Viêm khí quản, phế quản
Bệnh viêm họng hạt với các triệu chứng như: Ho, ho có đờm, ho dai dẳng kéo dài, thở khò khè, khó thở, tức ngực, sốt, mệt mỏi tức là người bệnh đã chuyển sang viêm khí quản, phế quản. Nguyên nhân ban đầu bệnh có thể do virus gây nên, bị viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm lạnh, ho, sổ mũi ..nếu không được điều trị dứt điểm người bệnh dễ bị viêm phế quản.
Viêm phổi
Bệnh viêm phổi xảy ra khi có hiện tượng nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, hóa chất độc hại… cộng với cơ thể đang bị suy nhược do viêm họng. Lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên phổi rất dễ nhiễm các sinh vật gây hại, gây nên tổn thương tổ chức phổi.
Biến chứng ung thư
Bệnh viêm họng hạt là bệnh lành tính,dù những triệu chứng của bệnh gây khó chịu nhưng chúng không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh để quá lâu, không được điều trị đúng phác đồ và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển gây biến chứng khó lường là bệnh ung thư vòm họng- bệnh ác tính gây đe dọa tới tính mạng.
Bệnh ung thư vòm họng
Bệnh nhân viêm họng mạn tính nếu không điều trị triệt để, bệnh nhân bị viêm họng quá nặng có thể gây ung thư vòm họng. Điều này cũng phụ thuộc vào hệ miễn dịch của từng bệnh nhân.
Làm gì để bệnh viêm họng hạt nhanh khỏi?
Sử dụng thuốc
Bệnh viêm học hạt nhanh khỏi nhất chỉ khi mới giai đoạn chớm bệnh, người bệnh đã có những biện pháp điều trị cụ thể: Đi thăm khám bác sĩ tại những cơ sở chuyên khoa được bác sĩ có phác đồ điều trị rõ ràng. Tại đây bác sĩ sẽ chỉ định dùng:
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm
- Thuốc loãng đờm
- Thuốc giảm đau hạ sốt
- Một số thuốc khác..
Liều lượng, cách sử dụng và thời gian dùng thuốc được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc về điều trị khi chưa có đơn thuốc điều trị viêm họng hạt từ bác sĩ.
Đốt viêm họng hạt
Phương pháp đốt họng hạt là phương pháp cuối sau khi người bệnh điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân hay tái phát bệnh. Biện pháp đốt họng hạt được áp dụng khi các hạt ở thành sau phát triển lớn, ảnh hưởng đến chức năng nuốt và đường thở, khiến người bệnh rất khó chịu.
Ngày nay khoa học phát triển các phương pháp đốt được áp dụng chủ yếu là đốt điện, laser, nito lạnh.
Biện pháp tiểu phẫu chỉ thực hiện khi được bác sĩ chỉ định yêu cầu, bệnh nhân không nên đốt tùy tiện vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn
➤ Xem đầy đủ thông tin: Phương pháp đốt họng hạt
Sử dụng phương pháp dân gian điều trị viêm họng hạt
Đây là cách chữa được rất nhiều người áp dụng khi mới phát hiện mắc bệnh. Cách chữa này sử dụng các nguyên liệu gần gũi, dễ tìm kiếm và cũng mang lại hiệu quả khá cao: Sử dụng mật ong điều trị viêm họng hạt kết hợp với: Gừng, chanh, lá hẹ….Tuy nhiên khi dùng cũng không nên lạm dụng bởi nó chỉ hỗ trợ điều trị chứ không giúp loại bỏ các hạt ở họng. Nếu chỉ sử dụng mỗi phương pháp này, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy người bệnh nên đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất.
Khi phát hiện dấu hiệu mắc bệnh viêm họng hạt, cần thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và chỉ định điều trị phù hợp, tránh tự ý dùng thuốc hoặc điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh dai dẳng, khó chữa dứt điểm.
Sử dụng Heviho khi mắc viêm họng hạt
Hiện nay Heviho được bào chế dưới dạng viên nén và dạng nước rất tiện lợi cho cả nguười lớn và trẻ em sử dụng.
Heviho là sản phẩm được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược trong đó phải kể đến Sâm đại hành. S3-ELEBOSIN – hoạt chất trong Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). (Hợp chất (3S)-DIHYDROELEUTHERINOL-8-O-BETA-D-GLUCOPYRANOZIT phân lập từ rễ cây Sâm đại hành được đặt tên là S3-Elebosin)
S3-Elebosin kết hợp với các dược liệu hàng đầu dành cho bệnh viêm đau họng như: Xạ Can, Xuyên bối, Cát cánh… tác dụng vào gốc rễ quá trình gây viêm, đồng thời kháng khuẩn, kháng virus, giúp hồi phục niêm mạc đường hô hấp không gây tái phát.
Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng sau 3-5 ngày sử dụng.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đối với viêm họng hạt, trong quá trình điều trị người bệnh cần chú ý kiêng một số loại thực phẩm sau đây:
- Khi bị viêm họng hạt, để tránh làm cho hiện tượng sưng đau tăng lên, bệnh nhân cần tránh những loại thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị cay như tiêu, ớt,…
- Kiêng đồ ăn chiên, nướng bởi chúng có chứa nhiều dầu mỡ, bệnh nhân viêm họng hạt ăn vào có thể khiến đờm tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, đồ chiên nướng thường cứng và có nhiều góc cạnh, dễ gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến triệu chứng bệnh ngày càng tăng nặng;
- Bánh kẹo cứng, các loại hạt khô thường không tốt cho người bệnh viêm họng hạt mãn tính và có thể khiến cảm giác đau họng gia tăng khi tiêu thụ quá nhiều
- Bệnh nhân viêm họng nên uống nhiều nước, song cần tránh đồ uống, kem, chè lạnh vì có nguy cơ khiến cổ họng sưng tấy, triệu chứng ngày càng nặng thêm;
- Tránh xa rượu bia, các chất kích thích và nước ngọt có ga: Những chất kích thích (như cafein) khi đi vào cơ thể thường khiến hệ miễn dịch suy yếu, khiến thời gian khỏi bệnh kéo dài hơn, ngoài ra còn khiến họng đau rát, khó chịu;
- Thực phẩm quá ngọt nên tránh vì chúng gây tăng tiết dịch tiết nhờn, làm cho cổ họng luôn có đờm và bệnh lâu khỏi.
Trên đây là thông tin về biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng hạt cũng như phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng hạt nhanh nhất nhé.