Cách chữa viêm họng hạt bằng rượu tỏi
Tỏi không những là một loại gia vị được sử dụng nhiều trong nấu ăn hàng ngày mà còn được biết đến là vị thuốc chữa viêm họng hạt hiệu quả. Ngoài cách chữa viêm họng hạt bằng rượu tỏi thì còn rất nhiều bài thuốc khác từ loại gia vị này cũng mang lại hiệu quả chữa bệnh tương tự. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Viêm họng hạt là bệnh gì?
Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mãn tính, bệnh hình thành do quá trình viêm họng kéo dài và tái phát nhiều lần khiến các tế bào lympho ở thành họng phải hoạt động quá sức, hậu quả là chúng bị phình to ra, tạo thành các hạt. Các hạt viêm này có kích thước to nhỏ khác nhau và xuất hiện thành từng cụm, chúng gây kích thích niêm mạc họng dẫn đến hiện tượng đau rát, ngứa cộm, vướng víu, khó chịu. Nếu không được khắc phục và chữa trị kịp thời, viêm họng hạt có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: áp xe vùng họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản,… Nặng hơn có thể là thấp khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu, thậm chí là làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
Nguyên nhân chính gây viêm họng hạt đó là do vi khuẩn hoặc virus. Ngoài ra còn do các nguyên nhân như thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, mắc các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày thực quản, suy gan, viêm mũi dị ứng, viêm amidan,…
Người bệnh bị viêm họng hạt sẽ gặp các triệu chứng như họng ngứa, khó chịu, khô rát, vướng víu, trong họng có nhiều đờm. Quan sát bằng mắt thường thấy thành sau họng có nổi nhiều hạt có kích thước bằng hạt ngô, hạt đỗ, có nhiều hạt nối với nhau bằng những dây máu đỏ. Khi mắc bệnh, người bệnh không có hiện tượng sốt như các bệnh tai mũi họng thông thường khác, nhưng thường có hiện tượng ho khan, ho dai dẳng đi kèm.
Tỏi chữa viêm họng hạt như thế nào?
Tỏi không những là loại gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn mà còn là vi thuốc để chữa rất nhiều bệnh, trong đó có viêm họng hạt. Theo đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, mùi hơi hôi, có tác dụng thanh nhiệt, tán viêm, trị chướng bụng, đi ngoài khó khăn,… Con theo y học hiện đại, trong tinh dầu tỏi chứa rất nhiều các thành phần như glycogen, allicin, fitonxit có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Chính vì thế, dùng tỏi để chữa viêm họng hạt là một phương pháp đơn giản, an toàn, đỡ tốn kém mà hiệu quả mang lại rất tốt . Đặc biệt nếu dùng tỏi ngâm với rượu sẽ có tác dụng chữa viêm họng hạt vô cùng hữu hiệu.
Ngoài ra, các hoạt chất chống oxy hóa có trong tỏi còn có khả năng khôi phục hoạt động của tế bào, nâng cao chức năng hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. Dùng tỏi trị viêm họng hạt có thể ức chế virus, kìm hãm và tiêu diệt các loại vi khuẩn, giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh như đau họng, ho khan, khàn tiếng,…
Chữa viêm họng hạt bằng rượu tỏi và các bài thuốc khác từ tỏi
Rượu tỏi chữa viêm họng hạt
Dùng rượu tỏi chữa viêm họng hạt là phương pháp không còn quá xa lạ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm đúng, để rượu tỏi phát huy tác dụng tốt nhất. Dưới đây là cách làm rượu tỏi chữa viêm họng hạt chuẩn, mọi người có thể tham khảo.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm 40g tỏi khô bóc vỏ, 100ml rượu trắng 45 độ (rượu phải rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng)
Cách thực hiện như sau: Tỏi bóc vỏ mang đi thái nhỏ xong cho vào bình thủy tinh sạch, sau đó đổ đầy rượu vào để ngâm. Trong vài ngày đầu sẽ thấy tỏi chuyển từ màu trắng đục sang màu vàng và sau khoảng 7-10 ngày thì tỏi đã hoàn toàn chuyển sang màu vàng nghệ. Khi đó, chúng ta có thể mang rượu tỏi này ra để sử dụng.
Cách sử dụng rượu tỏi chữa viêm họng hạt: Người bệnh uống rượu tỏi 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 40 giọt, có thể pha cùng với chút nước ấm cho dễ uống. Thời gian sử dụng cho hiệu quả tốt nhất là buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi ngủ. Kiên trì thực hiện phương pháp này sẽ thấy tình trạng viêm họng hạt được cải thiện đáng kể
Ngoài cách sử dụng rượu tỏi, thì còn rất nhiều cách khác từ tỏi có thể chữa viêm họng hạt, điển hình như các cách dưới đây.
Tỏi ngâm giấm
Tương tự như tỏi, giấm cũng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn khá là tốt. Ngâm tỏi với giấm sẽ tăng thêm tác dụng chữa viêm họng hạt hiệu quả. Cách làm như sau: Lấy 3 củ tỏi bóc vỏ xong cho vào hũ thủy tinh sạch, sau đó đổ ngập giấm vào, đậy kín nắp, ngâm trong 1 tháng. Mỗi khi dùng thì lấy tỏi thái thành các lát mỏng rồi ngậm, mỗi lần ngậm 3 lát trong khoảng 15 phút. Thực hiện liên tục, đều đặn sẽ thấy các triệu chứng viêm họng hạt giảm rõ rệt.
Tỏi và sữa trị viêm họng hạt
Tỏi thường có mùi nồng và hăng, nếu không chịu được mùi vị này thì có thể kết hợp tỏi với sữa để trị bệnh. Các bạn lấy 3-4 nhánh tỏi bóc vỏ, giã nát, xong cho tỏi này vào một cốc sữa nóng, khuấy đều. Để khoảng 15 phút thì đem ra uống. Dùng sữa tỏi chữa viêm họng hạt thì bạn nên uống từng ngụm một. Mỗi ngày uống từ 2-3 cốc để mang lại hiệu quả tốt. Cách này cũng khá an toàn và phù hợp khi chữa viêm họng ở trẻ nhỏ.
Tỏi nướng chữa viêm họng hạt ở trẻ nhỏ
Nhiều trẻ nhỏ không ăn được tỏi sống vậy nên để chữa viêm họng hạt cho trẻ, các mẹ có thể nướng tỏi lên con dùng. Tỏi nướng có mùi thơm, rất dễ ăn mà vẫn giữ được những đặc tính như giúp tiêu viêm, kháng khuấn, vô hiệu hóa virus như tỏi tươi.
Các mẹ đem rửa sạch 1 củ tỏi rồi lấy giấy bạc bọc lại. Đem đi nướng trong khoảng 10-15 phút. Lấy tỏi ra, để nguội bớt rồi bóc khoảng 3 tép cho trẻ ăn trực tiếp. Chia thành nhiều lần ăn trong ngày đến khi hết. Thực hiện đều đặn trong một thời gian sẽ thấy tình trạng viêm họng của con tiến triển hơn rất nhiều.
Chữa viêm họng hạt bằng tỏi và đường phèn
Theo y học cổ truyền, đường phèn có vị thanh ngọt, tính bình, giúp thanh nhiệt, nhuận phế. Kết hợp đường phèn với tỏi chữa viêm họng hạt vừa giúp kháng khuẩn, tiêu viêm vừa có tác dụng giảm ho, đau họng, khàn tiếng,…
Các thực hiện như sau: Lấy 4-5 tép tỏi bóc vỏ, cắt đôi xong cho vào bát. Cho thêm đường phèn vào rồi mang hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm. Sau 15 phút thì lấy ra, để nguội chút rồi cho người bệnh dùng, nên ăn cả nước lẫn cái để hiệu quả hơn. Người bệnh nên thực hiện cách này 2 lần/ngày để hiệu quả trị bệnh tối ưu.
Chữa viêm họng hạt bằng tỏi mật ong
Cả tỏi và mật ong đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt, giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm, đau rát họng, tăng cường đề kháng, cải thiện miễn dịch cho cơ thể. Không những vậy chúng còn thúc đẩy tái tạo niêm mạc cổ họng, giúp vết thương nhanh lành. Cách làm tỏi mật ong chữa viêm họng hạt như sau:
- Cách 1: Dùng 10g tỏi tươi bóc vỏ, đập dập rồi cho vào hũ thủy tinh có nắp. Sau đó đổ thêm 30ml mật ong nguyên chất vào cùng sao cho mật ong ngập hết tỏi, đậy kín hũ lại và ngâm trong 3 ngày. Khi dùng thì lấy 3 thìa tỏi mật ong đã ngâm pha cùng 150ml nước ấm, uống ngày 2 lần vào sáng và tối, thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm họng hạt giảm hẳn.
- Cách 2: Lấy 3-4 nhánh tỏi bóc vỏ, đập dập, cho vào bát cùng với mật ong nguyên chất, sau đó mang đi hấp cách thủy 15 phút. Cho người bệnh viêm họng hạt uống 1-2 thìa tỏi mật ong hấp cách thủy này khi còn ấm, nên ăn cả tỏi để hiệu quả tốt hơn. Thực hiện ngày 3 lần, trước bữa ăn 15 phút. Kiên trì sử dụng, sau khoảng 5-7 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Dùng tỏi và rượu tỏi chữa viêm họng hạt cần lưu ý gì?
Mặc dù tỏi là vị thuốc tương đối an toàn nhưng khi áp dụng cách chữa viêm họng hạt từ rượu tỏi hoặc tỏi, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Vì tỏi sống có vị cay nồng và mùi khá khó chịu nên tránh dùng tỏi tươi cho trẻ nhỏ, người đang bị nhiệt miệng
- Không nên lạm dụng, sử dụng tỏi với liều lượng lớn, như vậy sẽ gây nóng rát dạ dày, khó tiêu, ợ nóng, đầy bụng,…
- Tránh sử dụng đồng thời tỏi với một số loại thuốc khác như Aspirin, thuốc chống đông máu warfarin, coumarin, thuốc chống viêm không steroid,… vì một số hoạt chất trong tỏi có thể làm kéo dài thời gian đông máu.
- Sử dụng tỏi có thể gây hôi miệng và tăng tuyến mồ hôi. Do đó sau khi dùng tỏi, người bệnh nên vệ sinh răng miệng kỹ và mặc các loại quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng khí để hạn chế tình trạng trên
- Dù tỏi có tác dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn, virus tốt nhưng không thể thay thế được các loại thuốc đặc trị. Do đó, bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc từ tỏi, người bệnh cần sử dụng thuốc và can thiệp các phương pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ.
- Trong thời gian điều trị người bệnh nên uống nhiều nước, ăn các thực phẩm lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, hạn chế nói chuyện nhiều,… để bệnh nhanh khỏi.
➤ Xem thêm: Viêm họng hạt nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Heviho – Giải pháp ngăn ngừa viêm họng hạt từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Heviho là sản phẩm duy nhất chứa S3 – Elebosin® được phát triển và kế thừa từ đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài Sâm đại hành (Eleutherin bulbosa (Mill.) Urb.) và Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.) (họ La dơn (Iridaceae))” của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Ngoài ra Heviho còn bổ sung thêm thảo dược Xạ can, Xuyên bối, Cát cánh, Mạch môn đều là những vị thuốc hàng đầu được sử dụng để chữa các bệnh Viêm đường hô hấp cấp và mạn tính: Viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm thanh quản, ho đờm dai dẳng, kích ứng họng…
Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Như vậy, Heviho vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Trên đây là cách làm rượu tỏi chữa viêm họng hạt hiệu quả, đồng thời bổ sung thêm một số cách làm khác từ tỏi cũng mang lại hiệu quả trị bệnh tương tự. Nếu còn thắc mắc về chứng bệnh này các bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu do viêm họng hạt gây ra nhé.