Cổ họng hay có đờm vì đâu?

Chào bác sĩ Con gái em hiện tại 4 tuổi. Mấy tháng trước bé mắc viêm phế quản, đã đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, và đã khỏi ho, khỏi viêm phế quản. Nhưng từ đó đến nay, cổ họng bé hay có đờm, cảm giác mắc họng và vướng hỏng, nhiều lúc bé bật ho và ra đờm. Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em cổ họng có đờm do nguyên nhân gì và có biện pháp nào loại bỏ hẳn đờm ra khỏi cổ họng hay không? Xin bác sĩ cho em lời khuyên.

Em cảm ơn nhiều!

Thanh Hoa (Mễ Trì- Từ Liêm- Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn! Đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn bạn vì đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi tới chuyên gia tư vấn website: viemduonghohap.vn. Câu hỏi của bạn được các chuyên gia về hô hấp hỗ trợ và giải đáp như sau:

Bé có đờm ở cổ họng khiên vướng và khó chịu gây ho

Đờm (hay đàm) là chất tiết của đường hô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ... được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới (khí quản và phế quản).

Nguyên nhân khiến có đờm trong cổ họng thường xuyên

Dịch, đờm nhầy ứ đọng ở cổ họng gây vướng víu, khó thở có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, nếu để lâu có thể sẽ gây ra những biến chứng không ngờ. Dưới đây là những nguyên nhân của đờm có trong cổ họng:

Mắc các bệnh về hô hấp

1.Cảm cúm Nguyên nhân chủ yếu ở cổ họng có nhiều đờm chính là cảm cúm. Bởi đây là bệnh cấp tính, do virus gây ra, tuy nhiên nếu bệnh cúm không được điều trị thì sau vài ba ngày sẽ tự khỏi. Dù vậy, sau khi khỏi cúm thì dịch nhầy, đờm trong cổ họng vẫn còn. 2.Bệnh phổi: Bị viêm phổi, sẽ có nhiều đờm ứ đọng trong phổi khiến  người bệnh khó thở, thở rít mặc dù triệu chứng và tình trạng đờm trong họng ở từng bệnh nhân cũng khác nhau, nhưng hiện tượng có đờm thì hầu như bệnh nhân nào cũng mắc. 3.Hen suyễn: Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính, bệnh gây tăng tiết chất nhờn, đờm quá mức trong cổ họng. Chính vì vậy người bệnh có biểu hiện khó thở, khò khè, tức ngực và ho có đờm, trầm trọng hơn làm tắc nghẽn hẹp đường thở. 4.Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng nhiễm virus như cúm thường kéo theo bệnh viêm phế quản cấp tính khiến hẹp phế quản gây khó thở, đờm nhầy tích tụ. 5.Ung thư phổi: Một số trường hợp như ung thư phổi có thể gây ra tiết quá nhiều chất nhầy là ung thư phổi. Đôi khi đờm có thể có máu lẫn trong đó. 6.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Với những người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ làm tăng tắc nghẽn mạn tính ở phổi  và có khả năng tạo ra chất nhầy quá mức, gây ho dai dẳng. Chất nhầy có thể trở nên nghiêm trọng đến nỗi có thể dẫn đến nghẹt thở trong khi ngủ.

Bị stress, căng thẳng

Khi căng thẳng, lo lắng quá khả năng tăng tiết đờm nhầy dư thừa trong cổ họng. Nhất là khi bạn đang bị viêm mũi họng do bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc dị ứng thì bệnh dị ứng có thể nặng hơn khi căng thẳng, kéo theo tình trạng đờm tăng lên đáng kể.

Mắc bệnh về dạ dày

Tưởng chừng triệu chứng đờm họng không liên quan đến dạ dày, nhưng theo nghiên cứu, các triệu chứng: nhiều đờm trong cổ họng, khó thở có thể do bệnh trào ngược dạ dày thực quản( GERD) gây nên. GERD khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, cơ thể sản xuất nước bọt là nguyên nhân khiến đờm xuất hiện.

Chuẩn đoán bệnh qua màu sắc của đờm

Đờm trong cổ họng tưởng không có gì quan trọng, tuy nhiên màu sắc của đờm cũng có thể biểu hiện tình trạng sức khỏe, khi bé nôn trớ ra đờm, chất nhầy bạn có thể để ý quan sát xem bé có mắc một trong những ví dụ dưới đây không nhé:
  • Khi đờm có màu trong suốt: Bạn có thể mắc dị ứng, bởi dị ứng thường kích hoạt màng nhầy để tạo ra histamine và làm cho tế bào sản sinh ra nhiều đờm hơn.
  • Nếu đờm của bạn có màu đỏ (máu): Có thể không khí trong phòng, xung quanh bạn khá là khô. Bạn có thể tăng cường độ ẩm không khí bằng cách sử dụng thuốc xịt muối nhỏ mũi hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
  • Đờm của bạn có màu vàng/xanh lá cây: Rất có thể bạn đã bị nhiễm virus. Màu sắc này được tạo ra bởi một loại enzyme sản xuất bởi bạch cầu đang chống lại sự nhiễm trùng.
  • Với người lớn, nếu máu trong đờm nhiều lần, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc hoặc uống nhiều loại thuốc, đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư.
Nếu bạn vẫn bị đờm nhiều sau hơn một tuần, rất có thể tình trạng lây nhiễm virus đã trở thành một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vậy nên tốt nhất hãy khi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cổ họng hay có đờm phải làm sao?

Bài thuốc dân gian từ gừng, chanh, mật ong... trị đờm hiệu quả.

Vỗ rung long đờm cho trẻ

Với trẻ nhỏ vỗ rung trị đờm cho trẻ là biện pháp khá hiệu quả được các bác sĩ phổ biến và áp dụng giúp trẻ long đờm, giảm ho.
  • Cho bé nằm nghiêng hoặc ngồi hơi cúi phía trước hay bế vác
  • Tay khum lại tạo thành một khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, không để bàn tay thẳng vỗ vì sẽ khiến trẻ đau.
  • Dùng lực cổ tay, tay khum lại vỗ rung lưng trẻ tạo thành tiếng "bộp, bộp", cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay, làm đúng kỹ thuật trẻ sẽ không hề đau mà còn cảm giác thoải mái, thích thú.
  • Mỗi lần vỗ rung từ 10-15 phút.
Lưu ý:
  • Sau khi vỗ rung có thể trẻ sẽ ho nhiều, nôn ra đờm, cần lưu ý quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.
  • Nên áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng với những trẻ ho khan.
Có thể bạn quan tâm: Mẹo làm giảm cảm giác khó chịu ở họng

Hút mũi cho bé trị đờm hiệu quả

Với người lớn, có nh cách xử lý đờm dãi như khạc nhổ, súc miệng...Với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chưa biết cách khạc đờm nên cần sự hỗ trợ của cha mẹ và dụng cụ tác động như hút mũi
  • Đầu tiên sử dụng nước muối sinh lý( nồng độ 0,9%) nhỏ vào hai bên mũi của be sđể làm ẩm, mềm các chất dịch nhầy. Nếu mùa đông lạnh, mẹ nên ngâm ống nước muối sinh lý với nước ấm, tránh để nước muối lạnh nhỏ vào mũi bé.
  • Đặt bé nằm trên gối hoặc nằm nghiêng sang bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Làm thật nhẹ nhàng, tránh làm mạnh làm ảnh hưởng đến tâm lí cũng như niêm mạc mũi của bé.
  • Bên mũi kia làm tương tự như với bên mũi vừa rồi
Nếu thấy bé vẫn còn đờm, vẫn khò khè thì 5-10 phút sau mẹ có thể hút thêm 1 lần nữa cho con. Tuy nhiên, nếu trẻ quá sợ hãi, khóc quá thì dừng lại. Không nên hút quá 4 lần/ ngày, vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và ứ đọng chất nhầy.

Chế độ dinh dưỡng

Chú ý đến chế độ  dinh dưỡng  để đảm bảo sức khỏe tốt hơn đồng thời giúp tăng sức đề kháng và trẻ nhanh khỏi bệnh Tránh:
  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên và thực phẩm từ sữa, vì chúng thúc đẩy sự hình thành chất nhầy.
  • Hạn chế bánh kẹo, socola hay nhwunxg thức ăn nhiều gia vị... sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt làm tăng đờm
  • Tránh ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ khiến lượng dịch đờm tăng lên và chứng ho lâu khỏi
  • Đồ lạnh, chất kích thích khiến cổ họng bạn tăng lượng đờm ứ lên
Nên:
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước. Điều này cũng giúp làm loãng chất nhầy và làm cho dễ tống xuất chất nhầy ra khỏi hệ thống hô hấp.
  • Ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng như cháo, súp vừa đủ dinh dưỡng lại giúp cổ họng thông thoáng, giảm đờm và ngăn ngừa biến chứng tăng nặng bệnh.

Trị đờm trong cổ họng thường xuyên với bài thuốc dân gian

Gừng mật ong Quất hoặc chanh kết hợp với gừng và mật ong là một trong những phương pháp tiêu đờm nhanh chóng và giảm ho, đau rát cổ họng hiệu quả
  • Gừng rửa sạch thái lát nhỏ hoặc băm nhuyễn
  • Quất hoặc chanh cũng đem thái lát để cả vỏ
  • Cho vào hũ bỏ thêm mật ong đem ngâm
  • Mỗi lần dùng đem hấp cách thủy nóng lại
  • Uống vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Tỏi Tỏi được ví như là kháng sinh trong tự nhiên giúp kháng virus, giúp nới lỏng các chất nhầy và loại bỏ vi khuẩn. Nếu bé chưa ăn được tỏi như người lớn, ta có thể làm theo cách:
  • Ép khoảng 5 tép tỏi cho vào 1 ly nước, đun sôi dung dịch này trong 20 phút hoặc lâu hơn. Nên uống ấm và uống ngày 2 lần.
  • Hoặc tỏi 5-10 củ bóc vỏ sạch, có thể để cả nhánh hoặc thái lát, ngâm vơi ½ lít mật ong. Ngâm khoảng 2-3 tuần là có thể dùng. Trước khi dùng nên hấp ấm lại uống hằng ngày.
Hành tây và chanh
  • Hành tây 1 củ bóc vỏ rửa sạch và ép lấy nước
  • Thêm ½ thìa nước cốt canh
  • 1 thìa mật ong
  • Uống đều đặn 3 lần/ngày thì chỉ trong 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Lưu ý
  • Những bài thuốc trên có mật ong thì không nên dùng cho trẻ nhỏ.
  • Dùng cho trẻ nhỏ nên thay mật ong thành đường phèn.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài thuốc dân gian có thể áp dụng cho trẻ nhỏ và người lớn các bạn có thể tham khảo thêm: Cách tống khứ đờm ra khỏi cổ họng Trên đây là những chia sẻ vấn đề cổ họng có đờm. Mong rằng, những thông tin trên sẽ giúp mẹ Thanh Hoa có thêm thông tin cũng như lời khuyên để giải quyết tình trạng bệnh cho con mình. Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh nhanh nhất. Chúc bé mau khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...