Trẻ viêm VA ngủ ngáy phải làm sao?

Chào bác sĩ, Bé nhà em năm nay 3 tuổi, dạo gần đây bé bị sổ mũi, khò khè và ngủ ngáy. Em đứa bé đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm VA. Bác sĩ có kê cho một số loại thuốc và bảo về theo dõi thêm. Em đang rất lo lắng, không biết bé bị viêm VA ngủ ngáy là do đâu và em phải làm gì trong trường hợp này. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn bác sĩ!

Hồng Anh - Vân Đình

Trả lời

Chào bạn Hồng Anh, cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Về vấn đề bạn hỏi, chuyên gia xin giải đáp như sau:

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị viêm VA

V.A là một tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng bao gồm rất nhiều tế bào bạch cầu được xếp theo hình lá, dày khoảng 4-5 mm với tiết diện tiếp xúc với bên ngoài tương đối rộng. Vai trò của VA là nhận diện vi khuẩn sau đó tạo ra kháng thể tiêu diệt chúng khi chúng có ý định xâm nhập vào cơ thể gây hại. V.A xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi trẻ mới sinh đã có. Chúng phát triển và hoạt động mạnh mẽ nhất ở giai đoạn trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Tuy nhiên khi trẻ đến tuổi trưởng thành thì V.A sẽ dần teo lại và biến mất. Tình trạng viêm V.A xảy ra khi các vi khuẩn hoặc yếu tố gây hại từ bên ngoài tấn công ồ ạt khiến V.A không thể chống đỡ nổi, gây nên hiện tượng viêm nhiễm, phù nề, quá phát,... Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm V.A:
  • Do cấu trúc V.A có nhiều khe hốc cộng với vị trí V.A ở vòm mũi họng - cửa ngõ của đường thở nên điều kiện rất thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công gây viêm nhiễm
  • Do các vi khuẩn, virus có sẵn trong mũi họng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi, phát triển và gây bệnh
  • Do mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như sởi, ho gà, cúm,... khiến các tác nhân gây bệnh này di chuyển lên vùng V.A gây hại
  • Do người bệnh bị nhiễm lạnh hoặc thường xuyên ăn uống đồ quá lạnh
  • Môi trường ô nhiễm, không khí nhiều khói bụi, thuốc lá,... cũng là yếu tố dẫn tới viêm V.A
➤ Tìm hiểu chi tiết: Viêm VA ở trẻ và những thông tin cần biết

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm V.A

Khi bị viêm, V.A sẽ sưng phồng lên gây tắc nghẽn hoặc làm hẹp cửa mũi sau khiến trẻ gặp khó khăn khi thở bằng đường mũi. Ngoài triệu chứng khó thở, nghẹt mũi, trẻ còn gặp các triệu chứng khác như:
  • Họng khô và đau do phải thở bằng đường miệng
  • Nói giọng mũi (người nghe cảm giác như người bệnh nói qua mũi)
  • Trẻ ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ
  • Chảy nước mũi (nước mũi xanh hoặc đục màu)
  • Nổi hạch ở cổ
  • Có thể đau tai, viêm tai dai dẳng, tái đi tái lại
  • Một số trường hợp xuất hiện tình trạng sốt

Tại sao bị viêm VA lại ngủ ngáy? Bị viêm VA ngủ ngáy phải làm sao?

Như những thông tin ở phía trên thì ta có thể thấy bị viêm V.A sẽ khiến bộ phận này bị phì đại, che lấp đường thở dẫn đến hiện tượng viêm V.A ngủ ngáy. Vậy muốn thoát khỏi tình trạng ngủ ngáy do viêm VA thì chúng ta cần chữa khỏi triệt để chứng bệnh này. Việc điều trị viêm V.A cho trẻ theo phương pháp nào sẽ được các bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh. Chẩn đoán viêm V.A bằng nội soi tai mũi họng qua đường miệng và đường mũi được coi là phương pháp chẩn đoán viêm V.A tốt nhất hiện nay. Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh thu được để đánh giá kích thước, tình trạng của V.A từ đó phân loại cấp độ bệnh đồng thời đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa trị viêm VA hiệu quả theo từng cấp độ được áp dụng phổ biến:
  • Trường hợp trẻ bị viêm VA nhẹ thì không cần phải điều trị bằng thuốc, các mẹ chỉ cần cung cấp tối đa dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng cho trẻ. Cùng với đó là thường xuyên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, hỉ mũi hoặc hút mũi sạch, giữ vệ sinh sạch sẽ và nhớ ủ ấm cho trẻ
  • Với trường hợp nặng hơn (viêm VA cấp tính) thì trẻ sẽ được điều trị nội khoa, có thể phối hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm cần thiết. Việc sử dụng thuốc lúc này cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng cho trẻ uống vì như vậy có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Đối với trường hợp trẻ bị viêm VA nặng (viêm VA mãn tính), nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần, nghẹt mũi hoàn toàn và có khả năng gây nên biến chứng thì các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nạo VA để điều trị bệnh.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm VA đúng cách

Việc đầu tiên khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi viêm VA thì các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để thăm khám sớm và có hướng điều trị phù hợp. Song song với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì các bậc cha mẹ cần có các biện pháp chắm sóc trẻ đúng cách, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường đề kháng và nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm VA:
  • Chú ý vệ sinh họng và miệng cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hàng ngày
  • Dọn dẹp không gian sống và vui chơi của trẻ sạch sẽ
  • Cho trẻ uống nhiều nước, có thể thay nước lọc bằng nước trái cây giúp giảm tình trạng viêm và khô họng
  • Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ từ rau củ, trái cây tươi. Một số loại rau củ giàu chất oxy hóa, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm như dâu tây, quả mọng, bông cải xanh, cà rốt, rau chân vịt,...
  • Cần cho trẻ tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, từ đó điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, tránh tình trạng viêm VA tái phát hoặc gây những biến chứng nguy hiểm khác.

Siro Heviho – Giải pháp cho bé viêm VA từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Với mong muốn tìm ra sản phẩm thảo dược Việt Nam: Hiệu quả – An toàn – Chất lượng cao, viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công Siro Heviho. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ đã được chứng minh về tính an toàn. Mẹ dùng ngay Siro Heviho chính hãng vào “thời điểm vàng” lúc bé mới chớm ho, sổ mũi để:
  • Giảm nhanh triệu chứng ho có đờm, viêm mũi họng, đau rát, cổ họng sưng viêm.
  • Ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng nhờ chất kháng viêm được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền và chỉ có ở siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm.
  • Tăng sức đề kháng vùng thành họng, tránh tái phát.
Siro Heviho – Giải pháp cho bé ho đờm, viêm mũi họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1 Heviho có 2 dạng bào chế: viên uống tiện dụng dành cho người lớn, siro dễ uống cho trẻ em: Viên uống Heviho dùng tốt cho những trường hợp:
  • Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt. Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp:
  • Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết.
  • Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
  • Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính.
Trên đây là những giải đáp về chứng bệnh viêm VA gây ngủ ngáy ở trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, bạn có thể gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...