Đau cổ họng bên phải là do đâu, chữa thế nào?

Đau cổ họng bên phải hay trái có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về cổ họng, phế quản hoặc những cơ quan vùng lân cận bị tổn thương. Vậy đau họng bên phải hay trái là do đâu và chữa thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân đau cổ họng bên phải

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau cổ họng bên phải hoặc trái.

Viêm amidan

Viêm amidan 1

Amidan là phần mô mềm (lympho) nằm ở hai bên trái và phải của cổ họng. Vai trò của amidan là hàng rào miễn dịch và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thế nhưng, amidan vẫn có thể bị nhiễm trùng do virus và vi khuẩn tấn công, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Viêm amidan là tình trạng viêm, nhiễm trùng của amidan. Thế nhưng nếu một bên amidan bị viêm thì bạn sẽ thấy cổ họng bị đau phía bên trái hoặc phải. Triệu chứng thường gặp ở viêm amidan như: đau họng khi nuốt, ngứa họng, khó nuốt, ngạt mũi và chảy nước mũi, bám mủ trên amidan bị sưng,…

Viêm họng

Khi thời tiết thay đổi hoặc hệ miễn dịch bị suy giảm thì cổ họng là cơ quan dễ bị tổn thương. Khi virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào niêm mạc họng dễ bị sưng tấy và đau nhức. Ngoài ra, viêm họng cũng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như: đau rát ở cổ họng, khó nuốt, đau khi nuốt, khàn tiếng, mất tiếng, sốt,…

Viêm họng do nhiễm trùng có thể xảy ra ở toàn bộ cổ họng hoặc chỉ xuất hiện ở bên phải hoặc trái. Trong trường hợp nếu chỉ cảm nhận được cơn đau cổ họng bên phải, thì có thể là do vi khuẩn đã xâm nhập và gây nhiễm trùng bên cổ họng phải và ngược lại.

☛ Thông tin thêm: Viêm họng – Bệnh hô hấp dễ tấn công nhất.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản bị sưng viêm. Nguyên nhân gây viêm thanh quản phổ biến nhất là do nhiễm virus, nói quá nhiều và to, dây thanh quản bị kích thích.

Các dây thanh quản có nhiệm vụ đóng và mở để tạo ra âm thanh. Thế nhưng khi chúng bị sưng viêm, bạn sẽ cảm thấy đau cổ họng và bị khàn tiếng, đổi giọng. Nếu dây thanh quản phía bên phải bị kích thích nhiều hơn thì bạn sẽ bị đau cổ họng phía bên phải và ngược lại.

Ngoài ra, khi viêm thanh quản thì bạn có thể gặp các triệu chứng như: khàn tiếng, mất tiếng, khô họng, ho khan,… Chính vì thế, bạn nên để cổ họng được nghỉ ngơi trong thời gian bị bệnh.

☛ Có thể bạn muốn biết: Điều trị viêm thanh quản bằng cách nào hiệu quả.

Tổn thương cổ họng

Tổn thương cổ họng 1

Tổn thương ở cổ họng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cổ họng bị đau bên phải hoặc trái. Cổ họng bị đau một bên có thể là do: ăn phải thực phẩm có cạnh sắc, dị vật vướng ở cổ họng, bị bỏng do ăn đồ nóng.

Trong trường hợp vướng dị vật, bạn có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như nghẹn cổ họng và khó thở. Bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để các y sĩ kịp thời sơ cứu.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit trào ngược lên thực quản và hầu họng. Tình trạng bệnh thường nặng hơn vào ban đêm hoặc khi người bệnh nằm. Khi nằm nghiêng, axit dạ dày trào lên có thể gây đau cổ họng bên phải hoặc trái cho bệnh nhân. Nếu bệnh không được thăm khám và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến tổn thương thực quản và cổ họng.

Một số triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như: đau và nóng rát cổ họng, ho khan, cảm giác bị nghẹn ở cổ họng, khàn tiếng…

Ung thư

Ung thư cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau cổ họng bên phải hoặc trái. Các bệnh thường gặp là ung thư vòm mũi họng, ung thư thành bên họng, ung thư hạ họng thanh quản,…

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, ở vị trí của khối u sẽ có những triệu chứng cụ thể rõ ràng hơn: đau cổ họng bên phải hoặc trái, đau đầu, mờ mắt, ù tai, chảy máu cam, có máu trong nước bọt,…

Bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng đau họng một bên không thuyên giảm sau vài ngày.

Đau cổ họng bên phải có nguy hiểm không?

Nhìn chung, tình trạng đau cổ họng bên phải hoặc trái đều gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và đau rát ở cổ họng. Nếu triệu chứng này chỉ xảy ra tức thì rồi hết thì không nguy hiểm.

Thế nhưng, trong trường hợp triệu chứng xảy ra thường xuyên và liên tục, bạn cần tới bệnh viện thăm khám để bác sĩ chuẩn đoán chính xác nguyên nhân. Bởi tình trạng đau cổ họng bên phải hay trái có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm đã nêu trên.

Khi nào cần đến thăm khám bác sĩ?

Khi nào cần đến thăm khám bác sĩ? 1

Thông thường, những cơn đau họng đều là do virus gây ra. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế, bạn cần đến bệnh viện thăm khám thật sớm nếu có các triệu chứng dưới đây:

  • Sốt cao.
  • Khó thở, thở gấp bất thường.
  • Không thể nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
  • Cảm thấy đau nhiều từng cơn hoặc đau dữ dội cổ họng.
  • Nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường.
  • Có dấu hiệu của dị ứng.

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám họng và làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Các biện pháp điều trị được áp dụng sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và những triệu chứng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kê một số loại thuốc giảm đau hoặc kiểm soát các triệu chứng đi kèm.

Mẹo giảm tình trạng đau cổ họng bên phải

Đau cổ họng bên phải hay trái là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý. Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân chính xác, từ đó có phác đồ điều trị đúng cách.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp một số mẹo dưới đây để giúp đẩy lùi nhanh triệu chứng của bệnh.

Súc miệng nước muối

Súc miệng nước muối 1

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây đau họng, làm sạch miệng, niêm mạng họng. Bên cạnh đó, muối có khả năng làm loãng dịch nhày giúp cổ họng thông thoáng hơn.

Bạn có thể có thể pha 9g muối tinh khiết với 1 lít nước (tỷ lệ 0,9%) hoặc sử dụng nước muối sinh lý bán tại hiệu thuốc để súc miệng. Mỗi ngày súc miệng 3 lần sẽ làm giảm tình trạng đau họng một cách nhanh chóng.

Sử dụng mật ong

Mật ong được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt đối với sức khỏe của con người. Trong mật ong có chứa các hoạt tính kháng khuẩn, giúp loại trừ các loại virus, vi khuẩn gây viêm. Không những vậy, mật ong còn làm dịu niêm mạc, giảm ngứa rát, đau cổ họng.

Bạn chỉ cần pha 1-2 muỗng mật ong nguyên chất với nước ấm hoặc ngậm trực tiếp 1-2 thìa mật ong (sử dụng thìa cafe). Bạn uống hoặc nuốt từ từ xuống cổ họng sẽ cảm thấy cổ họng dịu đi những triệu chứng đau rát ở cổ.

Sử dụng tỏi

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh bởi hàm lượng allicin có trong tỏi rất lớn. Hoạt chất này có khả năng loại bỏ virus, vi khuẩn đang phát triển trong khoang miệng.

Theo TS. Marcia Degelman, Trung tâm y tế ĐH California người thường xuyên bị đau họng có thể dùng 1 thìa tinh dầu tỏi để ngậm 5 – 10 phút hoặc ăn 1 tép tỏi sống khi cổ họng có triệu chứng bị ngứa rát ở cổ họng.

Heviho – Giảm nhanh tình trạng đau cổ họng

Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855).

Heviho - Giảm nhanh tình trạng đau cổ họng 1

Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… Heviho có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng, làm giảm các triệu chứng bệnh lý viêm đường hô hấp. Chính vì vậy Heviho có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau cổ họng vừa an toàn vừa hiệu quả.

Sản phẩm phù hợp cho người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính, người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, vướng, cộm cổ họng dài ngày.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY.

Cách phòng ngừa đau cổ họng bên phải

Bên cạnh việc tuân theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần chú ý một vài điều dưới đây để làm giảm tình trạng đau rát, khó chịu ở cổ họng và phòng ngừa đau cổ họng bên phải tái phát.

  • Uống thật nhiều nước để làm dịu niêm mạc cổ họng.
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, đặc biệt nhất là vùng cổ.
  • Vệ sinh răng miệng 2 ngày/ lần, súc miệng với nước muối loãng 0,9% để loại bỏ các tác nhân gây hại.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để cơ thể tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung một số loại gia vị có khả năng kháng khuẩn như: tỏi, nghệ, hành tây, gừng,… để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Tránh nói to, nói nhiều để làm giảm áp lực lên dây thanh quản.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, không uống nước lạnh.
  • Không hút thuốc lá và tránh những nơi có khói bụi, môi trường ô nhiễm.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về tình trạng đau cổ họng bên phải. Nếu thấy cổ họng bị đau một cách bất thường và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến những cơ sở uy tín để thăm khám.

Ngoài ra, nếu có gì thắc mắc về tình trạng đau cổ họng bên phải thì bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...