Viêm thanh quản

Viêm họng thanh quản gây khó chịu? Bạn cần làm gì?

Viêm họng, viêm thanh quản là những căn bệnh thường xảy ra đồng thời nên được gọi tắt là viêm họng thanh quản. Bệnh gây nhiều khó chịu với cuộc sống người bệnh. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn ấy nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng, giảm khó chịu và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Vậy nên, bạn đừng chần chừ mà hãy dành ít phút tìm hiểu những thông tin về căn bệnh viêm họng thanh quản này trong bài viết dưới đây nhé! Mục lụcThế nào là viêm họng thanh quản?Đối tượng nào dễ mắc viêm họng thanh quản?Nguyên nhân gây viêm họng thanh quảnTriệu chứng của bệnh viêm họng thanh quảnViêm họng thanh quản có tự khỏi không?Điều trị viêm họng thanh quản thế nào?Biện pháp chăm sóc tại nhàMẹo dân gian trị viêm họng, viêm thanh quảnSử dụng thuốc Tây YLàm thế nào để phòng tránh viêm họng, viêm thanh quản? Thế nào là viêm họng thanh quản? Viêm họng và viêm thanh quản là hai bệnh lý đường hô hấp khác nhau nhưng thường xảy ra đồng thời, do cùng nguyên nhân gây bệnh nên được gọi chung là viêm họng thanh quản. Đây là tình trạng niêm mạc họng và biểu mô dây thanh quản bị sưng tấy, tổn thương, viêm nhiễm gây đau và khó chịu cho người bệnh. Viêm họng thanh quản là tình trạng phổ biến thường xảy ra vào thời điểm giao mùa Tình trạng này thường xảy ra vào các thời điểm giao mùa hoặc khi trời chuyển lạnh, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Viêm họng thanh quản có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Phần lớn các trường hợp, bệnh thường chỉ xuất hiện trong vòng một tuần, có thể tự khỏi. Nhưng đôi khi bệnh tiến triển nhanh, nặng hơn gây các biến chứng về giọng nói như mất tiếng, khàn tiếng… và các biến chứng khác trên đường hô hấp. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng khi gặp phải bệnh lý này, người bệnh nên có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh bệnh diễn biến nặng thêm, vừa gây khó chịu, vừa khiến bệnh kéo dài khó điều trị và dễ chuyển sang mãn tính hay biến chứng. Đối tượng nào dễ mắc viêm họng thanh quản? Viêm họng thanh quản có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên, các đối tượng sau dễ mắc bệnh lý này hơn: Trẻ nhỏ do có sức đề kháng kém. Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, các chất gây dị ứng, gây tổn thương niêm mạc họng và thanh quản. Người lạm dụng giọng nói quá nhiều, thường xuyên nói to. Người bệnh suy giảm miễn dịch hay mắc các bệnh lý tự miễn. Người có bệnh lý nền như: trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang mãn tính… Nguyên nhân gây viêm họng thanh quản Mặc dù viêm họng và viêm thanh quản là hai bệnh lý khác nhau nhưng thường có chung xảy ra do cùng tác nhân như: Do vi khuẩn, virus: Vi khuẩn, virus là những tác nhân hàng đầu gây các bệnh lý đường hô hấp, chiếm 60 đến 80 % nguyên nhân gây bệnh. Một số vi khuẩn, virus thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu Beta tan huyết nhóm A (khoảng 20%). Do nấm: Ngoài tác nhân vi khuẩn, virus, nấm cũng có thể gây tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Chúng thường phát triển và phát tán trong không khí do thói quen sử dụng điều hoà, hay bình khí dung khi bạn không thường xuyên vệ sinh các thiết bị này sạch sẽ. Viêm họng thanh quản do hội chứng trào ngược: Tình trạng này thường gặp ở người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản. Các triệu chứng ợ nóng, ợ chua do bệnh gây ra khiến niêm mạc cổ họng bị viêm. Khi dịch dạ dày tràn qua sụn phễu vào thanh quản sẽ gây triệu chứng khản tiếng, mất tiếng và viêm thanh quản. Các tác nhân khác: Một số tác nhân như khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất có trong môi trường sống cũng có thể kích thích niêm mạc họng, gây phù nề, rát họng, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến thanh quản, khiến người bệnh bị khản tiếng, ho, sưng họng và khó thở. Ngoài ra, thói quen ăn các loại kem lạnh, nước giải khát lạnh vào mùa hè cũng có thể khiến niêm mạc họng không kịp điều tiết, dẫn đến tình trạng viêm họng thanh quản Chênh lệch nhiệt độ đột ngột khi ăn kem, uống nước đá vào mùa hè có thể dẫn đến tình trạng viêm họng Triệu chứng của bệnh viêm họng thanh quản Với trường hợp viêm họng thanh quản cấp tính, các triệu chứng của bệnh thường bùng phát đột ngột và dễ nhận biết như: Sốt cao. Cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, đặc biệt là đau khi nuốt thức ăn, khi nói chuyện,  thậm chí ngay cả khi nuốt nước bọt. Đau có thể nhói lên tai và gây cảm giác vướng víu trong cổ họng, Hắng giọng thường xuyên. Khàn giọng hoặc mất giọng, nói hụt hơi, giọng nói yếu. Quan sát thấy niêm mạc họng bị viêm, sưng đỏ. Thường đi kèm triệu chứng ho khan trong giai đoạn đầu và sau đó ho có đờm. ☛ Tham khảo thêm: 09 triệu chứng viêm họng cấp điển hình Đối với bệnh nhân viêm họng thanh quản mạn tính, các triệu chứng của bệnh khó phát hiện hơn: Nóng, sốt về chiều. Có đờm vướng trong cổ họng. Đau họng, khô rát ngứa họng. Thường xuyên bị khàn tiếng, mất giọng. Ngoài ra, khi bị viêm họng thanh quản do nguyên nhân trào ngược dạ dày, bệnh nhân còn gặp các dấu hiệu khác như: nóng thượng vị, đau ngực, khó tiêu, ợ hơi… ☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng viêm họng mãn tính dễ nhận biết Viêm họng thanh quản có tự khỏi không? Nhìn chung, viêm họng thanh quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, dễ mắc nhưng cũng có thể tự khỏi. Với nguyên nhân virus và các tác nhân kích thích gây bệnh, phần lớn bệnh nhân có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy vậy, với nguyên nhân viêm họng thanh quản do vi khuẩn, bệnh sẽ không tự khỏi, bệnh nhân cần sử dụng các thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn để nhanh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nếu bệnh nhân bị viêm họng thanh quản do bệnh lý nền trào ngược dạ dày, thực quản thì bệnh sẽ không tự khỏi. Bệnh nhân cần đi thăm khám và điều trị bệnh lý nền trước. Khi bệnh nền khỏi, các triệu chứng viêm họng thanh quản cũng sẽ tự tiêu biến. Mặc dù là căn bệnh phổ biến, thường gặp nhưng khi mắc phải, bạn không nên chủ quan, bỏ lỡ việc điều trị sớm. Viêm họng, viêm thanh quản kéo dài trên 3 tuần không khỏi có thể tiến triển thành bệnh mạn tính, rất khó chữa trị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe. Bệnh nhân viêm họng thanh quản nên đi thăm khám sớm nhất để nhanh chóng phát hiện, kiểm soát nguyên nhân gây bệnh, hạn chế nguy cơ tiến triển thành mạn tính. Điều trị viêm họng thanh quản thế nào? Hiện nay, có rất nhiều biện pháp điều trị viêm họng thanh quản. Tùy tình trạng và các triệu chứng mắc phải, người bệnh có thể tham khảo những cách điều trị sau đây: Biện pháp chăm sóc tại nhà Khi bị viêm họng thanh quản, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà như: Giữ ấm, chườm nóng vùng cổ Giữ ấm cổ họng giúp làm các triệu chứng viêm họng thanh quản Khi ra ngoài, bệnh nhân nên sử dụng khẩu trang để che chắn và giữ ấm cổ, đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Nên bỏ thói quen uống nước lạnh, nước đá hoặc ăn kem lạnh khi đang điều trị bệnh. Uống nhiều nước Đây là biện pháp đơn giản và dễ thực hiện, uống nhiều nước sẽ giúp giảm bớt tình trạng sưng đau, khó nuốt, tăng độ ấm cho niêm mạc thanh quản, làm dịu tình trạng kích ứng. Người bệnh nên uống nhiều nước ấm, uống trà gừng hoặc trà chanh mật ong để làm ấm cổ họng, giảm kích ứng họng và hỗ trợ điều trị tốt hơn. Làm ẩm không khí Bạn nên sử dụng các máy phun sương trong phòng để làm ấm không khí giúp giảm tình trạng khô, rát họng do viêm họng thanh quản. Nhờ cách này cũng giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Thay đổi lối sống Không nên nói to, la hét hay nói quá nhiều bởi lẽ các hành động này có thể làm tình trạng viêm thanh quản trầm trọng hơn. Người bệnh nên thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn trong đường hô hấp, cũng như làm dịu những cơn đau khi nuốt nước bọt. Hạn chế ăn thực phẩm có tính kích ứng như, làm tăng phản ứng viêm như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, khó nuốt hay uống nước lạnh, rượu bia và các chất kích thích. Thay vào đó, bạn hãy dùng những món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp sữa để giảm tổn thương họng cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút hằng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ… Đi thăm khám bác sĩ Cách tốt nhất để kiểm soát triệu chứng của bệnh là đi thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất, nhanh chóng kiểm soát triệu chứng bệnh. Mẹo dân gian trị viêm họng, viêm thanh quản Bên cạnh các biện pháp chăm sóc tại nhà, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm các mẹo dân gian trị viêm họng, viêm thanh quản từ những thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính. Các cách này đều rất dễ thực hiện, bệnh nhân có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. Mẹo dân gian trị viêm họng thanh quản từ gừng Theo những ghi chép của đông y, gừng là vị dược liệu có tính ấm, vị khách đông, thường được sử dụng trong các bài thuốc trị ho, đau họng. Gừng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại với cơ học do đó, được dùng để giảm ho, tiêu đờm, giảm tình trạng viêm họng và viêm thanh quản. Với cách này, bạn cần thực hiện theo những bước sau đây: Bước 1: Chuẩn bị một củ gừng tươi cạo sạch vỏ, giã nhuyễn. Bước 2: Thêm vào một lượng nước sôi vừa đủ và ủ để các hoạt chất trong gừng hòa tan vào nước. Bước 3: Chắt lấy nước và uống khi còn ấm. Cách này bạn có thể thực hiện 3 lần/ ngày vào mỗi sáng, trưa, tối để tăng hiệu quả giảm đau họng thanh quản. Trà cam thảo Trà cam thảo là mẹo trị viêm họng thanh quản được nhiều người bệnh áp dụng thành công Cam thảo là vị thuốc đông y có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt trị các bệnh về đường hô hấp rất tốt. Với cách này, bệnh nhân chỉ cần chuẩn bị 1 – 2 lát cam thảo rửa sạch và ngậm trực tiếp trong 5 – 10 phút. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể pha trà cam thảo để uống thay nước mỗi ngày cũng đem lại tác dụng giảm tình trạng đau họng tương tự. Khi áp dụng các cách này, người bệnh cần chú ý: mẹo dân gian chỉ thích hợp với tình trạng đau họng thanh quản mức độ nhẹ, hoặc ở bệnh nhân mới mắc bệnh. Trong trường hợp viêm họng thanh quản ở mức độ nặng hơn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc Tây Y Dùng thuốc tây y trị viêm họng thanh quản là biện pháp giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh. Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ khám và chỉ định một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Một số loại thuốc tây phổ biến được bác sĩ chỉ định gồm: Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh có tác dụng kháng viêm, kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị viêm họng thanh quản cũng cần dùng thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh phổ biến được dùng hiện nay như: Nhóm Macrolid: Erythromycin, Azithromycin… Nhóm Beta – lactam: Penicillin, Ceftriazon, Cefuroxim, Cefalexin, Amoxicillin… Với các đối tượng đặc biệt như bệnh nhân có bệnh nền, phụ nữ có thai hay cho con bú, bạn nên thông báo với bác sĩ để sử dụng kháng sinh phù hợp. ☛ Tham khảo thêm: Có nên sử dụng kháng sinh trị viêm họng không? Thuốc kháng viêm Nhóm thuốc này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng viêm, sưng, đau rát họng, khô họng, đau khi nuốt ở bệnh nhân viêm họng thanh quản. Có hai nhóm thuốc kháng viêm được sử dụng hiện nay: Thuốc kháng viêm Corticoid: Betamethason, Prednisolon… Thuốc kháng viêm NSAIDs: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen… Ngoài ra, người bệnh có thể làm dịu những cơn đau, rát họng bằng các phương pháp khác như: sử dụng kẹo ngậm làm dịu họng, dùng thuốc xịt họng…. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Với trường hợp viêm họng thanh quản do trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc điều trị bệnh lý này như: Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole… Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc để chữa trị nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi lẽ, khi sử dụng thuốc không đúng cách, có thể sẽ khiến cho bệnh nặng hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ. Đẩy lùi viêm thanh quản họng với sản phẩm Heviho! Viêm họng thanh quản là bệnh lý phổ biến về đường hô hấp, bệnh rất dễ tái phát nên người bệnh không nên chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Thấu hiểu nhu cầu này, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công dòng sản phẩm mang tên Heviho dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng hoạt chất chống viêm S3 – Elebosin chiết suất từ sâm đại hành. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các chiết suất từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo.. Nhờ đó, Heviho đem lại tác dụng vượt trội trong cải thiện triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp với công thức toàn diện ba tác động: Giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cổ họng, đau thanh quản. Chứa S3 – Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viên, nhờ đó chống nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. Hiện nay, Heviho có hai dạng bào chế là siro thơm ngọt dành cho trẻ nhỏ và viên uống tiện dụng cho người lớn. Sản phẩm được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Làm thế nào để phòng tránh viêm họng, viêm thanh quản? Để tránh mắc phải viêm họng, viêm thanh quản gây nhiều khó chịu, bất tiện, bạn nên có biện pháp bảo vệ sức khỏe để phòng tránh tình trạng này: Rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với đồ vật ở nơi công cộng. Đeo khẩu trang, làm ấm cổ họng khi ra ngoài, Nhất là vào thời điểm thời tiết giao mùa. Tránh nói quá nhiều, quá to trong thời gian dài. Không nên hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc. Tránh dùng chung đồ ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp. Tiêm phòng vaccin khi cần thiết. Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng viêm họng thanh quản, rất mong sẽ đem đến những thông tin hữu ích. Nếu như thấy cổ họng của bạn có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được điều trị kịp thời, tránh để lâu kéo dài khiến bệnh tiến triển và khó điều trị hơn. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000655.htm https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2943825/ http://bvdkhocmon.vn/Tin-tuc/Ngua-benh-viem-hong-viem-thanh-quan-mua-he-ad9765.html https://www.hoanmysaigonclinic.com/quy-trinh-chan-doan-viem-hong-thanh-quan-do-lpr.html Chia sẻ0

Đau thanh quản là tình trạng gì có nguy hiểm?

Đau thanh quản không còn là tình trạng xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được hết các thông tin về tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ đem đến những kiến thức tổng quan nhất về đau thanh quản. Bạn hãy tìm hiểu cùng viemduonghohap.vn nhé! Mục lụcĐau thanh quản là gì?Nguyên nhân gây đau thanh quảnTriệu chứng đau thanh quảnĐối tượng nào dễ bị đau thanh quản?Đau thanh quản có nguy hiểm không?Khi nào bệnh nhân đau thanh quản cần thăm khám gấp?Đau thanh quản điều trị thế nào?Điều trị tại nhàCác biện pháp dân gianSử dụng thuốc Tây yHeviho – giải pháp đẩy lùi viêm thanh quản từ viện Hàn lâm!Cách phòng ngừa đau thanh quản Đau thanh quản là gì? Đau thanh quản là tình trạng thanh quản viêm, sưng tấy hay bị tổn thương gây đau cho người bệnh. Tình trạng này thường do người bệnh sử dụng thanh quản quá mức khiến thanh quản bị kích ứng, sưng đỏ, hoặc có thể do nguyên nhân vi sinh vật gây viêm, nhiễm trùng. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như viêm thanh quản, hạt sơ dây thanh, khối u ở thanh quản, lao thanh quản, nang dây thanh… Trong đó, phổ biến nhất là viêm thanh quản. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh nên có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh bệnh diễn biến nặng thêm, vừa gây khó chịu, vừa khiến bệnh kéo dài khó điều trị và dễ chuyển thể sang dạng mãn tính hay biến chứng. Hình ảnh minh họa về tình trạng đau thanh quản Tình trạng sưng, đau dây thanh quản có thể khiến âm thanh đi qua dây thanh bị cản trở, hậu quả là giọng nói trở nên thay đổi, suy yếu, thậm chí là mất giọng. ☛ Tham khảo thêm tại: Tất tần tật về viêm thanh quản Nguyên nhân gây đau thanh quản Nói nhiều, la hét to là hành động khiến dây thanh tổn thương, gây đau thanh quản Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau thanh quản: Sử dụng dây thanh quá nhiều: Đặc thù công việc cần nói nhiều, hoặc người bệnh thường xuyên lạm dụng giọng nói, nói to. Do tác nhân vi sinh vật: Đau thanh quản thường do các bệnh lý đường hô hấp trên do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi tấn công dây thanh. Một số bệnh nhân viêm amidan hoặc viêm VA cũng có thể bị đau thanh quản. Nguyên nhân dị ứng: Bệnh nhân bị dị ứng với khói thuốc lá, hóa chất, bụi bẩn… có trong môi trường sống. Nguyên nhân thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột cũng có thể gây tình trạng viêm thanh quản. Thói quen sống có hại: Một số người bệnh có thói quen uống nhiều nước đá lạnh, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như bia, rượu… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến khàn, mất tiếng. Nguyên nhân sinh lý: Một số người dây thanh quản yếu hoặc tuổi già làm thay đổi hình dạng dây thanh quản cũng có thể gây khản tiếng dai dẳng. Nguyên nhân bệnh lý: Đau thanh quản thường liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp như hạt sơ dây thanh, khối u ở thanh quản… Nguyên nhân do bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản cũng có thể gây tác động có hại lên dây thanh, khiến người bệnh khàn giọng, mất tiếng. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bệnh nhân có được phương án điều trị phù hợp nhất và nhanh chóng đẩy lùi đau thanh quản. ☛ Chi tiết hơn: 10+ nguyên nhân gây viêm thanh quản Triệu chứng đau thanh quản Hầu hết các triệu chứng của bệnh kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày. Bên cạnh đau thanh quản, bệnh nhân còn có thể gặp các dấu hiệu khác tương tự với triệu chứng khởi phát của các bệnh lý đường hô hấp khác. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp: Giọng nói khàn, nói hụt hơi, giọng yếu, thỉnh thoảng mất giọng. Thường xuyên hắng giọng. Dây thanh bị viêm, sưng tấy. Có thể kèm theo dấu hiệu ho khan hoặc ho có đờm. Cổ họng khô, ngứa rát, có thể bị đau họng, vướng họng, khó nuốt hay đau rát khi nuốt thức ăn. Khó thở, thở khò khè, trong quá trình thợ có thể có tiếng rít sau lưng. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác không điển hình như sốt, tiết nhiều nước bọt, xuất hiện khối u trong cổ họng… Đối tượng nào dễ bị đau thanh quản? Đau thanh quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi Một số đối tượng có nguy cơ dễ mắc đau thanh quản hơn là: Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất gây dị ứng, gây tổn thương thanh quản. Người có thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải hít khói thuốc lá. Người sử dụng giọng nói quá nhiều, nói to do yếu tố nghề nghiệp như giáo viên, ca sĩ, MC, kinh doanh, buôn bán… Người có bệnh lý nền: trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi xoang nhiều đợt, bệnh nhân nhiễm nấm do thường sử dụng ống hít hen suyễn…. Đau thanh quản có nguy hiểm không? Mặc dù gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, nhưng đau thanh quản không phải căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng được kiểm soát và cải thiện hiệu quả nhờ các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng thuốc. Tuy vậy, khi triệu chứng của bệnh kéo dài quá lâu, bệnh dễ chuyển thành viêm thanh quản mạn tính khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Đau thanh quản không được điều trị kịp thời dễ tiến triển thành viêm mạn tính Trong một số trường hợp bệnh nặng, viêm thanh quản kéo dài có thể gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đe dọa tính mạng: Hẹp đường thở: Dây thanh viêm, sưng to có thể làm cản trở lưu thông không khí, từ đó gây hẹp, tắc đường thở nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt với đối tượng trẻ em. Viêm phổi: Với tác nhân gây viêm, đau thanh quản là do virus hoặc vi khuẩn, chúng có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây biến chứng viêm phổi. Ung thư thanh quản, ung thư vòm họng: Tổn thương dây thanh lâu ngày có thể là yếu tố tiềm ẩn gây nguy cơ ung thư cho người bệnh. Một số biến chứng khác: Áp xe vùng thanh quản, nhiễm trùng dây thanh quản, viêm cầu thận, viêm tai giữa, tổn thương dây thanh không hồi phục… Như vậy, mặc dù không phải căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cần điều trị sớm để tránh những hậu quả về sau. Khi nào bệnh nhân đau thanh quản cần thăm khám gấp? Đau thanh quản không chỉ gây nhiều khó chịu, cảnh báo sức khỏe suy giảm, tình trạng này kéo dài dai dẳng còn làm ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc và cuộc sống của người bệnh. Do vậy, khi bệnh không được kiểm soát bằng các biện pháp tại nhà, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị. Ngoài ra, khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ gấp: Mệt mỏi, sốt cao trên 39 độ kéo dài, da tái nhợt. Khó thở, thở khò khè dấu hiệu thiếu oxy. Thở rít, tiếng rít ngày càng to. Dây thanh sưng to cản trở đường thở, gây khó khăn khi nuốt thức ăn. Có thể ho nhiều, đờm có lẫn máu. Thấy xuất hiện khối u ở cổ họng. Đau thanh quản điều trị thế nào? Tùy vào mức độ đau thanh quản, tình trạng sưng viêm và cơ địa của người bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau. Điều trị tại nhà Uống nhiều nước là biện pháp đơn giản làm dịu thanh quản ngay tại nhà Khi bị đau thanh quản không quá nghiêm trọng, người bệnh nên kết hợp giữa chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và lối sống lành mạnh cùng với các biện pháp chữa viêm thanh quản hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà dưới đây: Hạn chế nói nhiều: Khi bị viêm, đau thanh quản, dây thanh đang bị kích ứng dẫn tới phù nề và biến đổi giọng nói. Lúc này, bệnh nhân không nên nói to, nói nhiều và liên tục trong thời gian dài để hạn chế tăng áp lực lên thành âm, làm tăng tình trạng sưng, viêm của dây thành. Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối làm giảm sưng viêm và làm sạch cổ họng rất tốt. Vì thế, bệnh nhân nên súc miệng với nước muối 1 – 2 lần mỗi ngày giúp làm giảm cơn đau rát cổ họng và tăng hiệu quả điều trị viêm, đau thanh quản. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp giảm bớt tình trạng sưng đau, khó nuốt, tăng độ ẩm cho niêm mạc thanh quản, làm dịu tình trạng kích ứng. Các biện pháp dân gian Bên cạnh các biện pháp tại nhà giúp bảo vệ niêm mạc cổ họng, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các bài thuốc dân gian từ các thảo dược thiên nhiên để làm tăng hiệu quả đẩy lùi viêm thanh quản. Trà mật ong giảm kích ứng, đau thanh quản Mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định. Với bệnh nhân bị viêm thanh quản, sử dụng mật ong là biện pháp rất hữu ích, giúp làm dịu và tính giảm nhanh tình trạng đau, sưng viêm hiệu quả. Cách sử dụng mật ong để chữa đau thanh quản rất đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng mật ong nguyên chất pha với nước ấm, uống 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp mật ông và gừng tươi cũng giúp tăng hiệu quả trị đau, viêm thanh quản. Chữa đau thanh quản bằng gừng tươi Gừng được xem là thảo dược quý có tính ấm, vị cay nồng, trong y học cổ truyền thường dùng để chữa viêm thanh quản, viêm họng. Gừng có tác dụng ức chế cơn ho, làm dịu họng và kháng viêm, nhờ đó chúng có khả năng điều trị nhiễm trùng, nhiễm virus ở cổ họng gây đau dây thanh hiệu quả. Để áp dụng cách này, bệnh nhân dùng gừng tươi đã cạo sạch vỏ, giã nát hoặc thái thành những lát mỏng, đun sôi với nước trong khoảng 10 phút. Nước gừng đã chất bỏ bã được chia ra uống nhiều lần trong ngày. Người bệnh nên uống nước gừng ấm để phát huy hiệu quả tốt nhất. Mặc dù an toàn, ít tác dụng phụ nhưng các bài thuốc dân gian chỉ đem lại hiệu quả cho người bị đau thanh quản nhẹ hoặc mới bị. Với nhiều trường hợp nặng hơn, bệnh nhân không nên chỉ áp dụng các biện pháp này do có thể không kiểm soát được bệnh, khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Sử dụng thuốc Tây y Với trường hợp bị viêm thanh quản trên một tuần, bệnh nhân nên đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Dưới đây là một số thuốc Tây y được kê đơn để kiểm soát các triệu chứng đau thanh quản: Thuốc kháng sinh Với trường hợp đau thanh quản do nhiễm bệnh từ vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc kháng sinh như: Nhóm Beta – lactam: Cephalexin, Amoxicillin, Cephalosporin, Cefuroxim… Nhóm thuốc Macrolid: Erythromycin, Clarithromycin, Roxithromycin… Thuốc kháng viêm Các thuốc kháng viêm có tác dụng ức chế phản ứng viêm, nhờ đó giúp tiêu viêm, làm giảm triệu chứng đau, sưng do bệnh gây ra. Một số thuốc kháng viêm được kê đơn hiện nay như: Thuốc chống viêm Steroid: Prednisolon, Methylprednisolon… Thuốc chống viêm không Steroid: Alpha – trymotrpsin, Lysozym… Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt Trong trường hợp viêm thanh quản cấp, có kèm sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp với các thuốc giảm đau, hạ sốt để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Thuốc giảm đau, hạ sốt thường được dùng là: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… Sử dụng khí dung Nếu tình trạng bệnh không đỡ, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các thuốc co mạch, thuốc kháng viêm Corticoid dạng khí dung để tăng cường dẫn thuốc vào đường hô hấp, tăng hiệu quả giảm sưng, viêm, đau thanh quản. Thuốc có thể gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Do vậy, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng khi không có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ. Đặc biệt với nhóm thuốc kháng sinh, nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai có thể dẫn đến các phản ứng phụ của thuốc gây tăng lượng vi khuẩn kháng thuốc, dẫn tới hậu quả kháng kháng sinh rất phức tạp. ☛ Chi tiết hơn: Điều trị viêm thanh quản bằng cách nào hiệu quả? Heviho – giải pháp đẩy lùi viêm thanh quản từ viện Hàn lâm! Viêm thanh quản là bệnh lý phổ biến về đường hô hấp, bệnh rất dễ tái phát nên người bệnh không nên chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Nhằm hỗ trợ nhu cầu phòng ngừa và điều trị viêm thanh quản, dòng sản phẩm mang tên Heviho ra đời, là thành tựu nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng hoạt chất chống viêm S3 – Elebosin chiết suất từ sâm đại hành trong cải thiện triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp. Với công thức được chiết suất từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo… sản phẩm đem lại công thức toàn diện ba tác động: Giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, tiêu đờm, giảm vướng cổ họng và đau thanh quản. Chứa S3 – Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viên, nhờ đó chống nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Nhờ việc sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó sẽ hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ và các trường hợp bị kháng thuốc. Sản phẩm Heviho dùng được cho cả người lớn và trẻ em, với hai dạng bào chế là siro thơm ngọt dành cho trẻ nhỏ và viên uống tiện dụng cho người lớn. Sản phẩm được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà) Cách phòng ngừa đau thanh quản Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đau thanh quản cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát gây hại cho cơ thể, bạn cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau: Không nên thường xuyên ở trong môi trường điều hòa. Thiết lập thói quen vệ sinh tay, chân, miệng sạch sẽ hằng ngày để hạn chế sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn vùng thanh quản. Tránh tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm có nhiều khói, bụi bẩn, vi khuẩn. Nếu cần tiếp xúc, bạn nên sử dụng khẩu trang và dụng cụ bảo hộ lao động. Hạn chế nói gì nhiều, nói to, la hét có thể gây tổn thương thanh quản. Giữ ấm vùng cổ họng đặc biệt là vào thời điểm giao mùa và mùa đông lạnh. Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp. Tiêm phòng vaccin khi cần thiết. Trên đây là nhũng thông tin tổng quan nhất về tình trạng đau thanh quản, rất mong bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn, nhanh chóng đẩy lùi viêm thanh quản. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000655.htm https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/laryngitis/symptoms-causes/syc-20374262 https://www.nhs.uk/conditions/laryngeal-cancer/ https://www.vinmec.com/vi/benh/viem-thanh-quan-3165/ Chia sẻ0

Siro chữa viêm thanh quản loại nào tốt?

Viêm thanh quản, khàn tiếng, mất tiếng khiến nhiều người bệnh lo lắng không thôi. Bạn phân vân không biết nên chọn loại siro trị viêm thanh quản nào vừa hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách lựa chọn siro giúp đẩy lùi căn bệnh này. Đừng bỏ qua bài viết này nhé! Mục lụcViêm thanh quản tác động thế nào đến sức khỏe?Đâu là thủ phạm chính gây viêm thanh quản?Tiêu chí lựa chọn siro trị viêm thanh quản tốtTính an toàn và hiệu quảXuất xứ rõ ràngDễ sử dụngHeviho – siro đẩy lùi viêm thanh quản an toàn, hiệu quảSiro Heviho cải thiện viêm thanh quản có tốt không?Mức độ an toàn của sản phẩmĐánh giá hiệu quả đẩy lùi viêm thanh quản của HevihoDùng siro Heviho thế nào để đạt hiệu quả tối đa?Mua Siro Heviho ở đâu?Siro Heviho có giá bao nhiêu? Viêm thanh quản tác động thế nào đến sức khỏe? Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm trong cổ họng do tác nhân nào đó mà bị viêm, sưng tấy, dẫn đến tình trạng khan tiếng hoặc mất giọng. Thanh quản bị viêm khiến cho âm thanh đi qua dây thanh bị cản trở, khiến giọng nói của người bệnh trở nên khàn, khó nghe thậm chí là mất tiếng. Viêm thanh quản, mất tiếng gây nhiều bất tiện cho cuộc sống của người bệnh Mặc dù viêm thanh quản thường gây những triệu chứng chủ yếu về âm thanh giọng nói nhưng bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, sưng hạch bạch huyết, ngứa cổ… Trên thực tế, bệnh viêm thanh quản không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, không nên chủ quan mà xem nhẹ việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh. Bệnh sẽ ngày càng nặng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khó lường: Bệnh nhân viêm thanh quản mức độ nặng còn có thể gặp các triệu chứng nguy hiểm như: sốt cao, ho ra máu, mất tiếng hoàn toàn, khó thở, vùng thanh quản sưng đau khiến người bệnh không thể nuốt thức ăn. Trong nhiều trường hợp, viêm thanh quản do nhiễm trùng có thể lây lan sang những bộ phận khác của đường hô hấp. Với bệnh nhân bị viêm thanh quản mãn tính kéo dài mà không được điều trị có thể gây ra những bệnh lý như: ung thư thanh quản, ung thư vòng họng rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tất tần tật về viêm thanh quản Đâu là thủ phạm chính gây viêm thanh quản? Nói to, la hét quá nhiều có thể khiến bạn bị khan tiếng, viêm thanh quản Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm thanh quản, trong đó hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các vi sinh vật gây bệnh và tình trạng nói to, la hét quá nhiều. Hai tác nhân này tấn công làm tổn thương dây thanh quản, làm chúng bị viêm và sưng lên. Do đó, để đẩy lùi tình trạng viêm thanh quản, bạn cần một liệu pháp giúp: Tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Làm dịu họng, giảm viêm, tiêu sưng. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tiêu chí lựa chọn siro trị viêm thanh quản tốt Tùy vào tình trạng cơ địa, các triệu chứng của bệnh và đáp ứng thuốc của từng đối tượng bệnh nhân mà bạn có thể lựa chọn những dòng siro khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chọn sử dụng Siro trị viêm thanh quản tùy ý mà cần có sự lựa chọn. Dưới đây là 3 tiêu chí giúp người bệnh lựa chọn loại siro trị viêm thanh quản tốt nhất: Tính an toàn và hiệu quả Đối với mọi loại thuốc, tính an toàn và hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu. Với mỗi nguyên nhân viêm thanh quản khác nhau, sẽ có từng loại siro thích hợp để mang đến hiệu quả tốt nhất. Hiện nay trên thị trường thường có hai dạng siro chính: siro từ nguồn gốc thảo dược và siro có nguồn gốc hóa dược. Các dòng siro trị viêm thanh quản có nguồn gốc từ thảo dược sẽ an toàn, hiệu quả và ít gây tác dụng phụ với cơ thể hơn so với các siro có nguồn gốc hóa dược. Đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ đang bị viêm thanh quản, cơ thể trẻ thường rất nhạy cảm, các thuốc có thể dùng được cho trẻ rất hạn chế. Chính vì vậy mẹ cần lựa chọn một sản phẩm vừa ít tác dụng phụ, vừa an toàn và thích hợp với bé. Xuất xứ rõ ràng Xuất xứ của sản phẩm cũng là một tiêu chí vô cùng quan trọng. Không ít người bệnh tự mua và dùng các thuốc có nguồn gốc từ nước ngoài đắt tiền nhưng lại là hàng xách tay không qua cơ quan kiểm định. Vì thế, rất dễ dính phải hàng giả, hàng nhái hoặc không phù hợp với cơ địa của người Việt Nam. Do vậy, người bệnh cần phải lựa chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, có nguồn gốc, chính hãng tránh hàng giả vừa không đem lại tác dụng điều trị, vừa có thể gây hại cho cơ thể. Thay vào đó, bệnh nhân nên lựa chọn những siro trị viêm thanh quản có thương hiệu, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm định chất lượng và tác dụng theo quy định của Bộ y tế. Bệnh nhân cũng nên lựa chọn mua siro ở những địa chỉ uy tín, nhà thuốc tây y lớn để tránh gặp phải hàng giả, hàng nhái, không đảm bảo chất lượng cũng như tác dụng trị liệu. Dễ sử dụng Bên cạnh các tiêu chí trên, tính tiện lợi cũng như dễ sử dụng cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Với siro, bạn nên chọn loại siro có hương vị thơm ngọt, dễ uống. Đặc biệt khi dùng với đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ, chọn được sản phẩm tốt nhưng bé không chịu uống thì cũng không đem lại tác dụng. Do vậy, bạn nên chọn những dòng siro có hương vị dễ uống, liều dùng phù hợp, cách đóng gói hợp vệ sinh để có thể sử dụng nhiều lần. Chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức, giúp việc uống thuốc hằng ngày trở nên dễ dàng hơn. Heviho – siro đẩy lùi viêm thanh quản an toàn, hiệu quả Hiện nay, sử dụng các thức thực phẩm bảo vệ sức khỏe là xu hướng được rất nhiều người bệnh tìm mua và sử dụng. Trong số đó, siro Heviho là một trong những giải pháp hoàn hảo đẩy lùi bệnh viêm thanh quản. Đây là dòng siro hỗ trợ cải thiện các vấn đề về đường hô hấp, được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Sản phẩm có chứa thành phần chiết suất Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế độc quyền về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Nhờ thành phần này, siro Heviho có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, giảm nhanh các triệu chứng viêm thanh quản chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng. Đồng thời, sản phẩm còn giúp cải thiện sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Mặc dù mới ra mắt trên thị trường trong vài năm gần đây, nhưng siro Heviho đã chinh phục rất nhiều bác sĩ, chuyên gia tai mũi họng và có mặt tại những bệnh viện lớn như: bệnh viện phổi trung ương, bệnh viện 108, bệnh viện Bạch mai, bệnh viện 103… BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà) Siro Heviho cải thiện viêm thanh quản có tốt không? Mức độ an toàn của sản phẩm Mức độ an toàn của siro Heviho được đánh giá theo những tiêu chí sau: Thành phần Trong 100ml siro Heviho có chứa các thành phần được chiết suất chủ yếu từ thiên nhiên như: Chiết xuất Sâm đại hành (S3 – ELEBOSIN®): 0,9g Belamcanda chinensis extract (cao xạ can): 17,5g Platycodon grandiflorum extract (cao cát cánh): 9g Ophiopogon japonicus extract (cao mạch môn): 6g Glycyrrhiza uralensis extract (cao cam thảo): 6g Fritillaria cirrhosa (xuyên bối mẫu): 1,5g Kẽm gluconat: 55mg Các phụ liệu khác bao gồm: natri benzoat, đường kính, xanthan và hương dưa gang vừa đủ 100ml. Dựa vào những thông tin trên có thể thấy, Heviho được chiết suất từ các thành phần thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính. Sản phẩm có thể dùng được cho mọi đối tượng, kể cả đối tượng trẻ nhỏ và người lớn. Vậy là từ nay, mẹ có thể yên tâm sử dụng siro cho bé mà không cần lo về vấn đề gây kích ứng họng, tác dụng phụ hay kháng kháng sinh nữa rồi. Công nghệ sản xuất Heviho là sản phẩm được nghiên cứu từ những chuyên gia đầu ngành của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Hiện nay, Heviho đã được chuyển giao cho Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh sản xuất bởi dây chuyền hiện đại, khép kín, hợp vệ sinh bậc nhất cả nước. Vì thế, các sản phẩm của Heviho luôn đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của cục an toàn thực phẩm. Đánh giá hiệu quả đẩy lùi viêm thanh quản của Heviho Cơ chế tác động Siro heviho có chứa hoạt chất chiết suất từ sâm đại hành được cấp bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên ngăn chặn rất tốt quá trình viêm, nhiễm khuẩn ở bệnh nhân viêm thanh quản. Tác giả nghiên cứu về Heviho đã đạt giải vàng trong triển lãm quốc tế phụ nữ sáng chế lần thứ 12 diễn ra tại Seoul năm 2019 Bên cạnh hoạt chất S3 – Elebosin từ Sâm đại hành, Heviho còn bổ sung thêm các thảo dược khác như xạ can, cát cánh, mạch môn, xuyên bối mẫu, cam thảo… đều là những vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc đông y trị bệnh viêm đường hô hấp cấp và mãn tính. Nhờ đó, sản phẩm đem lại tác dụng trọn vẹn: kháng viêm – kháng khuẩn – giảm kích ứng họng – hết khan tiếng. Với trường hợp viêm thanh quản cấp tính, bệnh nhân có thể kiểm soát tình trạng bệnh sau khoảng 5 – 7 ngày sử dụng sản phẩm. Với trường hợp viêm mạn tính cần thời gian dài hơn. Bệnh nhân có thể duy trì sử dụng siro Heviho từ hai đến ba tháng để cải thiện triệt để quá trình viêm thanh quản tái phát nhiều lần. Nghiên cứu chứng minh hiệu quả Không giống các sản phẩm đông y thông thường được bào chế theo kinh nghiệm dân gian, Heavy ho có chứa S3 – Elebosin (hoạt chất chiết suất từ sâm đại hành) được Viện Hàn lâm nghiên cứu và chứng minh có khả năng làm giảm trên 50% thể tích khối viêm chỉ sau 24h đầu sử dụng thuốc. Sơ đồ so sánh khả năng làm giảm thể tích khối viêm của S3 – Elebosin Tác dụng này tương đương với chất chống viêm dùng phổ biến trong tân dược mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Đây là một kết quả tương đối đáng kinh ngạc về khả năng chống viêm của S3 – Elebosin. Dùng siro Heviho thế nào để đạt hiệu quả tối đa? Khàn tiếng, mất tiếng mỗi khi bị viêm thanh quản từ nay đã không còn là nỗi lo với sản phẩm siro Heviho Siro Heviho thường dùng cho đối tượng trẻ nhỏ đang bị viêm thanh quản, tuy nhiên, cũng có thể dùng cho cả đối tượng người lớn cũng đem lại tác dụng tương tự. Cách dùng siro Heviho rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo liều phù hợp với từng đối tượng như sau: Đối với trẻ từ sáu đến 12 tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 7ml. Trẻ từ hai tuổi trở lên: ngày dùng 3 lần, mỗi lần 7ml. Trong mỗi hộp siro Heviho có đi kèm cả cốc chia vạch giúp bạn sử dụng siro tiện lợi hơn. Sản phẩm nên được dùng trước bữa ăn hằng ngày 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Ba mẹ nên cho con uống siro Heviho ngay từ khi các dấu hiệu khàn giọng, mất tiếng để đạt hiệu quả sớm nhất. Sản phẩm có thể dùng được trong trường hợp trẻ đang bị sốt hoặc dùng uống kèm kháng sinh, hoàn toàn không gây tương tác thuốc. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể pha loãng với một chút nước để trẻ dễ uống. Mua Siro Heviho ở đâu? Hiện nay, siro Heviho đã được phân bố rộng rãi tại các hệ thống bệnh viện lớn và các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm này. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đặt hàng trực tiếp trên website chính thức của nhãn hàng. Với cách này, bạn có thể nhận được các chính sách ưu đãi khách hàng của nhãn hàng, giúp tiết kiệm chi phí dùng sản phẩm. Thời gian gần đây, nhãn hàng đang có chương trình khuyến mãi giúp khách hàng có thể thuận lợi sử dụng đủ liệu trình đó là: mua 6 tặng một thông qua hình thức nhắn tin tích điểm (không cần mua liền một lúc). Cụ thể, trên mỗi hộp siro Heviho đều có một tem tích điểm, mỗi tem này được tích 1 điểm. Khi tích đủ 6 điểm, nhãn hàng sẽ tự liên hệ với bạn để tặng thêm 1 chai siro Heviho trị giá 150.000 đồng. Bạn có thể lưu ý tham gia để tiết kiệm chi phí sử dụng siro lên đến 17%. Đặc biệt, với những người bị viêm thanh quản mãn tính, thường xuyên bị khản giọng, mất tiếng kéo dài thì nên sớm sử dụng đủ liệu trình siro Heviho từ 2 -3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, hồi phục thanh quản không gây tái phát. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà) Siro Heviho có giá bao nhiêu? Siro Heviho từ Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam hiện đang được bán với mức giá niêm yết là 150.000 đồng/hộp. Có thể thấy, giá bán siro Heviho nhỉnh hơn một chút so với cả các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, nếu so sánh chất lượng sản phẩm và mức giá thì bạn có thể nhận thấy mức giá này rất hợp lý. Bởi lẽ, siro Heviho trải qua nhiều công đoạn sản xuất ngặt nghèo, biểu hiện qua thành phần là các chiết xuất tinh chế từ thiên nhiên. Và tất nhiên, quá trình này cần có một chi phí không hề rẻ. Tin rằng, bạn sẽ muốn dùng một sản phẩm có tác dụng nhanh, hiệu quả cao nhưng lại an toàn để giúp nhanh khỏi viêm thanh quản, chứ không phải một sản phẩm “chưa biết đến khi nào” mới đem lại tác dụng. **Để hiểu rõ hơn về sản phẩm siro Heviho, bạn có thể theo dõi thêm video dưới đây: Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin về siro chữa viêm thanh quản. Mong rằng những chia sẻ này sẽ thật sự hữu ích với bệnh nhân, cũng như các bậc phụ huynh có con đang hoang mang và lo lắng vì tình trạng viêm thanh quản, có thể tìm được giải pháp tốt nhất cho căn bệnh này. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe! Chia sẻ16

9 cách chữa viêm thanh quản hiệu quả tại nhà!

Viêm thanh quản là nguyên nhân gây ra các vấn đề như đau họng, khản tiếng, thậm chí là mất tiếng, ảnh hưởng tới sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm thanh quản không chỉ ảnh hưởng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các cách chữa viêm thanh quản hiệu quả tại nhà! Mục lụcViêm thanh quản là bệnh gì?Viêm thanh quản có nguy hiểm không?9 cách chữa viêm thanh quản đơn giản, hiệu quả tại nhàHạn chế nói nhiềuSúc miệng nước muối ấmUống nhiều nướcSúc miệng nước giấm loãngUống trà mật ongDùng gừng tươiXông tinh dầu khuynh diệpSử dụng tỏi tươiGiảm nhanh triệu chứng viêm thanh quản với Heviho!Các lưu ý khi bị viêm thanh quảnKhi nào viêm thanh quản cần đến gặp bác sĩ? Viêm thanh quản là bệnh gì? Thanh quản là bộ phận ở phía trên cùng của cổ, có liên quan đến quá trình thở và khả năng phát âm, giúp thực hiện các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Khi thanh quản bị tấn công bởi virus, vi khuẩn hoặc bị kích ứng do hoạt động quá mức sẽ gây ra tình trạng viêm thanh quản. Kết quả là làm biến đổi giọng nói, giảm âm lượng, gây đau rát cổ họng, khản tiếng,… cho người bệnh. Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau Để có biện pháp điều trị đúng cách, trước hết người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây viêm thanh quản. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm thanh quản là do sự xâm nhập và gây viêm của virus, vi khuẩn đường hô hấp trên. Ngoài ra, các tác nhân gây nhiễm trùng hay kích thích khác như hít phải hóa chất độc hại, khói thuốc, trào ngược dạ dày – thực quản, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, nói quá nhiều trong thời gian dài,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. ☛ Tham khảo đầy đủ qua bài: Tất tần tật về viêm thanh quản Viêm thanh quản có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, viêm thanh quản được chia làm 2 dạng là cấp tính (trong thời gian ngắn dưới 3 tuần) và mạn tính (kéo dài trên 3 tuần). Nhìn chung, các trường hợp viêm thanh quản ở người lớn thường diễn ra trong thời gian ngắn và không gây nguy hiểm. Hầu hết các triệu chứng của viêm sẽ kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày, với các triệu chứng điển hình như khàn giọng, hụt hơi, thi thoảng mất giọng, ho kéo dài, cảm giác đau họng, khó nuốt,… ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ho, khản tiếng, mất tiếng,… là biểu hiện thường gặp của viêm thanh quản Nếu người bệnh chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách thì viêm thanh quản có thể tiến triển thành một số biến chứng nguy hiểm như áp – xe vùng thanh quản, nhiễm trùng dây thanh quản, viêm cầu thận, viêm tai giữa,… Trong trường hợp tác nhân gây viêm thanh quản là do virus hoặc vi khuẩn, chúng có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây biến chứng viêm phổi. Ngoài ra, tổn thương dây thanh âm lâu ngày cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư thanh quản, ung thư vòm họng,… Đặc biệt, cha mẹ cần chú trọng viêm thanh quản ở trẻ em vì có thể gây ra biến chứng phù nề thanh quản dẫn đến khó thở, nguy hiểm tính mạng của bé. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị viêm thanh quản đúng cách là rất cần thiết. Tóm lại, đa phần viêm thanh quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cần chữa trị sớm để tránh các hậu quả về sau. ☛ Tham khảo thêm tại: Đâu là triệu chứng viêm thanh quản? 9 cách chữa viêm thanh quản đơn giản, hiệu quả tại nhà Với các trường hợp viêm thanh quản không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể kết hợp chế độ nghỉ ngơi, lối sống lành mạnh cùng với các cách chữa viêm thanh quản hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà dưới đây. Hạn chế nói nhiều Khi bị viêm thanh quản, các dây thanh bị viêm hay bị kích ứng sẽ dẫn đến phù nề và làm biến đổi dòng không khí khi đi qua chúng. Kết quả là người bệnh bị khản tiếng, nói khó và đôi khi mất tiếng hoàn toàn. Vì vậy, nói to, nói nhiều và liên tục trong thời gian dài vô tình làm tăng áp lực lên dây thanh âm, gây sưng và làm nặng thêm tình trạng viêm của bạn. Hạn chế la hét, nói nhiều, nói to để cải thiện triệu chứng viêm thanh quản Vì vậy, điều quan trọng nhất là để thanh quản có thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp tình trạng viêm thanh quản tiến triển tốt hơn. Nếu yêu cầu công việc bắt buộc phải giao tiếp nhiều, nói to, bạn có thể sử dụng micro, loa hay các thiết bị hỗ trợ khác để tránh ảnh hưởng đến thanh quản của mình. Súc miệng nước muối ấm Nước muối có tác dụng làm giảm sưng viêm và làm sạch cổ họng rất tốt. Chỉ cần một chút muối trắng pha loãng với nước ấm và dùng để súc miệng đã giúp cải thiện viêm thanh quản tại nhà. Lặp lại quy trình này 1 – 2 lần mỗi ngày vừa giúp làm dịu cơn đau rát cổ họng và làm tăng hiệu quả điều trị viêm thanh quản. Uống nhiều nước Khi bị viêm, thanh quản rất nhạy cảm, lớp niêm mạc khô gây cảm giác khó chịu, đau rát. Nước có tác dụng làm tăng độ ẩm cho niêm mạc thanh quản, làm dịu tình trạng kích ứng niêm mạc của bạn. Do vậy, chăm chỉ uống nước đều đặn giúp giảm bớt tình trạng sưng đau, khó nuốt. Uống đủ nước mỗi ngày đem lại nhiều tác dụng tốt trong cải thiện tình trạng viêm thanh quản Đồng thời, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, hay thức uống có nhiều cafein như rượu, bia, cà phê,… Các chất kích thích có trong đồ uống nói trên có thể làm mất nước của cơ thể, khiến cổ họng bị khô, bị kích thích gây khó chịu và làm nặng thêm tình trạng viêm thanh quản của bạn. Súc miệng nước giấm loãng Người bị bệnh viêm thanh quản cũng có thể sử dụng nước giấm loãng để súc miệng hàng ngày. Giấm có tính acid nhẹ và tác dụng kháng khuẩn tốt, từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm nhiễm thanh quản hiệu quả. Uống trà mật ong Khi nói đến các cách chữa viêm thanh quản tại nhà thì không thể không kể đến mật ong. Thanh quản sưng viêm, đau họng, cảm giác khó nuốt khiến người bệnh mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, ăn uống. Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn được nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định, mật ong rất hữu ích trong điều trị viêm thanh quản tại nhà. Chỉ cần một ly trà nóng kết hợp cùng mật ong mỗi ngày sẽ giúp làm dịu và giảm nhanh tình trạng đau, sưng viêm hiệu quả. Chữa viêm thanh quản tại nhà bằng mật ong ☛ Tham khảo thêm: 9 cách chữa viêm thanh quản bằng mật ong Dùng gừng tươi Gừng tươi từ xa xưa đã là vị thuốc quý của y học cổ truyền. Gừng có vị cay, tính ấm nên đặc biệt thích hợp trong hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp trên nói chung, đặc biệt là viêm thanh quản, viêm họng, khản tiếng. Để cải thiện viêm thanh quản bằng gừng tươi, cách thực hiện như sau: Củ gừng tươi sau khi rửa sạch, bạn cắt lát rồi bỏ vào nước sôi. Có thể thêm chút mật ong hòa cùng nước gừng để uống. Mật ong vừa gia tăng hương vị cho cảm giác thơm ngon, vừa tăng hiệu quả điều trị viêm thanh quản. Xông tinh dầu khuynh diệp Sử dụng tinh dầu thiên nhiên cũng là biện pháp điều trị viêm thanh quản rất tốt mà bạn nên thử tại nhà, đặc biệt là tinh dầu khuynh diệp. Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào máy khuếch tán tinh dầu hay máy tạo độ ẩm, hoặc đơn giản hơn là nhỏ vài giọt lên gối là đã góp phần cải thiện tình trạng viêm của mình. Tinh dầu khuynh diệp cải thiện tình trạng viêm thanh quản Sử dụng tỏi tươi Nhờ đặc tính kháng khuẩn, tỏi tươi được xem như “khắc tinh” của viêm thanh quản. Trong tỏi tươi có chứa một lượng lớn allicin có tác dụng diệt khuẩn khuẩn, ngăn chặn virus và làm dịu thanh quản. Vì vậy, tỏi thường được sử dụng trong điều trị viêm thanh quản với cách làm đơn giản như sau: Sử dụng tỏi tươi trong thực đơn hàng ngày: Sử dụng tỏi tươi trong chế biến các món ăn hàng ngày vừa giúp tăng cường sức khỏe nói chung, đồng thời làm giảm viêm và nhiễm trùng thanh quản rất tốt. Sử dụng tỏi chưng mật ong: Bạn có thể đập tỏi tươi cho vào chén và chưng cách thủy cùng mật ong. Sau đó, chắt lấy nước uống dùng mỗi ngày cho tới khi tình trạng viêm thanh quản được cải thiện. Giảm nhanh triệu chứng viêm thanh quản với Heviho! Các cách chữa viêm thanh quản tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên có ưu điểm là an toàn, lành tính, dễ thực hiện. Nhược điểm lớn nhất là mất nhiều thời gian, phải duy trì trong thời gian dài để có hiệu quả. Hiểu rõ được mong muốn người bệnh, vừa muốn điều trị an toàn nhưng vừa có hiệu quả nhanh chóng, chính vì vậy Heviho ra đời đáp ứng yêu cầu của bạn. Heviho là thành tựu từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng hoạt chất chống viêm S3-Elebosin (chiết xuất từ sâm đại hành) trong cải thiện triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp. Heviho – Giải pháp an toàn hiệu quả cho người bị viêm thanh quản! Heviho giúp giải quyết tận gốc rễ quá trình viêm, kháng khuẩn, từ đó, sản phẩm giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng sưng viêm thanh quản, giảm ho và đau rát cổ họng. Đồng thời, sử dụng Heviho hỗ trợ phục hồi và tái tạo niêm mạc thanh quản và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Thêm nữa, thành phần của Heviho được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên bạn không cần phải lo lắng về các tác dụng phụ. Hiện nay, Heviho có 2 dạng bào chế là siro thơm ngon dành cho trẻ nhỏ và viên uống tiện dụng cho người lớn. Sản phẩm hiện được rất nhiều chuyên gia và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn! BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà) Các lưu ý khi bị viêm thanh quản Viêm thanh quản hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Vì vậy, để phòng tránh lây nhiễm cho mọi người, bạn nên thực hiện một số lưu ý sau: Nên dừng hút thuốc, bao gồm cả thuốc lá hay thuốc lá điện tử trong thời gian điều trị bệnh. Chất độc hại từ thuốc lá góp phần không nhỏ gây kích ứng cổ họng, khiến người bệnh ho và viêm kéo dài hơn. Hạn chế nói nhiều, nói to, la hét khi không cần thiết. Tránh nói thì thầm. Thực tế là việc nói thì thầm có thể khiến cho dây thanh âm bị căng thẳng hơn so với khi nói bình thường. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Che miệng, mũi khi ho. Đeo khẩu trang khi ra đường hay cần tiếp xúc với người khác. Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc cồn thường xuyên. Không dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống,… Tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc, hóa chất độc hại,… dễ gây kích ứng và làm khô họng. Khi nào viêm thanh quản cần đến gặp bác sĩ? Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu viêm thanh quản kéo dài trên 7 ngày Khi bệnh viêm thanh quản kéo dài trên 7 ngày mà triệu chứng không thuyên giảm hoặc có biểu hiện nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Vì rất có thể nguyên nhân gây viêm thanh quản bắt nguồn từ nhiều bệnh lý khác như trào ngược dạ dày, nhiễm trùng vi khuẩn,… Với đối tượng là trẻ nhỏ, do sức đề kháng của bé còn yếu, các triệu chứng có thể nặng và nguy hiểm hơn. Nếu bé có biểu hiện sau, bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời: Cảm giác khó thở, hơi thở yếu, khò khè, thở rít (khi hít vào nghe thấy tiếng rít to). Sốt cao li bì trên 39 độ C. Chảy nước dãi. ☛ Tham khảo thêm tại: Phác đồ điều trị viêm thanh quản Khi thời tiết chuyển mùa, trở lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập vào cơ thể gây viêm, đặc biệt là viêm thanh quản. Viêm thanh quản tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài không điều trị sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt và công việc của người bệnh. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để giúp nhanh chóng giải quyết căn bệnh này! Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-laryngitis https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/tai-m%C5%A9i-h%E1%BB%8Dng/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-thanh-qu%E1%BA%A3n/vi%C3%AAm-thanh-qu%E1%BA%A3n https://hellobacsi.com/benh-tai-mui-hong/benh-ve-hong/12-cach-chua-viem-thanh-quan-tai-nha-hieu-qua-nhat/ https://viemthanhquan.com/bai-viet/viem-thanh-quan/can-than-ban-co-the-gap-rac-roi-voi-bien-chung-viem-thanh-quan.html Chia sẻ15

Bị khản tiếng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Khản tiếng là tình trạng phổ biến liên quan đến dây thanh âm, gây biến đổi giọng nói người bệnh. Khản tiếng kéo dài đem lại nhiều phiền toái trong sinh hoạt và thậm chí có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Vậy, bị khản tiếng uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây. Mục lụcThế nào là khản tiếng?Khản tiếng có cần uống thuốc không?Khản tiếng uống thuốc gì cho mau khỏi?Thuốc Tây y trị khản tiếngBài thuốc dân gian chữa khản tiếngThuốc Đông y chữa khản tiếngKhi nào người bị khản tiếng cần đến gặp bác sĩ?Heviho – Giải pháp tiện lợi an toàn cho người bị khản tiếng! Thế nào là khản tiếng? Khản tiếng là sự thay đổi một cách bất thường về giọng nói như đột ngột trở nên thều thào, nói nghe không rõ…, có thể kèm theo tình trạng cổ họng khô, đau rát, cảm giác nuốt khó. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bạn còn có thể bị mất tiếng gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Khản tiếng không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp Khản tiếng thường bắt nguồn từ bệnh lý đường hô hấp trên, điển hình là viêm thanh quản hay viêm họng. Thanh quản bị viêm do hoạt động liên tục, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt,… Sau viêm, dây thanh sưng tấy và làm biến đổi giọng nói của bạn. Ngoài ra, đặc thù nhiều nghề nghiệp cần phải nói nhiều, nói to liên tục như giáo viên, giảng viên, diễn giả, MC, ca sĩ,…, thói quen hút thuốc hay thường xuyên hít khói bụi cũng có thể dẫn đến tình trạng khản tiếng. Vì vậy, khản tiếng có thể gặp phải ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. ☛ Tham khảo thêm tại: 15 Nguyên nhân gây khan cổ họng Khản tiếng có cần uống thuốc không? Mặc dù khản tiếng không phải là trường hợp nguy cấp, nhưng đó có thể là dấu hiệu khởi đầu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như dạ dày, thần kinh, ung thư,… Viêm họng hay viêm thanh quản thường sẽ tự lành, nhưng nếu kéo dài quá lâu có thể chuyển thành viêm mạn tính khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Khản tiếng không chỉ cảnh báo sức khỏe suy giảm, tình trạng này kéo dài dai dẳng còn ảnh hưởng tới giao tiếp, công việc và cuộc sống của người bệnh. Để sớm quay trở về trạng thái bình thường, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt và dứt điểm tình trạng này. Dùng thuốc điều trị khản tiếng là biện pháp đơn giản và hiệu quả Trong số các biện pháp điều trị khản tiếng, sử dụng thuốc là biện pháp đơn giản và hiệu quả dành cho bạn. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh nói quá nhiều quá to liên tục, uống nước ấm thường xuyên và giữ ấm cổ họng,… để thanh quản được hồi phục hoàn toàn. Khản tiếng uống thuốc gì cho mau khỏi? Để điều trị khản tiếng, mất tiếng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì? Thực tế cho thấy, nguyên nhân gây khản tiếng thường rất đa dạng và là sự kết hợp nhiều yếu tố như vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp trên, hít phải hóa chất độc hại, ảnh hưởng thời tiết, thói quen, nghề nghiệp,… Tùy vào từng nguyên nhân, thuốc điều trị khản tiếng sẽ khác nhau. Thuốc Tây y trị khản tiếng Sử dụng thuốc Tây y để giảm nhanh chóng triệu chứng của khản tiếng, mất tiếng. Nhóm thuốc Tây y thường được chỉ định bao gồm: 1. Thuốc kháng sinh Kháng sinh là liệu pháp đầu tay trong hầu hết trường hợp khản tiếng do nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Vì vậy, khi xác định nguyên nhân gây khản tiếng là do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân. Các nhóm kháng sinh thông dụng trong điều trị khản tiếng bao gồm: Kháng sinh Beta-lactam: Được sử dụng rộng rãi trong điều trị khản tiếng do viêm thanh quản, bao gồm các thuốc cephalexin, amoxicillin, cefuroxime,… Kháng sinh Macrolid: Các thuốc trong nhóm kháng sinh trên bao gồm clarithromycin, azithromycin, roxithromycin,… Chỉ sử dụng kháng sinh khi xác định nguyên nhân khản tiếng là do vi khuẩn Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm nhanh tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh một cách lạm dụng bừa bãi có thể gây “kháng kháng sinh” làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về cách dùng, liều dùng cũng như thời gian sử dụng kháng sinh. 2. Thuốc giảm ho, long đờm Nhóm thuốc giảm ho, long đờm và chống viêm tại chỗ kết hợp sử dụng giúp điều trị nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Khi người bệnh bị khản tiếng, biểu hiện thường có kèm theo triệu chứng như ho khan, ho có đờm, cổ họng khó chịu,… bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc giảm ho, thuốc tiêu đờm, loãng đờm như bromhexin, dextromethorphan,… 3. Thuốc chống viêm Nếu bệnh nhân bị khản tiếng có kèm theo biểu hiện viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm thanh quản,…), bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thuốc chống viêm đường uống. Nhóm thuốc kháng viêm thường sử dụng trong điều trị khản tiếng bao gồm: Thuốc chống viêm glucocorticoid như prednisolon, dexamethason,… Thuống kháng viêm dạng men (alpha-chymotrypsin,…) giúp tiêu viêm tại chỗ, chống phù nề và giảm đau rát họng. 4. Thuốc chống dị ứng Người bệnh có thể được chỉ định kết hợp thêm thuốc chống dị ứng (kháng Histamin) để giảm giải phóng chất trung gian hóa học, giảm sưng viêm và giảm phù nề dây thanh quản. Một số thuốc kháng Histamin sử dụng rộng rãi trong điều trị khản tiếng như diphenhydramin hydroclorid (Benadryl), cetirizine (Zyrtec), fexofenadin,… Thuốc kháng Histamin giúp giảm nhanh khản tiếng Ngoài các nhóm thuốc trên, thuốc hạ sốt giảm đau (Paracetamol) cũng là thuốc được bác sĩ chỉ định phổ biến trong điều trị khản tiếng. Tác dụng chính là để hạ sốt, giảm đau họng, đau thanh quản,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các yếu tố vi lượng, vitamin, chất dinh dưỡng,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ưu điểm: Thuốc Tây y cho hiệu quả điều trị nhanh chóng, tức thời, giảm nhanh các triệu chứng của khản giọng, mất tiếng. Hiệu quả tốt với hầu hết người bệnh. Sử dụng đơn giản, dễ dàng, tiện lợi cho người bệnh. Nhược điểm: Tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như nhóm thuốc kháng sinh gây độc với gan, thận; nhóm chống viêm gây loét niêm mạc,… và nhiều tác dụng không mong muốn khác như ảnh hưởng thần kinh, thị giác, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn,… Cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người lớn tuổi có nhiều bệnh lý. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Thuốc chỉ giúp điều trị triệu chứng tạm thời, chứ chưa đi sâu điều trị căn nguyên gây bệnh. Không ngăn ngừa được tình trạng tái phát. Lạm dụng thuốc trong thời gian dài gây “nhờn thuốc”, “kháng kháng sinh”, suy giảm hệ miễn dịch cơ thể. Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng Bên cạnh sử dụng thuốc theo y học hiện đại, việc áp dụng bài thuốc dân gian từ dược liệu tự nhiên giúp cải thiện khản tiếng an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ. Một vài mẹo dân gian hiệu quả để điều trị khản tiếng tại nhà như: Chăm chỉ áp dụng những mẹo dân gian mỗi ngày giúp tăng hiệu quả điều trị khản tiếng 1. Kết hợp mật ong và chanh Mật ong được ví như một loại “kháng sinh thiên nhiên” do có hoạt tính kháng khuẩn tốt. Kết hợp mật ong cùng vài lát chanh mỏng rồi ngậm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt sưng đau cổ họng, cải thiện giọng nói. Ngoài ra, mật ong và chanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. 2. Giảm khản tiếng bằng gừng Gừng tươi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Gừng có vị cay tính ấm và tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ho, giảm sưng đau hiệu quả nên rất thường được sử dụng trong bài thuốc đường hô hấp. Để giảm khản tiếng bằng gừng, cách thực hiện rất đơn giản như sau: Gừng tươi rửa sạch, thái thành lát mỏng để tiện sử dụng. Một vài lát gừng thái mỏng chế cùng nước nóng: dùng nước mới đun sôi hoặc trà mới pha, để 5 – 10 phút rồi uống nóng. Để tăng hiệu quả điều trị, bạn cũng có thể kết hợp gừng cùng mật ong giúp giảm khản tiếng nhanh hơn. Ưu điểm: An toàn, hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Chi phí thấp, phù hợp cho nhiều đối tượng. Phù hợp với khản tiếng mức độ nhẹ. Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để có hiệu quả, cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày trong thời gian dài. Không có tác dụng với khản tiếng kéo dài hay viêm nặng. Khó điều trị dứt điểm căn nguyên bệnh. Thuốc Đông y chữa khản tiếng Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân chính gây khản tiếng là do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến kinh phế, khiến phế khí tổn thương sinh bệnh. Tương tự như Tây y, điều trị khản tiếng trong Đông y cũng chia theo từng thể bệnh. Một vài bài thuốc khản tiếng công hiệu được Đông y tin dùng, bao gồm: Mạch môn, cát cánh, cam thảo, gừng tươi,… được dùng phổ biến để chữa khản tiếng 1. Trường hợp khàn tiếng do phong hàn: Người bệnh nói không ra tiếng, cổ họng đau rát, cơ thể phát sốt, đau mỏi,… thì nên sử dụng bài thuốc cát cánh 8g+ tiền hồ 6g + trần bì 4g + cam thảo 4g + tô diệp 4g + hạnh nhân 8g. Sắc uống mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất. 2. Trường hợp khàn tiếng do âm hư nội nhiệt: Người bệnh thường cảm thấy khô nóng, khát nước, sốt nhẹ, cổ họng sưng đau, tâm phiền, ăn ngủ không ngon,… thì nên dùng bài thuốc kết hợp huyền sâm, sa sâm, câu kỷ tử, bạch quả, mạch môn, cam thảo, bạc hà, đan bì mỗi thứ 10g, cùng núc nác 6g để sắc uống, hoặc cô đặc để ngậm mỗi ngày. 3. Các bài thuốc trị khản tiếng, khàn giọng khác: Dưỡng kim thang; Gia vị bổ trung ích khí thang,… ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mẹo chữa khản giọng khan tiếng mất tiếng đơn giản rẻ tiền Ưu điểm: Cải thiện triệu chứng khản tiếng nhanh chóng, an toàn và hiệu quả rõ rệt. Ít tác dụng phụ, ít gây độc với cơ thể và hệ miễn dịch hơn so với thuốc Tây y. Bài thuốc tác động vào tạng, phủ, kinh mạch, giúp khí huyết lưu thông, điều hòa cơ thể không chỉ trị triệu chứng mà còn bồi bổ cơ thể, trị căn nguyên bệnh. Nhược điểm: Cần kiên trì điều trị trong thời gian dài ngày để tình trạng khản tiếng thuyên giảm. Bất tiện cho người bệnh do mất rất nhiều thời gian để sắc thuốc mỗi ngày, thuốc có mùi vị khó chịu, không thích hợp cho trẻ nhỏ. Bài thuốc gồm nhiều nguyên liệu, khó mua, khó tìm. Khi nào người bị khản tiếng cần đến gặp bác sĩ? Thông thường, khản tiếng sẽ giảm nhẹ và khỏi sau khoảng 1 tuần. Nếu bạn bị khản tiếng dai dẳng trên 10 ngày, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời. Bởi vì khản tiếng có thể là khởi đầu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn. Heviho – Giải pháp tiện lợi an toàn cho người bị khản tiếng! Khắc phục những nhược điểm của các loại thuốc kể trên, Heviho ra đời như một giải pháp vừa giúp giảm nhanh tình trạng khản tiếng, mất tiếng vừa đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng. Heviho giải pháp cho người khản tiếng đáp ứng tiêu chí hiệu quả nhanh – an toàn – thuận tiện! Sản phẩm là thành quả của công trình nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, sở hữu thành phần S3-Elebosin – được cấp bằng sáng chế độc quyền về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Không chỉ vậy, Heviho là sự kết hợp của nhiều dược liệu thiên nhiên như mạch môn, cát cánh, cam thảo, xạ can, xuyên bối mẫu,… nên rất an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm không chỉ an toàn mà còn tác động vào gốc rễ gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Nhờ vậy, các triệu chứng đau rát họng, viêm nhiễm giảm nhanh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh, chống viêm. Do đó, bạn hoàn toàn an tâm sử dụng Heviho mà không phải băn khoăn về tác dụng phụ. Heviho có 2 dòng sản phẩm, viên uống cho người lớn và siro cho trẻ em hiện đang được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia và người bệnh tin dùng. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà) Ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần bị khản tiếng, nhưng hầu hết bỏ qua và không quan tâm điều trị triệt để. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ khi bị khản tiếng uống thuốc gì để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/hoarseness https://thaythuocvietnam.vn/nguoi-bi-khan-tieng-uong-thuoc-gi-moi-tot/ https://hellobacsi.com/benh-tai-mui-hong/benh-ve-hong/khan-tieng-uong-gi/ https://suckhoedoisong.vn/9-bai-thuoc-chua-benh-khan-tieng-16913610.htm Chia sẻ14

Chữa viêm thanh quản mãn tính bằng cách nào?

Viêm thanh quản mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp rất dễ gặp phải. Nếu không được chữa trị kịp thời thì rất dễ gây ra biến chứng như mất tiếng, khàn tiếng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chữa qua bài viết dưới đây. Mục lục1. Thế nào là viêm thanh quản mãn tính?2. Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?3. Chữa viêm thanh quản mãn tính bằng cách nào?3.1. Thay đổi lối sống3.2. Các bài thuốc dân gian3.3. Điều trị y khoa3.4. Heviho – Giải pháp cho tình trạng viêm thanh quản4. Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?5. Lưu ý khi bị viêm thanh quản và quá trình chữa Thế nào là viêm thanh quản mãn tính? Viêm thanh quản là tình trạng tổn thương ở thanh quản, dây thanh âm trong cổ họng bị kích thích, sưng đỏ do vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng hoặc sử dụng quá mức. Viêm thanh quản mãn tính là hiện tượng viêm thanh quản kéo dài quá 3 tuần. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng như: ngứa rát ở cổ họng, đau, khàn giọng, mất tiếng,.. ☛ Tìm hiểu thêm: Viêm thanh quản mãn tính – những điều cần biết Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không? Các triệu chứng của bệnh này sẽ kéo dài dai dẳng, làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương dây thanh quản và phát triển các polyp thanh quản. Tuy nhiên, viêm thanh quản mãn tính sẽ không gây nguy hiểm nếu được chữa trị kịp thời. Thế nhưng, với những trường hợp bị viêm thanh quản mãn tính không phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản, có thể làm cho người bệnh mất đi giọng nói vĩnh viễn và có thể đe dọa đến cả tính mạng. Chính vì điều đó, bạn cần phải đến bệnh viện và thăm khám sớm nhất để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng. Chữa viêm thanh quản mãn tính bằng cách nào? Thay đổi lối sống Người bệnh nên uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho cổ họng, đặc biệt là nước ấm. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều nước có thể làm loãng chất nhầy trong cổ họng giúp người bệnh dễ tống chúng ra ngoài. Bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng. Hạn chế sử dụng rượu: uống rượu không tốt cho người bị viêm thanh quản mãn tính lẫn sức khỏe của người thường. Rượu có thể gây mất nước khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn, quá trình chữa cũng khó khăn hơn. Thường xuyên vệ sinh cổ họng bằng cách súc miệng nước muối pha loãng (0,9%). Không nên ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhất là khi đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Không uống các nước uống để lạnh. Sử dụng máy tạo độ ẩm để cân bằng độ ẩm trong không gian sống và nơi làm việc. ☛ Có thể bạn muốn biết: Viêm thanh quản ăn gì, kiêng gì? Các bài thuốc dân gian Tỏi Tỏi tươi không còn quá xa lạ với chúng ta. Với đặc tính kháng khuẩn của tỏi có thể chống lại tình trạng nhiễm trùng như: viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản. Bạn chỉ cần nhai trực tiếp 1-2 tép tỏi sống và nuốt từ từ. Hoặc cũng có thể sử dụng tỏi trong các bữa ăn như: chế biến nước chấm, các món xào để tình trạng viêm thanh quản mãn tính được cải thiện nhiều hơn. Gừng Trong y học cổ truyền, gừng được xem là loại dược liệu có công dụng chữa viêm thanh quản, viêm họng. Gừng có tác dụng ức chế những cơn ho khan, làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng và kháng viêm, giúp điều trị nhiễm trùng cổ họng. Bạn có thể sử dụng gừng tươi đã cạo sạch vỏ rồi mang đi thái lát mỏng. Cho vào nồi đun sôi khoảng 10 phút. Khi sử dụng, bạn chắt bỏ bã và chiaa uống nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm gừng tươi vào sinh tố và nước ép để sử dụng. Mật ong Mật ong rất có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp bởi đặc tính kháng khuẩn rất mạnh, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và làm dịu cổ họng. Hơn thế nữa, mật ong còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng mật ong để chữa trị viêm thanh quản mãn tính rất đơn giản. Bạn sử dụng mật ong nguyên chất pha với nước ấm uống 2 lần/ ngày vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, việc kết hợp mật ong với trà gừng cũng làm tăng hiệu quả chữa trị viêm thanh quản. ☛  Tham khảo thêm: 9 Mẹo chữa viêm thanh quản bằng mật ong Điều trị y khoa Sử dụng thuốc để điều trị Điều trị tại chỗ: Phổ biến là phương pháp xông hoặc khí dung thanh quản để làm dịu cổ họng và ức chế sự phát triển của tình trạng viêm. Loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến là Hydrocortisone và Alpha chymotripsine. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kê thêm các loại thuốc kết hợp khác như thuốc giảm viêm, giảm phù nề. Điều trị toàn thân: Tùy vào triệu chứng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc chống viêm steroid (prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone…) hoặc thuốc chống viêm dạng men (alpha chymotrypsine, lysozym…) Ngoài ra, tùy vào mức độ tổn thương thanh quản của người bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn thực hiện một số liệu pháp luyện giọng. Điều này giúp người bệnh cải thiện giọng nói và bảo vệ thanh quản. ☛ Tham khảo thêm: Viêm thanh quản uống thuốc gì? Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đối với các loại thuốc được bác sĩ chỉ định kê đơn cũng không được điều chỉnh liều lượng hay ngưng thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có điều gì phát sinh, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Phương pháp phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi điều trị bằng thuốc không có hiệu quả. Bên cạnh đó, phẫu thuật còn được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như: viêm thanh quản bị phù reinke, hạt xơ dây thanh, có khối u hay polyp thanh quản. Heviho – Giải pháp cho tình trạng viêm thanh quản Heviho là sản phẩm được nghiên cứu nhiều năm bởi PGS.TS Lê Minh Hà tại Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Sản phầm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm thanh quản mạn tính với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Sản phẩm sử dụng tốt cho đối tượng: Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY. Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ? Người bị viêm thanh quản mãn tình khi có các dấu hiệu như: Khó thở Ho ra máu Sốt kéo dài, không đáp ứng với thuốc hạ sốt Đau họng tăng dần Trẻ nhỏ viêm thanh quản… Cần thăm khám gấp. Ngoài ra trong quá trình chữa điều trị tại nhà nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh cũng cần đi thăm khám để bác sĩ lên phác đồ điều trị mới, phù hợp hơn. Lưu ý khi bị viêm thanh quản và quá trình chữa Người bệnh cũng nên lưu ý một số điều sau đây để làm giảm triệu chứng của viêm thanh quản mãn tính và để quá trình điều trị có hiệu quả hơn: Không nên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại. Hạn chế nói to, la hét, nói nhiều hay nói lâu bởi điều này sẽ làm kích thích đến dây thanh quản. Nếu trong trường hợp bắt buộc thì bạn cần dùng đến công cụ hỗ trợ như micro để nói. Hạn chế nói thì thầm bởi khi ấy dây thanh âm sẽ bị kéo căng nhiều hơn cả khi nói bình thường. Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hô hấp. Không nên tự ý sử dụng thuốc thông mũi (thuốc cảm lạnh không được kê đơn) bởi chúng sẽ làm khô cổ họng của bạn, gây kích ứng nhiều hơn. Viêm thanh quản mãn tính là bệnh lý phức tạp, cần được điều trị sớm để giảm các triệu chứng. Bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ Chia sẻ0

Loading...