Viêm amidan

Cắt amidan có nguy hiểm không?

Cắt amidan là tiểu phẫu khá đơn giản nhưng cần cẩn trọng vì chỉ một sơ sót nhỏ có thể gây ra những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí tính mạng. Vậy cắt amidan có nguy hiểm không? Cùng trả lời câu hỏi trên qua những thông tin dưới đây. Mục lụcKhi nào nên cắt amidan?Cắt amidan có nguy hiểm không?Tình trạng chảy máuBiến chứng của gây mêNhiễm trùngCác biến chứng khácHạn chế nguy hiểm khi cắt amidan bằng cách nào?Chăm sóc người bệnh sau cắt amidanTìm hiểu một số phương pháp cắt amidan hiện nay Khi nào nên cắt amidan? Amidan là tế bào lympho có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại. Amidan còn là nơi sản xuất các kháng thể IgG rất cần thiết đối với miễn dịch cơ thể. Khi amidan chống lại sự tấn công của các yếu tố gây hại ồ ạt vào mũi họng quá mức khiến bộ phận này bị viêm, sưng đỏ. Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm amidan nào cũng đều phải cắt? Tùy từng trường hợp được chỉ định cắt amidan hay không. Cắt amidan là thủ thuật loại bỏ hai khối amidan hoàn toàn từ phía sau cổ họng. Thủ thuật này thường được áp dụng cho những trường hợp: Bị viêm amidan tái phát thường xuyên Người bệnh bị áp xe amidan Người bệnh bị khó thở, tắc nghẽn họng, ngưng thở khi ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát rất nhiều lần Viêm amindan gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc những biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận… Người bệnh được chỉ định cắt amidan khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ ác tính. Thông thường, với những trẻ trên 5 tuổi bắt đầu được cắt amidan. Với một số trường hợp trẻ dưới 5 tuổi nhưng amidan quá to cũng được chỉ định cắt. Hiện nay, nhiều trường hợp trên 50 tuổi vẫn cắt amidan. Cần lưu ý, cắt amidan phải được bác sĩ chỉ định. Những đối tượng không được chỉ định cắt amidan: Trẻ em dưới 5 tuổi Phụ nữ đang có thai, đang cho con bú hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt Người có tiền sử mắc các bệnh như cao huyết áp, rối loạn đông máu, suy tim… Cắt amidan có nguy hiểm không? Phẫu thuật cắt amidan là thủ thuật đơn giản và dễ thực hiện nên tương đối an toàn. Đối với bác sĩ có chuyên môn sẽ không mất nhiều thời gian để thực hiện thủ thuật này. Tuy nhiên phương pháp nào cũng vậy, không thể đảm bảo chắc chắn là an toàn tuyệt đối, vẫn có những rủi ro tiềm ẩn. Và thực tế, có một số biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện thủ thuật này cụ thể: Tình trạng chảy máu Theo thống kê, có tới 2 – 3 % trường hợp cắt amidan bị chảy máu. Trong quá trình phẫu thuật nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể khiến người bệnh bị rối loạn đông máu hoặc chế độ sinh hoạt và ăn uống không đúng cách sau khi cắt amidan dẫn tới chảy máu. Với tình trạng xuất huyết nguyên phát (trong vòng 24 giờ): Nguyên nhân do bác sĩ làm đứt mạch máu gần amidan Xuất huyết thứ phát: Thường do các vẩy bong tróc khỏi vết thương hoặc sinh hoạt không đúng cách Bên cạnh đó, trong quá trình cắt amidan, người bệnh sẽ nuốt một ít máu. Sau phẫu thuật, máu chảy ra cùng nước bọt hoặc khi nôn. Máu thường có màu nâu như bã cà phê. Những trường hợp này không đáng ngại, nhưng nếu máu chảy liên tục cần báo ngay cho bác sĩ. Biến chứng của gây mê Để giảm mức độ đau của thủ thuật cắt amidan, người bệnh sẽ được gây mê. Trong một số trường hợp có thể xảy ra sốc phản vệ do cơ thể phản ứng lại với các thành phần của thuốc. Một số triệu chứng của sốc phản vệ như: Buồn nôn và nôn Sốt cao Suy hô hấp… Do đó, trước khi thực hiện dẫn mê cũng như phẫu thuật người bệnh cần được kiểm tra cũng như làm xét nghiệm cụ thể để kiểm tra phản ứng của bản thân. Nhiễm trùng Amidan bị viêm nhiễm có chứa khá nhiều vi trùng, trong trường hợp bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý sau cắt amidan cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Các biến chứng thường gặp như: Viêm hố mổ: Các trụ và mãn hầu tấy đỏ và phù nề nghiêm trọng, vùng hàm có nhiều giả mạc dày, màu xám; cổ sưng đau, nổi hạch; bệnh nhân sốt cao. Viêm tai giữa cấp tính: Trẻ sốt cao, đau tai Viêm phế quản: Thường gặp ở người bệnh hít máu và chất bẩn trong quá trình gây mê và cắt amidan Tình trạng nhiễm khuẩn huyết do viêm tắc mạch cảnh: Người bệnh có dấu hiệu sốt cao, rét run, cổ sưng tấy, mặt nhiễm khuẩn có thể dẫn tới tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Các biến chứng khác Ngoài các biến chứng trên, phẫu thuật cắt amidan có thể gây ra các biến chứng như: Sụt cân Ăn uống không ngon miệng Mất nước Phù nề lưỡi gà Hơi thở có mùi hôi Chảy nước bọt Nổi ban và đau đầu Giọng nói có thể bị thay đổi hoặc khó nói sau khi cắt amidan Hạn chế nguy hiểm khi cắt amidan bằng cách nào? Cắt amidan tuy là thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro, biến chứng (như đã nói ở trên). Vậy để hạn chế những nguy hiểm mà cắt amidan có thể gây ra thì người bệnh cần làm như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý: Chuẩn bị tinh thần và thể lực tốt trước khi tiến hành phẫu thuật. Một thể lực tốt sẽ giúp chúng ta nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật hơn Nên lựa chọn địa chỉ cắt amidan là bệnh viện uy tín với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, như vậy sẽ tránh được các tai nạn, rủi ro do tay nghề kém của bác sĩ gây ra. Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tiên tiến, hiện đại cũng hạn chế được phần nào nguy hiểm. Chẳng hạn lựa chọn cắt amidan bằng náy Coblator sẽ ít gây đau đớn, hạn chế chảy máu, thời gian thực hiện ngắn, sau phẫu thuật người bệnh phục hồi nhanh, biến chứng và rủi ro sau phẫu thuật vì thế mà cũng được hạn chế tối đa. Tuy nhiên phương pháp này lại chi phí lại khá đắt đỏ nên nhiều người bệnh có thể sẽ cân nhắc khi thực hiện Nếu phẫu thuật phải gây mê thì người bệnh cần yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm, làm các xét nghiệm cụ thể xem cơ thể có phù hợp với loại thuốc mê đó không. Như vậy sẽ tránh được rủi ro, biến chứng mà thuốc gây mê có thể gây ra. Tìm hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng cũng như phương pháp chăm sóc người bệnh sau cắt amidan, những gì nên làm và những gì nên tránh. Như vậy sẽ giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng và một số biến chứng khác sau cắt amidan. Chăm sóc người bệnh sau cắt amidan Cắt amidan có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng người bệnh, chăm sóc sau phẫu thuật và tay nghề của bác sĩ. Để phòng biến chứng sau cắt amidan ngoài việc chọn cơ sở uy tín để thực hiện cần có chế độ chăm sóc đúng cách. Chế độ sinh hoạt Sau 4 giờ đầu sau khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan tuyệt đối không được vận động mạnh. Nằm cần nằm nghiêng và không dùng gối nhằm tránh gây chảy máu vết thương. Người nhà cần theo dõi kỹ, nếu xảy ra biến chứng cần đưa người bệnh tới ngay trung tâm y tế Kiêng nói những ngày đầu tiên để tránh sự co kéo của các cơ trong vùng họng để tránh tình trạng giọng nói sau này bị ảnh hưởng Giữ ấm vùng cổ để vết thương nhanh hồi phục (thông thường thời gian hồi phục tầm 14 ngày). Vệ sinh miệng sạch sẽ để tránh gây viêm họng sau cắt amidan. Khi súc miệng cần lưu ý không được khạc mạnh để tránh bong giả mạc (lớp màng trắng có tác dụng bảo vệ và cầm máu hốc mủ sau cắt amidan, chúng tự bong từ 7 – 10 ngày). Cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám đúng lịch hẹn Chế độ ăn uống Cần chế biến các món ăn dạng nhừ, dễ ăn, dễ tiêu hóa. Cần tránh các chất chua, cay, thực phẩm cứng, nóng trong khoảng thời gian ít nhất 10 – 12 ngày. Cần tích cực uống nhiều nước đặc biệt là các loại nước ép hoa quả, sữa tươi, sữa chua…rất tốt cho người bệnh vừa phẫu thuật amidan Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá tránh kích thích Tìm hiểu một số phương pháp cắt amidan hiện nay Cắt amidan bằng máy Coblator Đây được coi là phương pháp cắt amidan hiện đại nhất ở nước ta cho đến hiện tại. Phương pháp này sử dụng sóng điện từ có tần số cao (hay còn gọi là sóng radio) kết hợp với đầu dò thông minh và kính soi điện tử hiện đại. Khi máy hoạt động, nguồn năng lượng từ sóng radio sẽ tạo ra một đám mây dẫn điện (gọi là dao plasma) giúp phá hủy các mô tế bào với nhiệt độ từ 60-70 độ C. Mức nhiệt này thấp hơn rất nhiêu so với dao điện hoặc laser (với mức nhiệt từ 200-300 độ C) Chính vì thế cắt amidan bằng Coblator có rất nhiều ưu điểm như: Ít gây đau, không gây bỏng cho người bệnh Sử dụng dòng điện tạo ra bằng sóng cao tần giúp cầm máu tốt trong quá trình phẫu thuật. Thời gian thực hiện nhanh, chỉ từ 15-20 phút Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các tổ chức viêm nhiễm, hạn chế tối đa biến chứng và rủi ro phẫu thuật Người bệnh phục hồi nhanh, người bệnh có thể xuất việt sau 4h phẫu thuật và có thể nói được chỉ sau mổ 1 ngày. Với rất nhiều ưu điểm như đã kể ở trên, vậy nhược điểm của phương pháp này là gì? Nhược điểm duy nhất của cắt amidan bằng máy Coblator chính là chi phí cao nên rất nhiều người bệnh còn cân nhắc, e ngại khi muốn sử dụng công nghệ này. Cắt amidan bằng Electrocautery Phương pháp này sử dụng năng lượng điện tác động vào khối amidan bị viêm giúp loại bỏ chúng trong thời gian ngắn. Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế tối đa tình trạng mất máu, thời gian thực hiện nhanh chóng. Còn nhược điểm là trong quá trình thực hiện có thể gây tổn thương các mô khác ở xung quanh khối amidan. Cùng với đó là người bệnh thường cảm thấy đau rát và khó chịu sau khi phẫu thuật. Cắt amidan bằng Laser Đây là phương pháp được khá nhiều bệnh viện áp dụng hiện nay. Phương pháp này sử dụng năng lượng của các bước sóng ánh sáng để loại bỏ khối amidan tổn thương. Ưu điểm khi cắt amidan bằng Laser: Thời gian phẫu thuật nhanh Vùng amidan bị viêm được loại bỏ tối ưu mà không gây ảnh hưởng đến vùng mô xung quanh Hạn chế chảy máu do tia laser có độ ấm nên có thể cầm máu khá tốt Tia laser có khả năng diệt khuẩn nên hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật Nhược điểm: Sau khi hết thuốc tê người bệnh sẽ cảm thấy đau Vết cắt có thể để lại sẹo, gây ảnh hưởng đến dây thanh quản dẫn tới khàn giọng Việc chọn chỗ phẫu thuật không uy tín hoặc quá trình chăm sóc sau mổ không tốt có thể khiến vết mổ bị nhiễm trùng. Cắt amidan bằng phương pháp Sluder Phương pháp này thực hiện bằng cách gây mê bệnh nhân sau đó lấy toàn bộ khối amidan bị viêm ra ngoài thông qua một lỗ cửa sổ của dụng cụ. Ưu điểm của phương pháp này là giúp loại bỏ được khối amidan có kích thước lớn, lấy được cả chân cuống amidan. Quá trình thực hiện cũng nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là gây biến chứng hậu phẫu cao, chẳng hạn như biến chứng ngất do gây mê, nhiễm khuẩn và chảy máu sau phẫu thuật. Cắt amidan tuy là tiểu phẫu đơn giản, dễ thực hiện nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu người bệnh không tìm hiểu kỹ cũng như lựa chọn nơi phẫu thuật không uy tín. Với những chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn hiểu rõ hơn về những rủi ro mà phương pháp này có thể mang lại, đồng thời bổ sung thêm kiến thức giúp bản thân và gia đình có thể hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải những nguy hiểm này. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này, các bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. Chia sẻ0

Hỏi: liệu viêm amidan có lây không?

Hỏi: Chào bác sĩ, năm nay cháu 21 tuổi, hiện đang là sinh viên theo học trên Hà Nội. Hiện tại cháu đang ở cùng một bạn nữa và bạn ấy đang mắc chứng viêm amidan mãn tính, hàng ngày chúng cháu vẫn ăn uống và sinh hoạt cùng nhau. Cháu có một thắc mắc xin bác sĩ giải đáp giúp đó là liệu bị viêm amidan thì có lây không? và cần làm gì để phòng tránh viêm amidan? Cháu cảm ơn bác sĩ. Phương Anh – Ninh Bình Trả lời: Chào Phương Anh, cám ơn Phương Anh đã tin tưởng và gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Về vấn đề mà bạn đang lo lắng, chúng tôi xin được giải đáp như sau: 1. Làm thế nào để biết có bị viêm amidan hay không? Amidan là tổ chức lympho nằm sau thành họng, có tác dụng sản sinh ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Tuy nhiên, khi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm tấn công ồ ạt khiến amidan không thể chống đỡ nổi dẫn đến hiện tượng sưng viêm, nhiễm trùng, suy giảm chức năng miễn dịch,…tình trạng này được gọi là viêm amidan. Để biết có bị viêm amidan hay không, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng sau: Với tình trạng viêm amidan cấp tính Ở cấp độ này, người bệnh có các triệu chứng lâm sàng như: Đau họng, người bệnh có cảm giác khô, nóng rát họng, đau nhói tai, tình trạng đau sẽ tăng dần khi nuốt Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh Sốt vừa hoặc sốt cao. Với những trường hợp viêm amidan nặng hoặc ở trẻ em có thể sốt cao 39-40 độ Có triệu chứng ho do xuất tiết nhầy ở họng hoặc ho từng cơn do họng bị kích thích Khàn tiếng, thở khò khè, ngáy to (đặc biệt là ở trẻ em) Hơi thở có mùi hôi Khi này khám họng sẽ thấy: Hai cục amidan sưng to, đỏ và ướt. Có thể thấy mạch máu nổi rõ hoặc các chấm mủ trắng ở các khe, có khi thành đám giống như giả mạc nhưng lấy ra dễ dàng và tan trong nước Trụ trước amidan xung huyết thành nẹp đỏ rực, còn trụ sau amidan cũng bị sưng đỏ, phù nề và dày lên Kèm theo đó là viêm họng khiến niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có xuất tiết nhầy ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm amidan cấp tính: nguyên nhân và cách trị triệt để! Với viêm amidan mãn tính Khác với tình trạng viêm amdian cấp tính, các triệu chứng của viêm amidan mãn tính không biểu hiện rõ ràng. Vì là tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần nên các triệu chứng của viêm amidan mãn tính cũng tương đối giống với viêm amidan cấp tính. Tuy nhiên ở cấp độ này, người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như: Người bệnh có cảm giác vướng víu cổ họng khi nuốt thức ăn hoặc thậm chí là ngay cả khi uống nước Hơi thở có mùi hôi dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn Xuất hiện tình trạng ho khan từng cơn, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy người bệnh thường có những cơn ho kéo dài Thể trạng người bệnh ngày càng yếu ớt, suy kiệt và có thể sốt khi về chiều Do ho nhiều, đau rát cổ họng nên giọng nói của người bệnh bị thay đổi, trở nên khàn đục hơn Với trẻ em thì có thể xuất hiện thêm những triệu chứng khác như chảy nước dãi do tăng tiết dịch, quấy khóc, thở khò khè, chán ăn… Một số trường hợp người bệnh bị khó thở do amidan sưng to làm chẹn họng ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm amidan mãn tính: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Trên đây là các dấu hiệu nhận biết viêm amidan, tuy nhiên để chắc chắn mình có bị mắc chứng bệnh này hay không thì người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và được chẩn đoán chính xác ngay khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ. 2. Viêm amidan có lây không? Amidan là một khối tân bào nằm trong vòm họng có cấu trúc nhiều hang hốc với nhiệm vụ ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ thể đồng thời sản xuất ra kháng thể igG có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Khi các loại vi khuẩn tấn công hệ hô hấp, chúng làm amidan bị sưng viêm gây cảm giác đau rát, khó chịu ở cổ họng. Viêm amidan là một căn bệnh phổ biến thuộc nhóm bệnh tai-mũi-họng, nhất là ở những nước có khí hậu nóng ẩm, thời tiết thay đổi thất thường như ở nước ta. Viêm amidan có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ người già, trẻ nhỏ cho tới thanh thiếu niên. Chính vì sự phổ biến của nó nên nhiều người lầm tưởng viêm amidan là một chứng bệnh có thể lây lan. Điều này không hề đúng khoa học và hoàn toàn sai lầm vì trên thực tế thì viêm amidan được gây ra bởi những nguyên nhân không có khả năng lây lan như: Môi trường ô nhiễm khiến lượng vi khuẩn mà cơ thể tiếp xúc nhiều hơn, nguy cơ mắc viêm amidan cũng cao hơn Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là một nguyên nhân làm gia tăng các loại vi khuẩn trong miệng, tăng nguy cơ viêm amidan Nhiễm vi khuẩn, vi rút có sẵn trong vòm miệng: khi mắc phải một số bệnh răng miệng thì đây là điều kiện khiến các vi khuẩn trong khoang miệng phát triển nhanh chóng và tấn công amidan gây sưng viêm Các tạng bạch huyết phát triển mạnh khiến xuất hiện hạch ở cổ, vòm họng dễ gây viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công dẫn tới viêm amidan Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng mãn tính, cúm, liên tụ cầu…làm các vi khuẩn bội nhiễm tấn công vùng amidan gây viêm Sức đề kháng của cơ thể kém làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công các bộ phận của cơ thể trong đó có amidan Như vậy viêm amidan không có tính lây lan, không phải bệnh truyền nhiễm! Bạn hoàn toàn có thể an tâm ở cùng với bạn bè bị viêm amidan nhé! 3. Cách phòng tránh viêm amidan hiệu quả Giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị mắc viêm amidan thì các bạn nên chú ý những điều sau: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn giúp tránh được tình trạng thức ăn ứ đọng, lên men trong miệng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công amidan gây viêm nhiễm. Súc miệng bằng nước muối loãng giúp làm sạch khoang miệng và tiêu diệt các vi khuẩn có hại Chú ý mặc ấm và giữ ấm vùng cổ trong những ngày lạnh Khi bị viêm amidan hoặc xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm amidan thì tuyệt đối không nên ăn các đồ cay nóng, các thức uống có chứa chất kích thích hoặc caffein, nước đá, nước lạnh… Nếu không may mắc các bệnh về đường hô hấp thì cần điều trị dứt điểm sớm, tránh kéo dài dẫn đến viêm amidan Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 1 năm 1 lần, đặc biệt là sức khỏe tai mũi họng giúp mình chắc chắn về tính trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra còn giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra. Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý kết hợp với tập thể dục nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng, chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây hại Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp bên trên có thể giúp Phương Anh bớt đi phần nào lo lắng và có được những phương pháp phòng tránh viêm amidan hiệu quả nhất. Ngoài ra Phương Anh và bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin sau về bệnh viêm amidan: Amidan là gì? Vị trí vai trò của amidan đối với cơ thể Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm amidan mãn tính Những điều cần biết trước trong và sau khi phẫu thuật cắt amidan Giải pháp cho Viêm amidan từ thảo dược Việt Nam Chúc bạn sức khỏe! Chia sẻ0

Amidan bình thường có dấu hiệu bị viêm phải làm sao?

Amidan bình thường bỗng dưng xuất hiện dấu hiệu bị viêm làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người mắc. Vậy phải làm gì để nhanh chóng thoát khỏi chứng bệnh này? Các bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây. Mục lụcAmidan bình thường và amidan bị viêmNguyên nhân khiến amidan bình thường bị viêmDấu hiệu khi amidan bình thường bị viêmLàm gì khi amidan bình thường có dấu hiệu bị viêmSử dụng thuốc tây yCác mẹo dân gianPhẫu thuật cắt amidanSử dụng sản phẩm thảo dượcMột số lưu ý khi amidan bình thường có dấu hiệu bị viêm Amidan bình thường và amidan bị viêm Amidan là các hạch bạch huyết nằm hai bên thành sau họng, có chức năng miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn và virus từ môi trường bên ngoài vào cơ thể. Ngoài ra amidan còn sản sinh ra kháng thể IgG giúp tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch. Viêm amidan xảy ra khi vi khuẩn và virus tấn công ồ ạt khiến bộ phận này không thể chống đỡ nổi dẫn tới hiện tượng sưng đỏ, nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời viêm amidan có thể gây nên những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận, sốt thấp khớp,… Nguyên nhân khiến amidan bình thường bị viêm Do vi khuẩn (streptococcus) hoặc virus như Epstein-Barr, herpes, cúm, enterovirus,… gây viêm Do vi khuẩn bạch hầu gây ra gỉa mạc làm nghẽn đường thở và tạo ra độc tố. Do sức đề kháng cơ thể yếu Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh Do thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường sống ô nhiễm Bị mắc các bệnh khác như: Cúm, ho gà, sởi hay bệnh răng miệng …cũng là nguyên nhân gây viêm amidan Dấu hiệu khi amidan bình thường bị viêm Amidan sưng đỏ và đau rát Họng đau, khó nuốt Ho, nghẹt mũi, khó thở Sốt cao, nhức đầu Chảy dịch hốc mũi Xét nghiệm máu thì thấy lượng bạch cầu tăng cao Làm gì khi amidan bình thường có dấu hiệu bị viêm Sử dụng thuốc tây y Sử dụng thuốc tây y chữa viêm amidan là một trong những cách phổ biến hiện nay vì tính tiện lợi, giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên sử dụng thuốc tây sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần cân nhắc đồng thời tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phương pháp này thường áp dụng cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể khác nhau. Các thuốc thường được sử dụng như: Thuốc kháng sinh: Penicillin, clamoxyl, augmentine, zinnat, cephalexin,… Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, ibuprofen,.. Thuốc giảm phù nề, xung huyết: Amitase, alpha choay,… Thuốc kháng viêm, kháng khuẩn tại chỗ: Betadine, lysopaine,… Các thuốc giảm ho, dung dịch súc họng,… Việc sử dụng thuốc tây y chữa viêm amidan cần tuân thủ đúng chỉ dẫn và liều lượng của bác sĩ, tránh trường hợp sử dụng không đúng gây nên những tác dụng phụ không đáng có hoặc dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc. Các mẹo dân gian Chữa viêm amidan bằng các mẹo dân gian cũng được khá nhiều người bệnh áp dụng vì nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, lành tính. Các nguyên liệu thường dùng như: Mật ong: Mật ong chứa nhiều hoạt chất chống viêm, kích thích làm lành các tổn thương vùng niêm mạc họng. Người bị viêm amidan có thể dùng mật ong hòa cùng nước cốt chanh sau đó ngậm và nuốt từ từ sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh đáng kể. Lá tía tô: Đun sôi 500ml nước cùng với mận và đại táo xay nhuyễn, sau đó cho thêm 6g lá tía tô và 3g lá trà vào đun cùng trong 20 phút. Khi nguội thì chắt lấy nước và cho người bệnh uống, kiên trì thực hiện sẽ thấy giảm các triệu chứng viêm amidan rõ rệt. Tỏi: Tỏi có tính kháng viêm cao, thường được sử dụng nhằm phòng ngừa và đẩy lùi các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Người bị viêm amidan có thể ăn trực tiếp vài tép tỏi mỗi ngày hoặc giã nhuyễn xong ngâm với mật ong rồi ngậm dung dịch đó sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. Cây rẻ quạt (xạ can): Rửa sạch lá cây xạ can sau đó nhai và nuốt cùng một nhúm muối. Kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày, mỗi lần một vài lá trong khoảng 5-7 ngày sẽ giúp giảm triệu chứng viêm amidan. Chữa viêm amidan bằng các mẹo dân gian rất đơn giản, có thể thực hiện tại nhà, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, làm giảm triệu chứng mà không tác động đến căn nguyên gây ra bệnh. Vì vậy với các trường hợp viêm amidan thể nặng như viêm amidan hốc mủ hay viêm amidan mãn tính thì phương pháp này không mang lại hiệu quả tối ưu. Phẫu thuật cắt amidan Cắt amidan được coi là một trong những phương pháp điều trị triệt để viêm amidan hốc mủ và viêm amidan mãn tính nặng. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm amidan nào cũng áp dụng phương pháp này vì cắt amidan có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh viêm amidan chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp: Viêm amidan tái phát trên 6 lần/năm và trong 2 năm liên tiếp Bệnh gây các biến chứng nguy hiểm như áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim,… Amidan quá phát, sưng to cản trở ăn uống, gây tình trạng ngưng thở khi ngủ Viêm amidan không thích ứng với các biện pháp điều trị khác Amidan sưng to nghi ngờ ung thư amidan. Sử dụng sản phẩm thảo dược Một phương pháp đẩy lùi viêm amidan nhanh chóng, hiệu quả và cực kỳ an toàn đó là sử dụng các sản phẩm với chiết xuất thảo dược như Heviho. Heviho là sản phẩm duy nhất chứa S3 – Elebosin® được phát triển và kế thừa từ đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài Sâm đại hành (Eleutherin bulbosa (Mill.) Urb.) và Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.) (họ La dơn (Iridaceae))” của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Ngoài ra Heviho còn bổ sung thêm thảo dược Xạ can, Xuyên bối, Cát cánh, Mạch môn đều là những vị thuốc hàng đầu được sử dụng để chữa các bệnh Viêm đường hô hấp cấp và mạn tính: Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho đờm dai dẳng, kích ứng họng… Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Như vậy, Heviho vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra. Một số lưu ý khi amidan bình thường có dấu hiệu bị viêm Khi bị có dấu hiệu bị viêm cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp Không tự ý mua thuốc về điều trị, cần dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ Không nên tùy tiện cắt amidan ở những cơ sở không uy tín. Việc cắt amidan cần được xem xét và nhận được sự tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn. Khi bị viêm amidan người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất. Nên uống nhiều nước để duy trì thân nhiệt ổn định và giảm cảm giác khó chịu cổ họng Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, họng khi trời lạnh Viêm amidan là chứng bệnh nguy hiểm với những triệu chứng phức tạp. Nếu còn thắc mắc về chứng bệnh này các bạn có thể gọi về  tổng đài tư vấn miễn cước 18001208  để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu do viêm amidan nhé. Chia sẻ0

Bị viêm amidan khi mang thai phải làm sao?

Viêm amidan khi mang thai là bệnh lý không hề đơn giản, nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy bị viêm amidan khi mang thai phải làm sao? Các mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcTìm hiểu bệnh viêm amidanBị viêm amidan khi mang thai có nguy hiểm?Cách điều trị viêm amidan khi mang thaiĐiều trị y tếSử dụng các biện pháp dân gianBiện pháp phòng ngừa viêm amidan khi mang thai Tìm hiểu bệnh viêm amidan Amidan là tổ chức bạch huyết lớn, nằm phía dưới niêm mạc hầu, nơi giao nhau giữa đường ăn uống và đường hô hấp. Amidan có vai trò sản sinh ra các kháng thể tăng cường đề kháng, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ ngoài môi trường vào trong cơ thể. Viêm amidan xảy ra khi vi khuẩn, virus từ bên ngoài tấn công ồ ạt khiến amidan không chống đỡ nổi dẫn đến tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ chuyển thành viêm amidan mãn tính rất khó điều trị, thậm chí dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bị viêm amidan khi mang thai có nguy hiểm? Bị viêm amidan khi mang thai sẽ tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt là nếu không điều trị đúng cách, kịp thời sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến xương khớp, tim, thận ở thai nhi và nhiễm trùng máu, phù mạch ở mẹ. Mắc viêm amidan trong thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ thống miễn dịch của mẹ rất yếu. Mẹ đang mang thai bị viêm amidan có thể bị tổn thương dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là sẩy thai. Điều này xảy ra khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ cơ thể người mẹ sau đó di chuyển đến thai nhi gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi và có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như sinh non, nhiễm trùng tử cung, thai nhi phát triển không tốt, đặc biệt là ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Nhiều trường hợp viêm amidan trong thai kỳ biến chứng thành mãn tính gây tổn hại đến hệ thống miễn dịch của người mẹ dẫn đến tăng nguy cơ các mầm bệnh ngoài cơ thể tấn công vào các cơ quan khác của cơ thể. Hầu hết các trường hợp mang thai bị viêm amidan mãn tính thì đều phải sinh mổ. Trường hợp thai phụ bị viêm amidan do liên cầu khuẩn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tim và thận, gây các biến chứng nguy hiểm như sốt cao kèm đau nhức khớp thậm chí là tử vong. Vì vậy thai phụ cần đến bệnh viên ngay khi nhận thấy các triệu chứng của viêm amidan để tránh các biến chứng không mong muốn. Cách điều trị viêm amidan khi mang thai Điều trị viêm amidan khi mang thai cần phải kịp thời, đúng lúc và đúng phương pháp. Thông thường việc sử dụng thuốc trong trường hợp này là không được khuyến cáo trừ khi thật sự cần thiết. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ. Một số phương pháp điều trị viêm amidan khi mang thai được kể đến bao gồm: Điều trị y tế Điều trị viêm amidan ngay khi nhận thấy có triệu chứng là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho thai nhi. Bác sĩ sẽ đề nghị một số phương pháp xử lý sau: Rửa, vệ sinh amidan bằng thảo dược Sử dụng các loại thuốc xịt, ngâm khử trùng cho amidan Dùng xịt chống viêm có tác dụng tại chỗ Dùng chất khử trùng để làm sạch amidan Bôi trơn và sát trùng các tuyến Sử dụng các chất phụ gia có hoạt tính sinh học (BBA) để tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng thời gian hồi phục bệnh Trong các trường hợp tình trạng viêm amidan của mẹ bầu nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh như Penicillin thường được kê đơn cho trường hợp viêm Amidan hốc mủ bã đậu. Chlorhexidine, Miramistin Tantum Verde (thuốc xịt) và Lisobakt (viên nén) Tuy nhiên việc sử dụng thuốc để điều trị viêm amidan khi mang thai cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Nghiêm cấm tự ý sử dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc sai liều lượng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng Sử dụng các biện pháp dân gian Sử dụng các phương pháp dân gian được coi là an toàn, không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên phải kiên trì trong thời gian dài thì mới thấy được hiệu quả của các phương pháp này. Keo ong Keo ong là một hỗn hợp mà ong mật thu được từ các chồi cây, nhựa cây và các nguồn thực vật khác. Sử dụng keo ong điều trị viêm amidan được coi như một biện pháp điều trị viêm amidan tự nhiên và gần như vô hại đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, sử dụng keo ong đôi khi có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: Đỏ, ngứa rát cổ họng. Thảo dược Các loại thảo dược như rễ cây Ngưu bàng tử, củ cải đỏ,… thường được coi như bài thuốc điều trị viêm amidan tự nhiên. Trong y học cổ truyền các vị thuốc này có thể bôi trơn amidan và cải thiện cảm giác đau đớn. Người bệnh viêm amidan có thể dùng nước sắc các loại thảo dược này để súc miệng. Mật ong và quất   Mật ong có tính kháng viêm cao, giúp nhanh chóng làm lành các tổn thương niêm mạc. Mật ong và quất là công thức điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, viêm phế quản và viêm amidan. Người bệnh có thể chưng một vài quả quất cùng với một lượng mật ong vừa đủ rồi uống nước hoặc nhai nuốt cả bã để điều trị. Lưu ý: Việc áp dụng các biện pháp điều trị viêm amidan khi mang thai cần được chỉ định và theo dõi từ bác sĩ chuyên môn. Người bệnh không tự ý áp dụng các biện pháp điều trị để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Biện pháp phòng ngừa viêm amidan khi mang thai Để thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa viêm amidan như sau: Nên súc miệng thường xuyên với nước muối ấm để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh vì muối có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa một số bệnh lý. Sử dụng trà chanh với một ít mật ong mỗi ngày để bổ sung vitamin C. Biên pháp này có thể giúp nâng cao hệ thống miễn dịch và làm dịu cổ họng của người bệnh. Trà gừng cũng là một phương thuốc hiệu quả để phòng ngừa và điều trị viêm amidan khi mang thai. Ngoài ra, thai phụ có thể thêm một ít bột nghệ vào trà gừng để tăng đặc tính kháng khuẩn và cải thiện hương vị. Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất. Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh, protein để nâng cao hệ thống miễn dịch Tránh xa các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột, thức ăn cay vì chúng có thể khiến tình trạng viêm amidan thêm nghiêm trọng. Nếu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ cũng cần trao đổi với bác sĩ Uống nhiều nước, luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh Trên đây là những thông tin về chứng bệnh viêm amidan khi mang thai. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và thai nhi, để có một thai kỳ khỏe mạnh. Chia sẻ0

Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói?

Rất nhiều người bệnh phải phẫu thuật cắt amidan lo lắng không biết việc cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không? Để giải đáp thắc mắc này các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcVị trí, vai trò của amidanKhi nào cần cắt amidanSau khi cắt amidan xong có bị đổi giọng không?Một số lưu ý sau khi cắt amidan để nhanh khôi phục giọng nói Vị trí, vai trò của amidan Amidan là tổ chức lympho nằm hai bên phía sau thành họng (giao điểm giữa đường ăn và đường thở), có chức năng sản sinh ra các kháng thể giúp cơ thể tăng cường đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Vì nằm ở vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở nên amidan rất dễ bị nhiễm trùng, sưng viêm. Hiện tượng này xảy ra khi vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt khiến amidan không chống đỡ nổi dẫn đến viêm. Khi đó người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau rát họng, amidan sưng đỏ, khó nuốt, khàn giọng, sốt, ho,… Viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, nặng hơn là viêm cầu thận, thấp tim, viêm khớp,… Khi nào cần cắt amidan Phẫu thuật cắt amidan là một trong những phương pháp điều trị triệt để viêm amidan. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm amidan nào cũng điều trị bằng phương pháp này. Cắt amidan được chỉ định trong các trường hợp: Bị viêm amidan mãn tình có hơn 6 đợt tái phát/năm và trong 2 năm liên tiếp. Viêm amidan mãn tính kéo dài đã được điều trị tích cực từ 4-6 tuần nhưng các triệu chứng vẫn không giảm Bị áp xe quanh amidan và có ít nhất một lần phải nhập viện điều trị Viêm amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ nghi ngờ ung thư amidan Viêm amidan quá phát gây bít tắc hô hấp trên dẫn đến ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, bất thường về phát âm, chậm phát triển thể chất ở trẻ nhỏ. Viêm amidan gây các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, sốt thấp khớp, viêm tai giữa, viêm xoang,… Amidan nên cắt ở trẻ lớn hơn 4 tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt khi amidan quá to gây nên những cơn ngưng thở khi ngủ hoặc gây biến chứng Không nên cắt amidan ở những bệnh nhân bị rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải các bệnh như: Hemophilia A, B, C; ung thư máu; xuất huyết giảm tiểu cầu,… Nên trì hoãn cắt amidan khi người bệnh đang bị nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, bị các bệnh mãn tính chưa điều trị ổn định như tiểu đường, lao, cường giáp,… hoặc đang ở vùng có dịch bệnh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt,… Sau khi cắt amidan xong có bị đổi giọng không? Cắt amidan là phương pháp nhiều người thực hiện nhằm đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà viêm amidan gây ra. Nhất là đối với các bệnh nhân bị viêm amidan mãn tình thì đây được coi là phương pháp điều trị triệt để, tiêu diện hoàn toàn được các ổ vi khuẩn gây bệnh. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật cắt amidan được thực hiện an toàn, giúp bóc tách, loại bỏ vị trí amidan đã bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra. Sau khi cắt amidan khoảng 10 – 15 ngày, người bệnh sẽ trở lại với cuộc sống sinh hoạt thường ngày mà không lo ảnh hưởng đến giọng nói. Thực tế thì việc cắt amidan không gây ảnh hưởng đến giọng nói vì dây thanh quản (đảm nhận việc phát ra tiếng nói) nằm phía dưới vòm họng còn khối amidan thì nằm phía trên vòm họng. Dù bác sĩ có thực hiện cắt amidan cũng sẽ không xâm phạm đến dây thanh quản nên người bệnh có thể yên tâm. Chỉ cần bác sĩ phẫu thuật áp dụng một kỹ thuật nhỏ bóc tách đã có thể loại bỏ được khối amidan bị viêm nhiễm. Nhiều trường hợp phẫu thuật cắt amidan xong bị khàn giọng, mất giọng nguyên nhân là do khi phẫu thuật bác sĩ đặt ống nội khí quản lúc gây mê đã khiến cho thanh quản bị cọ xát, gây ra hiện tượng phù nề thanh quản. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian khoảng vài ngày, về sau bệnh nhân sẽ trở lại bình thường. Nếu bệnh nhân bị đổi giọng nói thì có thể do kỹ thuật thực hiện phẫu thuật cắt amidan không đúng hoặc trang thiết bị phẫu thuật không đảm bảo. Vì vậy người bệnh muốn cắt amidan thì nên đến các bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị đầy đủ. Một số lưu ý sau khi cắt amidan để nhanh khôi phục giọng nói Phẫu thuật cắt amidan có thể khiến người bệnh thay đổi giọng nói tạm thời, tuy nhiên tình trạng này sẽ hết sau một vài hôm. Cùng với việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng lưu ý một số vấn đề sau để vết thương nhanh lành, tránh bị viêm nhiễm và giọng nói cũng nhanh phục hồi hơn: Người bệnh không nên ăn ngay sau khi phẫu thuật mà chỉ nên uống sữa lạnh, khoảng một tuần sau chỉ được ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng Hạn chế nói nhiều và vận động mạnh ở vùng miệng khiến vết thương lâu lành hơn Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều và tăng cường uống nước lọc giúp cổ họng bớt khó chịu Chỉ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng. Tuyệt đối ko ăn các đồ ăn thô cứng, đồ cay nóng, nước có gas,… Không uống rượu bia, hút thuốc lá,… sau khi phẫu thuật Người bệnh không nên căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ khiến cơ thể có triệu chứng nôn và buồn nôn ảnh hưởng không tốt đến vết mổ Thường xuyên theo dõi sức khỏe bản thân, nếu thấy triệu chứng bất thường ở vùng họng như chảy máu nhiều,… thì báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp kiểm soát kịp thời. Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc là cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không. Hi vọng với những thông tin này các bạn đã có thêm kiến thức về chứng bệnh viêm amidan cũng như những vấn đề liên quan đến việc phẫu thuật cắt amidan để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe bản thân và gia đình Chia sẻ0

Amidan sưng to phải làm sao?

Bỗng dưng thấy amidan sưng to chắc hẳn ai trong chúng ta cũng vô cùng lo lắng, không biết bị như vậy là bệnh gì? có nguy hiểm không? Để tìm hiểu kỹ về hiện tượng amidan sưng to cũng như cách giải quyết khi bị mắc chứng bệnh này các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcAmidan là gì?Amidan sưng to là bệnh gì?Viêm amidanSỏi amidanChứng phì đại amidanUng thư amidanÁp xe quanh amidanTriệu chứng khi amidan sưng toAmidan sưng to có nguy hiểm không?Biến chứng có thể xảy khi amidan sưng toLàm gì khi amidan bị sưng to?1. Kiểm tra, chẩn đoán2. Tiến hành điều trị3. Biện pháp chăm sóc tại nhàHeviho – Giải pháp hiệu quả cho amidan sưng to Amidan là gì? Amidan là các hạch bạch huyết nằm phía sau thành họng, vị trí giao điểm giữa đường ăn và đường thở. Amidan được coi là hệ thống phòng vệ đầu tiên, ngăn chặn các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra amidan còn sản sinh ra kháng thể IgG giúp tăng cường đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. ➤ Xem chi tiết: Amidan là gì? Vai trò, vị trí của amidan! Amidan sưng to là bệnh gì? Vì nằm ở vị trí giao điểm giữa đường ăn và đường thở nên amidan rất dễ bị tổn thương dẫn đến sưng viêm. Ngoài ra nếu thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng yếu, vệ sinh răng miệng kém, cơ thể suy nhược, thường xuyên hút thuốc lá,.. cũng khiến amidan bị tổn thương và sưng to. Amidan sưng to kéo dài thì có thể người bệnh mắc phải một trong các bệnh lý sau: Viêm amidan Viêm amdian là tình trạng amidan bị sưng to, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Khi bị viêm amidan người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau cổ, khàn giọng, ho, sốt, khó nuốt, hơi thở hôi, nổi hạch ở cổ,… Viêm amidan nếu không điều trị triệt để sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng tim, thấp khớp,… ➤ Chi tiết: Viêm amidan là bệnh gì? Những thông tin cần biết! Sỏi amidan Sỏi amidan là tình trạng thức ăn thừa, canxi tồn đọng trong các kẽ, hốc amidan lâu dần phát triển thành sỏi. Lúc đầu sỏi amidan thường không gây triệu chứng gì nhưng khi phát triển kích thước to hơn thì nó sẽ khiến amidan bị sưng đỏ, đau nhức,… Tình trạng này kéo dài còn gây hôi miệng và làm tăng nguy cơ sâu răng. ➤ Chi tiết: Sỏi amidan – chứng bệnh ai cũng có thể mắc Chứng phì đại amidan Phì đại amidan là hiện tượng amidan sưng to bất thường xảy ra do ảnh hưởng của nhiễm trùng. Phì đại amidan khiến amidan sưng to nhưng không đau, tuy nhiên nó sẽ khiến bạn bị khàn giọng, ngưng thở khi ngủ và khó khăn do việc ăn uống Ung thư amidan Ung thư amidan xảy ra khi khối u ác tính xuất hiện ở amidan. Ung thư amidan khiến amidan sưng to nhưng không gây đau, kích thước hai bên amidan không đồng nhất (sưng 1 bên), người bệnh khó thở, đau cổ, khó nuốt, nước bọt có thể lẫn máu,.. Ung thư amidan thường xảy ra ở những người hút thuốc trong thời gian dài, sử dụng nhiều rượu bia, vệ sinh răng miệng kém hoặc nhiễm virus HPV Áp xe quanh amidan Áp xe quanh amidan là tình trạng niêm mạc giữa amidan và thành họng bị sưng to, viêm tấy và tụ mủ. Đây là biến chứng của viêm amidan cấp tính, viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan hốc mủ gây nên. Khi bị áp xe quanh amidan người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, nước tiểu sẫm màu, cổ họng đau rát, khó nuốt, hơi thở hôi, đau khi nuốt nước bọt,… Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể lây sang các cơ quan xung quanh và gây nên các biến chứng như áp xe thành bên họng, nhiễm khuẩn huyết, phù nề thanh quản,… Triệu chứng khi amidan sưng to Ngoài dấu hiệu amidan bị sưng đỏ, phù to hơn bình thường thì tùy theo nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà sẽ có thêm các triệu chứng khác đi kèm. Chẳng hạn như: Đau cổ họng, khàn tiếng, khó nuốt. Khó thở, hơi thở hôi, luôn có cảm giác vướng mắc cổ họng. Trong các hốc hoặc trên bề mặt amidan xuất hiện những đám màu vàng trắng (có thể là sỏi hoặc tụ mủ). Vùng xung quanh amidan có thể cũng bị sưng viêm, tấy đỏ và tụ thành mủ. Nước bọt có thể lẫn máu (cảnh báo ung thư amidan). Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở amidan, người bệnh cần đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tránh trường hợp chủ quan, không chữa trị để bệnh tiến triển nặng, gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Amidan sưng to có nguy hiểm không? Amidan sưng to có nguy hiểm hay không? Mức độ nguy hiểm như thế nào sẽ phụ thuộc vào loại bệnh khiến amidan sưng to. Nếu amidan sưng to là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,… hoặc do sỏi amidan thì thường không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời, đúng cách. Tình trạng amidan sưng to sẽ giảm sau vài tuần được điều trị. Amidan sưng to do ung thư amidan cực kỳ nguy hiểm Còn nếu amidan sưng to là do ung thư amidan thì trường hợp này sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt nếu phát hiện ung thư ở giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong là rất cao. Ngoài ra, bất cứ trường hợp amidan sưng to nào mà không chữa trị hoặc chữa trị không kịp thời thì khối sưng có thể lớn dần, chuyển nặng hơn và gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Biến chứng có thể xảy khi amidan sưng to Ngoài những biến chứng do loại bệnh mắc khiến amidan sưng to thì việc amidan to có thể gây: Gây ngưng thở khi ngủ: Amidan sưng to gây chèn ép cuống họng, cản trở sự lưu thông không khí gây nên hiện tượng ngủ không sâu, ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt với trẻ nhỏ thì biến chứng ngưng thở còn nguy hiểm hơn vì nó không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ra ngưng thở khi ngủ còn làm phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác như mệt mỏi, đau tim, suy tim sung huyết, nhịp tim bất thường, huyết áp cao,… Đau họng, khó nuốt, nuốt đau: Amidan sưng to sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể người bệnh thiếu nước và thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược,… Biến chứng về thận và tim: Amidan sưng to do viêm amidan nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm cầu thận, viêm màng tim,… Biến chứng khác: Amidan sưng to do bị viêm có thể dẫn theo các vấn đề sức khỏe khác như đau tai, viêm tai, hôi miệng,… Ngoài ra một số người bệnh còn gặp phải biến chứng áp xe Peritonsillar – xảy ra khi nhiễm trùng từ amidan lan sâu vào các mô ở cổ và đầu. Làm gì khi amidan bị sưng to? Amidan bị sưng to chứng tỏ cơ quan này đang bị tổn thương và hư hại. Vậy nên khi nhận thấy có triệu chứng thì bạn nên khắc phục như sau: 1. Kiểm tra, chẩn đoán Việc đầu tiên khi thấy amidan sưng to là bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán đúng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. 2. Tiến hành điều trị Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị sớm để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa rủi ro. Các phương pháp điều trị amidan sưng to bao gồm: Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp amidan sưng to do viêm họng liên cầu khuẩn hoặc một số vi khuẩn khác gây ra. Trường hợp áp xe quanh amidan trong giai đoạn khu trú cũng được chỉ định sử dụng thuốc này. Kháng sinh thường được sử dụng liên tục từ 7-10 ngày để ức chế vi khuẩn, hạn chế tình trạng tái phát. Các thuốc làm giảm triệu chứng: Bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh thì bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng kèm các thuốc làm giảm triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, long đờm, giảm ho,… Loại bỏ sỏi: Trường hợp amidan sưng to nguyên nhân là do bị sỏi amidan thì các bác sĩ sẽ tiến hành gắp bỏ hoặc phẫu thuật loại bỏ sỏi amidan. Phẫu thuật cắt amidan: Phẫu thuật cắt amidan được coi là phương pháp cuối cùng để loại bỏ các vấn đề của viêm amidan. Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp viêm amidan không đáp ứng với các biện pháp điều trị, amidan phì đại gây khó thở, ngưng thở, ung thư amidan, sỏi amidan có kích thước quá lớn,… Chích rạch khối áp xe và dẫn lưu mủ: Phương pháp này thường áp dụng cho người bệnh bị áp xe quanh amidan. Bác sĩ sẽ kết hợp dẫn lưu mủ với việc sử dụng kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau. Sử dụng các bài thuốc dân gian: Ngoài các phương pháp tây y bên trên thì người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ húng tần, mật ong, tỏi, gừng tươi,… để làm giảm tình trang sưng amidan. 3. Biện pháp chăm sóc tại nhà Song song với việc điều trị thì việc chăm sóc người bệnh góp phần không nhỏ trong quá trình tiến triển của bệnh Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc cho người có amidan bị sưng to: Khi bệnh trong thời gian khởi phát thì người bệnh nên nghỉ ngơi từ 1-3 ngày Nên cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và nên bổ sung thêm nước ép hoa quả để giảm tình trạng khô cổ họng. Hạn chế di chuyển và các hoạt động ngoài trời Tránh tiếp xúc với những nơi môi trường ô nhiễm, khói bụi,… Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, họng Tăng cường các thực phẩm nhiều dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao đề kháng cho cơ thể Nên tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,… Không ăn các thức ăn thô cứng, đồ ăn cay nóng,… Heviho – Giải pháp hiệu quả cho amidan sưng to Amidan sưng to phần lớn là do viêm nhiễm gây nên, vậy muốn amidan hết to thì ta phải xử lý triệt để ổ viêm nhiễm. Và giải pháp hoàn hảo cho chứng bệnh này chính là Heviho – với thành phần chiết xuất là các thảo dược tự nhiên, được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm không những giúp xử lý nhanh và triệt để các ổ viêm nhiễm vùng amidan, thúc đẩy tái tạo vùng niêm mạc họng mà còn cực kỳ lành tính, an toàn với người sử dụng. Heviho chứa S3-Elebosin từ Sâm đại hành giúp tấn công vào ổ viêm, ngăn ngừa phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng cực tốt. Ngoài ra, Heviho còn chứa các dược liệu có tác dụng tốt trên vùng hầu – họng như Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Cam thảo, Mạch môn,… Các thành phần này có tác dụng giảm ho, long đờm, giảm đau rát họng, phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát hiệu quả hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Heviho có 2 dạng bào chế phù hợp với mọi lứa tuổi. Đó là viên uống tiện dụng cho người lớn và siro thơm ngon dễ nuốt cho trẻ em từ 6 tháng tuổi. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà) Kết luận: Trên đây là những thông tin về chứng bệnh amidan bị sưng to, hi vọng những thông tin này giúp chúng ta hiểu hơn về chứng bệnh này cũng như trang bị thêm kiến thức nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình Chia sẻ0

Loading...