Viêm VA tồn dư là gì và có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ. Em năm nay 21 tuổi. Gần 1 tuần nay e bị sốt và có khó chịu ở họng, đi nội soi thì được bác sĩ cho kết quả em bị viêm VA tồn dư. Em rất lo lắng và không hiểu viêm VA tồn dư là gì? Lịêu bị viêm VA tồn dư có nguy hiểm không? Và em cần xử lý Viêm VA tồn dư như thế nào? Xin bác sĩ cho em lời khuyên.

Em cảm ơn

Lê Mai (Đông Anh- Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chuyên gia tư vấn website: viemduonghohap.vn. Câu hỏi của bạn được các chuyên gia về hô hấp hỗ trợ và giải đáp như sau:

Viêm VA là gì?

Viêm VA là tình trạng viêm của VA do nhiễm trùng. VA là khối mô bạch huyết giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng. VA nằm trong cổ họng ngay phía sau mũi. Cùng với amidan, VA vòm họng là những hàng phòng thủ đầu tiên chống lại vi khuẩn và virus. Viêm VA được chia thành 2 loại: Viêm VA mãn tính và viêm VA cấp tính
  • Viêm VA mạn tính: Là tình trạng viêm VA trong thời gian dài cùng với các biểu hiện lâm sàng riêng đặc trưng bởi các bệnh lý phát sinh ở tai, đường hô hấp dưới và các xoang cạnh mũi, cũng như các dạng bệnh lý khác. Tùy vào mỗi người sẽ có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng và hình thái viêm, cũng như phản ứng miễn dịch và mức độ dị ứng toàn thân.
  • Viêm VA cấp tính: là là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer, còn gọi là amidan Luschka - đây là hàng rào bảo vệ cơ thể ở vùng mũi họng. Viêm V.A cấp tính là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amidan Lushka ngay từ nhỏ, cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn (nhưng rất hiếm).
Xem đầy đủ thông tin: Tổng hợp thông tin viêm VA là gì

Viêm VA tồn dư

Viêm VA tồn dư là tình trạng viêm VA quá phát, bao gồm các triệu chứng: ho, sổ mũi kéo dài và thường gây biến chứng viêm tai giữa. Trong trường hợp này, muốn giải quyết viêm VA bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA. Theo tự nhiên, thông thường viêm VA sẽ tự teo dần khi lớn lên và biến mất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, VA  vẫn còn tồn tại và sưng to khi bị viêm nhiễm gây cảm giác khó chịu, người ta gọi đó là VA tồn dư.

Viêm VA tồn dư có gây nguy hiểm cho người bệnh không

  • Viêm Va tồn dư hoàn toàn không phải là khối u ác tính. Nếu bạn không can thiệp các phương pháp thẩm mĩ, dao kéo trên mặt thì tình trạng viêm nhiễm này rất hiếm khi xảy ra.
  • Để an toàn nhất, bạn có thể đến bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và có phác đồ điều trị nội khoa bảo tồn. Nếu tình trạng của bạn viêm nhiễm đường hô hấp thông thường đáp ứng tốt với kháng sinh, kháng viêm đường uống cũng không ảnh hưởng.
  • Có nhiều trường hợp viêm VA tồn tư dễ nhầm lẫn với ung thư vòm họng. Chính vì vậy để chẩn đoán viêm VA tồn dư hay ung thư vòm họng, người ta thường thăm khám và dựa vào các triệu chứng: Chảy máu mũi thường xuyên, ù tai chóng mặt, vòm họng có sự phát triển quá mức. Tốt nhất là nạo VA tồn dư và gửi đi làm Giải phẫu bệnh. Kết quả đa số là VA tồn dư nhưng cũng có trường hợp Ung thư vòm. Ngày nay để tầm soát ung thư vòm, người ta nội soi NBI, nếu nghi ngờ sẽ sinh thiết.
  • Để được chẩn đoán chính xác nhất về bệnh, bạn nên dựa vào những dấu hiệu trên và nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán sớm điều trị dứt điểm tình trạng của bệnh.

Điều trị viêm VA tồn dư

Sử dụng kháng sinh Có thể điều trị VA tồn dư bằng kháng sinh phổ rộng và trên các loại vi khuẩn kháng thuốc. Khi có VA tồn dư, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và xin tư vấn của bác sĩ về cách điều trị khắc phục. Dưới đây là một số loại thuốc để điều trị viêm VA:
  • Thuốc hạ sốt: Chỉ thực sự cần thiết khi trẻ sốt trên 38,5 độ, thuốc thường dùng nhất là các chế phẩm chứa paracetamol.
  • Các thuốc làm loãng đờm giảm ho như mucomyst, rhinathiol, xi-rô Ma Hạnh...;
  • Các thuốc nhỏ mũi, thường dùng hai loại: Nước muối sinh lý hoặc muối biển, có tác dụng làm sạch mũi và argyrols 1% hoặc 2% có tác dụng sát khuẩn, làm khô.
Việc dùng kháng sinh trong đa số các trường hợp là không cần thiết, loại thuốc này chỉ được chỉ định trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe doạ biến chứng và phải do thầy thuốc chỉ định và kê đơn theo dõi. Ngoài ra, việc làm sạch mũi thường xuyên là rất quan trọng, ở trẻ lớn có thể làm sạch bằng cách thức đơn giản mà rất hiệu quả đó là xì mũi. Nhớ dạy trẻ xì từng bên mũi một. Ở trẻ nhỏ, chưa biết xì mũi, có thể phải dùng một quả bóng hút mũi mà hút cho trẻ, dụng cụ này hiện nay có bán sẵn trên thị trường. Phẫu thuật nạo VA tồn dư Nạo VA tồn dư thường được chỉ định khi điều trị bằng kháng sinh như trên không có hiệu quả. Nếu tình trạng VA tồn dư khiến cho bạn:
  • Viêm tái diễn gây bít tắc đường mũi
  • Thường xuyên ngạt mũi, chảy nước mũi
Để khắc phục tình trạng trên bạn nên đễn bệnh viện nạo VA tồn dư. Hiện nay, nạo VA tồn dư bằng phương pháp sóng radio cao tần kết hợp với máy Coblator kết hợp nội soi là phương pháp hiện đại được áp dụng trên toàn thế giới. Nạo VA bằng phương pháp sử dụng radiocao tần kết hợp máy Coblator kết hợp nội soi có nhiều ưu điểm vượt trội so với những phương pháp cũ như:
  • Dưới nội soi, khói VA được quan sát rõ về thể tích và vị trí giúp cho việc nạo VA được chính xác, tránh bỏ sót và kiểm soát được tình trạng chảy máu.
  • Thiết bị Coblator với đầu dò phát sóng cao tần cắt đốt và hút khối VA cùng lúc nên không gây đau đớn, Rút ngắn thời gian thủ thuật chỉ còn trong vòng 5 phút.
Sau nạo VA sức khỏe người bệnh hầu như bình thường, không gây đau đớn, khó chịu và có thể ăn uống nhẹ, xuất viện sau vài giờ phẫu thuật Lưu ý:
  • Sau khi làm tiểu phẫu nạo VA bạn nên giữ gìn mũi họng bằng cahs:
  • Giữ gìn vệ sinh mũi họng thật sạch: nhỏ mũi sạch sẽ...
  • Không nên ra những nơi ô nhiễm khói bụi, dùng khẩu trang khi ra đường.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn thức ăn mềm, uống đủ nước, ăn sữa chua, rau xanh mềm....
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi nạo VA

Heviho – Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm VA tồn dư

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của bạn: Viêm VA tồn dư là gì và viêm VA tồn dư có nguy hiểm không? Ngoài ra bạn có thể sử dụng sản phẩm Siro Heviho để bảo vệ đường hô hấp. Bởi Siro Heviho được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên như: Sâm đại hành, cao Xạ can, cao Xuyên bối mẫu, cao Cát cánh, cao Mạch môn, cao Cam thảo, sản phẩm có tác dụng ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp trong đó có viêm VA cấp và mạn tính . Đây là siro duy nhất sử dụng chất kháng viêm được cấp bằng độc quyền sáng chế bởi Bộ Khoa học. Với cơ chế Kháng viêm - Kháng khuẩn - Giảm ho - Long đờm đi từ các thảo dược tự nhiên, Siro Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, sổ mũi, đau rát họng cho bé sau 3-5 ngày mà không có tác dụng phụ. Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. Chúc bạn mau khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...