Chăm sóc và xử lý khi trẻ bị viêm VA

Cách chăm sóc trẻ viêm VA

Trẻ bị viêm VA nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách sẽ khiến bệnh tình nặng hơn và tái phát nhiều lẫn dẫn đến viêm VA mãn tính hoặc các biến chứng khác. Chình vì vậy việc chăm sóc trẻ bị viêm VA cần được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm chú ý.

➤ Nên hiểu rõ về bệnh bằng cách đọc bài viết: Viêm VA – Bệnh thường gặp ở trẻ

Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm VA

Các VA hay còn được gọi là amidan họng hoặc amidan mũi họng. Đó là khối các mô bạch huyết nằm ở phía sau khoang mũi, trong vòm họng. Ở trẻ, chúng thường tạo thành một gò mềm ở mái và sau thành họng. Xuất hiện từ tuần thứ 16 của phôi thai và tiếp tục phát triển, lan tỏa mạnh cho đến khi 7 tuổi.

Sự phát triển phì đại của khối VA giúp trẻ ngăn chặn lại sự tấn công của các tân nhân gây bệnh. Tuy nhiên do phải làm việc hết công suất, khối VA bị viêm nhiễm nhiều lần, sưng phồng quá phát khiến trẻ gặp khó khăn khi thở. Một số dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ sốt cao, đột ngột, thân nhiệt từ 40-41 độ, xuất hiện các cơn co giật.
  • Ho dữ dội, kèm theo co thắt thanh môn thành từng cơn.
  • Nhiều đờm, chảy dãi liên tục.
  • Nước mũi đặc quánh, màu vàng.
  • Thường xuyên nôn trớ, tiêu chảy.
  • Trẻ bị nghẹt mũi 1 phần hoặc hoàn toàn phải thở bằng miệng.
  • Ngáy khi ngủ, giọng nói mũi kín.
  • Họng sưng đỏ, lớp niêm mạc bị phủ lớp nhầy vàng.

Ngay khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu trên, bạn cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng để xác định phương hướng điều trị.

Điều cần nhớ khi chăm trẻ viêm VA

Vệ sinh mũi họng là điều cần thiết khi trẻ bị viêm VA

  • Khi bị viêm VA, khoang mũi họng của trẻ có nhiều dịch nhầy chứa vi khuẩn, cần vệ sinh hằng ngày. Xịt rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ.
  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, nhiều khói bụi độc hại.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt vùng cổ khi trời lạnh.
  • Nếu là mùa hè không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp, làm tăng tình trạng khô miệng, đau rát ở trẻ.
  • Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, nhanh tỏa nhiệt khi bị sốt.
  • Tuân thủ đúng nguyên tắc hạ nhiệt cho trẻ khi sốt: Sốt dưới 38,5 độ dùng khăn ấm trườm trán, lau các vùng giữ nhiệt như nách, bẹn, cổ. Trên 38,5 độ cho uống thuốc hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ về cân nặng và độ tuổi. Nếu sốt cao, uống thuốc không hạ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
  • Hạn chế trẻ đưa tay vào miệng làm tăng khả năng nhiễm trùng, bội nhiễm.

Lưu ý trong lựa chọn thực phẩm cho trẻ viêm VA

Đậu nành là một thực phẩm được khuyên dùng với trẻ viêm VA

  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp lượng vitamin cần thiết. Các loại vitamin giúp trẻ giảm tình trạng viêm nhiễm, khó thở. Chất chống oxy hóa có trong dâu tây, bông cải xanh, rau bina, cà rốt,… tốt cho trẻ bị viêm VA.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại quả chứa nhiều axit làm cản trở quá trình long đờm.
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như bột mì, ngũ cốc, trứng, đậu,…
  • Trẻ bị viêm VA nên sử dụng nhiều các sản phẩm từ sữa (có hàm lượng chất béo thấp) để cung cấp vitamin D, canxi, protein,…Đặc biệt nên cho trẻ ăn nhiều sữa chua chứa lợi khuẩn kích thích hệ thống tiêu hóa.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước để giảm tình trạng mất nước, khô rát cổ họng.
  • Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ bởi nếu cơ thể thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng tích lũy chất lỏng, tăng tình trạng viêm nhiễm khối VA.
  • Giảm lượng đường ( đường làm gia tăng hiện tượng khó thở ) trong chế độ ăn của trẻ. Kiêng các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạt tiêu,…gây kích ứng lớp niêm mạc.
  • Nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt, tránh những món khô cứng, nhiều góc cạnh.

☛ Tham khảo thêm: Viêm VA nên ăn gì kiêng gì?

Cách xử lý khối VA khi trẻ bị viêm

Bệnh viêm VA nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ dễ chuyển sang dạng mãn tính (khó chữa trị và dễ tái phát lại).Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của trẻ sẽ có những biện pháp chữa trị khác nhau.

Trường hợp nhẹ

Nếu trẻ đang trong giai đoạn đầu, tình trạng viêm nhiễm nhẹ (viêm VA cấp tính) thì chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng:

  •  Hút mũi, rửa mũi để trẻ dễ thở và thuốc sát trùng nhẹ (ephedrin 1%, argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ.
  • Khí dung mũi: corticoid và kháng sinh.
  • Kháng sinh toàn thân: dùng cho những trường hợp nặng và có biến chứng.
  • Nâng đỡ cơ thể.
  • Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, thầy thuốc phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V.A hoặc nạo V.A “nóng” với điều kiện cho kháng sinh liều cao trước và sau khi điều trị, nhưng rất hãn hữu.

➤ Chi tiết về các loại thuốc trong bài: Thuốc uống điều trị viêm VA

Trường hợp nặng

Nếu khối VA bị nhiễm trùng nặng, bệnh tái phát nhiều lần, phì đại lấn chiếm đường thở hay xuất hiện bệnh biến chứng viêm tai, viêm hạch…sẽ được bác sĩ chỉ định nạo loại bỏ. Trước khi thực hiện nạo VA, bạn nên cân nhắc và tìm hiểu về các phương pháp nạo.

  • Trước khi nạo VA: Cần cho trẻ ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc bao gồm có kê đơn và không kê đơn, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau aspirin, ibuprofen, naproxen,…trước 10 ngày. Xác nhận với bác sĩ các bệnh tiền sử của trẻ về dị ứng thuốc, máu khó đông, ưa chảy máu. Đảm bảo dạ đay trẻ trống khi tiến hành phẫu thuật.
  • Sau khi nạo VA: Tuân thủ theo chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ của bác sĩ. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tránh việc tái phát. Nếu có bất kỳ bất thường như chảy máu quá nhiều hay xuất hiện các biến chứng thì đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

➤ Tìm hiểu: Các phương pháp nạo VA

Đẩy lùi viêm VA cho trẻ với Siro Heviho

Giải pháp thế hệ mới dành riêng cho trẻ bị viêm đường hô hấp nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chính là siro Heviho. Đây là sản phẩm có thành phần từ thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả cao mà vẫn an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

Đẩy lùi viêm VA cho trẻ với Siro Heviho 1

Siro Heviho chứa S3-Elebosin từ cây Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm và đạt giải vàng trong Triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc. Sản phẩm giúp giảm ho, long đờm, chống viêm hiệu quả, giúp bé giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, khò khè, ngạt mũi sau 3 đến 5 ngày. Mẹ nên cho trẻ dùng ngay khi có dấu hiệu chớm ho, sổ mũi để đạt hiệu quả cao nhất.

Đẩy lùi viêm VA cho trẻ với Siro Heviho 2

PGS.TS Lê Minh Hà (chủ nhiệm đề tài S3-Elebosin) và sản phẩm Siro Heviho tại Triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc với gần 30 nước tham gia và hơn 100 sáng chế

Trên đây là những thông tin về viêm VA, nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn gì hãy để lại câu hỏi tại bài viết hoặc gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001208để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ!

Bấm vào đây để được giao tận nhà Siro Heviho

Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
  • trịnh thị vân đã bình luận

    05/04/2021 09:21

    con e bị sổ mũi kéo dài, khám viêm Va, gần 6 tuổi rồi, vậy e cho uống loại siro này liều lượng thế nào và uống vào thời gian ...[Xem thêm]
    • Chuyên gia Viêm đường hô hấp đã bình luận

      08/04/2021 14:44

      Chào bạn Trịnh Thị Vân! cảm ơn bạn đã quan tâm, với tình trạng của bé dùng siro Heviho ngày 3 lần mỗi lần 7ml, nên cho bé dùng trước ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »

    Có thể bạn quan tâm

    Loading...