Viêm họng uống nước đá, nước lạnh có sao không?

Chào bác sĩ, Em đang có thắc mắc này muốn được bác sĩ giải đáp giúp. Em là nữ, năm nay 20 tuổi, có sở thích là uống nước để lạnh hoặc cho thêm đá (kể cả mùa đông hay mùa hè). Mấy nay không hiểu sao em thấy cổ hong khó chịu, đau rát,... đi khám thì được chẩn đoán viêm họng. Mọi người bảo chắc em uống nhiều nước đá quá nên mới bị đau họng. Vậy bác sĩ cho em hỏi như vậy có đúng không ạ? Với bị viêm họng uống nước đá, nước lạnh có sao không? Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ!

Minh Nguyệt - Thanh Oai, Hà Nội

Trả lời

Chào bạn Nguyệt, cám ơn bạn đã gửi những thắc mắc đang gặp phải về cho chúng tôi. Về vấn đề bạn cần giải đáp, chuyên gia xin trả lời như sau:

Thứ nhất, uống nhiều nước đá, nước lạnh có phải là nguyên nhân gây viêm họng?

Rất nhiều người cho rằng việc uống nước lạnh, nước đá là nguyên nhân gây nên viêm họng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây viêm họng bao gồm:
  • Do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây viêm họng. Các loại vi khuẩn như: streptococcus pyogenes,streptococcus nhóm A,... còn virus gồm các loại: Rhovovirus, coronavirus, parainfluenz, Coldadenovirus, Virus cúm, Epstein-Barr virus,...
  • Thường xuyên hít phải khói thuốc lá, khói bụi do môi trường ô nhiễm
  • Thời tiết thay đổi đột ngột làm sức đề kháng của cơ thể bị yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus tấn công gây bệnh
  • Là hệ quả của các bệnh lý khác như cảm cúm, trào ngược dạ dày thực quản,...
Và theo các chuyên gia hô hấp thì có đến 90-95 % nguyên nhân gây viêm họng là do virus, 5% còn lại là do vi khuẩn. Chính vì vậy, việc uống nước lạnh hay nước đá không phải là nguyên nhân gây viêm họng như suy nghĩ của nhiều người. Nếu trường hợp chẳng may bị viêm họng sau khi uống nước đá, nước lạnh thì có thể là do:
  • Một là trong nước lạnh hoặc nước đá đó không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn, virus gây viêm họng nên khi người bệnh uống vào sẽ dễ dàng bị mắc bệnh
  • Hai là uống nước quá lạnh khiến vùng niêm mạc họng bị tổn thương. Nhân cơ hội này các vi khuẩn có sẵn ở amidan sẽ tấn công và gây viêm nhiễm cho vùng họng.
  • Ba là nếu uống các loại nước ngọt lạnh hoặc là ăn kem sẽ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây ra tình trạng viêm họng nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, viêm họng uống nước đa, nước lạnh có sao không?

Theo như trên thì việc uống nước lạnh và nước đá không liên quan gì đến viêm họng. Và nhiều người còn cho rằng nên uống nước lạnh và nước đá khi bị viêm họng vì chúng sẽ làm các mạch máu co lại, giảm bớt tình trạng sưng đau họng, đồng thời nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi khi bị viêm, vùng niêm mạc họng lúc này đang bị tổn thương và rất nhạy cảm. Việc uống nước đá, nước lanh, đồ ăn cay nóng, rượu bia,... vào lúc này sẽ khiến tình trạng tổn thương trở nên nặng nề hơn, tạo điều kiện để virus, vi khuẩn tấn công dữ dội hơn, bệnh sẽ trở nên ngày càng phức tạp. Ngoài ra, nếu nước lạnh, nước đá không đảm bảo còn có thể tiếp thêm vi khuẩn khiến bệnh trở nên tồi tệ. Cho dù trường hợp sử dụng nước đá đảm bảo vệ sinh nhưng vấn đề là uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh có thể khiến cổ họng bị bỏng lạnh, dẫn đến tiết nhiều dịch nhầy, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây nên các triệu chứng khó chịu như như chảy nước mũi, sốt, hắt hơi,... Do đó, thay vì uống nước đá, nước lạnh thì người bệnh viêm họng có thể uống các loại trà ấm. Nó có thể giúp làm dịu cổ họng, đồng thời làm lỏng chất nhầy, khắc phục tốt các triệu chứng viêm họng khác.

Thứ ba, cải thiện tình trạng viêm họng như thế nào?

Nếu mắc viêm họng mà không được điều trị đúng cách, kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng đồng thời gây nên những biến chứng nguy hiểm. Song song với việc điều trị bệnh thì việc chăm sóc và kiêng khem hợp lý sẽ giúp cải thiện các triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị, làm bệnh nhanh khỏi. Dưới đây là một số lưu ý cho người bị viêm họng:
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn và virus gây hại cho vùng miệng và họng
  • Thường xuyên súc miệng, súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch chuyên dụng
  • Luôn thực hiện ăn chín, uống sôi để loại bỏ điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển
  • Nên uống nước ấm pha với mật ong hoặc trà hoa cúc hàng ngày giúp sát khuẩn, làm dịu cổ họng, hạn chế tình trạng sưng viêm, phục hồi niêm mạc họng
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường để kháng cho cơ thể
  • Tránh xa rượu bia, chất kích thích, khói thuốc, đồ uống có cồn,... Vì những chất này có thể kích thích và làm tổn thương niêm mạc họng nặng hơn
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, không cay, không quá lạnh hoặc quá nóng để tránh làm tổn thương thêm cho niêm mạc họng
  • Tránh xa môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm. Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, nhớ giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng mỗi khi thời tiết chuyển lạnh
  • Khi thấy các dấu hiệu của bệnh thì nên đến các cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trường hợp phải dùng thuốc thì tuyệt đối tuân thủ đúng liều lượng và thời gian. Không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Tóm lại, tuy viêm họng và uống nước lạnh, nước đá không liên quan gì đến nhau nhưng người bệnh viêm họng uống nước lạnh, nước đá sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Có thể coi việc này là cầu nối, tạo điều kiện cho các yếu tố gây hại làm tình trạng viêm họng trở nên dai dẳng, kéo dài mãi không khỏi. Chính vì vậy, người bệnh viêm họng cần tuyệt đối kiêng cữ các loại nước lạnh, nước đá cho đến khi khỏi bệnh.

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...