Trẻ bị khàn tiếng uống thuốc gì?

Chào bác sĩ. Con gái tôi năm nay được 5 tuổi. 2 tuần nay cháu có hiện tượng khàn tiếng, đặc tiếng. Cháu rất ít ho, chỉ túc tắc ho về sáng, sau đó cả ngày không có tiếng ho nào. Xin bác sĩ cho tôi hỏi trẻ bị khàn tiếng uống thuốc gì để hết. Và có biện pháp nào đơn giản trị ho khan khàn tiếng ở trẻ nhanh nhất, hiệu quả nhất không? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Tôi cảm ơn

Khánh Ngọc- Hà Nội.

Trả lời

  Chào Ngọc! Cảm ơn bạn vì đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi tới chuyên gia tư vấn website: viemduonghohap.vn. Câu hỏi của bạn được các chuyên gia về hô hấp hỗ trợ và giải đáp như sau:

Nguyên nhân dẫn tới khàn tiếng ở trẻ nhỏ

Khàn tiếng là tình trạng rất thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ, khàn tiếng là tình trạng thay đổi âm sắc giọng nói làm cho người bệnh mất tiếng, nói không được, hụt hơi, nhanh mệt, thậm chí mất hẳn giọng nói. Hiện tượng khản tiếng ở trẻ nhỏ là triệu chứng có liên quan tới dây thanh quản và cổ họng trẻ. Chúng có khá nhiều nguyên nhân, tuy nhiên dưới đây là một số nguyên nhân mật thiết nhất:

1. Trẻ khóc và la hét quá nhiều

Khi trẻ khóc nhiều, hét quá nhiều, nói quá nhiều sẽ khiến dây thanh quản ở trẻ bị tổn thương. Nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng trẻ khàn giọng, mất tiếng

2. Khói thuốc, không khí ô nhiễm

Ở trẻ, các cơ quan trong cơ thể rất nhạy cảm và dễ bị tổn hại bởi những tác nhân gây hại. Hít phải khói thuốc hay từ môi trường ô nhiễm khiến trẻ khó thở, ho và mất tiếng, khàn giọng.

3. Do virus

  • Nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe này phần lớn là do sự xâm nhập của virus. Sốt phát ban, sởi, tay chân miệng,… là các bệnh lý truyền nhiễm rất phổ biến ở trẻ nhỏ.
  • Khi cơ thể có nhiễm trùng, các cơ quan ở đường hô hấp như mũi, họng và dây thanh quản thường có xu hướng sưng viêm. Vì vậy trẻ không chỉ gặp phải triệu chứng sốt, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết,… mà còn bị khản tiếng, đau rát cổ họng và nghẹn vướng khi nhai nuốt.

4. Mắc các bệnh về đường hô hấp

  • Một số bệnh về hô hấp: Viêm họng cấp và mãn tính, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phế quản, viêm amidan, cảm,… Khiến hệ hô hấp tăng tiết dịch nhầy, gây ứ đọng đờm tại cổ và làm tổn thương dây thanh quản và cũng là nguyên nhân khiến trẻ có thể bị khản tiếng và mất giọng.
  • Nếu nguyên nhân gây bệnh do nhiễm virus, vi khuẩn, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao, sưng hạch bạch huyết, thở khò khè, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc,…

5. Tiếp xúc với chất gây dị ứng

  • Khi đường hô hấp tiếp xúc với dị nguyên (thực phẩm, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất,…) cơ thể sẽ có xu hướng giải phóng histamine vào các cơ quan ở đường hô hấp trên. Vì vậy triệu chứng khản giọng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang bị dị ứng.
  • Bên cạnh triệu chứng này, dị ứng còn làm phát sinh những dấu hiệu khác như phát ban da, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt, đỏ mắt,…

Trẻ bị khàn tiếng có đáng lo ngại không?

  • Trẻ bị ho khàn tiếng là những triệu chứng thông thường do lạm dụng dây thanh quản quá mức. Bạn không nên lo lắng quá, chỉ cần cho bé nghỉ ngơi, giảm mức độ gây ảnh hưởng đến thanh quản như: không la hét, khóc, gào thì hiện tượng khàn giọng sẽ đỡ.
  • Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khàn tiếng là do những yếu tố khác: Các bệnh truyền nhiễm, do mắc các bệnh về đường hô hấp, thì bắt buộc trẻ phải dùng thuốc và nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn điều trị để giảm triệu chứng ở trẻ.
  • Trường hợp hợp trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng (ho ra máu, khản giọng kéo dài dẫn đến mất giọng, sưng họng, khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ,…), bạn nên cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị nội trú. Các biểu hiện nghiêm trọng này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng hoặc tổn thương phổi nặng nề.

Trẻ bị khàn tiếng uống thuốc gì?

Thuốc tây trị khàn tiếng cho trẻ

Nhóm thuốc tây điều trị khàn tiếng và ho khàn tiếng ở trẻ

Để trả lời cho câu hỏi trẻ bị khàn tiếng uống thuốc gì? Việc đầu tiên, cần xác định rõ nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ. Để làm rõ nguyên nhân khàn tiếng kéo dài ở trẻ, cần cho trẻ đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường gặp tương ứng để điều trị với một số nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể tham khảo. Nhóm thuốc kháng sinh: beta-lactam
  • Ưu điểm: Nhóm thuốc này được sử dụng rộng rãi nhằm trị khàn tiếng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
  • Nhược điểm: Có tác dụng phụ gây dị ứng
Nhóm thuốc kháng sinh: macrolid trị khàn tiếng
  • Ưu điểm: Nhóm thuốc kháng sinh này có tác dụng khá mạnh về trị khàn tiếng
  • Nhược điểm: Có tác dụng phụ gây hại cho gan
Nhóm thuốc: corticoid và histamine
  • Nhóm thuốc này được dùng trị khàn tiếng do dị ứng
  • Nhóm thuốc này chống viêm, chống dị ứng được sử dụng nhiều nhất bởi hầu như nó không dây tác dụng phụ

Một số bài thuốc dân gian điều trị khàn tiếng, ho khàn tiếng ở trẻ

Giá đỗ chữa khàn tiếng ở trẻ
  • Giá đỗ: 100g rửa sạch bóp nát, hoặc miết nát
  • Cho nước sôi vào tô bằng lượng giá đỗ
  • Đậy nắp ngâm 15 phút
  • Lọc lấy nước giá đỗ để uống
  • Ngày uống 2-3 lần để giúp trị khàn tiếng
Lá húng và quất điều trị ho khàn tiếng ở trẻ
  • Quất: 2 quả rửa sạch cắt làm 2, làm 4
  • Đường phèn 1 cục- 1 thìa hoặc có thể dùng mật ong nếu trẻ trên 1 tuổi.
  • Lá húng: 2-3 lá
  • Đem bỏ những hỗn hợp chuẩn bị trên vào bát và đen chưng cách thủy 20 phút.
  • Dùng hỗn hợp này ngậm và ăn vừa có tác dụng chữa khản giọng, vừa có tác dụng bổ phế.
  • Nếu trẻ khó ăn thì uống nước hỗn hợp này cũng có tác dụng rất tốt
Trị khàn tiếng cho trẻ bằng gừng Có thể dùng gừng ngâm mật ong hoặc nấu cháo thêm gừng có bé ăn. Đây là cách trị khàn giọng mất tiếng cho bé vừa đơn giản, vừa kết hợp với bữa ăn của bé nên rất nhiều các cha mẹ đã sử dụng.
  • Gừng ngâm mật ong Gừng rửa sạch, không gọt vỏ, thái sợi nhỏ hoặc lát mỏng hoặc bằm nhuyễn.
  • Sau đó cho vào hũ thủy tinh, một lớp gừng, một lớp mật ong, đậy kín nắp và để ở nhiệt độ phòng.
  • Gừng ngâm mật ong từ 2-3 ngày là dùng được. Lúc này bạn quan sát sẽ thấy miếng gừng nó chín và quéo lại rồi nhé.
  • Lấy 1-2 thìa nước mật ong ngâm gừng nguyên chất pha với một ít nước ấm uống vào mỗi buổi sáng hoặc ngậm gừng trực tiếp trong miệng rồi nuốt (hoặc nhổ bỏ nếu không thích nuốt, tùy mỗi người).
Mật ong có rất nhiều tác dụng với đường hô hấp như trị ho, trị đau rát họng và khản tiếng. Bạn có thể xem đầy đủ tại: "Trị ho cho bé tại nhà bằng mật ong."

Những chú ý khi trẻ bị khàn tiếng

Khi trẻ bị khàn tiếng, cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau giúp trẻ giảm triệu chứng và nhanh khỏi bệnh:
  • Không để trẻ nói to, hét to hoặc cố nói nhiều vì ảnh hưởng tới dây thanh quản
  • Khuyến khích trẻ uống nước ấm và tránh cho trẻ uống nước lạnh, nước đá.
  • Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ, giúp lành sạch vi khuẩn nơi khoang miệng và tránh những bệnh về hô hấp
  • Cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, ấm để không gây tổn hại đến thanh quản và cổ họng.

Đánh bay khàn tiếng cho trẻ với Heviho

Sử dụng thuốc Tây trị khàn tiếng cho trẻ sẽ tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ cao, trong khi đó các mẹo dân gian có an toàn hơn nhưng khâu chuẩn bị lại khá cầu kỳ, tốn thời gian. Giải pháp tối ưu cho bé lúc này chính là sản phẩm Siro Heviho - chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, đánh bay tình trạng khàn tiếng ở trẻ nhanh chóng, cực kỳ an toàn, hiệu quả tương đương mà không lo gặp tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tân dược. Sở dĩ, Siro Heviho có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng khàn tiếng ở trẻ là do công thức thành phần hoàn hảo, được kết hợp bởi các dược liệu quý, vượt trội hơn hẳn những loại sản phẩm cùng loại trên thị trường. Cụ thể gồm: 1. Siro Heviho chứa S3-Elebosin - hoạt chất kháng viêm thảo dược chiết xuất từ dược liệu Sâm đại hành, được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền. Tác dụng ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng cực tốt, giúp người bệnh hạn chế sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết. Hoạt chất này cũng đã được chứng minh có khả năng ức chế trên 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tác dụng này gần như chất chống viêm (indomethacin) dùng phổ biến trong tân dược. bieu-do

Biểu đồ so sánh hiệu quả giảm viêm của S3 – Elebosin và Indomethacin – chất kháng viêm tân dược (Thể tích khối viêm càng nhỏ, cho thấy hiệu quả kháng viêm càng cao)

2. Chứa chiết xuất các thảo dược hàng đầu về chữa bệnh viêm đường hô hấp trên như: Cát cánh, Mạch môn, Xuyên bối mẫu, Xạ Can, Cam thảo,... tác dụng loại bỏ tình trạng khàn tiếng, đau rát cổ họng, làm loãng đờm, tống khứ đờm nhầy ra khỏi cổ họng nhanh chóng, cải thiện niêm mạc họng hiệu quả. 3. Bổ sung thêm Kẽm giúp trẻ tăng đề kháng vùng thành họng, hạn chế bệnh tái phát. Ngoài tác dụng vượt trội kể trên, Heviho được xem là giải pháp thế hệ mới cho các bệnh viêm đường hô hấp như ho đờm, viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm VA, viêm amidan,... bởi đây là thành quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – một đơn vị uy tín, đi đầu cả nước về thành tựu khoa học. Tiếp đến là thành phần của Heviho hoàn toàn là thảo dược tự nhiên, cực an toàn và lành tính, người dùng không cần lo lắng về tác dụng phụ. Đặc biệt, ngoài dạng siro thơm ngon, dễ nuốt cho trẻ nhỏ, sản phẩm còn được bào chế dưới dạng Viên uống Heviho tiện dụng cho người lớn với thành phần và tác dụng tương tự. Với trẻ nhỏ bị khàn tiếng, cha mẹ nên cho bé dùng Siro Heviho vào “thời điểm vàng” lúc bé mới chớm xuất hiện triệu chứng. Với liều dùng:
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 7ml.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: ngày dùng 3 lần, mỗi lần 7ml.
Dùng trước bữa ăn. Nên dùng ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu chớm ho, đau họng. Dùng được trong trường hợp trẻ bị sốt. Có thể uống kèm kháng sinh. Cách tìm mua sản phẩm Heviho chính hãng rất đơn giản: BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà) Mong rằng, những thông tin trên sẽ giúp mẹ Ngọc có thêm thông tin cũng như lời khuyên để giải quyết tình trạng bệnh cho con mình. Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh nhanh nhất. Chúc bé mau khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...