Sốt viêm họng có nguy hiểm không, xử lý thế nào?

Sốt là triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng. Mức độ sốt cao hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại sao viêm họng lại sốt?

Tại sao viêm họng lại sốt? 1

☛ Tìm hiểu chi tiết: Tấn tần tật về bệnh viêm họng.

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm và tổn thương khi virus, vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh khác xâm nhập vào vòm họng. Tình trạng sốt khi viêm họng là biểu hiện thông thường khi cơ thể bị viêm nhiễm.

Lý giải về điều này, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT Quân dân 102 cho biết: Khi vi khuẩn và virus xâm nhập và phát triển trong vòm họng, chúng sẽ tiết ra chất gây sốt ngoại sinh. Khi đó, cơ chế miễn dịch của cơ thể sẽ ngay lập tức khởi động qua quá trình nhận diện tế bào. Lúc này, các tế bào bạch cầu sẽ có nhiệm vụ tìm và tiêu diệt các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể. Trong quá trình hoạt động, bạch cầu kích thích và sản sinh monoamin, acid arachidonic làm tăng sản nhiệt, khiến thân nhiệt toàn cơ thể giảm thoát nhiệt mạnh gây ra triệu chứng sốt.

Tùy vào độ viêm nhiễm, sức đề kháng và cơ địa của từng người thì tình trạng và thời gian sốt sẽ khác nhau. Trong những ngày đầu khi mới sốt, người bệnh sẽ chỉ sốt nhẹ dưới 38 độ và đi kèm với những biểu hiện như: khàn tiếng, đau rát họng, mệt mỏi,… Thế nhưng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn cấp tính, dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng người bệnh (nếu sốt cao trên 39 độ kèo dài).

Triệu chứng sốt do viêm họng

Đối với trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ 1

Viêm họng gây sốt sẽ làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe cùa trẻ.

Trẻ sơ sinh

  • Ho, ngạt mũi.
  • Bú ít hoặc bỏ bú.
  • Há miệng khi ngủ.
  • Quấy khóc, mệt mỏi.
  • Sưng hạch ở cổ hoặc ở hàm.
  • Sốt cao đột ngột từ 39 độ trở lên.

Trẻ lớn hơn

  • Chán ăn, đau đầu.
  • Sổ mũi.
  • Ho khan, đau rát họng.
  • Khàn tiếng, môi khô.
  • Lưỡi bẩn.

Đối với người lớn

Với người lớn, sốt viêm họng sẽ đi kèm với những triệu chứng sau:

  • Đau rát họng khi nuốt và ăn uống.
  • Cảm giác họng khô.
  • Hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi.
  • Ho khan.
  • Nổi hạch ở cổ.
  • Phát ban, buồn nôn.
  • Sốt cao từ 38 – 40 độ.

Viêm họng gây sốt nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng kèm sốt:

  • Virus: Đây là nguyên nhân gây sốt viêm họng phổ biến nhất. Một số loại virus như: Adenovirus, virus cúm, epstein-barr, herpes simplex, virus sởi, rhinovirus, coronavirus,…
  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn phế cầu, liên cầu, tụ cầu… sau khi thâm nhập vào họng sẽ gây sốt viêm họng.
  • Dị ứng: Một số tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn… cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm họng gây sốt.
  • Thời tiết: Trong khoảng thời gian giao mùa hoặc khi trời lạnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Đây sẽ là điều kiện lý tưởng để virus, vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào cơ thể dễ dàng.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Bạn có thể bị viêm họng do sống ở môi trường quá nhiều bụi bẩn, khí thải từ các nhà máy, chất hóa học… Các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn xâm nhập qua đường thở, gây ra viêm họng gây sốt hoặc các bệnh về đường hô hấp khác.

Viêm họng gây sốt có nguy hiểm?

Viêm họng gây sốt có nguy hiểm? 1

Đối với những trường hợp viêm họng gây sốt ở thể nhẹ, khi nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ thì không quá nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần chú ý nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ làm hạ nhanh cơn sốt.

Thế nhưng, đối với những trường hợp viêm họng gây sốt cao hơn 38 độ thì người bệnh không nên chủ quan. Bởi nếu tình trạng sốt cao mà không được hạ sốt sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: vỡ hồng cầu, động kinh, co giật, sùi bọt mép hoặc thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, người bệnh cần tìm cách làm hạ cơn sốt và điều trị viêm họng để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời cũng nên chủ động đi khám và điều trị sớm nếu thấy có những triệu chứng đi kèm bất thường.

Cách xử lý sốt do viêm họng hiệu quả

Hạ sốt

Khi gặp phải tình trạng sốt cao do viêm họng, người bệnh cần phải được hạ sốt ngay lập tức bằng cách:

  • Chườm khăn ấm: Phương pháp này thường được dùng để làm giảm nhiệt độ cơ thể xuống khoảng 2-3 độ. Người bệnh dùng khăn để đắp vào trán, sau gáy. Với trường hợp sốt cao thì dùng khăn lau toàn thân, nhất là những vùng như nách, bẹn, lòng bàn tay, chân..
  • Mặc quần áo thoải mái: Người bệnh nên mặc quần áo thoáng mát để cơ thể giảm bớt nhiệt lượng, giúp giảm sốt nhanh hơn.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt: Trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ, người bệnh cần uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng được chỉ định.

Vệ sinh mũi họng

Người bệnh có thể vệ sinh mũi bằng cách nhỏ trực tiếp 2-3 giọt nước muối sinh lý vào bên mũi. Hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng. Cách này cũng giúp làm dịu vùng họng, giảm đau, ngứa họng và ho.

Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Trong đó, vitamin C và kẽm là những chất giúp tình trạng viêm họng được cải thiện, nâng cao hệ miễn dịch. Một số loại thực phẩm như cam,quýt, chanh, xoài và hải sản.

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng, hạ sốt, tiện lợi và rất dễ sử dụng:

  • Thuốc hạ sốt: Người bệnh thường sử dụng thuốc chứa Paracetamol, Aspirin… có tác dụng giảm đau, hạ sốt, giảm triệu chứng của viêm họng.
  • Thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc như thuốc ibuprofene, diclophenac, prednisolon, dexamthason, betamethason…. làm giảm các triệu chứng sưng, đau, điều trị viêm họng mãn tính.
  • Thuốc kháng sinh: Một số loại kháng sinh được sử dụng điều trị viêm họng gây sốt như: amoxicillin kết hợp với axit clavulanic, cephalexin, ceftriaxone… Chúng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus.
  • Viêm ngậm trị đau họng: Sử dụng viêm ngậm trị ho có tác dụng làm giảm đau rát họng, khó chịu ở cổ họng, tiêu đờm,.. chứ không có tác dụng trị sốt.
  • Các thuốc khác: Tùy thuộc vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc như: Thuốc giảm ho, tiêu đờm, thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch,…
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị sốt viêm họng chỉ phù hợp khi viêm họng do nhiễm khuẩn gây ra, còn với trường hợp nhiễm virus thì không có tác dụng. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Mẹo dân gian hạ sốt

Các mẹo dân gian chữa sốt viêm họng tại nhà thường sử dụng những thảo dược thiên nhiên, dễ kiếm, an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ.

  • Uống nhiều nước: Người bệnh có thể uống nước lọc, nước trái cây, nước trà (trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc,…) để làm giảm nhiệt độ cơ thể xuống. Trong trường hợp sốt cao, người bệnh cần bổ sung nước điện giải (oresol) để có hiệu quả tốt nhất.
  • Lá tía tô: Loại lá này có tác dụng giải nhiệt cơ thể, tiêu độc, giảm viêm, sát khuẩn giúp hạ sốt hiệu quả. Bạn chỉ cần luộc lá tía tô rồi lấy nước để uống nhiều lần trong ngày.
  • Chanh đào mật ong: Uống nước này 2 lần/ ngày có tác dụng tiêu đờm, diệt khuẩn, làm ấm vùng họng, từ đó làm giảm tình trạng đau họng và hạ sốt.

☛ Có thể bạn muốn biết: Chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong.

Phương pháp dân gian này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở thể nhẹ, đang ở giai đoạn đầu, sốt không cao quá 38 độ. Tùy thuộc vào cơ địa từng người thì có tác dụng nhanh hoặc chậm. Chính vì thế, người bệnh nên kiên trì thực hiện hàng ngày và liên tục để có hiệu quả tốt nhất.

Khi nào cần thăm khám gấp?

Bạn cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám nếu có những triệu chứng như sau:

  • Đau họng dữ dội và kéo dài hơn 1 tuần.
  • Khó nuốt, khó mở miệng.
  • Khó thở.
  • Đau tai, đau khớp.
  • Sốt kéo dài trên 4 ngày.
  • Sốt cao nhưng uống thuốc không hạ (với người lớn trên 39 độ, trẻ nhỏ trên 38,5 độ).
  • Phát ban.
  • Xuất hiện máu trong nước bọt hoặc đờm.
  • Chảy dãi bất thường không có khả năng nuốt.
  • Xuất hiện cục u ở cổ.

Một số lưu ý khi sốt viêm họng

Người bệnh cũng cần chú ý vài điều dưới đây để hỗ trợ điều trị và phòng tránh sốt do viêm họng:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, tắm hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn.
  • Luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thường xuyên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng.
  • Tắm bằng nước ấm khi trời chuyển lạnh hoặc giao mùa.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Vệ sinh cổ họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày để năng cao sức khỏe.

Heviho – giải pháp cho bệnh viêm đường hô hấp

Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855).

Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng.

Heviho - giải pháp cho bệnh viêm đường hô hấp 1

Heviho giải quyết được triệu chứng của viêm đường hô hấp một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus chính vì vậy người bệnh không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng.

Thuốc Heviho được bào chế ở dạng viên và dạng siro, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY.

Bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...