

2. Amidan khẩu cái

Đây là amidan lớn nhất vòng bạch huyết Waldayer, chúng là những khối mô màu hồng hình ô van dễ nhìn thấy được duy nhất bằng mắt thường khi soi đèn pin vào cổ họng. Amidan khẩu cái gồm 2 khối lớn nằm ở hai bên họng, được phân cách với các tổ chức khác bằng lớp biểu mô phủ phía trên.

Vị trí amidan khẩu cái nằm trong hốc amidan chính vì vậy nó có những khe lõm sâu vào bên trong. Amidan khẩu cái cũng là amidan thực hiện chính chức năng tạo miễn dịch của amidan. Đồng thời cũng là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây nên tình trạng viêm amidan. Không có kích thước chuẩn cho amidan khẩu cái, mà sự to nhỏ của nó phụ thuộc vào từng trẻ. Khi nói đến viêm amidan người ta thường đề cập đến là amidan khẩu cái.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm Amidan khẩu cái à gì? khi nào phải cắt!

3. Amidan lưỡi

Amidan lưỡi là 1 khối nằm ở đáy lưỡi, bao gồm 9-10 lympho liên kết với nhau. Đây là nơi tập trung ít hạch lympho nhất trong vòng bạch huyết Waldayer. Amidan lưỡi là vùng tiếp nhận phản xạ khá nhạy bén nhờ sự phát triển và chi phối của các dây thần kinh lưỡi – họng, cùng một nhóm dây thanh quản ở phía trên.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thế nào là viêm amidan lưỡi?

4. Amidan vòi

Là tổ chức chức lympho nhỏ, nằm ở hố Rosenmuller, quanh lỗ vòi Eustachi. Cũng giống như amidan lưỡi, amidan vòi cũng ít được chú ý.

Amidan có tác dụng gì?

Giống như các bộ phận khác của cơ thể. mỗi bộ phận đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Amidan cũng vậy, dù chúng chỉ là bộ phận nhỏ trong cổ họng nhưng lại có tác dụng vô cùng lớn đối với sức khỏe con người.

Amidan chính là “hàng rào phòng vệ đầu tiên của cơ thể” ngăn chặn sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với đường hô hấp. Đồng thời amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể IgG quan trọng và cần thiết trong miễn dịch. Các vi khuẩn, vi rút sẽ bị thanh lọc, tiêu diệt tại amidan trước khi kịp xâm nhập vào cơ thể con người. Nhờ vậy mà chúng ta sẽ tránh được rất nhiều bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.

Tất cả các vi khuẩn, virus từ mũi, miệng đều phải thông qua amidan mới vào được cơ thể. Do đó, nếu amidan bị viêm sẽ giống như cổng thành không có người gác, biến nơi đây thành ổ lưu trú của vi trùng, gây ra các bệnh về phổi, tai, khớp, ruột,…cho con người.

Điều gì khiến amidan bị tổn thương?

Điều gì khiến amidan bị tổn thương? 1

Đúng amidan có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn virus nhưng chính nó cũng là nơi dễ bị vi khuẩn virus tấn công nhất bởi việc va chạm tiếp xúc quá nhiều với tác nhân gây bệnh, đồng thời cấu trúc hốc và ngăn rỗng của amidan chính là địa điểm trú ẩn tuyệt vời của vi khuẩn virus. Đặc biệt sau mỗi lần chiến đấu với vi khuẩn virus xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử sẽ tồn lại tại amidan thành những cục mủ có mùi hôi, rồi rớt ra khỏi amidan sau một thời gian.

Sự tấn công ồ ạt và quá mức của tác nhân gây bệnh vào mũi họng sẽ khiến amidan làm việc quá sức dẫn đến tình trạng sưng, đỏ viêm nhiễm cấp. Viêm nhiễm cấp kéo dài tái phát nhiều lần sẽ chuyển thành viêm amidan dạng mãn tính.

Amidan bị tổn thương nhiều lần thì chức năng của nó sẽ suy giảm và đây chính là điểm yếu để tác nhân gây bệnh  tấn công, chính những ổ viêm nằm trong amidan sẽ là nơi bắt đầu cho những đợt viêm vùng họng. Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm amidan nhất.

Như vậy các tác nhân có thể khiến amidan bị tổn thương bao gồm:

  • Sức đề kháng cơ thể yếu đặc biệt vào những đợt giao mùa khiến cho vi khuẩn, virus có sẵn ở mũi họng phát triển và gây bệnh.
  • Người bệnh mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như liên cầu, tụ cầu, sởi, liên cầu tan huyết nhóm A……
  • Tổ chức bạch huyết phát triển mạnh ở một số trẻ, dẫn đến cổ và họng mọc nhiều hạch, rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi để viêm amidan hình thành.
  • Do nhiễm lạnh, nhiễm siêu vi,…

Phân biệt amidan bình thường và amidan bị viêm

Amidan bình thường và amidan bị viêm có nhiều khác biệt về biểu hiện hình thái. Để phân biệt, chúng ta cùng xem những thông tin, hình ảnh chi tiết dưới đây:

Amidan bình thường

Amidan bình thường, không bị viêm sẽ có kích thước tiêu chuẩn, không nhìn thấy bằng mắt nhưng có thể cảm nhận khi lấy tay sờ. Cấu tạo của amidan bình thường đúng chuẩn, có sự kết nối chặt chẽ của các tế bào lympho. Màu sắc amidan bình thường sẽ hồng hào, không bị sưng hay tấy đỏ.

Amidan bình thường 1

Cấu trúc cơ bản của amidan khẩu cái là hai khối mô mềm, hình dáng giống hạt hạnh nhân, được nâng đỡ bởi trụ trước và trụ sau. Amidan khẩu cái ở trẻ nhỏ dễ quan sát hơn vì ở người trưởng thành, bộ phận này thường sẽ teo lại.

Amidan bị viêm

Khi amidan bị viêm, hình thái và biểu hiện sẽ khác nhau tùy theo dạng viêm và nguyên nhân gây viêm. Cụ thể như sau:

Viêm amidan do vi khuẩn

Amidan bị viêm 1

Liên cầu khuẩn (streptococcus) là nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan, đặc biệt là ở đối tượng trẻ từ 5-15 tuổi. Khi đó, bề mặt amidan sẽ có màu hồng kèm theo các đốm mủ trắng li ti hoặc lớp màng xơ bao phủ. Vi khuẩn sinh sôi càng nhiều, amidan càng sưng to và đỏ hơn. Người bệnh có thể khạc ra đờm đặc, khó mở miệng, nổi hạch dưới hàm, sốt cao,…

Viêm amidan do virus

Amidan bị viêm 2

Hình ảnh viêm amidan do vi khuẩn và virus

Nếu nguyên nhân gây viêm amidan là do virus thì khu vực amidan và niêm mạc họng xung quanh sẽ trở nên đỏ rực. Thời gian đầu thường không xuất hiện mủ trắng. Ở giai đoạn cấp tính, bề mặt amidan có thể có dịch nhầy trắng trong. Nếu amidan sưng đỏ và bị xuất huyết viêm kết mạc, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức.

Viêm amidan cấp tính

Amidan bị viêm 3

Đây là tình trạng amidan khẩu cái bị viêm xung huyết, xuất tiết do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Khi đó, amidan sẽ bị sưng, tấy đỏ, phù nề, viêm nhiễm,… Người bệnh cảm thấy khô, rát, đau họng, khó nuốt, đau nhói lên tai,…

Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan cấp tái đi tái lại nhiều lần trong năm, khoảng 5-6 lần/năm, mỗi lần kéo dài hơn 2 tuần.

Viêm amidan mãn tính được chia làm 3 thể là viêm amidan quá phát, viêm amidan hốc mủ, viêm amidan xơ teo. Khi chưa phát các triệu chứng, amidan mãn tính không không khác mấy so với amidan bình thường.

Viêm amidan hốc mủ

Amidan bị viêm 4

Đây là một thể khá nguy hiểm của amidan mãn tính. Khi bị viêm amidan hốc mủ, amidan sẽ sưng đỏ, phình to và xuất hiện các ổ mủ nằm rải rác trên bề mặt. Người bệnh lúc này sẽ cảm thấy khó chịu, đau rát cổ họng, khó nuốt, hơi thở hôi, ho khan hoặc ho có đờm, có thể có triệu chứng sốt cao.

Viêm amidan quá phát

Amidan bị viêm 5

Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm cũng như kích thước quá phát của amidan mà bệnh được chia làm nhiều cấp độ khác nhau. Lúc này, amidan sẽ có biểu hiện sưng viêm, kích thước to tròn, cuống gọn. Nếu bề ngang của amidan bằng 1/4 so với khoảng cách giữa 2 chân trụ trước thì là viêm amidan quá phát độ 1. Còn nếu bằng 1/3 thì là quá phát độ 2, bằng 1/2 thì là viêm amidan quá phát độ 3.

Viêm amidan xơ teo

Amidan bị viêm 6

Tình trạng này thường gặp ở người lớn với biểu hiện là bề mặt amidan có các vết viêm gồ ghề và chằng chịt những xơ trắng, amidan và trụ trước có màu đỏ sẫm, trụ sau thì dày lên.

Viêm amidan phì đại

Amidan bị viêm 7

Khi bị viêm amidan phì đại, amidan sẽ bị viêm và sưng tấy lên với kích thước vượt quá mức giới hạn, gây cản trở đường ăn và đường thở của người bệnh.

Viêm amidan một bên

Amidan bị viêm 8

Các triệu chứng viêm amidan một bên cũng giống với viêm amidan bình thường, đó là tình trạng amidan sưng đau, nóng đỏ, viêm nhiễm,… Tuy nhiên thì nó chỉ xuất hiện ở một bên của tổ chức amidan và thường bị nhầm lẫn với ung thư amidan.

Cách bảo vệ amidan tránh viêm nhiễm

Để bảo vệ amidan khỏi những tổn thương hạn chế tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra, tất cả mọi người cần chú ý các vấn đề sau:

  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách. Thực hiện vệ sinh răng miệng, mũi, họng hàng ngày bằng cách đánh răng ngày 2 lần, súc họng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ trong vòm họng một cách hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm họng, viêm amidan…
  • Sắp xếp một chế độ sinh hoạt cân đối.
  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày với nhiều thực phẩm giàu vitamin C
  • Bảo vệ đường hô hấp bằng việc đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ cay nóng. Đặc biệt nói không với thuốc lá.
  • Bảo vệ thân nhiệt ổn định, tránh để bị nhiễm lạnh.
  • Khám tai mũi họng thường xuyên định kỳ.

Tóm lại: Amidan là một bộ phận nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người trước sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, virus. Với bài viết này, hi vọng bạn đọc đã hiểu amidan là gì, vị trí, vai trò của amidan cũng như biết được cách bảo vệ amidan tốt nhất.

☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Cách phòng viêm amidan hiệu quả!

Giảm viêm amidan với viên uống Heviho

Một trong những giải pháp hiệu quả khi bị viêm amidan là viên uống Heviho được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Đây là sản phẩm chứa S3-Elebosin được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm amidan như ho đờm, đau rát họng sử dụng. Các trường hợp viêm amidan mạn tính, nên dùng Heviho từ 2 đến 3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, không gây tái phát.

Giảm viêm amidan với viên uống Heviho 1

Vì đây là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...