Viêm họng mãn tính là một thể bệnh về đường hô hấp và rất phổ biến nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để điều trị dứt điểm bệnh lý dai dẳng này. Vì vậy việc lựa chọn được cho bản thân phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng. Bài thuốc chữa viêm họng mãn tính từ Đông y sẽ bổ sung thêm kiến thức cho bạn vào cẩm nang sức khỏe để bảo vệ cho cả gia đình ngoài việc dùng Tây y điều trị. Nội dung chính trong bàiViêm họng mãn tính trong cách nhìn Đông yVì sao nên chữa viêm họng mãn tính bằng Đông yMột số bài thuốc chữa viêm họng mãn tính từ Đông y1. Cây xạ can ( cây rẻ quạt )2. Bài thuốc đông y trị viêm họng mang tên Bát bảo thang3. Bài thuốc chữa viêm họng mãn tính từ sâm đại hành4. Bài thuốc từ cây cát cánhHeviho giải pháp kết hợp Đông – Tây y Viêm họng mãn tính trong cách nhìn Đông y Viêm họng trong Đông y gọi là chứng Hầu tý, gồm có 2 dạng khẩn hầu phong (cấp tính) và mạn hầu phong (mãn tính), với các nguyên nhân gây bênh như sau: Do ngoại tà bên ngoài xâm nhập vào. Họng là phần trên của phế, là nơi phế khí xuất ra. Phế có khả năng chống lại với tà khí, nếu phế khí mất chức năng kháng cự thì tà khí sẽ xâm nhập vào phế, rồi xông lên họng gây nên bệnh. Do cách ăn uống không điều độ. Ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống rượu, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ làm cho tỳ vị bị tổn thương, nhiệt tụ lại ở tỳ vị, đưa lên họng gây nên bệnh. Do tình chí bị tổn thương. Tình chí không điều hòa, can khí bị uất kết, khí không thông, khí trệ, đờm ngưng lại ở họng gây nên bệnh. Tạng phủ không điều hòa cũng là nguyên do gây bệnh. Khi tạng phủ suy yếu, lao nhọc quá sức, nhiệt làm tổn thương phần âm, phế thận vốn đã bị suy yếu làm cho âm tinh hao tổn, tân dịch không đủ, họng không được nhu dưỡng, hư hỏa bốc nung nấu họng gây nên bệnh. Khi bị viêm họng mãn tính người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên nhất là vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy; ngứa họng nên hay khậm khạc, đằng hắng; thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có thể có hạt trắng. Có thể sốt hoặc không sốt. ➤ Bạn có muốn đọc: Viêm họng mãn tính trong y học hiện đại Vì sao nên chữa viêm họng mãn tính bằng Đông y Bởi đây là một trong những phương pháp giúp điều trị chuyên sâu, trị tận gốc hơn nữa nguyên liệu điều trị từ thiên nhiên nên rất an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đông y với các thành phần nguyên liệu từ tự nhiên nên khá an toàn, ít tác dụng phụ và đặc biệt là phù hợp với thể trạng người Việt. Bên cạnh đó trong thành phần các dược liệu của Đông y có khả năng chống viêm, diệt khuẩn được ví như 1 dạng kháng sinh thực vật tác dụng không kém kháng sinh vì vậy có thể hạn chế các triệu chứng của bệnh, làm lành tổn thương vùng họng. Chữa bằng Đông y có thể sử dụng lâu dài nếu dùng đúng cách có khả năng tái tạo niêm mạc họng và bảo vệ họng của bạn trước những nguyên nhân gây bệnh, giúp phòng ngừa tái phát. Trước đây xu hướng là tìm đến việc chữa bằng Tây y sử dụng thuốc kháng sinh để giảm nhanh triệu chứng bệnh khỏi bệnh nhanh nhưng khi thấy các vấn đề như tác dụng phụ của thuốc, bệnh hay tái phát nhiều lần việc tìm lại những bài thuốc Đông y để sử dụng lại được phổ biến hơn. ➤ Nên đọc: Viêm họng mãn tính có chữa khỏi hoàn toàn? Một số bài thuốc chữa viêm họng mãn tính từ Đông y Xung quanh chúng ta có rất nhiều bài thuốc chữa viêm họng mãn tính bạn có thể lựa chọn cho mình những nguyên liệu phù hợp với cơ địa cũng như thời gian chuẩn bị để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nhé. 1. Cây xạ can ( cây rẻ quạt ) Xạ can hay còn có tên gọi khác là cây rẻ quạt do có phần lá mọc thẳng đứng và xòe ra hai bên như hình chiếc quạt. Cây xạ can thuộc họ lay ơn, có củ. Cao khoảng 50cm và có hoa 6 cánh điểm những chấm màu đỏ. Thành phần cây rẻ quạt có chứa hoạt chất như: Tectoridin, irisfloretin, shekanin, belamcandin có khả năng hỗ trợ chữa trị bệnh viêm họng mãn tính mang lại hiệu quả cao. Nguyên liệu: Xạ can ( đã chế biến) : 06 gram. Cam thảo: 02 gram. Hoàng Cầm: 04 gram. Cát cánh: 02 gram. Cách sử dụng: Đem tất cả nguyên liệu đi tán nhỏ sau đó đun sôi cùng với nước sau khi nước nguội dùng để uống. Chăm chỉ uống đều đặn trong khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả 2. Bài thuốc đông y trị viêm họng mang tên Bát bảo thang Nguyên liệu: Hà thủ ô. Cỏ cứt lợn Bạch đồng nữ Dây Vằng Ké đầu ngựa Bạc thau Dàn xay Kim ngân hoa Cách sử dụng: Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch rồi phơi khô và chia thành từng thang theo tỉ lệ nhất định. Cho 1 thang vào ấm rồi đổ ngập nước sau đó sắc trong vòng 15 phút. Đợi thuốc nguội sử dụng uống hàng ngày thay nước lọc. Kết quả sẽ thấy sau từ 3-7 ngày sử dụng. Những trường hợp nặng hơn sẽ phải sử dụng trong khoảng từ 2-3 tuần mới có hiệu quả. 3. Bài thuốc chữa viêm họng mãn tính từ sâm đại hành Cây sâm đại hành còn có nhiều tên gọi khác nhau là cây Phong Nhạn, Sâm cau, hành lào, tỏi lào hay tỏi đỏ. thuộc họ Diên vĩ. Có hoa rất đẹp nên thường được trồng làm cây cảnh. Sâm đại hành có vị ngọt man mát, tính hơi ấm vào can, tỳ giúp an thần, tiêu độc , bổ huyết. Công dụng của nó là chủ trị tư âm dưỡng huyết, chỉ huyết, chỉ khái, sinh cơ. có khả năng điều trị viêm họng cùng một số bệnh khác như: Hoa mắt, nhức đầu, thiếu máu, vàng da, cơ thể mệt mỏi, ho ra máu, mụn nhọt, viêm da, vẩy nến hay lở ngứa,…Sâm đại hành chứa trong củ của nó có những hoạt chất sau: Eleutherola, Eleutherin, Izoeleutherin Chuẩn bị sâm đại hành 14 gram, rẻ quạt khô 14 gram đem sắc chung với nhau rồi lấy nước uống hàng ngày để điều trị bệnh viêm họng mãn tính. Nên đọc: Sâm đại hành – bước tiến mới trong điều trị viêm đường hô hấp 4. Bài thuốc từ cây cát cánh Cát cánh còn có tên gọi khác là cây bạch dược, kết cánh hay cánh thảo thuộc họ hoa chuông hay còn gọi là Campanunaceae. Cát cánh chứa vị đắng cay, tính ôn. Cát cánh có công dụng tuyên phế, lợi yết, khứ đàm, khai thông phế khí, bài nùng. Có khả năng điều trị ho, ho có đờm hay viêm họng sưng đau. Chuẩn bị: Cát cánh: 6 gram. Rẻ quạt: 6 gram. Mạch môn: 15 gram. Sâm đại hành: 15 gram. Trộn các nguyên liệu lại với nhau sau đó sắc lấy nước uống hàng ngày giúp điều trị bệnh viêm họng mãn tính rất hiệu quả. Có thể bạn quan tâm: Điều trị viêm họng mãn tính trong y học hiện đại Heviho giải pháp kết hợp Đông – Tây y Mặc dù chữa viêm họng bằng Đông y có những ưu điểm rõ ràng tuy nhiên nó cũng có nhược điểm đó là việc sử dụng gặp nhiều khó khăn vì phải sắc uống, triệu chứng giảm chậm hơn Tây y và cần dùng thời gian nhất định. Để cải thiện vấn đề này, sản phẩm Heviho ra đời bằng việc kết hợp Đông – Tây y. Cụ thể là với các thành phần từ dược liệu tự nhiên trong Đông y, sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén và siro như Tây y để thuận tiện cho người sử dụng. Đồng thời chắt lọc những thành phần có ích nhất của dược liệu, loại bỏ cặn bã và chất thừa chính vì vậy Heviho không chỉ an toàn khi sử dụng mà còn mang đến những hiệu quả tích cực cho người bệnh hơn bài thuốc Đông y. Heviho được ra đời bởi viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam nghiên cứu với các thành phần bao gồm: sâm đại hành, xạ can, cát cánh, bối mẫu, mạch môn, cam thảo. Không chỉ giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm. Từ đó giúp giảm tình trạng viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. Sản phẩm phù hợp sử dụng với người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính hoặc những người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Chi tiết về sản phẩm Heviho bạn có thể tìm hiểu “TẠI ĐÂY” HI vọng qua bài viết bạn đọc đã có thêm kiến thức chữa viêm họng mãn tính. Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc gì hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY “Quỳnh Nguyễn tổng hợp” Chia sẻ16
Viêm họng
Bí quyết chữa viêm họng cho trẻ triệt để tại nhà
Viêm họng là một loại bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao hoặc quá oi bức. Các mẹ hãy chú ý trang bị ngay cho mình đầy đủ kiến thức để đối phó với bệnh cũng như cách chữa viêm họng cho trẻ tại nhà đơn giản hiệu quả để tránh bệnh chuyển biến xấu, hay gây ra các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi nhé! ➤ Bạn có muốn đọc: Viêm họng là bệnh gì? Nội dung chính trong bàiTriệu chứng viêm họng điển hình ở trẻ nhỏNguyên nhân gây viêm họng ở trẻCách chữa viêm họng cho trẻ tại nhàSử dụng chanh đào ngâm mật ongSúc miệng hàng ngày với nước muối ấmChữa viêm họng cho trẻ bằng việc xông họngTắm nước nóngQuất hấp mật ong trị viêm họng ở trẻ rất hiệu quảChữa viêm họng với nước cháo cùng lá diếp cá và đườngLá hẹ hấp cùng đường phènGiảm nhanh tình trạng viêm họng ở trẻ với siro Heviho Triệu chứng viêm họng điển hình ở trẻ nhỏ Một số triệu chứng viêm họng ở trẻ đôi khi bị cha mẹ nhầm lẫn với triệu chứng mọc răng thông thường. Nếu như trẻ có những biểu hiện dưới đây thì ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời cho trẻ. Trẻ có triệu chứng sốt cao từ 39°C trở lên (Tuy nhiên cha mẹ cần phải phân biệt được trẻ sốt cao là do bị viêm họng hay mọc răng nhé). Trẻ biếng ăn, bỏ bú, nhai nuốt bị vướng do cổ họng sưng đau. Nếu bị nặng có thể nổi hạch ở hai bên hàm khiến trẻ đau nhức khó chịu. ➤ Nên đọc chi tiết hơn: Nhận biết dấu hiệu viêm họng ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ Trẻ nhỏ bị viêm họng chủ yếu là do các loại virus cảm cúm, rhino, sởi và adeno. Bên cạnh đó còn có thể do các nguyên nhân khác như: Do các loại vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hay phế cầu gây ra. Do một số nguyên nhân khác do ngoại cảnh tác động như: Thời tiết thay đổi liên tục, nóng lạnh đột ngột, độ ẩm quá cao. Trẻ khi ngủ bị ra nhiều mồ hôi mà ba mẹ không kiểm soát tốt khiến cho trẻ bị nhiễm lạnh toàn thân dẫn đến viêm họng. Dị ứng với các chất kích thích như lông chó, lông mèo, khói thuốc, cỏ dại, phấn hoa và bụi cũng dễ khiến bé bị viêm họng. Do các bệnh lý khác: viêm nứu lợi, nấm miệng, bệnh chân tay miệng Cách chữa viêm họng cho trẻ tại nhà Không phải cứ tìm đến thuốc Tây y đặc biệt là kháng sinh thì sẽ chữa khỏi bệnh cho trẻ. Với những trường hợp nhiễm bệnh do virus này thì kháng sinh không có hiệu quả (xem chi tiết: Cách phân biệt nguyên nhân gây viêm họng do virus hay vi khuẩn). Trong những trường hợp khác nhau ba mẹ có thể lựa chọn những cách chữa khác nhau. Tại bài viết này viemduonghohap.vn gợi ý để ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp đơn giản tại nhà mà không cần dùng thuốc như sau: Sử dụng chanh đào ngâm mật ong Đây là một cách chữa viêm họng đã được dân gian lưu truyền từ rất lâu và rất hiệu quả nhưng để đảm bảo an toàn ba mẹ nên lưu ý trước khi cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mật ong. Chanh đào mật ong có khả năng kháng khuẩn rất cao nên sẽ làm sạch vùng họng của trẻ giúp giảm viêm nhanh chóng. Chuẩn bị khoảng 500 gram quả chanh đào tươi đem rửa sạch, đợi ráo hết nước rồi thái lát mỏng sau đó cho vào lọ thủy tinh ngâm cùng mật ong và đường phèn sau 2 tuần thì sẽ dùng được. Lưu ý ngâm nên đan xem từng lớp chanh với mật ong và đường phèn sao cho dễ ngấm nhất có thể. Khi sử dụng ba mẹ dùng 1 ly nước ấm hòa cùng với 3 thìa nước cốt chanh đào mật ong rồi cho trẻ uống mỗi ngày từ 2-3 lần để chữa viêm họng cho trẻ một cách triệt để. Súc miệng hàng ngày với nước muối ấm Súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày là điều đầu tiên chúng ta nên làm khi bị viêm họng, tuy nhiên xin lưu ý với ba mẹ là nếu trẻ còn quá nhỏ chưa biết tự làm thì không nên dùng cách này để tránh việc trẻ nuốt nước muối vào trong hay bị sặc nước. Chuẩn bị 1 ly nước ấm pha cùng với một chút muối với tỉ lệ loãng vừa đủ dùng. Sau đó cho bé súc miệng hàng ngày từ 2-3 lần sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng viêm họng. Do muối có công dụng kháng khuẩn rất tốt. Nếu trẻ dưới 1 tuổi hoặc chưa biết cách súc miệng thì cách tốt nhất ba mẹ nên mua loại nước muối biển dạng xịt rồi vệ sinh vùng họng cho trẻ mỗi ngày 2 lần. ➤ Liên quan: Chữa viêm họng có đờm bằng chanh và muối Chữa viêm họng cho trẻ bằng việc xông họng Ba mẹ chuẩn bị một bát nước nóng còn đang bốc hơi sau đó thêm vào một chút muôi hạt hoặc một ít tinh dầu bạc hà hay tinh dầu chanh sau đó dùng khăn bông to chùm kín đầu trẻ và từ từ hít thật sâu hơi nóng vào họng, xông cho đến khi nước hết hơi nóng thì dừng lại, mỗi ngày đều đặn xông 1 lần. Xin lưu ý với ba mẹ rằng phương pháp có thể gây bỏng cho trẻ nếu trẻ còn quá nhỏ và chưa biết cách kiểm soát nên sẽ chỉ phù hợp với trẻ từ 5-6 tuổi trở lên. Với những trẻ nhỏ hơn ba mẹ tốt nhất nên mua máy xông họng hay còn gọi là máy khí dung và dùng xông cho bé mỗi khi viêm họng, viêm mũi. Nhớ thêm nước muối vào xông họng cho bé để có hiệu quả nhanh hơn. Tắm nước nóng Dẫu biết rằng khi trẻ bị ốm hay viêm họng thì không nên tắm nhưng mẹ vẫn có thể áp dụng phương pháp này để giảm triệu chứng viêm họng cho con bằng cách tắm nước hơi nóng hơn bình thường và thêm vào nước tắm vài giọt tinh dầu tràm bởi trong quá trình tắm hơi nóng bốc lên kèm theo tính nóng ấm của tinh dầu tràm sẽ giúp giảm viêm họng cho trẻ tốt hơn. Ba mẹ nhớ nhắc trẻ hít hơi nước nóng này sâu vào vùng mũi họng thay cho việc xông họng cũng rất tốt. Quất hấp mật ong trị viêm họng ở trẻ rất hiệu quả Mẹ chuẩn bị 10 trái quất tươi hơi chín rồi mang rửa sạch đợi ráo hết nước thì cắt trái quất làm đôi và loại bỏ hết hột phía trong để hỗn hợp không bị đắng trẻ sử dụng sẽ dễ dàng hơn. Bỏ quất đã cắt vào 1 chiếc bát nhỏ cùng một chút mật ong. Đem hấp cách thủy 20 phút thì chắt lấy nước cốt cho bé ngậm và nuốt từ từ trong miệng. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 2-3 lần mỗi lần 1-2 thìa cafe tùy theo độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ. Nếu trẻ dưới 1 tuổi mẹ có thể tham khảo thay mật ong bằng đường phèn để an toàn hơn cho bé yêu nhé. Chữa viêm họng với nước cháo cùng lá diếp cá và đường Đây là cách mà dân gian lưu truyền sử dụng điều trị viêm họng ở trẻ từ lâu và được rất nhiều ba mẹ tin dùng cho trẻ vì tính an toàn và hiệu quả mang lại. Mẹ chuẩn bị một nắm lá diếp cá đem rửa thật sạch để ráo nước thì xay nhuyễn rồi lọc bỏ bã chỉ lấy phần nước trong sau đó trộn đều với nước cháo loãng và thêm một chút đường. Cho lên bếp đun sôi nhỏ lửa thật kĩ. Đợi hỗn hợp nguội thì cho bé uống 3 lần mỗi ngày. Sau 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả. Lá hẹ hấp cùng đường phèn Lá hẹ là một loại gia vị trong ẩm thực hoặc được sử dụng thay rau có tính ấm, vị cay đây chính là một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc và tiêu đờm. Khi trẻ bắt đầu có triệu chứng viêm họng, ba mẹ hãy lấy một nắm lá hẹ đem rửa sạch rồi hấp cách thủy cùng với một chút đường phèn. Hấp cho đến khi lá hẹ nhừ thì nghiền nhuyễn rồi lọc lấy nước trong. Cho trẻ uống đều đặn mỗi ngày 2-3 lần để giảm ho và đau họng cho bé yêu của mình nhé. ➤ Thông tin sau sẽ rất có ích: Viêm họng nên ăn gì, làm gì, kiêng gì? Giảm nhanh tình trạng viêm họng ở trẻ với siro Heviho Trong xã hội hiện đại với nhịp sống bận rộn có lẽ không phải 100% ba mẹ đều có thời gian đối phó với viêm họng cho trẻ bằng những nguyên liệu thiên nhiên cùng với những cách chuẩn bị khá cầu kì thì mẹ yên tâm hãy để siro Heviho giúp bạn điều này với thành phần từ thảo dược lành tính như cao cát cánh, cao xạ can, sâm đại hành,… có công dụng hỗ trợ làm ấm vùng họng, giúp giải cảm, giảm bớt triệu chứng ho, long đờm. Bên cạnh đó còn hỗ trợ giảm đau rát vùng niêm mạc họng do những cơn ho kéo dài và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Siro Heviho đánh tan nỗi lo khi trẻ viêm họng Mẹ nên chọn siro Heviho khi bé yêu bị ho hay viêm họng vì sản phẩm này là thành tựu nghiên cứu của INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Được chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược lành tính nên rất an toàn khi sử dụng cho trẻ. Hơn nữa vị dưa gang sẽ làm trẻ rất thích thú vì có vị ngọt như kẹo. Siro Heviho đã được hàng triệu bà mẹ tin tưởng sử dụng do có khả năng ngăn chặn rất tốt quá trình viêm, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Giảm nhanh các triệu chứng ho, ho có đờm, khò khè khó thở, viêm họng ở trẻ sau khi sử dụng 1-2 chai. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! Bấm vào đây để được giao tận nhà Siro Heviho Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TẠI ĐÂY Chia sẻ15
Viêm đau họng uống thuốc gì?
Đau họng là tình trạng đau rát, trầy xước bên trong thành họng hoặc cổ họng bị kích thích, dấu hiệu rõ rệt nhất là khi bạn nuốt. Nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, gây cản trở trong công việc, giao tiếp và sinh hoạt. Vậy khi đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi nhất? Hãy đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về các loại thuốc nên uống khi bạn bị đau họng. Mục lục1. Viêm đau họng khi nào cần uống thuốc?2. Viêm đau họng uống thuốc gì?2.1. Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Beta-Lactamin2.2. Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Macrolid2.3. Thuốc kháng viêm NSAID2.4. Thuốc kháng viêm corticosteroid2.5. Thuốc giảm đau, hạ sốt2.6. Thuốc giảm ho, long đờm2.7. Dùng dung dịch súc họng3. Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây chữa viêm đau họng4. Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm đau họng5. Viên uống Heviho – giải pháp cho người bị viêm đau họng Viêm đau họng khi nào cần uống thuốc? Cổ họng là nơi tiếp xúc nhiều với các loại vi khuẩn, là ngã ba đường nơi giao nhau giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp nên là cơ quan hay bị viêm nhiễm nhiều nhất. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau họng như: Bệnh lý viêm đường hô hấp: Các bệnh như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm lợi, viêm phế quản, cúm lâu ngày,… Vi khuẩn trú ngụ ở các ổ viêm trên có thể lan xuống vòm họng, sinh sôi, phát triển, gây hại dẫn đến đau cổ họng. Bệnh lý về đường tiêu hóa: Các bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản sẽ có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, trào ngược,… Từ đó gây ảnh hưởng đến niêm mạc họng, làm cho vi khuẩn từ vùng dạ dày lên trên họng khiến vùng họng bị đau rát, sưng viêm,… Yếu tố môi trường: Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc thường xuyên hít phải các khí độc hai như khí thải công nghiệp, khí lò than, mùi chất tẩy rửa,… khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm đau họng.. Ăn uống đồ lạnh: Thường xuyên ăn đồ lạnh như kem, đá,… dễ khiến niêm mạc họng bị tổn thương gây đau rát. Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá chứa chất nicontin – một chất có thể làm tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh ở vùng hầu họng. Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường làm cơ thể không kịp thích nghi, khiến sức đề kháng bị suy giảm, tạo điều kiện cho các loại virus và vi khuẩn xâm nhập gây hại cho người bệnh. Thông thường, tình trạng viêm đau họng khi mới chớm bệnh thì chưa cần phải sử dụng đến thuốc, người bệnh có thể điều trị tại nhà để bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, trường hợp viêm đau họng do vi khuẩn, virus gây ra thì người bệnh cần uống thuốc để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tránh để bệnh tiến triển nặng hơn gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. ➤ Đọc chi tiết: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến viêm đau họng Viêm đau họng uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Beta-Lactamin Nhóm thuốc kháng sinh này có tác dụng ức chế tạo vách vi khuẩn bằng cách tạo phức bền vững với transpeptidase. Khi vi khuẩn không tạo được vách sẽ bị ly giải hoặc biến dạng. Penicillin V: có 2 dạng là viên nén và chai uống, có công dụng diệt khuẩn gây đau họng, điều trị các triệu chứng đi kèm như rát họng, ngứa ngáy, ho do vi khuẩn gây ra. Thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của bệnh. Liều dùng tham khảo: Người lớn điều trị đau họng do khuẩn Streptococcus: đùng 125-250mg uống cách nhau 6-8 giờ, trong vong 10 ngày. Penicillin có tác dụng tốt nhất khi đói, nên uống sau khi ăn 1 giờ. Trẻ em từ 0-11 tuổi: liều dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu được chỉ định sử dụng. Trẻ em từ 12-17 tuổi: dùng như người lớn. Khi sử dụng penicillin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, bụng khó chịu, tiêu chảy, dị ứng phát ban. Amoxicillin: Thuốc được sử dụng thay thế cho penicillin theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thành phần có trong penicillin, nên amoxicillin có công dụng hoàn toàn tương tự. Liều dùng tham khảo: Người lớn uống 250g-500mg, mỗi lần cách nhau 8 tiếng. Đối với trẻ nhỏ thì dùng 125-250mg, cách 8 tiếng/ lần. Loại thuốc này ít có tác dụng phụ hoặc nếu có thì cũng rất nhẹ và tự khỏi được. Người dùng sẽ có thể gặp một số triệu chứng khi dùng thuốc như nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Cephalexin: có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, điều trị các triệu chứng do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra, thuốc không có hiệu quả với bệnh do virus gây nên. Liều dùng tham khảo: người lớn uống 250-500mg mỗi bữa, cách nhau 6 giờ. Trẻ nhỏ uống 60mg/kg trong 24 giờ, chi thành các bữa, ngày uống 2-3 lần sau ăn. Một số tác dụng phụ của loại thuốc này như: buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, mệt mỏi, chóng mặt, nổi mề đay,… nên bạn cần thận trọng khi sử dụng. Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Macrolid Nhóm thuốc kháng sinh Macrolid có tác dụng tiêu diệt khuẩn, kìm khuẩn qua quá trình ức chế tổng hợp protein. Erythromycin: Đây là thuốc kháng sinh dùng thay thế có penicillin và các loại thuốc có thành phần tương tự đối với người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào. Erythromycin không chỉ được dùng điều trị đau họng mà bất kỳ dạng bệnh nào do nhiễm trùng vi khuẩn. Thuộc nhóm kháng sinh marcolide nên thuốc hoặt động bằng cách thức ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn. Thuốc được hấp thụ tốt nhất khi đói, nên thường được sử dụng sau bữa ăn. Liều lượng và thời gian sử dụng cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng tham khảo: người lớn uống 500-1000mg/1 bữa. Ngày 2-3 lần. Trẻ nhỏ uống 30-50mg/kg/1 bữa, ngày uống 2 lần. Một trong số tác dụng phụ thường thấy của thuốc như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn. Clarithromycin: Thuốc được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa,… Người bệnh khi sử dụng thuốc có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn vị giác, viêm đại tràng. Azithromycin: Thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh lý có tình trạng bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nhất là các bệnh về viêm đường hô hấp. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy,… Thuốc kháng viêm NSAID Thuốc kháng viêm có tác dụng mạnh trong việc giảm đau, chống viêm hiệu quả, giảm nhanh các cơn đau rát họng, giảm sưng tấy cổ họng, loại bỏ một số loại vi khuẩn. Là nhóm các thuốc không chứa cấu trúc steroid. Bao gồm các hoạt chất phổ biến như diclofenac, naproxen, ibuprofen và aspirin. Các sản phẩm này không được sử dụng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày nặng, suy gan, phụ nữ đang trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ hoặc cho con bú… Diclofenac: Đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng sưng viêm, giảm đau rát cổ họng khi điều trị viêm đau họng. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ do thuốc gây ra như: chóng mặt, ù tai, phát ban, ngứa da, đầy hơi, tiêu chảy,… Chính vì thế nên bạn cần thận trọng khi sử dụng. Ibuprofen: Thuốc giúp ức chế quá trình sản sinh chất viêm ở cơ thể, làm giảm đau, sưng và hạ sốt. Thuốc được chỉ định sử dụng nếu người bệnh mắc viêm đau họng đi kèm với sốt và đau họng. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc, đặc biệt là trẻ em, người già và phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Cần lưu ý khi sử dụng bởi người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như: đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,… Thuốc kháng viêm corticosteroid Thuốc kháng viêm corticosteroid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch thường được sử dụng để chữa rất nhiều các bệnh lý như: viêm da dị ứng, chàm, mề đay,… Một số loại thuốc kháng viêm được sử dụng khi bị viêm họng giúp kháng viêm, ức chế miễn dịch trong thời gian dài như Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolon… Những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc như: ảnh hưởng đến thị giác, tăng huyết áp, các vấn đề về tâm lý, viêm loét dạ dày,… Thuốc giảm đau, hạ sốt Đối với người bị viêm họng có biểu hiện sốt hoặc đau rát họng, bác sĩ sẽ kê thêm loại thuốc này để làm giảm triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc thông dụng như: paracetamol, aspirin,… ở dạng gói bột, viên nén, hỗn hợp, viên sủi. Aspirin: Thuốc được sử dụng để giảm đau, hạ sốt. Thuốc dùng uống hoặc đặt ở trực tràng, liều dùng 325-650 mg, được dùng trong trường hợp viêm đau họng đi kèm với những triệu chứng như: đau rát họng, sốt, đau đầu,… Lưu ý không sử dụng asprin cho trẻ nhỏ, có thể dẫn đến hội chứng Reye- bệnh lý não gan. Paracetamol: Đây là thuốc điều trị viêm họng đi kèm với những biểu hiện như đau khớp, đau cơ, đau răng, đau lưng, sốt,… Tuy nhiên, nên sử dụng Paracetamol tromg thời gian ngắn, tuyệt đối không dùng quá liều bởi sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, vã nhiều mồ hôi, chảy máu hoặc bầm tím bất thường,… Thuốc giảm ho, long đờm Cơ chế chung của các thuốc ho là ức chế trung tâm gây ho, làm giảm ho nhanh chóng. Thường sử dụng codein, thuốc ngậm hay siro ho để làm giảm kích ứng ở cổ họng, giảm ngứa họng và ngăn ngừa cơn ho hiệu quả. Nếu người bệnh ho có đờm, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc long đờm như Acetylcystein, N- Acetylcystein, Carbocystein Ambroxol, Bromhexin… Dùng dung dịch súc họng Dung dịch súc họng giúp làm giảm số lượng vi khuẩn, tống chúng ra ngoài qua đường miệng. Dung dịch có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê cục bộ, kìm hãm sự phát triển của chúng. Một số loại được khuyên dùng: Betadin: nồng độ 7% vừa có công dụng, sát khuẩn, chống nấm. Givalex: thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp đau họp do viêm họng, viêm đường hô hấp. Khi sử dụng nên pha loãng theo tỷ lệ 1/10 bằng nước ấm, tuyệt đối không sử dụng dung dịch nguyên chất có thể gây tổn thương lớp niêm mạc họng. Listerin: với thành phần chủ yếu là thymol có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề nhẹ niêm mạc. Ngoài việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị đau họng, các bạn cũng nên áp dụng một số bài thuốc đông y như sử dụng mật ong, chanh đào, quả tắc, tỏi, gừng,… Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây chữa viêm đau họng Việc sử dụng thuốc tây (đặc biệt là thuốc kháng sinh) chữa viêm đau họng tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi chúng ta lạm dụng thuốc. Theo các chuyên gia, việc lạm dụng thuốc chữa viêm đau họng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: Gây nhờn thuốc, mất tác dụng của thuốc: Việc lạm dụng thuốc (kháng sinh) sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc vì vi khuẩn lúc này đã quá quen với thuốc, có khả năng kháng lại thuốc khiến việc điều trị bệnh rất khó khăn. Thậm chí sau này, khi kháng sinh không còn tác dụng với người bệnh thì chỉ một triệu chứng ho hay một vết loét nhiễm trùng nào đó cũng có thể khiến người bệnh tử vong. Gây dị ứng: Nhiều loại thuốc tây chứa các thành phần phụ gia chẳng hạn như phẩm màu,… chúng tương tác với ibuprofen và acetaminophen và có thể gây nên phản ứng dị ứng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hoặc những người dễ mẫn cảm Gây ngộ độc: Sử dụng nhiều (lạm dụng) kháng sinh khiến gan, thận đào thải không kịp dẫn đến chức năng của các bộ phận này bị suy giảm, độc tố tích tụ nhiều gây suy gan, suy thận, ngộ độc,… Tăng nguy cơ tiêu chảy: Những trường hợp viêm đau họng do virus gây ra thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Việc lạm dụng kháng sinh trong trường hợp này không những không làm khỏi bệnh mà còn gây ra tác dụng phụ không mong muốn là tiêu chảy và khiến bệnh tình trầm trọng hơn, làm tăng nguy cơ tử vong Gây béo phì, tiểu đường: Sử dụng nhiều kháng sinh sẽ tiêu diệt luôn cả các lợi khuẩn đường ruột. Nhất là với trẻ nhỏ, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường cho các bé Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm đau họng Việc sử dụng thuốc chữa viêm đau họng muốn mang lại hiệu quả cao, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: Trước khi sử dụng thuốc cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, thành phần, công dụng, đối tượng phù hợp của loại thuốc mà mình uống. Và tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và uống thuốc theo đơn được kê Cần uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian mà bác sĩ quy định. Không được tự ý dừng thuốc bởi như vậy sẽ khiến cơ thể nhờn thuốc, làm tăng nguy cơ bệnh tái phát lại sau đó Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là gây nhiễm độc, sốc thuốc, giảm chức năng các cơ quan khác như gan, thận,… Trong quá trình dùng thuốc không được sử dụng các chất kích thích khác gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Viên uống Heviho – giải pháp cho người bị viêm đau họng Bạn đọc có thể tham khảo thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị như viên uống Heviho. Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Heviho vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng. Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phầm chuyên biệt cho các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản mạn tính,… với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Heviho còn được bào chế dưới 2 dạng: Viên uống và Siro phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Sản phẩm phù hợp sử dụng với người bị viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mãn tính hoặc những người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY. Đau họng uống thuốc gì luôn là vấn đề quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên muốn việc sử dụng thuốc có hiệu quả thì người bệnh cũng cần phải tìm hiểu và lưu ý nhiều. Hi vọng với những thông tin ở phía trên mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã có thêm kiến thức để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này. Ngoài ra, nếu có gì thắc mắc về tình trạng viêm đau họng hay về sản phẩm thì bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ. Chia sẻ14
Họng và các bệnh về họng
Họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở, liên tục tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Các bệnh thông thường ở họng không nguy hiểm và có thể tự khỏi, tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần chú ý các dấu hiệu của ung thư vòm họng, là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mục lục1. Hiểu nhanh về họng1.1. Họng là gì?1.2. Cấu tạo của họng1.3. Chức năng của họng1.4. Vai trò của họng2. Các bệnh thường gặp ở họng và cách xử lý2.1. Viêm họng cấp2.2. Viêm họng mạn2.3. Viêm VA2.4. Viêm Amidan2.5. Ung thư vòm họng3. Cách phòng ngừa các bệnh lý về họng3.1. Nâng cao sức đề kháng3.2. Môi trường sống3.3. Vệ sinh sạch sẽ3.4. Giữ ấm cơ thể3.5. Tránh sử dụng các chất kích thích4. Ngăn ngừa và đẩy lùi các bệnh lý về họng với Heviho Hiểu nhanh về họng Họng là gì? Họng hay cổ họng còn gọi có tên gọi khác là yết hầu là một phần của cổ ngay dưới khoang mũi, phía sau miệng và nằm trên thực quản và thanh quản. Họng chia làm ba phần: hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản. Họng là một phần của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, nó cũng quan trọng trong việc phát âm. Cấu tạo của họng Họng là ống cơ và màng nằm ngay trước cột sống cổ. Nối liền mũi ở phía trên, miệng ở phía trước với thanh quản và thực quản ở phía dưới. Thành họng được cấu trúc bởi lớp cân, cơ, niêm mạc. Chức năng của họng Họng là ngã tư đường ăn và đường thở. Nên có chức năng chính là dẫn khí, nuốt thức ăn và vai trò miễn dịch. Ngoài ra họng còn phối hợp với các cơ quan khác trong vai trò nghe, phát âm. Vai trò của họng Họng có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận kháng nguyên ở trẻ, vai trò này được thực hiện bởi vòng Waldeyer, bao gồm các amidan, quan trọng nhất là 2 amidan khẩu cái và amidan vòm (hay VA). Các cơ quan này phát triển mạnh ở trẻ em, và teo dần ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, viêm VA, viêm Amidan hay gặp ở trẻ em và hiếm khi gặp ở người lớn, trừ một số bệnh nhân bị viêm VA hoặc amidan mạn tính. Bình thường, sự toàn vẹn của niêm mạc họng giúp ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, niêm mạc họng tiết 1 lượng nhầy vừa phải, giúp khu trú các tác nhân gây bệnh và tống chúng ra ngoài bằng phản xạ ho, hắt hơi… Tuy nhiên khi hệ thống này họat động không hiệu quả, họng bị khô hoặc quá nhiều đờm nhầy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển gây bệnh. Ngoài các bệnh nhiễm khuẩn có tần suất mắc cao, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị u nhú hoặc ung thư tại họng, trong đó có ung thư vòm họng có tần suất mắc khá cao. Các bệnh thường gặp ở họng và cách xử lý Viêm họng cấp Viêm họng cấp là viêm cấp tính xảy ra ở niêm mạc họng, tác nhân thường gặp là virus, chiếm khoảng 80%. Ngoài ra có thể do vi khuẩn, nấm hoặc các tác nhân vật lý, hóa học khác, các tác nhân này chiếm khoảng 20%. Viêm họng cấp là bệnh phổ biến, hay gặp khi thời tiết chuyển mùa, sức đề kháng của cơ thể giảm sút… Triệu chứng Triệu chứng chính của viêm họng cấp bao gồm: Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau mình mẩy, nhức đầu. Họng đau, khô rát. Ho khan hoặc ho có đờm. Soi họng thấy niêm mạc đỏ rực, khô, mạch máu nổi rõ. Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn có thể thấy chấm mủ trắng hoặc màng trắng bám quanh thành họng hoặc trên mặt amidan. Bệnh nhân có thể bị khàn tiếng, sưng đau hạch cổ. Xử lý Viêm họng cấp thường gây ra do virus, do đó bệnh nhân không cần sử dụng kháng sinh trong điều trị, các trường hợp có biểu hiện viêm họng do vi khuẩn cần thăm khám và điều trị kháng sinh theo chỉ định để tránh biến chứng. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân có thể tự xử lý tại nhà bằng các biện pháp: Điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, long đờm, dùng các thuốc không kê đơn, sản phẩm thảo dược. Giữ ấm, súc họng bằng nước muối sinh lý. Điều trị nâng đỡ cơ thể: nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất để cơ thể chóng hồi phục. ➤ Chi tiết: Viêm họng cấp Viêm họng cấp do virus Viêm họng mạn Viêm họng mạn là tình trạng viêm mạn tính ở niêm mạc họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Một số bệnh mạn tính như viêm xoang mạn, ngạt tắc mũi mạn tính, trào ngược dạ dày- thực quản… khiến họng liên tục chịu tác động của dịch viêm, hoặc bị kích ứng dẫn đến viêm dai dẳng không dứt, gây tổn thương niêm mạc, tuyến nhầy và mô lympho tại họng. Triệu chứng Viêm họng mạn nếu không được quan tâm điều trị có thể diễn ra theo 3 giai đoạn tuần tự với các triệu chứng khác nhau: Viêm họng xuất tiết: họng tăng tiết dịch, nhiều đờm nhầy làm bệnh nhân khó chịu cổ họng, thường xuyên phải khạc đờm. Các mô lympho phát triển mạnh ở thành họng. Viêm họng quá phát: hay còn gọi là viêm họng hạt, các mô lympho bị quá sản tạo thành hạt ở thành sau họng. Niêm mạc dày lên, eo họng hẹp lại, họng rất dễ bị kích ứng, bệnh nhân dễ bị buồn nôn và nôn, hay gặp vào buổi sáng khi đánh răng. Viêm họng teo: viêm dai dẳng lâu ngày khiến cho các mô lym phô, niêm mạc và tuyến tiết nhầy ở họng đều bị teo. Họng bị khô do tiết nhầy không đủ, bệnh nhân bị ho khan dai dẳng. Do chức năng bảo vệ của niêm mạc họng không được toàn vẹn, người bệnh dễ bị tái đi tái lại các đợt viêm họng cấp nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày. Xử lý Điều trị nguyên nhân: nếu xác định được nguyên nhân gây viêm họng mạn như viêm xoang, trào ngược dạ dày- thực quản… thì bên cạnh xử lý triệu chứng, cần điều trị vào nguyên nhân của bệnh. Điều trị triệu chứng: giảm ho, long đờm, chống viêm, giảm kích ứng. Súc miệng họng, giữ ấm, tránh môi trường ô nhiễm. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng sức đề kháng của cơ thể để ngăn các đợt cấp. ➤ Chi tiết: Viêm họng mãn tính Viêm họng mạn tính gây khó chịu cổ họng, dễ kích ứng Viêm VA Viêm VA là tình trạng viêm nhiễm VA. Thông thường VA phát triển từ lúc trẻ hình thành trong bào thai đến 7-8 tuổi sau đó teo dần. Khi VA bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc virus sẽ dẫn đến VA to lên, gây tắc toàn phần hoặc một phần cửa mũi sau làm cho trẻ không thở được qua đường mũi mà phải thở qua miệng gọi là viêm VA Triệu chứng: Bệnh đột ngột, trẻ bị sốt từ 38 – 39 độ C, trường hợp sốt trên 40 độ C, rất hiếm trường hợp không sốt Ngạt mũi, ngạt từ một bên đến 2 bên theo tình trạng nặng dần. Trẻ thở khó khăn, thường phải há miệng thở, thở khụt khịt, khóc hoặc nói giọng mũi kín … Trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì không thở được bằng mũi. Chảy nước mũi ra phía trước và xuống dưới họng: nước mũi lúc đầu trong về sau đục Ho: xuất hiện muộn hơn tình trạng ngạt mũi chảy nước mũi, thường là vào ngày thứ 2-3 phát bệnh. Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Có thể có rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy. Trẻ nghe kém. Xử lý: Chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. Khi viêm VA tái phát nhiều lần hoặc gây biến chứng nguy hiểm sẽ được bác sĩ chỉ định nạo VA ➤ Chi tiết: Viêm VA bệnh của trẻ nhỏ Viêm Amidan Viêm amidan là tình trạng amidan bị viêm và sưng to, thường xảy ra do nhiễm trùng nguyên nhân là bởi vi khuẩn, virus tấn công. Viêm Amidan là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta, với tỷ lệ người lớn từ 8-10%, trẻ em khoảng 21% Triệu chứng: Người mệt mỏi, sốt cao, kém ăn, có cảm giác ớn lạnh Đau họng: cảm giác khô, nóng, rát họng, sau đó đau nhói tại chỗ hay đau lan lên tai, đau tăng khi nuốt Ho: thường có ho do xuất tiết nhầy ở họng, có khi ho từng cơn do kích thích Giọng nói có thể thay đổi: khàn tiếng Ở trẻ em thường thở khò khè, ngáy to Hơi thở hôi. Xử lý: Chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. Khi viêm amidan tái phát nhiều lần hoặc amidan to gây khó khăn cho đường thở sẽ được bác sĩ chỉ định cắt amidan ➤ Chi tiết: Bệnh viêm Amidan Ung thư vòm họng Ung thư vòm họng là ung thư xuất hiện ở vòm họng – thuộc phần cao nhất của họng, ở ngay sau mũi. Bệnh thường tiến triển âm thầm, rất ít triệu chứng, do đó thường phát hiện ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị. Bệnh nhân cần đi thăm khám chuyên khoa nếu có một trong các dấu hiệu sau xuất hiện dai dẳng: Ngạt mũi kéo dài, nói giọng mũi, có thể chảy máu mũi hoặc chảy máu cam. Đau tai, ù tai, giảm thính lực, có thể chảy mủ tai. Giảm thị lực, sụp mí mắt. Sưng đau hạch cổ. Một số dấu hiệu toàn thân khác như mệt mỏi, gầy sút cân, đau mỏi xương khớp, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân… Điều trị ung thư vòm họng cần căn cứ vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng và mong muốn của bệnh nhân, bệnh mắc kèm… Người bệnh nên thăm khám và tuân thủ điều trị theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Cách phòng ngừa các bệnh lý về họng Nâng cao sức đề kháng Bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C và các khoáng chất cần thiết để cơ khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục thể thao và có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Môi trường sống Cần đảm bảo môi trường sống trong lành, sạch sẽ, thoáng mát, ít khói bụi, tránh hít phải khói khí độc của các nhà máy. Đặc biết là đối với những người có sức đề kháng kém, cơ địa dễ dị ứng thì cần phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. Vệ sinh sạch sẽ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Súc miệng bằng nước muối sau khi ăn để vệ sinh răng miệng, từ đó có thể loại bỏ virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Giữ ấm cơ thể Bạn nên giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vùng cổ. Tránh sử dụng các chất kích thích Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế sử dụng bia rượu bởi chúng chứa nhiều các chất độc hại sẽ khiến bạn dễ mắc phải các bệnh lý về họng. Ngăn ngừa và đẩy lùi các bệnh lý về họng với Heviho Các bệnh lý về họng điển hình như viêm đau họng, viêm VA, viêm amidan rất hay xảy ra. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công bộ sản phẩm viên uống Heviho và siro Heviho dành cho các đối tượng mắc bệnh lý về họng. Với chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên, trong đó có S3-Elebosin từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, Heviho giúp giảm nhanh tình trạng đau rát, sưng đau cổ họng. Với trường hợp viêm họng, viêm amidan mạn tính, nên sử dụng Heviho từ 2 đến 3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, tái tạo niêm mạc cổ họng mà không gây tái phát. Siro Heviho và Viên uống Heviho hiện đã được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể bấm vào để tìm: Nhà thuốc gần nhất có Heviho Các bệnh ở hầu họng thường tái phát nhiều lần, đôi khi gây ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày. Nếu bệnh kéo dài dai dẳng hoặc nặng dần theo thời gian, cần đi thăm khám chuyên khoa để được điều trị đúng cách. Vì đây là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Nasopharynx_cancer https://www.cedars-sinai.edu/Patients/Health-Conditions/Pharyngeal-Cancer.aspx https://en.wikipedia.org/wiki/Oropharyngeal_cancer https://www.healthline.com/health/cancer-throat-or-larynx https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/throat-cancer/symptoms-causes/syc-20366462 Chia sẻ0
Khám họng ở đâu tốt?
Khi thay đổi thời tiết hoặc sức khỏe yếu đường hô hấp của chúng ta thường gặp nhiều vấn đề đặc biệt là cổ họng. Một số bệnh về cổ họng thường gặp bao gồm viêm họng, viêm amidan…. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, không phân biệt tuổi tác. Vì vậy nhu cầu khám chữa là rất cao. Bài viết dưới đây tổng hợp giúp bạn những địa chỉ khám họng tốt nhất. Những địa chỉ uy tín khám họng tại Hà Nội Nội dung chính trong bàiKhám họng là gì?Các phương pháp khám họngKhi nào bạn cần đi khám họng?Địa chỉ khám họng tại Hà NộiBệnh viện Tai Mũi họng Trung ươngBệnh viên Bạch MaiBệnh viên Trung ương Quân đội 108Bệnh viện Quân Y 103Bệnh viện Hữu NghịĐịa chỉ khám họng tại miền TrungBệnh viện Tai Mũi Họng miền TrungBệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ AnĐịa chỉ khám họng tại Thành phố Hồ Chí MinhBệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí MinhBệnh viện Chợ RẫyBệnh viện Nhân Dân 115Bệnh viện quận Thủ Đức Khám họng là gì? Khám họng là quá trình thăm khám, đánh giá sơ bộ các bệnh lý về họng trước khi tiến hành nội soi khoang họng. Quá trình thăm khám này không gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân và là phương pháp rất dễ thực hiện. Khám họng được thực hiện trong các trường hợp bệnh nhân có vấn đề về họng như: đau họng, ngứa rát họng, ho, họng có đờm, khàn tiếng,… Các phương pháp khám họng Có 3 phương pháp khám họng: khám miệng, khám họng không dụng cụ và khám họng có dụng cụ. Khám miệng: Miệng và họng có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, thế nên bạn cần khám miệng trước khi khám họng. Sử dụng đè lưỡi vén má ra để kiểm tra răng, lợi, mặt trong của má và xem hàm ếch, màn hầu. Hướng dẫn bệnh nhân cong lưỡi lên để xem sàn miệng và mặt dưới lưỡi. Khám họng không dụng cụ: Bệnh nhân há to miệng, thè lười và kêu chữ “ê” kéo dài để kiểm tra vòm họng và amidan ở tư thế bình thường. Cách khám này sẽ không gây nôn cho bệnh nhân. Khám họng có dụng cụ (khám bằng đè lưỡi): Bệnh nhân há to miệng, không thè lưỡi và thở nhẹ nhàng. Bác sĩ đặt đè lưỡi vào 2/3 lưỡi và ấn từ từ xuống. Khi đó sẽ xem được: màn hầu, lưỡi gà, trụ trước, trụ sau, amiđan và thành sau họng. Cách khám này thường sẽ làm cho bệnh nhân có phản xạ nôn. Khi nào bạn cần đi khám họng? Bạn cần đi khám họng khi cảm thấy họng của mình đang gặp phải vấn đề hoặc nghi mắc phải các bệnh lý về họng. Bệnh nhân không nên chủ quan mà cần phải theo dõi họng của mình để biết khi nào cần đi khám. Đối với những trường hợp như: ho lâu ngày không khỏi, có đờm, ngứa rát họng, đau họng khi nuốt nước bọt, đau họng kèm sốt cao, sưng tấy vùng cổ và lưỡi, mất tiếng, khàn tiếng,… thì cần phải đến bệnh viện để được thăm khám ngay. Bạn nên đến những bệnh viện lớn hàng đầu, có chuyên khoa Tai Mũi Họng riêng biệt để thăm khám. Ở đó các bác sĩ sẽ kiểm tra họng, chẩn đoán bệnh lý và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Địa chỉ khám họng tại Hà Nội Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương Là một trong những bệnh viện hàng đầu chuyên khoa về tai mũi họng, là nơi khám họng tốt mà mọi người nên tham khảo. Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa với kinh nghiệm lâu năm cùng với các thiết bị máy móc công nghệ hiện đại. Bệnh viện tiếp nhận mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ em, bao gồm cả người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương Bệnh viện tổ chức khám chữa bệnh tất cả các ngày trong tuần với thời gian cụ thể sau: Từ thứ 2 đến thứ 6 : Sáng từ: 7h – 11h30 Chiều từ: 13h30 – 16h30 Thứ 7 và chủ nhật: Sáng từ: 7h – 11h30 Chiều từ: 13h30 -16h Lưu ý: Khi đi khám chữa bệnh tại bệnh viện, bạn nên đến thẳng quầy đăng ký khám với các nhân viên của bệnh viện, tránh tình trạng bị cò mồi lôi kéo, lãng phí tiền. Thông tin liên lạc: Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Số điện thoại: 024 3868 6050 Fax: 024 3868 6522 Bệnh viên Bạch Mai Bệnh viện Bạch Mai Bên cạnh bệnh viện Tai mũi họng Trung ương thì Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện Bạch Mai cũng là địa chỉ đáng tin cậy để khám và chữa họng. Với đội ngũ các bác sĩ, ý tá có trình độ cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Kết hợp với các công nghệ thăm khám và điều trị hiện đại, kết hợp cùng các chuyên khoa khác giúp điều trị các các bệnh về tai mũi họng thường gặp như: Viêm đau họng, viêm họng hạt, viêm Amidan cấp tính – mạn tính, viêm V.A, khàn giọng, mất tiếng, ung thư cổ họng, viêm cầu họng liên cầu, viêm thanh quản, viêm tai giữa, ù tai, nghe kém, thủng màng nhĩ, viêm mũi xoang, polyp mũi, viêm mũi dị ứng, lao thanh quản, ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ, u tuyến nước bọt… Khi đi khám ở bệnh viện Bạch Mai, bạn có thể lựa chọn khám tại Khoa khám và điều trị theo yêu cầu (khu nhà A, ở phía tay trái đi từ cổng 78 Giải Phóng đi vào), tại Khoa Khám bệnh (tòa nhà 4 tầng, nằm ở phía bên phải khi đi từ cổng 78 Giải Phóng đi vào) hoặc tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai (nhà A5, Khoa Tai Mũi Họng để đăng ký khám). Thời gian làm việc Khu vực khám thông thường: Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 16h30. Khu vực khám theo yêu cầu: Tất cả các ngày trong tuần, cả thứ 7 và chủ nhật từ 6h30 đến 12h và 13h30 đến 18h. Thông tin liên hệ Địa chỉ: số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: 0243 869 3731. Bệnh viên Trung ương Quân đội 108 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Khoa Tai Mũi Họng tại bệnh viên Trung ương Quân đội 108 chuyên điều trị về các bệnh lý Tai Mũi Họng cho các cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, trong Quân đội, Quốc tế, chính sách, BHYT và nhân dân. Giải quyết các cấp cứu Tai Mũi Họng như: Chảy máu mũi, mở khí quản, dị vật ở tai, mũi, họng, thực quản… Những kỹ thuật thăm khám và làm thủ thuật tại khoa: Khám nội soi Tai Mũi Họng Đo sức nghe, đo nhĩ lượng, thăm dò chức năng tai giữa… Làm các thủ thuật chuyên khoa: Chọc rửa xoang, khí dung mũi họng, chích rạch màng tai dẫn lưu, chích rạch áp xe, sinh thiết các khối u vùng đầu cổ, làm proetz, rửa mũi xoang bằng máy nhịp xung dưới nội soi, rửa tai, rửa hút mũi trẻ em… Cắt amidan và nạo VA bằng Coblator II Mổ vi phẫu dây thanh dưới nội soi lấy bỏ tổn thương lành tính trên dây thanh Nội soi lấy bỏ các khối u lành tính hạ họng – thanh quản Cắt thanh quản bán phần, cắt thanh quản toàn phần trong điều trị ung thư thanh quản hạ họng Tại đây được chia thành 3 khu vực đón tiếp bệnh nhân : Khu vực đón tiếp Bộ đội, bảo hiểm quân đội. Khu vực đón tiếp bảo hiểm đăng ký tại bệnh viện. Khu vục đón tiếp khám tự nguyện. Thông tin liên hệ: Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 069. 572400 – 069. 555283 Bệnh viện Quân Y 103 Bệnh viện Quân y 103 Khoa Tai Mũi Họng tại bệnh viện Quân y 103 nhiều thế mạnh trong việc khám và điều trị các vấn đề về tai mũi họng. Thông tin liên hệ: Địa chỉ:Số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 0433566713 – 0967811616 Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6: trong giờ hành chính. Thứ 7 và chủ nhật: chỉ khám cho các đối tượng tự nguyện. Bệnh viện Hữu Nghị Bệnh viện Hữu Nghị Khoa Tai Mũi Họng tại bệnh viện Hữu Nghị: Tiếp nhận, phát hiện và điều trị các ca bệnh liên quan đến tai mũi họng bằng các phương pháp nội và ngoại khoa. Khám chữa chuyên khoa. Theo dõi định kỳ đối với các bệnh nhân đã điều trị tại bệnh viện. Thông tin liên hệ: Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 02439722231 – 02439722232 Địa chỉ khám họng tại miền Trung Bệnh viện Tai Mũi Họng miền Trung Địa chỉ: Số 12, Đại lộ Lê Nin, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An. Điện thoại: 0238 3574 888 Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An Khoa Tai Mũi Họng tại bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An là nơi khám họng và điều trị các bệnh lý về họng được nhiều người tin tưởng hiện nay. Địa chỉ: Km5, Đại lộ Lê Nin, Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An Điện thoại: 0886.234.222 Địa chỉ khám họng tại Thành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh Là một trong những bệnh viện hàng đầu trên cả nước khám và chữa trị bệnh lý tai mũi họng các cấp. Là nới đáng để tin cậy cho bệnh nhân mắc các bệnh về họng đến khám chữa. Địa chỉ: Số 155B đường Trần Quốc Thảo, phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3931 7381 – 028 3843 9692 Thời gian làm việc: Trong giờ từ thứ 2- thứ 6: Sáng từ 7h – 11h, chiều từ 13h – 16h. Ngoài giờ thứ 7 và chủ nhật: Sáng từ 6h30 -11h30, chiều từ 13h -16h30. Bệnh viện Chợ Rẫy Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện Chợ Rẫy sẽ là địa chỉ khám họng tin cậy của các bệnh nhân mắc các bệnh lý về họng cũng như tai và mũi. Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, P.12, Quận 5, Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0838554137 Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6: 7h-16h, thứ 7: 7h – 11h. Bệnh viện Nhân Dân 115 Với đội ngũ các bác sĩ và thầy thuốc có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm với công việc, Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện Nhân Dân 115 tiếp nhận và điều trị mọi bệnh lý về tai, mũi, họng. Vì vậy, đây cũng là một địa chỉ khám họng tốt đối với các bệnh nhân ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Địa chỉ: Khu B – Tầng 1 – Khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Nhân Dân 115, Số 527 Sư Vạn Hạnh hoặc 88 Thành Thái, P.12, Q.10, TP.HCM. Điện thoại: 028 3865 2368 – 028 3865 4139 – 028 3865 5110. Thời gian làm việc: Từ thứ 2- thứ 6: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h – 16h. Bệnh viện quận Thủ Đức Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện quận Thủ Đức là một trong những tuyến khám chữa bệnh về tai, mũi, họng cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh. Với các bác sĩ tay nghề cao, dày kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh về họng. Địa chỉ: Số 29 Phú Châu, khu phố 5, Tam Phú, Thủ Đức, Hồ Chí Minh. Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 16h30. Trên đây, bài viết đã tổng hợp một số địa chỉ khám họng uy tín và tốt nhất trên cả nước giúp bạn có thể an tâm và dễ dàng lựa chọn địa chỉ phù hợp với mình khi đi khám và điều trị các bệnh lý về họng. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. Chia sẻ0
Sùi vòm họng - cảnh báo ung thư đến gần
Sùi vòm họng – bệnh thường gặp nhưng lại cảnh báo nguy cơ ung thư vòm họng Sùi vòm họng – có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm đến tính mạng: ung thư vòm họng. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ nhanh chóng được loại bỏ. Nội dung chính trong bàiSùi vòm họng hay còn gọi là viêm VANguyên nhân dẫn đến sùi vòm họngDấu hiệu bệnh sùi vòm họngSùi vòm họng – có thể là dấu hiệu ung thưMột số biện pháp phòng tránh bệnhGiảm các triệu chứng của bệnh với viên uống Heviho Sùi vòm họng hay còn gọi là viêm VA Sùi vòm họng hay còn gọi là viêm VA do tuyến VA quá phát khiến các mô nhỏ sau mũi phía trong họng bị sưng phồng. Tuyến VA là một phần của hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng, là nơi đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể. Thông thường thì VA chỉ tồn tại ở trẻ em, chúng bắt đầu phát triển từ khi sinh ra đến lúc 3-5 tuổi. Khi 7-8 tuổi thì tuyến VA bắt đầu teo nhỏ lại và biến mất khi trưởng thành. Tuy nhiên một số người lớn vẫn còn tuyến VA. Đối với trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch chưa hoạn thiện thì tuyến VA có ích, nhưng lại không cần thiết đối với người lớn. Khi trưởng thành mà VA không tự mất đi sẽ rất dễ bị viêm nhiễm dẫn đến bệnh sùi vòm họng, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Nguyên nhân dẫn đến sùi vòm họng Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn và virus có sẵn trong khoang mũi họng. Khi gặp điều kiện thuận lợi (khi cơ thể có sức đề kháng kém) sẽ trở thành tác nhân gây bênh hoặc do sự bội nhiễm của vi khuẩn: Chủ yếu là vi khuẩn Streptococcus. Cũng có thể mắc bệnh sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên như cúm, sởi hay ho gà. Do viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần dẫn đến nhiễm trùng nặng. Do bị giang mai bẩm sinh cũng là 1 yếu tố thuận lợi cho sự quá phát của khối VA. Do tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm VA. Hoặc do cấu trúc của VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển.Hơn nữa VA nằm ở vòm mũi họng, là cửa ngõ ở đường thở nên vi khuẩn, virus dễ xâm nhập… Ngoài ra, ô nhiễm môi trường sống (khói bụi, thuốc lá…) cũng là một tác nhân khởi phát bệnh. Dấu hiệu bệnh sùi vòm họng Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi vòm họng Khi tuyến VA bị nhiễm trùng nghiêm trọng cũng chính là giai đoạn đầu của bệnh sùi vòm họng. Khi đó, người bệnh thường thấy: Khó nuốt: cảm giác đau rát, khó nuốt khi ăn. Trường hợp nặng có thể xuất hiện 1 khối u nhỏ trong vòm họng, đâu là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, khi bị sùi vòm họng dẫn đến bề mặt thanh quản khô ráp, nhưng ít ai để ý đến triệu chứng này( đây cũng là một trong các triệu chứng của ung thư vòm họng). Thay đổi giọng nói: Do các mô VA liên quan đến dây thanh quản nên khi bị viêm nhiễm nặng thì giọng nói của bạn cũng có thể thay đổi. Thường xuyên ho dai dẳng, sau khi ho thường bị khàn giọng. Bạn nên chú ý đến các dấu hiệu này, bởi nó là một trong các dấu hiệu của ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Chảy máu cam, nổi hạch ở cổ, buồn nôn. Khó thở bằng mũi, nước mũi chảy nhiều. Ngủ ngáy, thường há miệng khi ngủ. Sốt cao 39-40 độ, có thể lên cơn co giật. Thường xuyên đau đầu, ù tai. Chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi. Biến chứng bộ mặt sùi vòm. Sùi vòm họng – có thể là dấu hiệu ung thư Sùi vòm họng có thể dẫn đến ung thu vòm họng nguy hiểm Nếu bệnh sùi vòm họng không được kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến nhiều bệnh biến chứng nguy hiểm như: Viêm đường hô hấp trên: do các mô VA nằm ở vị trí dưới mũi nên khi bị viêm nhiễm dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp khác như viêm amidan, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi,… Viêm tai giữa: vi khuẩn gây viêm nhiễm theo đường vòi nhĩ, xâm nhập vào vùng tai gây viêm tai giữa cấp. Xuất hiện nhiều dịch mủ trong tai, lâu ngày có thể gây thủng màng nhĩ, chảy dịch ra ngoài. Viêm thận khớp, nhiễm trùng máu, viêm màng ngoài tim,… Tắc thở khi ngủ, lâu ngày dẫn tới suy tim. Biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng. Một số biện pháp phòng tránh bệnh Tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe Một số biện pháp phòng tránh dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh sùi vòm họng và ung thư vòm họng: Có chế độ ăn uống hợp lý: cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin có trong rau củ quả. Hạn chế ăn thức ăn lên men như dưa chua, cà muối,…Ngoài ra nên bổ sung thêm nghệ vào các bữa ăn, chứa curcumin giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển. Không ăn uống đồ khi còn quá nóng: việc ăn hoặc uống khi thức ăn còn quá nóng dẫn đến việc làm tổn thương các mô trong vòm họng và xung quanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Không nên ăn đồ chiên nướng: khi thức ăn được nướng lên sẽ sinh ra chất có khả năng gây nhiều bệnh trong đó có cả sùi vòm họng và ung thư vòm họng. Không sử dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas,…chính là các tác nhân gây kích thích thành họng và vòm họng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Tích cực tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng. Điều trị triệt để các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm amidan,… Khám sức khỏe định kỳ. Giảm các triệu chứng của bệnh với viên uống Heviho Một trong những phương pháp làm giảm các triệu chứng ho, đờm, đau rát họng là viên uống Heviho nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ các thảo dược đã được chứng minh về tác dụng sinh học, trong đó có S3-Elebosin từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm. Với cơ chế Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm, viên uống Heviho giúp giảm nhanh ho, đờm, đau rát cổ họng. Trường hợp viêm hô hấp mạn tính, trong đó có sùi vòm họng, nên sử dụng liên tục từ 2 đến 3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, không gây tái phát. Trên đây là nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sùi vòm họng cùng với biện pháp phòng bệnh hữu hiệu mà bạn nên tham khảo. Hi vọng với những thông tin bổ ích sẽ giúp bạn có được cái nhìn bao quát về bệnh và sớm phát hiện khi có dấu hiệu bất thường. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Chia sẻ1