Lời cảnh tỉnh về viêm thanh quản cấp ở trẻ em!

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là hậu quả của việc trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sau đó bị ho nhiều, tiếng ho ông ổng rồi dẫn đến triệu chứng khàn tiếng, mất tiếng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. ba mẹ hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ là gì? Có nguy hiểm?

Viêm thanh quản cấp ở trẻ là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp, xảy ra khi niêm mạc thanh quản bị viêm trong khoảng 7-10 ngày. Tình trạng này ở trẻ chủ yếu là do hậu quả của việc cơ thể bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc nhất do sức đề kháng còn yếu, chưa thích nghi kịp với sự thay đổi thời tiết đột ngột. Ngoài ra, trẻ hay ăn đồ lạnh, uống nước đá,… cũng là nguyên nhân gây viêm thanh quản.

➤  Chi tiết: Viêm thanh quản cấp và những điều cần biết!

Viêm thanh quản cấp ở trẻ không phải là chứng bệnh nguy hiểm nếu được phát hiện, chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không chữa hoặc chữa không đúng cách, bệnh diễn tiến nặng dần, trở thành mãn tính sẽ rất khó để điều trị dứt điểm.

Trường hợp nặng, dây thanh quản bị viêm, phù nề, bít tắc khiến oxy không cung cấp đủ lên não gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Nguy hiểm hơn là để virus lan vào phổi, tai, mũi,… sẽ gây các biến chứng như viêm phổi, khó thở, hôn mê sâu.

Ngoài ra, viêm thanh quản ở trẻ kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, tăng sản, sừng hóa thanh quản,… Vì vậy, các bậc cha mẹ không được chủ quan mà cần sớm tìm phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.

Nguyên nhân bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm thanh quản cấp, chủ yếu là do:

  • Do trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus.
  • Trẻ bị viêm amidan, viêm VA.
  • Trẻ nói hoặc hét quá nhiều gây tổn thương thanh quản.
  • Bé bị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày.
  • Ba mẹ không kiểm soát để trẻ uống nhiều nước lạnh.
  • Vấn đề vệ sinh răng miệng của trẻ kém, khiến vùng miệng nhiều vi khuẩn.
  • Trẻ bị dị ứng với hóa chất hoặc khói thuốc lá.

➤ Xem chi tiết hơn: Tổng hợp nguyên nhân gây viêm thanh quản

Triệu chứng khi trẻ mắc viêm thanh quản cấp

Khi mắc viêm thanh quản cấp, trẻ thường có các dấu hiệu điển hình như:

  • Khàn giọngmất tiếng.
  • Ho khan.
  • Ho ông ổng.
  • Khó khăn trong việc nhai nuốt.
  • Sốt.
  • Thanh quản bị sưng đau.
  • Khó thở và có tiếng rít nhẹ khi thở.
  • Ngứa cổ, đau họng.
  • Nghẹt mũi.

Sốt là 1 trong những triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Sốt là một trong những triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em

➤ Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết bị viêm thanh quản

Cảnh tỉnh khi trẻ bị viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp cần phải được theo dõi cẩn thận vì dễ gây khó thở thanh quản và có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Viêm thanh quản ở trẻ thường có các dạng sau:

– Viêm thanh quản hạ thanh môn: là bệnh lý gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, thường phát hiện về ban đêm trên trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện triệu chứng khó thở thanh quản. Tiếng ho cứng, ông ổng, giọng nói gần như bình thường nhưng sau đó trở nên trầm và cứng hơn. Sáng dậy trẻ vẫn chơi bình thường

– Viêm thanh quản co thắt hoặc viêm thanh quản giả bạch hầu: Viêm và phù nề khu trú ở vùng hạ họng, co thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở thường xảy ra nửa đêm về sáng, cơn khó thở và thở rít, giọng khàn. Ho ông ổng, co kéo cơ hô hấp và các cơ liên sườn. Cơn khó thở có thể đi qua trong nửa giờ nhưng có thể tái diễn cơn khó thở khác. Không sốt, không có dấu hiệu toàn thân khác.

– Viêm thanh nhiệt: thanh nhiệt bị sưng nề, nuốt đau, khó thở tăng tiết, nhiều nước bọt, cổ ngả về trước, khó thở tăng khi nằm ngửa thường do vi khuẩn Hemophilus Influenza.

– Viêm thanh quản bạch hầu: Do vi khuẩn Loeffler xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có màng giả. Màng giả trắng, dai, dính, bít tắc đường thở gây khó thở thanh quản nặng dần, nói khàn, kèm theo sốc nhiễm độc nội độc tố khiến tiên lượng rất nặng, dễ dẫn tới tử vong

Điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ em như thế nào?

Thông thường, trẻ em bị viêm thanh quản cấp mức độ nhẹ sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng cũng có nhiều trẻ sẽ bị thời gian kéo dài hơn. Với những trường hợp bệnh nhẹ, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc các mẹo dân gian để chữa cho trẻ. Trường hợp nặng hơn thì có thể dùng thuốc tây hoặc điều trị ngoại khoa.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Khi trẻ bị viêm thanh quản cấp cha mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị cho con tại nhà bằng cách:

  • Để trẻ ngủ đủ giấc và tạo không gian yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi.
  • Cho trẻ uống nước ấm và uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày
  • Giúp trẻ hạn chế nói và đặc biệt không được la hét.
  • Nếu trẻ sốt cao có thể sử dụng thuốc hạ sốt hoặc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên cho trẻ ăn những loại gia vị làm ngứa rát cổ họng như ớt, hoặc đồ ăn khô cứng gây tổn thương thanh quản.
  • Giữ ấm vùng cổ họng cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt.
  • Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ.
  • Mẹ có thể mua máy khí dung về dùng cho trẻ mỗi ngày với nước muối loãng.

Chữa viêm thanh quản cấp cho trẻ bằng mẹo dân gian

Với các trường hợp trẻ bị viêm thanh quản cấp nhưng mức độ nhẹ, các mẹ có thể tham khảo áp dụng các mẹo dân gian để chữa cho trẻ. Những mẹo này thường dùng các loại cây lá trong vườn nhà, chứa các thành phần sát khuẩn tự nhiên nên tương đối an toàn, ít tác dụng phụ, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

Dùng mật ong

Chữa viêm thanh quản cấp cho trẻ bằng mẹo dân gian 1

Thành phần của mật ong chứa nhiều khoáng chất, nguyên tố vi lượng, chất chống oxy hóa cùng các loại vitamin A,B,C,E,… có tác dụng kháng khuẩn mạnh, làm dịu cổ họng nên được dùng để chữa các bệnh khản tiếng, viêm thanh quản.

Các mẹ có thể kết hợp mật ong và lá hẹ, đem chưng cách thủy sau đó chắt nước cho trẻ uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện trong nhiều ngày để kết quả được tốt nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Chữa bằng quả khế chua

Trong quả khế chua chứa nhiều acid olat cùng các vitamin và khoáng chất có tác dụng làm lành nhanh chóng các tổn thương mà viêm thanh quản gây ra. Các mẹ chỉ cần lấy khoảng 2 quả khế chua mang rửa sạch, bỏ đường rìa, cắt thành lát mỏng rồi rải đường lên trên. Tiếp đó mang hỗn hợp khế chua và đường này đi hấp cách thủy, đến lúc khế chín, đường tan hết thì ngừng. Chắt lấy phần nước cốt, cho trẻ uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 3-5ml. Thực hiện đều đặn vài hôm sẽ thấy triệu chứng viêm thanh quản cấp ở trẻ giảm hẳn.

Gừng chữa viêm thanh quản

Gừng là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đinh, ngoài để tăng hương vị cho món ăn, chúng ta có thể dùng gừng để chữa một số bệnh thông thường như viêm đường hô hấp và rối loạn tiêu hóa.

Với thành phần chứa nhiều các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, gừng giúp giảm nhanh tình trạng sưng viêm thanh quản, cải thiện tình trạng khản tiếng, đau họng cực tốt.

Cách chữa viêm thanh quản cho trẻ bằng gừng rất đơn giản, các mẹ lấy một củ gừng tươi mang rửa sạch, cắt thành hạt lựu. Tiếp đó, cho gừng đã thái vào ấm đun sôi trong 15 phút, sau đó lọc lấy nước. Hòa thêm 2 thìa mật ong và vài giọt chanh vào cùng với nước gừng vừa nấu rồi cho trẻ uống từ từ từng chút một để các hoạt chất ngấm vào thanh quản, tăng tác dụng chữa bệnh.

Lưu ý: Các mẹo dân gian chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng chứ không trị bệnh tận gốc. Vì thế các mẹ không được quá lạm dụng các mẹo này, nếu áp dụng sau một thời gian mà không thấy bệnh tiến triển tốt hơn thì nên tìm phương pháp khác phù hợp với trẻ hơn.

Dùng thuốc tây trị viêm thanh quản cho trẻ

Dùng thuốc tây chữa viêm thanh quản được xem là phương pháp tương đối phổ biến hiện nay vì tiện dụng và hiệu quả nhanh chóng.

Dùng thuốc tây trị viêm thanh quản cho trẻ 1

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc điều trị khác nhau, cụ thể:

– Nếu viêm thanh quản ở trẻ do sự tấn công của vi khuẩn, virus (thường là nguyên nhân chủ yếu), các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh để điều trị. Trường hợp trẻ xuất hiện sốt cao, đau họng thì có thể dùng thêm thuốc hạ sốt, giảm đau.

– Còn viêm thanh quản do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, ngoài các thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc trị trào ngược acid.

Tuy hiệu quả nhanh nhưng thuốc tây thường mang lại rất nhiều tác dụng phụ, cần phải thật cẩn trọng khi sử dụng, đặc biệt là với đối tượng trẻ em. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc tây trị viêm thanh quản cho trẻ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời trong quá trình điều trị, cha mẹ cần bám sát phác đồ của bác sĩ để trẻ không gặp những tác dụng phụ.

Phẫu thuật ngoại khoa chữa viêm thanh quản

Với trường hợp viêm thanh quản nặng, xuất hiện khối u tại thanh quản, các bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi để cắt bỏ khối u. Quá trình này diễn ra khá nhanh chóng và ít gây biến chứng. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro hoặc sai sót khi mổ gây nguy hiểm cho trẻ, phụ huynh nên chọn các bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại để thực hiện.

➤  Xem chi tiết hơn: Điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Khi chăm sóc trẻ tại nhà nếu cha mẹ thấy trẻ có những biểu hiện dưới đây thì hãy cho trẻ đi đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có phương pháp điều trị kịp thời:

  • Trẻ mệt lả.
  • Da tái nhợt
  • Trẻ thở khó, khò khè dấu hiệu thiếu oxy
  • Trẻ sốt cao trên 39°C
  • Trẻ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn
  • Tiếng rít khi thở ngày càng to hơn.
  • Trẻ há miệng khi thở đồng thời chảy nhiều nước miếng.

Cách phòng ngừa viêm thanh quản cho trẻ

Để bệnh không tái phát cũng như phòng ngừa nguy cơ trẻ mắc viêm thanh quản, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:

  • Hạn chế cho trẻ thường xuyên ở trong môi trường điều hòa.
  • Vệ sinh tay chân miệng sạch sẽ để không cho vi khuẩn xâm nhập vùng thanh quản.
  • Không để trẻ la hét quá to gây tổn thương thanh quản.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm có nhiều khói và bụi bẩn.
  • Tập thói quen cho trẻ đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
  • Giữ ấm vùng cổ họng cho trẻ đặc biệt là thời điểm giao mùa và vào mùa đông lạnh.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
  • Không cho trẻ sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.
  • Tập cho trẻ thói quen dùng tay che miệng khi hắt xì và không khạc nhổ lung tung.
  • Vệ sinh vùng mũi họng mỗi ngày với nước muối loãng.
  • Bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Siro Heviho giải pháp cho tình trạng viêm thanh quản ở trẻ em

Siro Heviho giải pháp cho tình trạng viêm thanh quản ở trẻ em 1

Hiện nay việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang là xu hướng được nhiều người tin dùng. Siro Heviho là một trong những giải pháp hoàn hảo dành cho bé, sản phẩm đã được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Mạch môn an toàn cho sức khỏe, không có tác dụng phụ như thuốc kháng sinh.

Siro Heviho phù hợp sử dụng cho bé khi bị viêm thanh quản cấp tính, mẹ nên lưu ý nếu không điều trị ngay bệnh có thể trở thành mãn tính rất khó để chữa dứt điểm. Ngoài ra Siro Heviho dễ uống do rất thơm ngon với vị dưa gang đảm bảo bé sẽ rất yêu thích chứ không hề khó khăn như khi cho trẻ uống những loại thuốc đắng khác.

Tại sao mẹ nên lựa chọn Siro Heviho khi trẻ viêm thanh quản cấp:

  1. Siro Heviho đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn
  2. Chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Siro Heviho ngăn chặn rất tốt quá trình viêm, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. (Hợp chất (3S)-DIHYDROELEUTHERINOL-8-O-BETA-D-GLUCOPYRANOZIT phân lập từ rễ cây Sâm đại hành được đặt tên là S3-Elebosin)
  3. Giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, sổ mũi, khò khè khó thở, viêm họng ở trẻ, tăng cường sức đề kháng giúp giảm tái phát.
  4. Siro Heviho là sản phẩm chiết xuất từ 100% thảo dược lành tính, được dùng trong các trường hợp con bị viêm mũi họng, viêm thanh quản, ho dai dẳng lâu ngày, có đờm, ho khan, làm ấm cổ họng và đặc biệt là tăng sức đề kháng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán siro Heviho

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao siro Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)

Để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về cách xử lý các triệu chứng trẻ đang gặp phải ở đường hô hấp, mẹ vui lòng gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...