Viêm amidan

Viêm amidan mãn tính hốc mủ điều trị như thế nào?

Viêm amidan mãn tính hốc mủ là một dạng của viêm amidan mãn tính, dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm. Nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm cầu thận,viêm đa khớp… thậm chí là tử vong. Vậy nên điều trị viêm amidan mãn tính hốc mủ như thế nào để đạt được hiệu quả cao và không gây ra các biến chứng? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi nhé! Mục lụcViêm amidan mãn tính hốc mủ là gì? Cơ chế hình thành bệnhTriệu chứng thường gặp khi bị viêm amidan mãn tính hốc mủNguyên nhân gây viêm amidan mãn tính hốc mủViêm amidan mãn tính hốc mủ có nguy hiểm?Điều trị viêm amidan mãn tính hốc mủDùng thuốc tây yÁp dụng mẹo dân gianPhẫu thuật cắt amidan mãn tính hốc mủGiải pháp từ viện Hàn lâm giúp đẩy lùi các triệu chứng của viêm amidan mãn tính hốc mủPhòng ngừa viêm amidan mãn tính hốc mủ, tránh tái phát hiệu quả Viêm amidan mãn tính hốc mủ là gì? Cơ chế hình thành bệnh Viêm amidan mãn tính hốc mủ là một thể của viêm amidan mãn tính, thường là biến chứng của viêm amidan cấp tính không được điều trị đúng cách dẫn đến tái phát nhiều lần, hình thành mủ trắng xung quanh amidan, khu vực vòm họng hoặc gây mủ ở hốc amidan. Cơ chế hình thành bệnh như sau: Cấu trúc của amidan trong cơ thể gồm nhiều hốc và ngăn nằm trên đường ăn và đường thở, chính vì vậy vi khuẩn, virus rất dễ xâm nhập tấn công và gây ra viêm nhiễm. Khi các tác nhân gây hại tích tụ lâu ngày trong hốc amidan sẽ tạo nên các khối mủ bã đậu và vón cục. Khi có sự hoạt động của các cơ họng như nhai nuốt cùng với sự cọ xát của thức ăn đi qua thành họng, các khối mủ trong hốc amidan sẽ bật ra có hình dạng như những hạt tấm với màu trắng xanh như mủ và kèm theo mùi hôi. Khi quan sát bằng mắt thường, người bệnh có thể thấy amidan bị sưng to và xuất hiện các hạt màu trắng trông như bã đậu hoặc có màu trắng xanh. Khi khạc nhổ ra sẽ thấy những hạt trắng lấm tấm có lẫn trong đờm nhầy và có mùi hôi tanh khó ngửi. Tình trạng này nếu để kéo dài và không điều trị dứt điểm sẽ trở thành dạng mãn tính, thường xuyên tái phát gây đau rát, sưng đỏ họng, ảnh hưởng đến giao tiếp, ăn uống cũng như đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, viêm amidan mãn tính hốc mủ còn gây ra nhiều biến chứng như ổ áp xe tại họng, lan ra các cơ quan khác gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Nguy hiểm hơn đó là hội chứng ngừng thở khi ngủ do amidan bị viêm quá lớn, chèn ép vào khí quản trong khi ngủ. >> Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm amidan hốc mủ Triệu chứng thường gặp khi bị viêm amidan mãn tính hốc mủ Viêm amidan mãn tính hốc mủ thường gây ra các triệu chứng điển hình sau đây: Amidan sưng đỏ: Amidan sưng đau, nóng rát, có màu đỏ đậm và xuất hiện nhiều dịch màu trắng trên bề mặt Bề mặt Amidan và vòm họng xuất hiện nhiều mủ: hốc mủ quanh vùng amidan, vòm họng và niêm mạc họng. Các đốm mủ dần dần sẽ vón lại như những hạt đậu gây vướng và cộm cổ họng. Hơi thở hôi: Do thức ăn, vi khuẩn, chất cặn bã tích trong các hốc của amidan lâu ngày. Điều này làm người bệnh cảm giác thiếu tự tin trong giao tiếp, công việc Sốt: Người bệnh có thể sốt cao lên tới 39 độ, đi kèm với đau nhức, mệt mỏi toàn thân, chán ăn. Ho nhiều đờm: Người bệnh ho thường xuyên, họng có nhiều đờm, thường khạc ra đờm hoặc những hạt mủ màu trắng xanh. Cổ họng lúc nào cũng có cảm giác vướng víu, khó chịu. Nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính hốc mủ Một số nguyên nhân chính gây viêm amidan mãn tính hốc mủ được kể đến gồm: – Do bị viêm amidan cấp nhưng không điều trị triệt để, dứt điểm khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Kết hợp với cấu tạo amidan nhiều khe hốc, thuận tiện cho các loại vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi gây viêm amidan mãn tính hốc mủ – Do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng hầu họng, dẫn tới viêm amidan hốc mủ. – Do thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chứa nhiều vi khuẩn, virus gây hại,… làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan. – Do lối sống không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ cay nóng, sử dụng bia, rượu, thuốc lá,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công hầu họng và tổ chức amidan. Lâu dần, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và nguy cơ mắc viêm amidan mãn tính hốc mủ cũng tăng cao hơn. – Do mắc các bệnh tai – mũi – họng khác, không được điều trị kịp thời khiến vi khuẩn từ các cơ quan đó lan tới amidan gây viêm. Viêm amidan mãn tính hốc mủ có nguy hiểm? Viêm amidan mãn tính hốc mủ có thể gây biến chứng viêm tai giữa Viêm amidan mãn tính hốc mủ sẽ không quá nghiêm trọng và có thể hổi phục nếu được khắc phục và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan, không điều trị hoặc chậm trễ điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như: ☛ Biến chứng tại chỗ: Khiến người bệnh khó nuốt, khó nói chuyện. Sau vài ngày, vùng viêm lan rộng sẽ hình thành các ổ mủ, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau họng, khàn giọng, mất giọng,… ☛ Biến chứng kế cận: Tình trạng viêm nhiễm ở amidan có thể lây sang các khu vực lân cận, dẫn đến các bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa,… ☛ Biến chứng toàn thân: Một số trường hợp viêm amidan mãn tính hốc mủ nghiêm trọng có thể gây các biến chứng toàn thân nguy hiểm như viêm cầu thận, nhiễm khuẩn máu, viêm khớp, phù nề tay chân. Ngoài ra, amidan sưng to có thể gây bít tắc đường thở, dẫn tới chứng ngưng thở. Điều trị viêm amidan mãn tính hốc mủ Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, các triệu chứng của viêm amidan mãn tính hốc mủ sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu cứ để bệnh kéo dài và không điều trị hoặc điều trị sai cách, bệnh sẽ trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời. Tùy thuốc vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sỹ và lựa chọn các phương pháp điều trị sau: Dùng thuốc tây y Nếu người bệnh mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng viêm amidan hốc mủ, chưa xảy ra những biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc tây y để giảm triệu chứng. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm: Thuốc kháng sinh: Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng viêm, nhiễm trùng amidan. Thuốc giảm đau: Giúp giảm tình trạng đau rát họng, thường kết hợp với thuốc giảm viêm để hạn chế sưng viêm amidan. Thuốc điều trị triệu chứng khác: Nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, ho, phù nề,… các bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc giảm phù nề,… để khắc phục các triệu chứng này. *** Lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc Tây điều trị viêm amidan mãn tính hốc mủ khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý mua về sử dụng hoặc thay đổi liều lượng đã được đề ra, việc làm này có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây những tác dụng phụ nguy hiểm. Áp dụng mẹo dân gian Trong trường hợp viêm amidan hốc mủ ở thể nhẹ, các triệu chứng chưa tiến triển, người bệnh có thể tham khảo áp dụng một số mẹo dân gian trị bệnh như: Súc miệng bằng nước muối Súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó giảm được tình trạng sưng viêm, hôi miệng mà viêm amidan gây ra. Dùng mật ong và gừng Mật ong và gừng đều là những loại thực phẩm có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn tốt. Người bệnh có thể chưng vài lát gừng cùng với mật ong, xong dùng hỗn hợp này uống 2-3 lần/ngày sẽ thấy tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy amidan giảm hẳn. Dùng lá húng chanh Tinh chất trong lá húng chanh có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Lấy lá húng chanh chưng cách thủy với đường phèn trong khoảng 20 phút rồi uống hỗn hợp này hàng ngày. Sau 5-7 ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan giảm rõ rệt. Phẫu thuật cắt amidan mãn tính hốc mủ Chỉ nên cắt amidan theo sự chỉ định của bác sỹ Một phương pháp điều trị khác là cắt amidan, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên sử dụng. Lưu ý tuyệt đối không nên cắt amidan hốc mủ cho trẻ dưới 4 tuổi và bệnh nhân mắc chứng máu khó đông. Chỉ nên lựa chọn phương pháp này theo sự chỉ định của bác sỹ và trong một số trường hợp như: Amidan sưng quá to, gây bít tắc đường hô hấp khiến bạn khó thở, ngủ ngáy. Nhiễm trùng amidan tái phát nhiều lần trong năm. Bệnh viêm amidan kéo dài, dù đã điều trị bằng các phương pháp Đông Tây y nhưng vẫn không thuyên giảm. Có các biến chứng như: viêm tai giữa, viêm xoang, suy phổi, suy tim, viêm cầu thận… Khối amidan bị sưng to một bên xuất hiện kèm theo hạch cổ và bị nghi ngờ là ung thư. Hiện nay, xu hướng đang được các bệnh nhân viêm amidan mãn tính hốc mủ tin tưởng lựa chọn vì đem lại hiệu quả cao là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm amidan mãn tính hốc mủ mà rất an toàn, lành tính.  Nên cân nhắc cắt amidan nếu bệnh đã kéo dài lâu hoặc có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Giải pháp từ viện Hàn lâm giúp đẩy lùi các triệu chứng của viêm amidan mãn tính hốc mủ Xuất phát từ mong muốn tìm ra sản phẩm thảo dược Việt Nam Hiệu quả – An toàn – Có thể xử lý tận gốc các triệu chứng của viêm amidan mãn tính hốc mủ. Những nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam (đơn vị đi đầu cả nước về nghiên cứu khoa học) đã chiết xuất thành công hợp chất thiên nhiên S3 – Elebosin từ Sâm đại hành có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Ứng dụng nghiên cứu để sản xuất sản phẩm Heviho dùng cho người bị viêm đường hô hấp, viêm amidan mãn tính hốc mủ. Ngoài ra, công thức của Heviho còn kết hợp với các cao dược liệu xạ can, mạch môn, cát cánh, xuyên bối mẫu. Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát cổ họng, ho đờm, hơi thở có mùi khó chịu một cách nhanh chóng, vừa tác động vào nguyên nhân quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó dần dần tái tạo niêm mạc họng và không gây tái phát những đợt viêm amidan cấp. Trường hợp viêm amidan mãn tính hốc mủ nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng theo khuyến cáo của các chuyên gia viện Hàn lâm để đem lại hiệu quả tốt nhất. Heviho vinh dự là sản phẩm ứng dụng đề tài đạt Giải Vàng tại “Triển lãm Quốc tế phụ nữ sáng chế lần thứ 12” diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc (ngày 19-27/6/2019). Đây là triển lãm thường niên do tổ chức WIPO – Cục sở hữu trí tuệ Hàn Quốc tài trợ và Hội phụ nữ sáng chế là đơn vị tổ chức với 100 nhà sáng chế của gần 30 nước tham gia. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Phòng ngừa viêm amidan mãn tính hốc mủ, tránh tái phát hiệu quả Người bệnh viêm amidan mãn tính hốc mủ cần lưu ý những vấn đề sau để giúp bệnh nhanh khỏi cũng như hạn chế nguy cơ tái phát: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm để làm sạch vùng hầu họng cũng như giúp loại bỏ những vụn thức ăn thừa còn bám lại trên các hốc amidan. Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý, tăng cường thêm vitamin và khoáng chất từ những loại rau củ quả tươi, thực phẩm giàu dinh dưỡng. Bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày, nên uống nước ấm và hạn chế ăn uống đồ lạnh, đồ cay nóng,… Mỗi khi ra ngoài đường cần bịt khẩu trang để tránh bụi bẩn. Vào mùa lạnh thì chú ý giữ ấm vùng tai và cổ. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc viêm amidan mãn tính hốc mủ. Viêm amidan mãn tính hốc mủ là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng kỹ lưỡng để có cách xử trí thích hợp. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ0

Nên hay không cắt amidan ở người lớn?

Amidan là cơ quan nằm trong vòm họng, có chức năng tạo ra hàng rào miễn dịch (tế bào bạch cầu và kháng thể). Bộ phận này rất dễ bị viêm nhiễm, không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng có khả năng mắc phải. Vậy có nên cắt amidan ở người lớn để điều trị dứt điểm bệnh lý này? Mục lụcAmidan là gì?Mục đích của việc cắt amidanCắt amidan ở người lớn có gây nguy hiểm không?Có nên cắt amidan ở người lớn?Heviho giải pháp từ thảo dược giúp giảm viêm amidan Amidan là gì? Amidan là một tổ chức tế bào miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút,…Cơ quan này được hình thành từ lúc chúng ta mới sinh ra, hoạt động mạnh nhất trong những năm đầu đời. Sau đó thoái hóa dần ở tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành khi hệ thống miễn dịch tại các cơ quan đã hoàn chỉnh. Nhiều người nhầm tưởng viêm amidan chỉ có ở trẻ em. Tuy nhiên, amidan rất có thể bị sưng viêm mạn tính, kéo dài hay tái phát ở người lớn. Mục đích của việc cắt amidan Cắt amidan là phương pháp điều trị nhằm loại bỏ tổ chức amidan không còn vai trò miễn dịch mà trở thành ổ viêm nhiễm chưa vi khuẩn, virus hoặc gây cản trở đường hô hấp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan trong các trường hợp sau: Amidan bị viêm nhiều lần (thưởng 5-6 lần trong 1 năm) Gây biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amidan Gây các biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amidan hoặc viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản,…. Viêm quá phát gây khó thở, khó nuốt. Amidan bị viêm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu   Cắt amidan ở người lớn có gây nguy hiểm không? Cắt amidan được thực hiện khá đơn giản, diễn ra nhanh chóng và người bệnh sẽ được xuất viện trong ngày. Quá trình hồi phục sẽ mất nhiều thời gian hơn đối với người lớn, thường là 2 tuần trong khi trẻ em là 1 tuần. Tuy nhiên nó có thể để lại các biến chứng bạn đọc cần quan tâm bao gồm: Chảy máu nhiều hơn bình thường trong hoặc sau khi phẫu thuật Sốt hoặc nhiễm trùng sau cắt amidan Tác dụng phụ của thuốc gây mê có thể gây ra các vấn đề về tim mạch nhưng rất hiếm gặp Đau bụng hoặc nôn mửa sau phẫu thuật Đau ở cổ họng, tai, hàm kéo dài đến 2 tuần Amidan vẫn có thể tái phát sau khi cắt amidan Có nên cắt amidan ở người lớn? Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2013 ở Phần Lan, cắt amidan làm giảm nguy cơ mắc lại viêm họng cấp tới 41%.Vì vậy, nếu bạn mắc phải viêm amidan mạn tính, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thì hãy đến các cơ sở y tế uy tín để khám xét. Các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ đối với từng trường hợp để chỉ định có cắt amidan hay không. Các trường hợp được chỉ định cắt amidan ở người lớn thường là: Viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần trong một năm gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người bệnh Đã xuất hiện biến chứng tại chỗ như: viêm tấy, áp xe quanh amidan. Với trường hợp này trước tiên cần điều trị kháng sinh, chích rạch tháo mủ, sau khi ổn định thì cần tiến hành cắt amidan . Viêm amidan quá phát, cản trở ăn uống, gây ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc viêm nhiễm quá nặng làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nếu amidan có nhiều ngóc ngách gây hôi miệng, nuốt vướng và nghi ngờ ác tính thì cũng cần cắt. Tuy nhiên, bạn đọc cần chú ý rằng, phương pháp cắt amidan tuyệt đối không áp dụng được với các trường hợp sau: Ưa chảy máu, rối loạn đông máu, bệnh nội khoa nặng Người đang có đợt viêm cấp, hoặc nhiễm vi rút cấp Người đang trong đợt cấp biến chứng của amidan, phải đợi qua đợt cấp mới thực hiện phẫu thuật Bệnh nhân có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh ☛ Tham khảo thêm tại: Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất? Trong các trường hợp khác, nếu chưa thực sự cần thiết phải cắt amidan, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh lựa chọn những giải pháp khác an toàn hơn, vừa chữa trị khỏi viêm amidan, vừa lành tính như dùng thuốc thảo dược,…Sản phẩm Heviho chính là một trong những giải pháp an toàn! Heviho giải pháp từ thảo dược giúp giảm viêm amidan Ngoài phẫu thuật cắt amidan để làm giảm tần suất các đợt đau rát họng do ổ viêm nhiễm vùng amidan, bạn đọc nên tham khảo phương pháp sử dụng viên uống thảo dược Heviho được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là chế phẩm có chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm. Đề tài về tác dụng chống viêm của S3-Elebosin còn vinh dự nhận giải Vàng tại triển lãm quốc tế Phụ nữ sáng chế năm 2019 tổ chức tại Hàn Quốc. PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và sản phẩm Heviho đạt giải Vàng tại Triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế 2019 Heviho với 4 tác dụng chống viêm – kháng khuẩn – giảm ho – long đờm, giúp xử lý nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của viêm amidan. Trường hợp viêm amidan mạn tính, nên sử dụng Heviho liên tục từ 2 đến 3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, hồi phục niêm mạc họng không gây tái phát. Vì đây là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Chia sẻ0

Thuốc kháng sinh trị viêm amidan dùng như thế nào cho đúng cách?

Viêm amidan là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là độ tuổi học đường. Trong điều trị viêm amidan, kháng sinh là nhóm thuốc được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được các nguyên tắc cơ bản và lưu ý khi sử dụng các thuốc này. Mục lụcViêm amidan là gì?Hướng điều trị viêm amidanKhi nào dùng kháng sinh và dùng kháng sinh gì khi bị viêm amidan ?Ưu nhược điểm khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm amidanƯu điểmNhược điểmThuốc kháng sinh dùng trong điều trị viêm amidanAmoxicilin hoặc amoxicilin phối hợp acid clavulanicCefuroximAzithromycinNhững lưu ý khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm amidan Viêm amidan là gì? Amidan là các tổ chức miễn dịch xếp thành vòng tròn quanh họng có tên gọi là vòng bạch huyết họng hay vòng Waldeyer. Thực chất, amidan chỉ tất cả các mô bạch huyết thuộc cấu trúc này, chúng bao gồm amidan khẩu cái, amidan lưỡi, amidan vòi, amidan vòm (amidan vòm còn được gọi là VA). Tuy nhiên, viêm amidan sẽ được hiểu là viêm amidan khẩu cái, tức 2 amidan lớn ở 2 bên cuống lưỡi. Hiện tượng viêm amidan xảy ra phổ biến ở trẻ trong độ tuổi học đường, do đây là giai đoạn phát triển và hoạt động mạnh mẽ nhất của amidan. Amidan có cấu tạo phù hợp với việc tóm bắt vi khuẩn, virus, các tác nhân gây bệnh khác từ không khí đi vào khoang họng (chứa kháng nguyên). Tại đây, các tế bào miễn dịch sẽ tiếp nhận, xử lý kháng nguyên và tạo ra kháng thể cũng như thành lập trí nhớ miễn dịch cho cơ thể. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của amidan để giúp cho hệ miễn dịch của bé trưởng thành dần theo thời gian. Vòng bạch huyết họng Viêm amidan là tình trạng viêm tại amidan khẩu cái, nguyên nhân có thể do virus hoặc vi khuẩn. Bệnh thường gặp vào mùa thu – đông, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa. Một số trẻ có sức đề kháng kém dễ mắc viêm amidan hơn. Các triệu chứng điển hình của viêm amidan có thể kể đến: Sốt cao, có thể sốt đến khoảng 39 độ, người mệt mỏi, trẻ biếng ăn. Amidan sưng đỏ, có thể xuất hiện chấm mủ trẳng trên mặt amidan. Họng khô rát, đau, cảm giác đau có thể lan lên tai, đau tăng khi nuốt và ho. Ho, đờm, có thể chảy mũi, khò khè, ngủ ngáy. ☛ Chi tiết: Viêm amidan – nguyên nhân và triệu chứng Hướng điều trị viêm amidan Điều trị triệu chứng: Hạ sốt: dùng thuốc khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38,5ºC, thường dùng paracetamol, cần chú ý liều lượng và khoảng cách dùng. Giảm ho, long đờm: không tự ý dùng thuốc tây để giảm ho, long đờm cho bé. Có thể sử dụng các loại siro thảo dược. Các biện pháp chăm sóc: Nghỉ ngơi, cho trẻ ăn chế độ ăn lỏng hoặc thức ăn mềm, dễ nuốt, uống đủ nước. Súc miệng nước muối hoặc dung dịch kiềm ấm, nhỏ mũi. Bổ sung dinh dưỡng, các yếu tố vi lượng để nâng cao sức đề kháng cho con Khi nào dùng kháng sinh và dùng kháng sinh gì khi bị viêm amidan ? Các kháng sinh thông thường chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn mà không tác dụng với các tác nhân gây bệnh khác như virus, nấm, sinh vật đơn bào…Việc lạm dụng kháng sinh trong các trường hợp bệnh không do vi khuẩn gây tăng khả năng đề kháng kháng sinh. Vì vậy, kháng sinh chỉ được chỉ định cho các trường hợp viêm amidan do vi khuẩn. Việc xác định nhiễm khuẩn chính xác nhất là bằng xét nghiệm vi sinh, tuy nhiên do kết quả vi sinh thường cần thời gian và bị ảnh hưởng với chất lượng phòng xét nghiệm, các bác sỹ có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng và xét nghiệm cận lâm sàng để ra chỉ định trong các trường hợp thông thường, việc sử dụng kháng sinh nào sẽ căn cứ vào các tác nhân thường gặp nhất của viêm amidan cũng như tình trạng kháng thuốc của địa phương. Lực chọn kháng sinh phải phù hợp với tác nhân gây bệnh Dựa vào các tác nhân thường gặp của viêm amidan, một số kháng sinh β- lactam có phổ kháng khuẩn hẹp, tác dụng trên vi khuẩn gram dương thường được ưu tiên lựa chọn. Trong đó amoxicillin, amoxicillin phối hợp acid clavulanic là các lựa chọn thường gặp, cefuroxim được kê đơn trong một số trường hợp vi khuẩn không còn nhạy cảm với các kháng sinh trên.  Bệnh nhân nghi ngờ viêm amidan do liên cầu β tan huyết nhóm A có thể được kê đơn kháng sinh penicillin dài ngày nhằm dự phòng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp… Các trường hợp viêm amidan thông thường không ưu tiên lựa chọn các kháng sinh phổ rộng như cephalosporin thế hệ 3,4… Các bệnh nhân có cơ địa dị ứng với kháng sinh penicillin sẽ được kê đơn kháng sinh nhóm macrolid thay thế mà không dùng nhóm β – lactam do lo ngại nguy cơ kháng chéo. Nếu bắt buộc phải dùng tiếp các kháng sinh cùng nhóm thì cần giám sát bệnh nhân chặt chẽ để xử lý kịp thời các tai biến nếu có. Ưu nhược điểm khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm amidan Ưu điểm – Sử dụng kháng sinh điều trị viêm amidan sẽ nhanh chóng tiêu diệt được ổ vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giảm trình trạng viêm nhiễm tức thì (trong trường hợp viêm amidan có nguyên nhân là vi khuẩn) – Giá cả các loại kháng sinh điều trị viêm amidan đều ở mức vừa phải, phù hợp với túi tiền của hầu hết mọi người. – Các sử dụng thuốc kháng sinh cũng rất đơn giản, chỉ việc uống trực tiếp (hoặc tiêm trực tiếp), không phải đun sắc cầu kỳ như các loại thuốc đông y. – Thuốc kháng sinh chứa nhiều hoạt chất mạnh, có thể thẩm thấu trực tiếp vào máu, mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng. Đây được coi là sự lựa chọn tối ưu trong những trường hợp khẩn cấp, các triệu chứng viêm nhiễm bùng phát mạnh, khó kiểm soát. Nhược điểm – Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nhạy cảm với ánh sáng,… – Thuốc kháng sinh chứa nhiều thành phần có dược tính mạnh, vì thế có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, tai biến mạch máu não,… – Nhiều trường hợp sau khi sử dụng kháng sinh sẽ có hiện tượng dị ứng. – Sẽ có hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc vì chúng có thể biến đổi liên tục để thích ứng với kháng sinh điều trị. – Nếu người bệnh không tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, sử dụng sai cách hoặc lạm dụng kháng sinh sẽ khiến thuốc mất tác dụng, tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Thuốc kháng sinh dùng trong điều trị viêm amidan Amoxicilin hoặc amoxicilin phối hợp acid clavulanic Amoxicilin là kháng sinh nhóm penicillin, có tác dụng tốt trên các chủng vi khuẩn gây viêm amidan thường gặp. Một số chủng đã phát sinh đề kháng với amoxicilin bằng cách tiết ra men phá hủy cấu trúc kháng sinh, làm kháng sinh bị mất tác dụng có thể bị tiêu diệt bởi chế phẩm phối hợp amoxicilin và acid clavulanic. Chế phẩm phối hợp điển hình của 2 chất này là Augmentin. Một số phản ứng phụ có thể gặp như phát ban, phản ứng trên tiêu hóa, dị ứng… đa phần là phản ứng nhẹ và tự mất. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý nếu trẻ có cơ địa dị ứng, các trường hợp có tiền sử dị ứng với kháng sinh penicillin cần được báo với bác sỹ để sử dụng thuốc khác thay thế. Cefuroxim Cefuroxim là kháng sinh cephalosporin thế hệ 2, thuốc có tác dụng tốt trên một số vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu, H.influenza,… đều là các tác nhân gây bệnh thường gặp ở đường hô hấp trên. Cefuroxim được chỉ định trong các trường hợp viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn nhạy cảm như viêm amidan, tuy nhiên chỉ khi amoxicilin hoặc amoxicilin – acid clavulanic không còn nhạy cảm. Biệt dược thông dụng là Zinnat. Azithromycin Azithromycin là một kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có thể được bác sỹ kê đơn trong trường hợp viêm amidan thay thế cho kháng sinh β-lactam trên bệnh nhân có nguy cơ dị ứng. Một trong các đặc tính quan trọng của Azithromycin là có thời gian bán hủy kéo dài do thuốc tập trung với nồng độ cao tại mô, do đó cho phép sử dụng với khoảng cách liều lớn hơn và thời gian sử dụng kháng sinh ngắn hơn so với các kháng sinh thông thường. Biệt dược thông dụng của azithromycin là Zithromax. ☛ Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc đông y chữa viêm amidan hiệu quả Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm amidan Muốn sử dụng kháng sinh trị viêm amidan mang lại hiệu quả tối ưu, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau: – Cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh trước khi tiến hành điều trị. Kháng sinh chỉ sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, với trường hợp tác nhân là nấm hoặc virus thì việc sử dụng kháng sinh lúc này không mang lại hiệu quả. – Khi sử dụng kháng sinh cần tuân thủ đúng hướng dẫn cũng như liều lượng, thời gian mà bác sĩ đề ra. Không tự ý bỏ liều hoặc tăng liều lượng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ kê đơn, vì như vậy sẽ gây khó khăn cho việc điều trị, có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc, các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. – Nên sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm amidan sau khi sử dụng bữa ăn chính. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp bác sĩ sẽ khuyên người bệnh dùng thuốc khi đói để mang lại hiệu quả cao hơn. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng kháng sinh vào thời điểm nào để hiệu quả điều trị cao nhất. – Trong thời gian sử dụng kháng sinh, người bệnh không nên ăn những loại thức ăn cay nóng vì như thế có thể dẫn tới những biến chứng về hệ tiêu hóa, chẳng hạn như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… – Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các hại khuẩn mà chúng cũng có thể tiêu diệt các lợi khuẩn, đặc biệt là các lợi khuẩn đường ruột. Do đó, khi sử dụng kháng sinh, người bệnh nên cố gắng bổ sung thêm các loại như sữa chua, sữa lên men,… để tăng cường hệ thống lợi khuẩn đường ruột. – Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể trong quá trình điều trị viêm amidan bằng kháng sinh. Điều này sẽ giúp giảm cảm giác khô rát, khó chịu ở cổ họng. – Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc Yoga, thiền định,… sẽ giúp chuyển hóa thuốc kháng sinh nhanh hơn đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. ☛ Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc người bị viêm amidan tránh tái phát Kháng sinh chỉ được dùng cho viêm amidan trong một số trường hợp nghi ngờ có nhiễm khuẩn và cần được chỉ định của bác sỹ, một số trường hợp đặc biệt cần sử dụng thận trọng và có giám sát của nhân viên y tế. Trong mọi trường hợp, việc dùng kháng sinh cần tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế, dùng đúng liều, đúng thời gian và dùng hết liệu trình được kê đơn, không tự ý bỏ dở liều mặc dù đã hết triệu chứng vì điều này dễ dẫn đến kháng thuốc. Chia sẻ15

Điều trị viêm Amidan cấp tính như thế nào hiệu quả?

Viêm Amidan cấp tính là tình trạng bị viêm sung huyết của amidan khẩu cái. Đây là bệnh thường gặp và phổ biến mà ai cũng từng bị một lần. Viêm Amidan cấp tính do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cuộc sống. Vậy điều trị viêm amidan cấp tính như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. Mục lụcNguyên nhân và các yếu tố gây viêm Amidan cấp tínhDấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp tínhChẩn đoán viêm Amidan cấp tính như thế nào?Viêm Amidan cấp tính có nguy hiểm?Phương pháp điều trị viêm Amidan cấp tínhĐiều trị viêm amidan cấp tính bằng thuốc tân dượcBài thuốc dân gian trị viêm amidan cấp tính hiệu quảTrị viêm amidan bằng việc kết hợp chế độ ăn uống và sử dụng HevihoLưu ý giúp phòng ngừa viêm amidan cấp tính tái phát hiệu quả Nguyên nhân và các yếu tố gây viêm Amidan cấp tính Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, tuy nhiên viêm amidan cấp tính thường gặp ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ vị thành niên, nhất là lứa tuổi học đường từ 5 tới 15 tuổi. Mà nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây viêm amidan bao gồm: Các nguyên nhân: Vi khuẩn: do các vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A, tụ cầu, xoắn khuẩn, Haemophilus influenzae… Virus: Cúm, sởi, ho gà… Các yếu tố thuận lợi: Do thay đổi thời tiết đột ngột Ăn uống đồ lạnh Do người bệnh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém Do cơ thể sức đề kháng kém, cơ địa dễ bị dị ứng Trong cơ thể có ổ nhiễm khuẩn không được điều trị triệt để ở vùng họng, miệng như: viêm VA, viêm mũi, viêm xoang, viêm lợi, sâu răng Đặc điểm cấu trúc Amidan có nhiều khe kẽ, hốc là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú, ẩn náu và sinh sôi, phát triển. Viêm Amidan cấp tính thường gặp ở độ tuổi 5-15 do nhiều nguyên nhân. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp nguyên nhân gây viêm amidan cấp và mãn tính Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp tính Người mắc viêm Amidan cấp tính thường có những dấu hiệu sau: Thông thường người bị viêm amidan cấp tính bắt đầu đột ngột với dấu hiệu rét run rồi sốt 38 đến 39 độ C. Người hay mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, ăn uống kém Có cảm giác đau rát, khô, nóng trong cổ họng, nhất là thành bên họng là vị trí của Amidan khẩu cái. Sau đó người bệnh sẽ có cảm giác đau họng, có thể đau nhói lên cả vùng tai khi nuốt và ho. Nếu trẻ bị viêm Amidan cấp tính thì kèm chảy mũi, trẻ thở khò khè, ngủ ngáy, nói bằng giọng mũi. Nếu viêm amidan cấp tính đã lan xuống thanh quản, khí quản thì sẽ gây ho có đờm, giọng khàn đặc. Khi đi khám họng thì sẽ thấy: niêm mạc họng đỏ, miệng khô, đặc biệt Amidan sưng đỏ, đôi khi còn thấy trên bề mặt Amidan có mủ là những chấm trắng, những chấm trắng này sẽ dần biến thành một lớp phủ trắng trên bề mặt Amidan. Chẩn đoán viêm Amidan cấp tính như thế nào? Viêm amidan cấp tính cần được chẩn đoán trước khi can thiệp điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh qua việc khám lâm sàng và sử dụng một số xét nghiệm cận lâm sàng. Khám lâm sàng: Các bác sĩ thăm khám các triệu chứng thực thể, đánh giá và thu thập các triệu chứng mà người bệnh gặp phải như sưng đau họng, ho, sốt, khó nuốt,… Đồng thời hỏi bệnh nhân về tiền sử mắc bệnh, chẳng hạn như đã bị viêm amidan bao giờ chưa hoặc bị viêm amidan bao nhiêu lần trên 1 năm để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu ở người bệnh viêm amidan cấp sẽ thấy số lượng bạch cầu đa nhân tăng vọt. Điều này do cơ thể đang sản sinh thêm bạch cầu nhằm tăng cường đề kháng, chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm amidan. Lấy bệnh phẩm: Các bác sĩ có thể yêu cầu lấy bệnh phẩm ở amidan để tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ trong trường hợp cần thiết. Ngoài các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán trên, các bác sĩ cũng có thể xét nghiệm nước tiểu để phân biệt viêm amidan cấp tính với các bệnh lý có triệu chứng tương tự như bạch hầu, u xơ amidan, viêm loét do xoắn khuẩn, ung thư amidan,… Viêm Amidan cấp tính có nguy hiểm? Viêm amidan nếu không sớm điều trị, các triệu chứng bệnh sẽ tiến triển dần dần từ cấp tính tới mức độ nặng mạn tính. Lúc này các vi khuẩn và virus sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận trên cơ thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm amidan cấp tính không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn, dần dần chuyền từ cấp tính sang mạn tính. Khi đó những loại vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận khác trên cơ thể, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như: Biến chứng tại chỗ Biến chứng tại vị trí amidan thường gặp nhất đó là: viêm, sưng tấy hoặc áp-xe amidan. Hiện tượng này thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời, khiến tình trạng viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, gây viêm nhiễm lan rộng. Người bệnh sẽ bị đau họng, khó nuốt, họng sưng to khiến tình trạng khó nói, đau tai, hơi thở có mùi hôi, chảy nước bọt, đau đầu, sốt cao… Biến chứng kế cận Viêm amidan cấp tính có thể kèm theo viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy áp-xe thành trong họng… Biến chứng toàn thân Bệnh viêm amidan cấp tính hay tái lại thì sẽ gặp các biến chứng như viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm nội mạc tim, viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết… Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau nhức đầu, sốt cao, nôn mửa, nổi ban…kèm theo các triệu chứng đặc trưng bệnh. Ngoài ra, có thể gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ, amidan quá lớn gây khó nuốt, khó phát âm, khó thở. Viêm Amidan cấp tính nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng. Phương pháp điều trị viêm Amidan cấp tính Điều trị viêm amidan cấp tính bằng thuốc tân dược Thuốc kháng sinh là loại thuốc được dùng chủ yếu trong điều trị viêm amidan cấp tính vì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do liên cầu nhóm A tan huyết beta gây nên. Thông thường sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh liên tục trong 7-10 ngày kết hợp với các loại thuốc điều trị triệu chứng. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm amidan cấp tính: Kháng sinh: Ưu tiên dùng kháng sinh nhóm penicillin (Amoxicillin) và kháng sinh nhóm Beta lactam nếu người bệnh chống chỉ định với penicillin. Còn trong trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với 2 loại thuốc trên thì các bác sĩ có thể chỉ định các nhóm khác như Clindamycin; Azithromycin; Erythromycin. Còn nếu không hiệu quả nữa thì cần thay thế bằng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, 2. Thuốc điều trị triệu chứng: Đây chủ yếu là những loại thuốc giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh chứ không có khả năng trị bệnh dứt điểm, bao gồm các loại như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, giảm ho,… Người bệnh cần sử dụng kết hợp những loại thuốc này với kháng sinh để kiểm soát bệnh hoàn toàn. Sử dụng thuốc tân dược điều trị viêm amidan cấp tính mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng lại dễ gây nên tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách, đúng liều lượng. Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày,… khi sử dụng các loại thuốc này. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị viêm amidna loại nào tốt? Bài thuốc dân gian trị viêm amidan cấp tính hiệu quả Đây là phương pháp được khá nhiều người áp dụng vì cách làm đơn giản, nguyên liệu tự nhiên vừa dễ kiếm vừa an toàn. Ngoài ra, các nguyên liệu của bài thuốc dân gian này đều chứa các hoạt chất chống viêm, được coi như là một loại kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm amidan hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị viêm amidan được nhiều người áp dụng mang lại kết quả khả quan: Sử dụng gừng tươi Gừng tươi chứa nhiều hoạt chất Cineol có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, cực kỳ thích hợp sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, trong đó có viêm amidan. Sử dụng gừng trị viêm amidan cực đơn giản: Người bệnh lấy vài lát gừng tươi hãm cùng 200ml nước sôi trong khoảng 10 phút, sau đó uống nước này đều đặn ngày 2-3 lần, kiên trì trong vài ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan giảm hẳn. Dùng lá húng chanh Húng chanh hay còn gọi là húng tần, tần lá dày,.. được dân gian sử dụng nhiều để cải thiện các vấn đề viêm nhiễm ở tai, mũi, họng bởi trong húng chanh chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như alicylat, chavicol, eugenol,… giúp chống viêm, kháng khuẩn cực tốt. Đặc biệt với bệnh viêm amidan thì sử dụng húng chanh là một lựa chọn không thể bỏ qua. Người bệnh có thể dùng húng chanh trị viêm amidan theo 2 cách sau: Cách 1: Lấy vài lá húng chanh rửa sạch, để ráo xong đưa cho người bệnh nhai cùng một chút muối. Nhai một cách từ từ và nuốt cả nước lẫn cái, như vậy làm cho các hoạt chất kháng sinh trong húng chanh thẩm thấu đều vào niêm mạc họng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Áp dụng cách này đều đặn 2-3 lần/ngày, sau 1 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể. Cách 2: Lấy 20g lá húng chanh rửa sạch, ngâm nước muối xong vớt ra để ráo. Sau đó băm nhuyễn số lá húng chanh này rồi cho vào bát trộn đều cùng 10ml nước sôi và 20g đường phèn. Khi đường tan hết thì lọc lấy nước uống, ngày làm 2 lần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Cây rẻ quạt Cây rẻ quạt hay còn có tên khác là cây xạ can, cây lưỡi đồng – là một loại cây được trồng khá nhiều ở nước ta. Theo các nghiên cứu khoa học thì rẻ quạt chứa nhiều các loại hoạt chất như glucozit belamcandin, shekanin, glucozit iridin, irisfloretin, tectoridin,… Đây đều là những hoạt chất có tác dụng chống viêm, chữa ho đờm, viêm họng, viêm amidan hiệu quả. Với người bệnh viêm amidan, chúng ta có thể sử dụng rẻ quạt như sau: Lấy khoảng 10 lá rẻ quạt tươi rửa sạch sau đó đem giã nhuyễn cùng một chút muối. Tiếp theo đổ 100ml nước đun sôi để nguội vào trộn đều, lọc lấy nước. Người bệnh sử dụng nước này ngậm vào buổi sáng và súc họng vào buổi tối, sau 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan biến mất. Các bài thuốc dân gian tuy an toàn, dễ thực hiện nhưng chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc giúp hỗ trợ giảm triệu chứng. Do đó với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này để hiệu quả điều trị đạt cao nhất. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Mách cách trị viêm amidan dân gian hiệu quả tại nhà! Trị viêm amidan bằng việc kết hợp chế độ ăn uống và sử dụng Heviho Ngoài việc sử dụng thuốc tân dược hay các bài thuốc dân gian thì người bệnh viêm amidan cấp tính có thể áp dụng cách điều trị tại chỗ như sử dụng nước muối sinh lý 0.9% nhỏ mũi, súc miệng hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn. Cùng với đó bệnh nhân nên nghỉ ngơi điều độ, ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nước đầy đủ giúp tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe. Người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm chiết xuất thảo dược như Heviho giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm amidan cấp tính hiệu quả. Heviho – là kết quả từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là chế phẩm có chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm. Đề tài về tác dụng chống viêm của S3-Elebosin còn vinh dự nhận giải Vàng tại triển lãm quốc tế Phụ nữ sáng chế năm 2019 tổ chức tại Hàn Quốc. PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và sản phẩm Heviho đạt giải Vàng tại Triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế 2019 Heviho là sự phối hợp các nhóm hoạt chất chính được chiết xuất từ thảo dược Rẻ quạt và Sâm đại hành, có tác dụng giảm đau rát họng, giảm ho, long đờm, giảm tình trạng khản tiếng, hụt hơi. Heviho đáp ứng tốt trong các trường hợp viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, người thường xuyên bị đau rát họng, ho khan, ho có đờm. Heviho mang lại 4 tác dụng đồng thời là giảm đau – kháng viêm – giảm ho – long đờm. Từ đó hạn chế việc sử dụng kháng sinh cũng như các thuốc tân dược đi kèm. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, Heviho không gây tác dụng phụ, có thể dùng lâu dài cho cả người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Lưu ý giúp phòng ngừa viêm amidan cấp tính tái phát hiệu quả Để phòng ngừa tránh bệnh viêm amidan cấp tính hiệu quả chúng ta nên: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng tai, mũi họng, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi họng khi thời tiết chuyển lạnh bằng cách quàng khăn ấm vùng cổ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao nâng cáo sức đề kháng Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh. Hạn chế ăn các đồ ăn lạnh, các thực phẩm tái, sống Không sử dụng chung các vật dụng với người đang bị mắc viêm amidan như cốc uống nước, đồ ăn, đồ dùng cá nhân,… Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc Viêm amidan là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng, vậy nên nếu còn gì thắc mắc, các bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ18

Chữa amidan bằng thảo dược tự nhiên an toàn hiệu quả!

Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý Tai – Mũi – Họng. Đây là bệnh có thể tái đi tái lại và gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh như đau rát, cộm vướng, nuốt khó…Nhiều loại thảo dược có thể làm giảm nhanh triệu chứng và giúp phục hồi rất tốt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 9 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên và ngăn ngừa các triệu chứng viêm đường hô hấp hiệu quả nhất. Vị trí của các amidan (dễ nhìn thấy nhất là amidan khẩu cái) Mục lục1. Top 9 loại thảo dược chữa viêm amidan hiệu quả1.1. Chữa viêm amidan bằng cây rẻ quạt1.2. Chữa viêm amidan bằng cây Sâm đại hành1.3. Xuyên bối mẫu – dược liệu hàng đầu chữa viêm họng, viêm amidan1.4. Cát cánh chữa ho đờm, viêm đau họng1.5. Mạch môn chống viêm, giảm ho đờm hiệu quả1.6. Chữa ho đờm, viêm họng nhờ Cam thảo1.7. Chữa viêm amidan bằng Rau thài lài1.8. Chữa viêm amindan bằng quả trám1.9. Quả mơ rừng giảm viêm họng, viêm amidan2. Ưu, nhược điểm khi chữa viêm amidan bằng thảo dược2.1. Ưu điểm2.2. Nhược điểm2.3. Lưu ý khi chữa viêm amidan bằng thảo dược3. Heviho – sản phẩm từ thảo dược cho người viêm amidan Top 9 loại thảo dược chữa viêm amidan hiệu quả Chữa viêm amidan bằng cây rẻ quạt Rẻ quạt còn có tên thường gọi khác là Xạ can. Theo y học cổ truyền rẻ quạt có vị đắng, tính mát, vào hai kinh: phế và can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Từ xưa rẻ quạt được coi là vị thuốc quý để chữa các bệnh về họng, viêm amidan, ho nhiều đờm, khản tiếng. Còn theo khoa học hiện đại, rẻ quạt có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Cách thực hiện: Ngày dùng 3-6 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm, uống. Hoặc dùng 10-20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần, bã hơ nóng đắp vào cổ. Chữa viêm amidan bằng cây Sâm đại hành Sâm đại hành còn có nhiều tên gọi dân gian khác như Tỏi đỏ, Tỏi lào, Hành lào. Sâm đại hành là một dược liệu quý được sử dụng để trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, trị ho, tiêu viêm, các bệnh thiếu máu, mất ngủ, nhức đầu… Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt chất S3-Elebosin từ Sâm đại hành có tác dụng chống viêm rất mạnh thông qua ức chế các chất trung gian gây viêm. Thảo dược Sâm đại hành Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, viên thuốc Đại can bao gồm Sâm đại hành và Xạ can có tác dụng tốt đối với viêm họng, viêm amidan cấp tính và mạn tính. Có thể dùng viên Đại can cho mọi lứa tuổi, ngậm hoặc uống. Thuốc có tác dụng chống viêm rõ rệt, đồng thời có tác dụng long đờm, có thể dùng điều trị chứng ho thông thường, không gây tác dụng không mong muốn. Cách thực hiện: Chuẩn bị: Sâm đại hành 3g, vỏ rễ dâu, cỏ nhọ nồi, sài đất, bách bộ, mạch môn, mỗi vị 12g. Đem tất cả những nguyên liệu trên cho vào nồi để sắc nước và uống trong ngày. Xuyên bối mẫu – dược liệu hàng đầu chữa viêm họng, viêm amidan Xuyên bối mẫu hay còn gọi là Bối mẫu. Dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, vào hai kinh: Tâm, phế, có tác dụng nhuận tâm phế hóa đờm, giảm ho, thanh nhiệt, giải độc, tán kết. Thân hành Bối mẫu có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương để làm dịu ho. Đây là một loại dược liệu rất quý, tác dụng mạnh và chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ là đã cho công dụng tốt. Bối mẫu được dùng làm thuốc chữa ho lao, ho đờm, viêm họng, viêm amidan rất hiệu quả. Dược liệu Xuyên bối mẫu Cách thực hiện: Chuẩn bị: 4 gram bột xuyên bối mẫu, 2-3 muỗng cà phê mật ong. Cho bột xuyên bối mẫu và mật ong trộn đều trong chén, để vào nồi cơm hấp chín. Dùng uống hàng ngày giúp trừ đờm, trị ho hiệu quả. Cát cánh chữa ho đờm, viêm đau họng Dược liệu Cát cánh được sử dụng là rễ của cây đã trồng trên một năm, đào vào mùa đông, lúc cây tàn lụi, cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi phơi hay sấy khô. Theo Đông y, Cát cánh có vị hơi ngọt sau đắng, hơi cay, tính bình, có tác dụng thông khí phế, tiêu đờm. Dược liệu giúp chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, viêm amidan. Trên nghiên cứu lâm sàng, chất saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ tống ra ngoài hơn. Cách thực hiện: Chuẩn bị: Cát cánh 4g, Cam thảo 8g, nước sắc 600ml. Đem tất cả nguyên liệu trên đi sắc nước, sắc đến khi còn 200ml nước. Nước sắc chia 3 lần uống trong ngày. Mạch môn chống viêm, giảm ho đờm hiệu quả Mạch môn còn có tên gọi thường gặp là Tóc tiên, lan tiên. Đây là loại cây trồng rất phổ biến ở nhiều nơi, được dùng để làm cảnh và làm thuốc. Người ta dùng rễ củ của cây đã 2-3 năm tuổi, thu hái vào tháng 6. Các nghiên cứu đã chứng minh rễ củ mạch môn có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính, có khả năng ức chế sự phát triển một số chủng vi khuẩn đường hô hấp. Rễ củ mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng nhuận phế, giảm ho, được dùng để chữa ho khan, viêm họng, viêm đường hô hấp. Cách thực hiện: Có thể dùng Mạch môn dạng nước sắc hoặc tán bột làm thành viên hoàn với liều mỗi lần 3-10 g. Hoặc sử dụng: Mạch môn 10g, bách bộ (bỏ lõi sao vàng) 10g, vỏ rễ dâu (cạo vỏ vàng) 10g, vỏ quýt 5g, xạ can 5g, cam thảo dây 5g. Đem nguyên liệu sắc lấy nước và uống hàng ngày sẽ thấy hiệu quả. Chữa ho đờm, viêm họng nhờ Cam thảo Rễ cam thảo bắc có vị ngọt tính bình. Để sống (đồ mềm, sấy khô) có tác dụng giải độc, tả hỏa; tẩm mật sao vàng (chích cam thảo), lại có tác dụng ôn trung, nhuận phế, điều hòa các vị thuốc. Cam thảo vốn có vị ngọt nên thường được dùng kết hợp trong nhiều bài thuốc để làm thuốc sắc, thuốc viên. Dược liệu có tác dụng chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, làm thuốc long đờm. Ngày dùng 4-20g. Cách thực hiện: Nguyên liệu cần có: cam thảo nướng 120g tán bột Mỗi lần sử dụng 4g hoà tan với nước ấm để uống. Người bệnh uống ngày 3-4 lần. Chữa viêm amidan bằng Rau thài lài Rau thài lài hay còn được gọi là rau trai, thường được thu hái để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn ngoài da và hệ hô hấp. Theo Y học cổ truyền, rau thài lài có tính lạnh với công dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm, giảm sưng được dùng để chữa viêm amidan hiệu quả. Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị một nắm rau thài lài tươi đã rửa sạch, sau đó đem đi giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Cho thêm chút muối vào nước cốt rồi dùng để ngậm trong miệng và nuốt từ từ. Người bệnh thực hiện kiên trì cách này nhiều lần trong ngày, cứ mỗi giờ lại ngậm 1 lần sẽ thấy nhanh chóng có hiệu quả. Chữa viêm amindan bằng quả trám Trong thành phần của quả trám có chứa nhiều vitamin và chất khoáng như Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu và vitamin C rất tốt cho sức khoẻ của chúng ta. Theo Đông y, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng. Được dùng trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm họng, viêm amidan, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy. Cách thực hiện: Bạn cần chuẩn bị 50g quả trám, 10g huyền sâm đen. Sau đó đem các nguyên liệu trên đi sắc với nhau trong khoảng 30 phút. Dùng nước sắc này uống hàng ngày, có thể uống thay nước lọc để triệu chứng của bệnh được thuyên giảm. Quả mơ rừng giảm viêm họng, viêm amidan Quả mơ rừng cũng là thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và cũng được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc để chữa bệnh. Quả mơ rừng có khả năng kháng viêm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn và virus giúp giảm ho, tiêu đờm. Chính vì thế, nếu bạn đang bị viêm họng, viêm amidan thì có thể sử dụng loại quả này để chữa tại nhà. Cách thực hiện: Bạn cần chuẩn bị: 30g mơ rừng, 15g kim ngân hoa, 12g rau má, 1g gừng tươi. Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch rồi cho vào ấm rồi đem đi sắc với nước trong vòng 30 phút. Sau đó, bạn chắt lấy nước để uống, chia ra làm 2 lần và sử dụng trong ngày. Ưu, nhược điểm khi chữa viêm amidan bằng thảo dược Ưu điểm Chữa viêm amidan bằng thảo dược được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Người bệnh có thể dễ dàng tìm thấy những nguyên liệu quen thuộc để làm kết hợp thành bài thuốc chữa viêm amidan hiệu quả mà không phải mất quá nhiều chi phí. Ngoài ra, phương pháp này cũng rất an toàn, lành tính bởi các nguyên liệu đều từ thiên nhiên, không gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng. Bên cạnh đó, nhiều bài thuốc phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, người già, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cũng có thể cân nhắc sử dụng. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm được kể trên, chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên cũng có nhiều hạn chế. Những bài thuốc bằng thảo dược chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Giảm các triệu chứng đau rát, cải thiện tình trạng viêm amidan mà không thể trị dứt điểm bệnh nên phù hợp với tình trạng bệnh khi còn nhẹ. Ngoài ra, hiệu quả của các bài thuốc này phụ thuốc vào cơ địa và thể trạng của từng người, vì vậy mà người bệnh cần kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả. Mặt khác, các bài thuốc này cần phải đun sắc hàng ngày nên gây mất khá nhiều thời gian và công sức. Lưu ý khi chữa viêm amidan bằng thảo dược Người bệnh khi chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên cần lưu ý một số điều dưới đây. Nguyên liệu sử dụng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng bài thuốc cho các đối tượng bệnh nhân như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người già, những người đang dùng thuốc Tây y,… Uống đủ nước để cổ họng không bị khô và nên uống nước ấm. Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt là cổ họng. Bổ sung chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để tăng cường sức đề kháng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. Hạn chế các đồ ăn cay nóng và uống nước lạnh. Không sử dụng rượu bia và thuốc lá. Tập thể dụng thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ. Heviho – sản phẩm từ thảo dược cho người viêm amidan Thực trạng Việt Nam cho thấy là nước có tỷ lệ cao mắc các bệnh viêm đường hô hấp và việc lạm dụng kháng sinh theo điều trị bằng tây y như hiện nay. Nhu cầu về các sản phẩm thảo dược an toàn hiệu quả cho dòng bệnh này là rất lớn. Trước yêu cầu của thực tế, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu, chiết xuất thành công hoạt chất chống viêm tự nhiên S3 – Elebosin từ Sâm đại hành. Để tạo ra sản phẩm ứng dụng được vào thực tiễn, S3-Elebosin được phối hợp với một số thảo dược có tác dụng tốt đối với viêm đường hô hấp như Rẻ quạt, Xuyên bối mẫu, mạch môn, cát cánh…và lấy tên chế phẩm là Heviho. Kết quả thử nghiệm của cho thấy Heviho có tác dụng đồng thời là: kháng viêm, giảm đau, giảm ho, long đờm và có tính an toàn cao. Sản phẩm đáp ứng tốt đối với quá trình viêm đường hô hấp, giúp giảm nhanh các triệu chứng: ho, đờm, đau rát cổ họng,…ở người bị viêm amidan, viêm họng, viêm V.A, viêm thanh quản. Heviho được bào chế dưới 2 dạng để đáp ứng mọi lứa tuổi đó là viên uống dành cho người lớn và siro dành cho trẻ em. Ưu điểm của HEVIHO là mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với phương pháp điều trị bằng bài thuốc dân gian khác thông qua cơ chế: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Tiêu đờm. Đồng thời được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn do vậy hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh so với điều trị bằng tân dược. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Để được tư vấn kỹ hơn về hoạt chất S3-Elebosin và tình trạng viêm đường hô hấp, bạn hãy gọi điện ngay tới tổng đài miễn cước 18001208 Chia sẻ0

Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm amidan là chứng bệnh hô hấp phổ biến hiện nay, nó sẽ không nguy hiểm nếu được chữa trị sớm. Tuy nhiên nếu chủ quan, chữa sai cách bệnh sẽ trở thành mãn tính, lúc đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí còn gây nên những biến chứng nguy hiểm khác. Vậy viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Các bạn hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé. Mục lụcViêm amidan mãn tính là gì?Nguyên nhân, triệu chứng của viêm amidan mãn tínhNguyên nhân gây viêm amidan mãn tínhCác dấu hiệu đặc trưng khi bị viêm amidan mãn tính:Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm?Biến chứng ngưng thở khi ngủBiến chứng viêm mô tế bào amidanBiến chứng áp xe amidanBiến chứng viêm khớp cấpBiến chứng viêm cầu thậnBiến chứng khácHạn chế biến chứng của viêm amidan mãn tính bằng cách nào?Dùng thuốc tây: Tác dụng nhanh nhưng cẩn trọng vì nhiều tác dụng phụĐiều trị tại nhà: Tiết kiệm chi phí, không gây tác dụng phụ nhưng hiệu quả thấpCắt amidan – Điều trị hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều rủi roLưu ý khi bị viêm amidan mãn tính!Sử dụng Heviho thảo dược giúp đẩy lùi viêm amidan nhanh chóng lại an toàn Viêm amidan mãn tính là gì? Amidan thực chất là các hạch bạch huyết nằm ở 2 bên thành họng, đóng vai trò là sản sinh ra các kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài tấn công ồ ạt khiến amidan không thể chống đỡ nổi dẫn đến tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng,.. đó người ta gọi là tình trạng viêm amidan. Viêm amidan được chia thành 2 dạng chính đó là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Viêm amidan mãn tính xuất hiện phổ biến ở thanh thiếu niên, người trưởng thành và người lớn tuổi. Bệnh được chia thành 3 thể gồm viêm amidan quá phát, viêm amidan hốc mủ và viêm amidan thể xơ teo. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân, triệu chứng của viêm amidan mãn tính Nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính Nguyên nhân gây viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn và virus, nếu xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ biết được chính xác cách thức điều trị phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra một số nguyên nhân dẫn đến viêm amidan mãn tính được kể đến gồm: Viêm amidan cấp tính điều trị không dứt điểm, tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm amidan mãn tính Sức đề kháng của cơ thể kém tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus trong vòm họng bùng phát gây viêm amidan Người đang bị mắc các bệnh đường hô hấp khác liên quan đến vi khuẩn bội nhiễm như cúm, sởi, viêm họng,… Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm amidan Vệ sinh răng miệng kém Các dấu hiệu đặc trưng khi bị viêm amidan mãn tính: Amidan sưng đỏ, họng đau rát Có cảm giác vướng víu và đau trong cổ họng Hơi thở có mùi hôi Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt cao Khó khăn trong việc ăn uống vì amidan sưng to Ngáy khi ngủ ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Triệu chứng viêm amidan mãn tính giúp nhận biết bệnh chính xác! Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm? Bị viêm amidan thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy vậy nếu so với giai đoạn cấp tính thì viêm amidan mãn tính được coi là nguy hiểm hơn nhiều. Viêm amdian mãn tính kéo dài, không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh, cụ thể như: Biến chứng ngưng thở khi ngủ Người bị mắc viêm amidan mãn tính có thể sẽ gặp phải hiện tượng ngưng thở khi ngủ do đường thông khí bị sưng. Hiện tượng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, ngưng thở khiến oxy không cung cấp đủ cho não ảnh hưởng đến chức năng não, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng,.. Biến chứng viêm mô tế bào amidan Nhiều trường hợp viêm amidan mãn tính nặng, các ổ nhiễm trùng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Hiện tượng này gọi là viêm mô tế bào amidan. Biến chứng áp xe amidan Ngoài ra viêm amidan mãn tính dẫn đến nhiễm trùng khiến amidan bị mưng mủ, hình thành áp xe amidan, điều này có thể gây tắc nghẽn đường thở và bệnh nhân cần sự can thiệp y tế. Biến chứng viêm khớp cấp Viêm amidan mãn tính để lâu, không được điều trị đúng cách có thể gây nên biến chứng viêm khớp cấp. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như nóng đỏ, sưng đau ở các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, ngón chân, cổ chân, người mệt mỏi, uể oải. Nguy hiểm hơn là sau biến chứng viêm khớp thì thường dẫn tới các bệnh lý màng tim. Biến chứng viêm cầu thận Một biến chứng đáng lo ngại khác của viêm amidan mãn tính đó là viêm cầu thận, sau đó có thể chuyển thành viêm thận cấp cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh sẽ bị phù chân, phù mặt,… nhất là khi mới ngủ dậy. Biến chứng khác Nhiều trường hợp bị viêm amidan mạn tính do liên cầu khuẩn, độc tố của chúng sẽ khiến người bệnh nổi ban, nổi hạch, đau họng, họng đỏ, amidan sưng to, sốt cao, nôn mửa, tim đập nhanh,… Khi đó bệnh nhân rất dễ bị các biến chứng như viêm tai giữa, viêm ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim,… Từ những thông tin trên các bạn chắc đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm amidan mãn tính có nguy hiểm? Viêm amidan thực sự ít nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, còn đối với viêm amidan mãn tính thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều và dễ gây nên những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy nên khi bị viêm amidan trong thời gian dài thì các bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị triệt để sớm. Hạn chế biến chứng của viêm amidan mãn tính bằng cách nào? Điều trị chính là phương pháp duy nhất để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Phần lớn các trường hợp viêm amidan mãn tính được chỉ định điều trị tại chỗ, các bác sĩ thường sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng đồng thời kiểm soát, hạn chế bệnh tái phát, ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Ngoài ra, với các trường hợp nặng, nguy cơ gây biến chứng cao thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Dùng thuốc tây: Tác dụng nhanh nhưng cẩn trọng vì nhiều tác dụng phụ Thuốc tây được sử dụng nhiều trong điều trị viêm amidan mãn tính. Khi người bệnh đã thăm khám và xác định được nguyên nhân, tình trạng viêm amidan thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng như: Thuốc giảm đau Thuốc chống viêm chứa corticosteroid, hoặc steroid Thuốc kháng sinh Thuốc hạ sốt Thuốc giảm ho và long đờm Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc tây chữa viêm amidan mãn tính đó là cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không được tự mua thuốc về sử dụng sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng với đó thì người bệnh được khuyến cáo không nên uống các loại thuốc trên trong thời gian dài sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm amidan dùng thuốc nào tốt? Điều trị tại nhà: Tiết kiệm chi phí, không gây tác dụng phụ nhưng hiệu quả thấp Điều trị viêm amidan mãn tính tại nhà bằng các phương pháp tương đối đơn giản, ít tốn kém, sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên có sẵn giúp người bệnh giảm ho, long đờm,… Đây chủ yếu là các mẹo dân gian, được truyền miệng, chưa được kiểm chứng khoa học và những mẹo này thường làm giảm được một số triệu chứng của viêm amidan mãn tính chứ không chữa hoàn toàn được bệnh. Người bệnh có thể sử dụng các mẹo này giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Dưới đây là một số mẹo chữa viêm amidan tại nhà: Dùng rau diếp cá Rau diếp cá rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau đó cho người bệnh ăn sống, có thể ăn cùng vài hạt muối giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm amidan mãn tính. Sử dụng tỏi Tỏi không những là một loại gia vị phổ biến trong bếp ăn của người Việt mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó có viêm amidan. Tỏi bỏ vỏ thái thành lát mỏng sau đó đem ngâm với mật ong trong khoảng 2 tiếng rồi cho người bệnh ngậm hoặc uống hỗn hợp này. Kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả giảm sưng viêm amidan nhanh chóng Sử dụng mật ong Người bị viêm amidan có thể dùng mật ong nguyên chất ngậm trong miệng một lúc rồi nuốt từ từ sẽ giúp sát khuẩn cổ họng. Ngoài ra mật ong có thể ngâm với chanh, quất, tỏi,.. cũng là những bài thuốc đẩy lùi các triệu chứng viêm amidan hiệu quả ☛ Tham khảo thêm tại: Mẹo chữa viêm amidan tại nhà đơn giản Cắt amidan – Điều trị hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính tương đối phổ biến nhưng không phải trường hợp viêm amidan nào cũng được áp dụng cách điều trị này. Phương pháp này được các bác sĩ chỉ định chặt chẽ, chỉ can thiệp cắt amidan trong các trường hợp cần thiết. Dưới đây là một số trường hợp chỉ định phẫu thuật cắt amidan: Viêm amidan mãn tính tái phát nhiều lần trong năm, khoảng 5-6 lần mỗi năm Viêm amidan mãn tính gây viêm tấy, áp xe quanh amidan Viêm amidan mãn tính gây các biến chứng như viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi,… hoặc các biến chứng xa như viêm cầu thận, viêm màng tim, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn tiêu hóa kéo dài,… Viêm amidan mãn tính quá phát chèn đường thở gây khó thở, khó nuốt, khó nói,… Cắt amidan cần chống chỉ định tuyệt đối với những người bị mắc hội chứng chảy máu, rối loạn đông máu hoặc mắc các bệnh nội khoa như suy tim, cao huyết áp, suy gan mất bù, suy thận,… Tuy là phương pháp hiện đại, mang lại hiệu quả tương đối khả quan nhưng phẫu thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn những rủi ro như chảy máu sau phẫu thuật,… vì vậy người bệnh cũng cần cân nhắc khi muốn áp dụng phương pháp điều trị này. ☛ Xem chi tiết: Cắt amidan – Những thông tin cần biết Lưu ý khi bị viêm amidan mãn tính! Người bị viêm amidan mãn tính các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng Xây dựng chế độ ăn uống khoa học Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khi ra ngoài nên bịt khẩu trang,.. Bỏ các thói quen xấu có hại cho amidan như hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ăn uống đồ lạnh,… Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ Sử dụng Heviho thảo dược giúp đẩy lùi viêm amidan nhanh chóng lại an toàn Ngày nay việc sử dụng các sản phẩm có chiết xuất thảo dược nhằm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh càng trở lên phổ biến vì hiệu quả nhanh chóng và tính an toàn cao, không gây các tác dụng phụ. Với chứng bệnh viêm amidan thì Heviho là một sản phẩm giải quyết được triệt để những khó chịu mà căn bệnh gây ra. Heviho có tác dụng xử lý ổ viêm và ngăn chặn phản ứng viêm là việc hết sức cần thiết khi mắc các bệnh Viêm đường hô hấp. Với cơ chế kháng viêm từ S3-ELEBOSIN được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Ngoài ra, Heviho giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Như vậy, Heviho vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra qua các tác dụng: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Tiêu đờm. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Heviho CLICK VÀO ĐÂY để được giao tận nhà Heviho Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng viêm amidan mãn tính, qua đây chúng ta cũng đã giải đáp được câu hỏi viêm amidan mãn tính có nguy hiểm hay không. Hi vọng với những thông tin này các bạn có thêm kiến thức nâng cáo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chia sẻ0

Loading...