Hỏi: liệu viêm amidan có lây không?

Hỏi:

Chào bác sĩ, năm nay cháu 21 tuổi, hiện đang là sinh viên theo học trên Hà Nội. Hiện tại cháu đang ở cùng một bạn nữa và bạn ấy đang mắc chứng viêm amidan mãn tính, hàng ngày chúng cháu vẫn ăn uống và sinh hoạt cùng nhau. Cháu có một thắc mắc xin bác sĩ giải đáp giúp đó là liệu bị viêm amidan thì có lây không? và cần làm gì để phòng tránh viêm amidan? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Phương Anh – Ninh Bình

Viêm amidan có lây không?

Trả lời:

Chào Phương Anh, cám ơn Phương Anh đã tin tưởng và gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Về vấn đề mà bạn đang lo lắng, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Làm thế nào để biết có bị viêm amidan hay không?

Amidan là tổ chức lympho nằm sau thành họng, có tác dụng sản sinh ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Tuy nhiên, khi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm tấn công ồ ạt khiến amidan không thể chống đỡ nổi dẫn đến hiện tượng sưng viêm, nhiễm trùng, suy giảm chức năng miễn dịch,…tình trạng này được gọi là viêm amidan.

Để biết có bị viêm amidan hay không, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng sau:

Với tình trạng viêm amidan cấp tính

Ở cấp độ này, người bệnh có các triệu chứng lâm sàng như:

  • Đau họng, người bệnh có cảm giác khô, nóng rát họng, đau nhói tai, tình trạng đau sẽ tăng dần khi nuốt
  • Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh
  • Sốt vừa hoặc sốt cao. Với những trường hợp viêm amidan nặng hoặc ở trẻ em có thể sốt cao 39-40 độ
  • Có triệu chứng ho do xuất tiết nhầy ở họng hoặc ho từng cơn do họng bị kích thích
  • Khàn tiếng, thở khò khè, ngáy to (đặc biệt là ở trẻ em)
  • Hơi thở có mùi hôi

Khi này khám họng sẽ thấy:

  • Hai cục amidan sưng to, đỏ và ướt. Có thể thấy mạch máu nổi rõ hoặc các chấm mủ trắng ở các khe, có khi thành đám giống như giả mạc nhưng lấy ra dễ dàng và tan trong nước
  • Trụ trước amidan xung huyết thành nẹp đỏ rực, còn trụ sau amidan cũng bị sưng đỏ, phù nề và dày lên
  • Kèm theo đó là viêm họng khiến niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có xuất tiết nhầy

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm amidan cấp tính: nguyên nhân và cách trị triệt để!

Với viêm amidan mãn tính

1. Làm thế nào để biết có bị viêm amidan hay không? 1

Khác với tình trạng viêm amdian cấp tính, các triệu chứng của viêm amidan mãn tính không biểu hiện rõ ràng. Vì là tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần nên các triệu chứng của viêm amidan mãn tính cũng tương đối giống với viêm amidan cấp tính. Tuy nhiên ở cấp độ này, người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như:

  • Người bệnh có cảm giác vướng víu cổ họng khi nuốt thức ăn hoặc thậm chí là ngay cả khi uống nước
  • Hơi thở có mùi hôi dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn
  • Xuất hiện tình trạng ho khan từng cơn, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy người bệnh thường có những cơn ho kéo dài
  • Thể trạng người bệnh ngày càng yếu ớt, suy kiệt và có thể sốt khi về chiều
  • Do ho nhiều, đau rát cổ họng nên giọng nói của người bệnh bị thay đổi, trở nên khàn đục hơn
  • Với trẻ em thì có thể xuất hiện thêm những triệu chứng khác như chảy nước dãi do tăng tiết dịch, quấy khóc, thở khò khè, chán ăn…
  • Một số trường hợp người bệnh bị khó thở do amidan sưng to làm chẹn họng

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm amidan mãn tính: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết viêm amidan, tuy nhiên để chắc chắn mình có bị mắc chứng bệnh này hay không thì người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và được chẩn đoán chính xác ngay khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ.

2. Viêm amidan có lây không?

Amidan là một khối tân bào nằm trong vòm họng có cấu trúc nhiều hang hốc với nhiệm vụ ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ thể đồng thời sản xuất ra kháng thể igG có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Khi các loại vi khuẩn tấn công hệ hô hấp, chúng làm amidan bị sưng viêm gây cảm giác đau rát, khó chịu ở cổ họng.

Viêm amidan là một căn bệnh phổ biến thuộc nhóm bệnh tai-mũi-họng, nhất là ở những nước có khí hậu nóng ẩm, thời tiết thay đổi thất thường như ở nước ta. Viêm amidan có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ người già, trẻ nhỏ cho tới thanh thiếu niên. Chính vì sự phổ biến của nó nên nhiều người lầm tưởng viêm amidan là một chứng bệnh có thể lây lan.

Điều này không hề đúng khoa học và hoàn toàn sai lầm vì trên thực tế thì viêm amidan được gây ra bởi những nguyên nhân không có khả năng lây lan như:

  • Môi trường ô nhiễm khiến lượng vi khuẩn mà cơ thể tiếp xúc nhiều hơn, nguy cơ mắc viêm amidan cũng cao hơn
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là một nguyên nhân làm gia tăng các loại vi khuẩn trong miệng, tăng nguy cơ viêm amidan
  • Nhiễm vi khuẩn, vi rút có sẵn trong vòm miệng: khi mắc phải một số bệnh răng miệng thì đây là điều kiện khiến các vi khuẩn trong khoang miệng phát triển nhanh chóng và tấn công amidan gây sưng viêm
  • Các tạng bạch huyết phát triển mạnh khiến xuất hiện hạch ở cổ, vòm họng dễ gây viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công dẫn tới viêm amidan
  • Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng mãn tính, cúm, liên tụ cầu…làm các vi khuẩn bội nhiễm tấn công vùng amidan gây viêm
  • Sức đề kháng của cơ thể kém làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công các bộ phận của cơ thể trong đó có amidan
Như vậy viêm amidan không có tính lây lan, không phải bệnh truyền nhiễm! Bạn hoàn toàn có thể an tâm ở cùng với bạn bè bị viêm amidan nhé!

3. Cách phòng tránh viêm amidan hiệu quả

Giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị mắc viêm amidan thì các bạn nên chú ý những điều sau:

3. Cách phòng tránh viêm amidan hiệu quả 1

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn giúp tránh được tình trạng thức ăn ứ đọng, lên men trong miệng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công amidan gây viêm nhiễm.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng giúp làm sạch khoang miệng và tiêu diệt các vi khuẩn có hại
  • Chú ý mặc ấm và giữ ấm vùng cổ trong những ngày lạnh
  • Khi bị viêm amidan hoặc xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm amidan thì tuyệt đối không nên ăn các đồ cay nóng, các thức uống có chứa chất kích thích hoặc caffein, nước đá, nước lạnh…
  • Nếu không may mắc các bệnh về đường hô hấp thì cần điều trị dứt điểm sớm, tránh kéo dài dẫn đến viêm amidan
  • Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 1 năm 1 lần, đặc biệt là sức khỏe tai mũi họng giúp mình chắc chắn về tính trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra còn giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý kết hợp với tập thể dục nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng, chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây hại

Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp bên trên có thể giúp Phương Anh bớt đi phần nào lo lắng và có được những phương pháp phòng tránh viêm amidan hiệu quả nhất.

Ngoài ra Phương Anh và bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin sau về bệnh viêm amidan:

  1. Amidan là gì? Vị trí vai trò của amidan đối với cơ thể
  2. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm amidan mãn tính
  3. Những điều cần biết trước trong và sau khi phẫu thuật cắt amidan
  4. Giải pháp cho Viêm amidan từ thảo dược Việt Nam

Chúc bạn sức khỏe!

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...