Viêm thanh quản

Phù nề thanh quản - Chớ xem thường

Phù nề thanh quản là hiện tượng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Phù nề thanh quản có thể kèm theo hiện tượng nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng và cần sớm tìm ra nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp tránh để biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục lụcPhù nề thanh quản là gì?Nguyên nhân gây phù nề thanh quảnNhiễm trùng – Nguyên nhân chủ yếuThanh quản chứa dị vậtKhối u thanh quảnMột số nguyên nhân khácĐiều trị phù nề thanh quảnPhương pháp chăm sóc tại nhàĐiều trị theo phác đồ của bác sĩ Phù nề thanh quản là gì? Hai dây thanh âm trong thanh quản giúp chúng ta có thể nói và phát âm bình thường, dây thanh được bao bọc bởi một lớp niêm mạc mỏng, nếu lớp niêm mạc này vì lý do nào đó bị tổn thương gây viêm, sưng tấy sẽ dẫn đến hiện tượng phù nề thanh quản kèm theo đó là hiện tượng khan tiếng, mất tiếng. Nguyên nhân gây phù nề thanh quản Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng phù nề thanh quản hiện tương này thường do dây thanh bị viêm, sưng phồng gây ra nhiều triệu chứng điển hình là khàn tiếng, mất tiếng, đau rát họng, khó nuốt,…. Vậy đâu là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phù nề thanh quản: Nhiễm trùng – Nguyên nhân chủ yếu Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng phù nề thanh quản. Nhiễm trùng thường do: Sự tấn công của vi khuẩn, virus,… Cảm lạnh, cảm cúm. Lạm dụng giọng nói, thường xuyên nói to hoặc trẻ em la hét quá nhiều. Thời tiết thay đổi thất thường nóng lạnh đột ngột. Chấn thương thanh quản do tai nạn. Người bị bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Người có bệnh về đường hô hấp như: Viêm phổi, viêm thanh quản cấp, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm amidan hoặc trẻ em bị viêm VA,… Do thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày: Vấn đề vệ sinh răng miệng kém, hút quá nhiều thuốc là và uống nhiều bia, rượu, lạm dụng chất kích thích,… Thường xuyên uống nước đá lạnh, ăn đồ ăn cay nóng, khô cứng hoặc đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,.. Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm chứa nhiều khói và bụi bẩn, nguồn nước không sạch, không đảm bảo an toàn vệ sinh,… Thanh quản chứa dị vật Dị vật thanh quản hay còn gọi là dị vật đường thở cũng chiến tỉ lệ tương đối cao. Đây cũng là trường hợp vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời gây bít tắc đường thở. Thanh quản có dị vật thường sẽ gặp nhiều ở trẻ em do trẻ nhỏ có thói quen ăn uống vội, vừa ăn vừa cười đùa, chạy nhảy, hoặc do trẻ chưa ý thức được mà đưa đồ chơi hoặc những dị vật khác vào cổ họng rồi nuốt gây ra hiện tượng bít tắc đường thở, phù nề thanh quản khiến cơ quan này bị tổn thương trầm trọng. Lúc này cha mẹ cần có phương pháp xử lí ngay và kịp thời để không gây nguy hiểm cho trẻ. Khối u thanh quản Khối u có thể xuất hiện ở vùng thanh quản gây ra hiện tượng phù nề thanh quản. Khối u này có thể là lành tính hoặc cũng có thể là khối u ác tính. Người bệnh cần đi khám sớm để có hướng điều trị phù hợp cho bản thân mình. Khối u lành tính thường sẽ xuất hiện khi cơ thể con người bị nhiễm virus mang tên Human Papilloma. Đây là một dang u nhú nhỏ gây ra hiện tượng khó thở, phù nề thanh quản, khàn tiếng, mất tiếng. Dù là lành tính người bệnh cũng không được chủ quan mà bỏ qua công tác điều trị vì nếu u lành để lâu ngày cũng sẽ dẫn đến hiện tượng bít tắc hoàn toàn đường thở dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Khối u ác tính sẽ xuất hiện khi những tế bào biểu mô phát triển một cách quá mức gây ra hiện tượng mất kiểm soát. Triệu chứng phổ biến nhất khi có khối u ác tính xuất hiện là ho kéo dài, giảm cân nhanh không có lý do, khó thở thanh quản, khàn tiếng mất tiếng hoàn toàn. Người bệnh cần hết sức lưu ý nếu thấy có những dấu hiệu nêu trên để khối u được điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân khác Thêm một số nguyên nhân khác gây nguy hiểm mà người bệnh cần hết sức lưu ý. U nang dây thanh. Hạt sơ dây thanh. Bệnh lao thanh quản. Phù mạch và nổi mề đay. Biến chứng sau khi phẫu thuật tuyến giáp. Rối loạn chức năng thận. Ung thư thanh quản. Điều trị phù nề thanh quản Muốn điều trị dứt điểm hiên tượng phù nề thanh quản trước tiên cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra để có những phương pháp điều trị phù hợp. Một số trường hợp cũng có thể tự điều trị tại nhà bằng những cách đơn giản dễ thực hiện, chỉ cần người bệnh kiên trì áp dụng sẽ có kết quả. Tuy nhiên với những trường hợp nặng cần đến sự chăm sóc y tế nên đến khám bác sĩ để có phác đồ điều trị kịp thời cho người bệnh. Phương pháp chăm sóc tại nhà Uống trà nóng giúp giảm phù nề thanh quản Một số biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp giảm hiện tượng sưng đau khi đang bị phù nề thanh quản ở dạng nhẹ chứ không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ nếu người bệnh bị ở thể nặng. Giữ gìn cẩn thận vùng cổ họng bằng việc: Chườm ấm, quấn khăn kín vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh. Uống trà nóng: Mỗi ngày bạn có thể uống 1-2 ly trà nóng kèm theo một chút mật ong, gừng hoặc chanh tùy theo sở thích cách này giúp giảm viêm sưng tại vùng niêm mạc thanh quản rất hiệu quả, gảm triệu chứng phù nề thanh quản. Sử dụng chanh đào mật ong: Nếu không thể uống được trà bạn có thể ngậm siro chanh đào mật ong trực tiếp trong miệng hoặc pha với một ly nước ấm rồi uống từ từ, mỗi ngày áp dụng đều đặn từ 2-3 lần. Tinh bột nghệ: Cách này cũng rất hiệu quả trong việc làm giảm hiện tượng phù nề thanh quản. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 thìa cafe bột nghệ và 1 ly nuớc nóng ấm rồi hòa tan cùng nhau sau đó uống mỗi ngày từ 1-2 lần. Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp; Bạn nên giành thêm thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể và hạn chế nói to, không nên nói quá nhiều hoặc la hét làm tổn thương thêm vùng thanh quản đang bị phù nề. Bên cạnh đó cần nói không với nước đá lạnh, bia, rượu và các loại chất kích thích, không hút thuốc lá. Không nên ăn những loại đồ ăn mang tính cay nóng, khô cứng hoặc nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường. ➤ Xem thêm chi tiết: Viêm thanh quản kiêng ăn gì? Điều trị theo phác đồ của bác sĩ Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ cho bạn những biện pháp điều trị phù hợp như sau: Trường hợp bị viêm: Bác sĩ sẽ cho người bệnh giảm viêm bằng cách cho uống khánh viêm, kháng sinh giảm viêm hoặc thuốc giảm nhanh hiện tượng phù nề. Trường hợp không bị viêm: Có thể lúc này người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc khánh sinh hoặc thuốc chống dị ứng. Trường hợp do khối u: Lúc này tùy thuộc vào tình trạng bệnh, khối u là lành tính hay ác tính bác sĩ sẽ cân nhắc rất kĩ trước khi đưa ra quyết định có phẫu thuật hay không. Trường hợp thanh quản chứa dị vật: Trường hợp này có thể sẽ cần phẫu thuật ngay để lấy dị vật ra ngoài giúp bảo vệ đường thở của người bệnh. Phù nề thanh quản là hiện tượng rất thường gặp nhưng người bệnh chớ nên xem thường vì có những trường hợp nguy hiểm có thể gây bít tắc đường thở dẫn đến tử vong. Vì vậy khi bạn thấy có những dấu hiệu đã được nêu trong bài viết của chúng tôi thì bạn nên đi khám bác sĩ để có những phương pháp điều trị phù hợp cho mình, tránh để biến chứng nguy hiểm tìm đến gây ra nhiều rắc rối. Chúc bạn luôn mạnh khỏe! Chia sẻ0

Khàn tiếng uống gì kiêng gì để nhanh khỏi?

Khàn tiếng là hiện tượng viêm, sưng dây thanh quản. Điều này gây ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống khi giao tiếp đặc biệt là với những người có công việc thường xuyên phải nói như giáo viên, nhân viên kinh doanh, tư vấn,.. Vậy khàn tiếng uống gì kiêng gì để có hiệu quả nhanh như mong đợi. Mục lụcKhàn tiếng là bệnh gì?Vì sao bạn bị khàn tiếng?Khàn tiếng uống gì nhanh khỏi?Uống nhiều nước ấmUống nước giá đỗ khi bị khàn tiếngKhàn tiếng uống chanh và muốiMật ong trị khàn tiếng hiệu quảQuất hấp đường phènGừng tươiTinh bột nghệSiro tỏiKhàn tiếng kiêng gì?Không nên uống nước đá lạnhNói không với bia rượuHạn chế uống đồ ngọtMột số thực phẩm khác nên kiêngUống Heviho trị khàn tiếng nhanh chóng Khàn tiếng là bệnh gì? Trên thực tế khàn tiếng không phải là một loại bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp bệnh lý về đường hô hấp đặc biệt là ở niêm mạc thanh quản. Khàn tiếng là hiện tượng giọng nói bì khàn, rè, hoặc bị bóp méo do âm thanh đi qua dây thanh bị chặn lại do hiện tượng viêm sưng dây thanh gây ra. Triệu chứng này tuy không nguy hiểm nhưng bạn không nên chủ quan để hiện tượng này kéo dài sẽ biến chứng thành bệnh viêm thanh quản mãn tính rất khó để điều trị. Triệu chứng bị khàn tiếng Đau họng, rát cổ họng. Ho khan hoặc ho có đờm. Sốt Đau đầu. Khô họng, ngứa họng. Gặp khó khăn khi nói hoặc khi nhai nuốt thức ăn. Cảm thấy rất mệt khi nói chuyện. Vì sao bạn bị khàn tiếng? Khàn tiếng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra bạn hãy tìm hiểu kĩ để phòng tránh hiện tượng khàn tiếng tìm đến. Lạm dụng giọng nói, la hét quá nhiều hoặc thường xuyên nói to. Để cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm lạnh, cảm cúm. Uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá. Người bị bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Môi trường sống bị ô nhiễm khiến người bệnh hít phải quá nhiều khói và bụi bẩn. Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh về đường hô hấp. Người có tiền sử bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, trẻ em bị viêm VA… Liên tục sử dụng nước đá lạnh gây tổn thương thanh quản. Khàn tiếng uống gì nhanh khỏi? Dân gian xưa đến nay lưu truyền rất nhiều phương pháp trị khàn tiếng với những nguyên liệu thiên nhiên an toàn mà dễ kiếm. Hãy kiên trì áp dụng mỗi ngày để đẩy lùi nhanh triệu chứng khàn tiếng gây khó chiu. Uống nhiều nước ấm Nước ấm giúp làm dịu vùng niêm mạc họng và thanh quản, giảm triệu chứng ho và làm loãng dịch nhầy chứa trong vùng họng giúp bạn nhanh hết khàn tiếng hiệu quả. Mỗi ngày hãy uống ít nhất 2 lít nước điều này không những tốt cho người bị khàn tiếng mà còn rất cần thiết cho cơ thể. Uống nước giá đỗ khi bị khàn tiếng Chuẩn bị: Giá đỗ tươi 0,5kg. 500 ml nước sạch. Một chút muối. Một chiếc nồi. Thực hiện: Giá đỗ đem rửa sạch. Cho vào nồi đun cùng 0,5 lít nước. Thêm vào một chút muối và đun sôi thật kĩ. Nghiền nhuyễn giá đỗ sau đó uống cả nước và giá. Uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi hết khàn tiếng. Khàn tiếng uống chanh và muối Chuẩn bị:  Một ly trà nóng Một trái chanh tươi Một chút muối biển Thực hiện: Thêm 2 thìa nước cốt chanh cùng 1-2 lát chanh thái mỏng vào ly trà nóng. Hòa thêm một chút muối biển. Uống từ từ khi ly trà còn đang nóng ấm. Có thể sử dụng hỗn hợp này để súc miệng hàng ngày giúp làm sạch vùng niêm mạc họng và thanh quản, hạn chế khàn tiếng, mất giọng. Mật ong trị khàn tiếng hiệu quả Ngậm trực tiếp một chút mật ong trong miệng và lặp lại mỗi ngày 2-3 lần để đẩy lùi nhanh triệu chứng khàn tiếng, mất giọng. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp mật ong với một số nguyên liệu khác như: Chanh đào, tỏi tươi, gừng tươi, quất, lá hẹ,…. Quất hấp đường phèn Chuẩn bị:  Vài trái quất tươi. Một chiếc bát nhỏ. Một chút đường phèn hoặc mật ong. Thực hiện: Quất đem rửa sạch rồi thái lát mỏng. Cho vào bát nhỏ. Thêm chút mật ong hoặc đường phèn. Hấp cách thủy từ 15-20 phút. Uống khi hỗn hợp còn đang ấm, mỗi ngày uống từ 2-3 lần. Gừng tươi Chuẩn bị:  Một củ gừng tươi Một chút mật ong Một chiếc lọ thủy tinh có nắp. Thực hiện: Gừng tươi rửa sạch gọt vỏ và thái sợi mỏng. Cho gừng đã thái vào lọ thủy tinh. Đổ mật ong ngập toàn bộ phần gừng trong lọ. Đậy nắp và sử dụng sau 2 giờ đồng hồ. Ngậm trực tiếp hỗn hợp trong miệng rồi nuốt từ từ hoặc pha cùng 1 ly nước ấm uống mỗi ngày 2 lần để chữa khàn tiếng. Tinh bột nghệ Chuẩn bị: Một ly nước ấm. Một thìa cafe tinh bột nghệ. Thực hiện: Cho bột nghệ vào ly nước ấm khuấy đều. Uống mỗi ngày 1-2 lần. Lặp lại 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả. Siro tỏi Chuẩn bị:  Vài củ tỏi tươi. Mật ong. Một chút nước sạch. Một chiếc nồi nhỏ. Một chiếc lọ thủy tinh có nắp. Thực hiện: Tỏi đem bóc sạch vỏ rồi giã nhuyễn. Cho vào nồi đun sôi kĩ nhỏ lửa cùng một chút mật ong và nước sạch. Đun cho đến khi hỗn hợp đồng nhất trở thành một dạng sánh mịn. Cho vào lọ thủy tinh có nắp, dùng dần. Bảo quản trong ngắn mát tủ lạnh. Ngậm trực tiếp siro trong miệng rồi nuốt từ từ. Lặp lại mỗi ngày 3-4 lần. ➤ Xem thêm: Cách chữa khàn giọng mất tiếng hiệu quả Khàn tiếng kiêng gì? Không nên uống nước đá lạnh Nước đá lạnh sẽ làm tổn thương nặng hơn vùng thanh quản đang viêm sưng của bạn, nên khi đang bị khàn tiếng hãy hạn chế uống nước lạnh để không gây tổn thương nặng nề thêm dây thanh và vùng niêm mạc họng. Nói không với bia rượu Bia, rượu, các loại thức uống có cồn hoặc có gas sẽ làm khô thêm vùng họng và thanh quản, lúc này hiện tượng khàn tiếng của bạn sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Nếu không muốn điều đó xảy ra bạn hãy nói không với những loại đồ uống này để bảo vệ vùng thanh quản của mình. Hạn chế uống đồ ngọt Những loại đồ uống ngọt nhiều đường như: Cacao, chocolate, nước ngọt đóng chai nên hạn chế uống khi đang bị khàn tiếng bởi đồ ngọt sẽ càng làm cổ họng của bạn khàn đặc nặng nề hơn do chúng gây ra hiện tượng tiết nhiều dịch đờm nhầy khiến vùng họng và thanh quản của bạn không thể lành nhanh được. Một số thực phẩm khác nên kiêng Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm gây tổn thương nặng nề đến dây thanh và niêm mạc họng như: Đồ ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Một số loại đồ ăn khô, cứng, đồ ăn mang tính đặc tắc,…. Hãy tránh xa chúng để bảo vệ vùng họng và thanh quản của bạn khỏe mạnh hơn, đẩy lùi nhanh hiện tượng khàn tiếng. ➤ Đọc thêm: Ăn gì kiêng gì khi bị viêm thanh quản Uống Heviho trị khàn tiếng nhanh chóng Với những bạn quá bận không có thời gian áp dụng và thực hiện những phương pháp từ thiên nhiên đã nêu ở trên thì Heviho là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Heviho dễ sử dụng và có thể mang đi mọi lúc nơi rất tiện lợi bởi: Heviho Chứa S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Cơ chế kháng viêm từ S3-ELEBOSIN được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp mà không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. Heviho có hiệu quả giúp giảm ho, long đờm, khàn tiếng, đau rát, vướng cổ họng nhanh chóng. Với trường hợp mãn tính, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khuyến cáo nên dùng đủ liệu trình 2-3 tháng giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đánh bay triệu chứng khàn tiếng nhanh chóng để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi!   Chia sẻ0

Viêm thanh quản cấp - Những điều cần biết

Viêm thanh quản cấp là bệnh lý hô hấp thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết có sự thay đổi. Vậy viêm thanh quản cấp là bệnh gì? Điều trị như thế nào? Các bạn hãy cùng viemduonghohap.vn tìm hiểu kĩ hơn về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây. Mục lụcViêm thanh quản cấp là bệnh gì?Triệu chứng viêm thanh quản cấpNguyên nhân gây bệnhBệnh viêm họng cấp có nguy hiểm không?Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm thanh quảnChẩn đoán viêm thanh quản cấpCác phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp hiệu quảMẹo dân gian chữa viêm thanh quản cấpChữa viêm thanh quản cấp bằng bài thuốc Đông yTrị viêm thanh quản cấp với thuốc TâyPhẫu thuật ngoại khoa chữa viêm thanh quảnCách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản cấpHeviho – Giải pháp cho viêm thanh quản cấp từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt NamCông dụngĐối tượng sử dụngTại sao nên sử dụng Heviho khi bị viêm thanh quản cấp Viêm thanh quản cấp là bệnh gì? Viêm thanh quản cấp là tình trạng niêm mạc của thanh quản bị viêm, sưng tấy, phù nề,… kéo dài dưới 3 tuần. Điều này có thể khiến dây thanh quản bị sưng, khiến âm thanh đi qua bị cản trở gây khàn giọng, giọng nói bị bóp méo, thều thào khó nghe, thậm chí là mất giọng. Viêm thanh quản cấp là bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến vẫn là trẻ em. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cần có những biện pháp điều trị kịp thời, ngăn bệnh không diễn biến nặng, dễ chuyển thành  viêm thanh quản mãn tính. Lúc này, sẽ rất khó khăn để có thể điều trị bệnh dứt điểm. ➤ Xem thêm: Tất tần tật thông tin về viêm thanh quản Triệu chứng viêm thanh quản cấp Khi bị viêm thanh quản cấp, người bệnh sẽ gặp những dấu hiệu sau: Khô họng, ngứa họng, khan cổ họng. Ho khan hoặc ho có đờm. Dây thanh quản bị viêm, sưng đau. Gặp khó khăn trong quá trình nhai nuốt thức ăn. Khàn giọng, mất tiếng. Đau thanh quản. Khó thở. Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nghẹt mũi. Đau họng. Có tiếng rít sau lưng trong quá trình thở. Thở khò khè. Nguyên nhân gây bệnh Có rất nhiều yếu tố tác động khiến người bệnh bị viêm thanh quản cấp, dưới đây là một số nguyên nhân chính: Do người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus hoặc vi khuẩn. Người có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Do đặc thù công việc phải nói hay hát quá nhiều hoặc trong quá trình sinh hoạt luôn lạm dụng giọng nói và nói to. Người bệnh bị dị ứng với khói thuốc lá, hóa chất. Sống trong môi trường ô nhiễm phải thường xuyên hít nhiều khói và bụi bẩn. Trẻ em bị viêm amidan hoặc viêm VA. Do thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày: Vệ sinh răng miệng kém, uống nhiều nước đá lạnh, hút thuốc lá và sử dụng nhiều bia rượu. Người bệnh bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc đang bị bệnh viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,… Do thời tiết có sự thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột. Do người có thể trạng yếu và tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người đang bị bệnh. Bệnh viêm họng cấp có nguy hiểm không? Viêm thanh quản cấp là bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên bạn không nên chủ quan trong phòng ngừa và điều trị, để không gặp phải những biến chứng dưới đây: Đối với người lớn: Sốt cao. Tim đập nhanh. Hạt sơ dây thanh. Polyp thanh quản. Niêm mạc thanh quản viêm, sưng tấy. Sưng họng, nuốt đau, hai bên tai bị đau nhói. Xuất hiện hiện tượng khó thở thanh quản. Giọng nói bị khàn đặc rất khó nghe thậm chí mất hẳn giọng. Nếu chủ quan trong điều trị sẽ chuyển thể sang giai đoạn viêm thanh quản mãn tính. Đối với trẻ nhỏ: Ho ông ổng Giọng nói khàn đặc Khó thở thanh quản. Viêm phù nề vùng hạ họng. Viêm thanh quản mãn tính. Sưng họng, nuốt đau, gặp khó khăn khi nhai nuốt. Thường xuyên gặp những cơn khó thở đặc biệt là vào ban đêm. Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm thanh quản Những đối tượng dưới đây được xem là có nguy cơ cao mắc viêm thanh quản: Người hay bị dị ứng. Người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường. Đối tượng thường xuyên phải hít khói thuốc lá, Người có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Lạm dụng giọng nói, thường xuyên nói quá nhiều và nói to. Những đối tượng bị bệnh Viêm mũi xoang, viêm phổi, viêm amidan, trẻ em bị viêm VA, viêm phế quản,… Chẩn đoán viêm thanh quản cấp Chẩn đoán viêm thanh quản cấp, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, điển hình là tình trạng khàn giọng. Bác sĩ sẽ nghe giọng nói của bệnh nhân sau đó hỏi thêm về các dấu hiệu khác cũng như thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống. Trong một số trường hợp, để xác định rõ mức độ và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như: – Nội soi thanh quản: Xem được chuyển động của dây thanh âm khi người bệnh nói cùng những dấu hiệu khác ở thanh quản. – Sinh thiết: Thực hiện xét nghiệm này nhằm xác định xem người bệnh có nguy cơ bị ung thư vòm họng hay không. Bởi các triệu chứng của ung thư vòm họng cũng dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh, nguyên nhân, độ tuổi, cơ địa, đặc điểm lâm sàng của từng bệnh nhân. Các phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp hiệu quả Mẹo dân gian chữa viêm thanh quản cấp Viêm thanh quản cấp nếu dấu hiệu bệnh còn nhẹ, người bệnh có thể kiên trì áp dụng những phương pháp dân gian điều trị tại nhà kết quả mang lại cũng khá tốt. Chanh đào mật ong Chanh đào mật ong xưa đến nay vẫn được dân gian lưu truyền như một bài thuốc điều trị bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả và được áp dụng rất phỏ biến bởi cách làm đơn giản. Chuẩn bị: Chanh đào: 0,5 kg Đường phèn: 0,5 kg Mật ong: 500ml – 1000ml Lọ thủy tinh có nắp. Thực hiện: Chanh đào đem rửa sạch, lau khô rồi thái lát mỏng. Xếp chanh vào lọ thủy tinh đan xen mỗi một lớp chanh là một lớp đường phèn. Xếp đầy lọ thì đổ mật ong ngập phần chanh. Đậy nắp lọ bảo quản nơi khô thoáng và sử dụng sau 2 tuần. Ngậm trực tiếp hỗn hợp trong miệng hoặc pha với nước ấm uống. Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày. Gừng tươi Gừng tươi mang tính nóng ấm giúp làm ấm nhanh vùng cổ họng, giảm sưng tấy dây thanh hiệu quả giúp bệnh viêm họng cấp thuyên giảm nhanh chóng. Chuẩn bị: Gừng tươi: 1 củ Mật ong 100ml Lọ thủy tinh có nắp: 1 chiếc Thực hiện: Gừng tươi rửa sạch thái sợi mỏng Cho gừng vào lọ thủy tinh Đổ mật ong ngập phần gừng trong lọ. Đậy nắp và sử dụng sau 2 giờ đồng hồ. Ngậm trực tiếp một chút hỗn hợp trong miệng rồi nuốt từ từ hoặc pha với một ly nước ấm uống đều 2 lần mỗi ngày. Siro tỏi Tỏi tươi có tính kháng khuẩn cao sẽ giúp làm sạch vùng cổ họng, giảm sưng tấy niêm mạc họng và niêm mạc thanh quản giúp đẩy lùi nhanh bệnh viêm thanh quản cấp. Chuẩn bị: Vài củ tỏi tươi. Mật ong. Một chút nước sạch. Một chiếc nồi nhỏ. Thực hiện: Tỏi đem bóc sạch vỏ rồi giã nhuyễn. Cho vào nồi kèm theo một chút mật ong và nước sạch. Đun sôi kĩ nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sánh mịn. Bảo quản trong lọ thủy tinh và cho vào tủ lạnh để dùng dần. Ngậm một chút siro trong miệng rồi nuốt từ từ lặp lại 2-3 lần mỗi ngày sau 5-7 ngày bạn sẽ thấy rất dễ chịu. Lá tía tô Chuẩn bị: Một nắm lá tía tô tươi. Máy xay. Một chút muối. Thực hiện: Tía tô đem rửa sạch rồi xay nhuyễn. Lọc lấy phần nước cốt. Thêm một chút muối khuấy đều rồi uống 2-3 ly mỗi ngày để điều trị viêm thanh quản cấp. Chữa viêm thanh quản cấp bằng bài thuốc Đông y Theo quan niệm Đông y, viêm thanh quản xảy ra do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập, dẫn đến phong hàn hoặc phong nhiệt. Điều trị bệnh này hiệu quả cần dùng các bài thuốc có công dụng bổ phế, thanh nhiệt, giải độc, giải phong hàn. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị viêm thanh quản cấp, mọi người có thể tham khảo. Viêm thanh quản do phong hàn Khi này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu như: ho, đau họng, khó thở, khàn tiếng,… Bài thuốc trị gồm: Bài thuốc 1 – Nguyên liệu: Hoàng kỳ, tía tô, kinh giới, cát căn, lá xương sông, thiên niên kiện, cây ngũ sắc, tục đoạn, quế lâm, bạch chỉ, tục đoạn, xuyên khung. –Thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch, sắc với lượng nước vừa đủ, chia lượng nước thuốc làm 3 phần cho người bệnh dùng hết trong ngày. Bài thuốc 2 – Nguyên liệu: Huyền sâm, cát cánh, ngũ vị, đương quy, mơ muối, phòng sâm, kinh giới, thiên niên kiện, sinh khương, ngải diệp, ba kích, rễ xương sông, cam thảo. – Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị xong mang sắc với nước. Sắc xong lấy lượng nước thuốc chia làm 3 phần, cho người bệnh uống trong ngày. Viêm thanh quản do phong nhiệt Người bệnh sẽ có triệu chứng ho khan, khô họng, hơi thở nóng, táo bón, mệt mỏi, tiểu ít, nước tiểu có màu sẫm,… Bài thuốc áp dụng gồm: Bài thuốc 1 – Nguyên liệu: Bồ công anh, mạch môn, cát căn, ngân hoa, liên kiều, rau má, thạch mộc, ngũ vị, khởi tử, nam tục đoạn, thổ phục linh, sơn thù, cam thảo, tang diệp. – Thực hiện: Mang các nguyên liệu sắc với nước, chia lượng nước thuốc làm 3 phần, uống hết trong ngày. Bài thuốc 2 – Nguyên liệu: Xạ can, húng chanh, cam thảo, đại táo, cát cánh, sinh khương, hoàng kỳ, xa tiền thảo, ngân hoa, huyền sâm, thiên môn, mạch môn, bán hạ, cúc hoa. – Thực hiện: Mang các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên sắc cùng lượng nước vừa đủ. Chia phần nước thuốc làm 3, cho người bệnh uống dần trong ngày. Các bài thuốc Đông y chữa viêm thanh quản kể trên thường an toàn và ít tác dụng phụ, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng mà chúng mang lại còn chậm, chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng mới khởi phát. Đặc biệt, người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Trị viêm thanh quản cấp với thuốc Tây Sử dụng thuốc Tây chữa viêm thanh quản cấp cũng là phương pháp được khá nhiều người áp dụng hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng hạn chế là gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần đặc biệt tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc hay được bác sĩ kê trong điều trị viêm thanh quản cấp: – Kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp viêm thanh quản cấp có nguyên nhân là vi khuẩn. Thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại, khắc phục triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Một số loại kháng sinh thường dụng trong điều trị viêm thanh quản cấp gồm: Amoxicillin, Cephalexin, Cefaclor, Sulbactam, Roxithromycin, Azithromycin, Clarithromycin,… – Thuốc kháng viêm không steroid: Có tác dụng giảm nhanh triệu chứng viêm nhiễm, phù nề thanh quản và chỉ dùng trong trường hợp cần thiết vì thuốc tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ. Các loại được kể đến như: Methylprednisolone, Prednisolon, Dexamethasone, Alpha chymotrypsin, Lysozym,… – Giảm đau, hạ sốt: Viêm thanh quản thường gây ra các triệu chứng khó chịu như đau họng, sốt cao, ho khan,… Đặc biệt là với trẻ nhỏ, các triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn. Lúc này, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen, Piroxicam, Aspirin,… sẽ được kê để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài các loại thuốc dạng viên uống, người bệnh có thể áp dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ giúp giảm tức thời các triệu chứng viêm thanh quản như khí dung hoặc bơm thuốc thanh quản bằng các hỗn dịch corticoid, dùng kháng sinh hay kháng viêm dạng men. Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại dung dịch giảm viêm, sát khuẩn tại chỗ như BBM,… Đặc biệt với những trẻ nhỏ không chịu uống thuốc thì các mẹ có thể tham khảo, áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ này cho các bé. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn. Phẫu thuật ngoại khoa chữa viêm thanh quản Với những trường hợp viêm thanh quản do vi khuẩn bạch hầu hoặc người bệnh xuất hiện những triệu chứng nặng như khó thở, khó nuốt, ho ra máu, sốt cao không giảm dù đã dùng thuốc, tình trạng đau ngày càng tăng,… thì nên đi thăm khám gấp để được điều trị ngoại khoa. Cách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản cấp Để hạn chế mắc viêm thanh quản cấp, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau: Uống nhiều nước mỗi ngày. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt nếu đang bị viêm thanh quản. Hạn chế đồ ăn cay nóng, giòn cứng dễ gây tổn thương niêm mạc thanh quản. Nói không với thuốc lá, bia rượu hoặc các chất kích thích. Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng vào mùa đông. Thường xuyên rèn luyện cơ thể với những bài tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang bị bệnh về đường hô hấp. Không nên lạm dụng giọng nói, không nói quá nhiều và chỉ nên nói với mức âm lượng vừa đủ. Heviho – Giải pháp cho viêm thanh quản cấp từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Công dụng Hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm ở người bị viêm đường hô hấp Giúp giảm đau, nóng rát họng, ngứa họng, ho khan, vướng họng, khó nuốt. Đối tượng sử dụng Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản cấp, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Tại sao nên sử dụng Heviho khi bị viêm thanh quản cấp 1. Sản phẩm là thành tựu nghiên cứu khoa học của INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm hoàn toàn là các thảo dược tự nhiên nên an toàn không tác dụng phụ. 2. Heviho Chứa S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Cơ chế kháng viêm từ S3-ELEBOSIN được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp mà không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. 3. Hiệu quả giảm ho, long đờm, đau rát, vướng cổ họng nhanh chóng. Với trường hợp mạn tính, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khuyến cáo nên dùng đủ liệu trình 2-3 tháng giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát. 4. Heviho vinh dự là sản phẩm ứng dụng đề tài đạt giải Vàng tại triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế năm 2019 (đề tài S3-Elebosin) 5. Sử dụng Heviho sẽ giúp hạn chế phải dùng kháng sinh, hạn chế kháng thuốc. Như vậy, Heviho là một sản phẩm thảo dược an toàn không tác dụng phụ, vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra qua các tác dụng: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Tiêu đờm. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà) Viêm thanh quản được biết đến là bệnh lý hô hấp phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này hoặc về sản phẩm Heviho, các bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ0

Điều trị viêm thanh quản bằng cách nào hiệu quả?

Viêm thanh quản là bệnh hô hấp thường gặp, phổ biến trên nhóm người có tính chất công việc cần sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên,… Nếu mắc bệnh mà không điều trị đúng cách, viêm thanh quản có thể chuyển mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của người mắc. Vậy điều trị viêm thanh quản như nào cho hiệu quả? Các bạn cùng tham khảo thông tin dưới đây. Mục lụcViêm thanh quản là gì?Tại sao phải điều trị viêm thanh quản?Phác đồ điều trị viêm thanh quảnNguyên tắc điều trịĐiều trị cụ thểThuốc Tây chữa viêm thanh quảnPhẫu thuật ngoại khoaĐiều trị viêm thanh quản bằng bài thuốc dân gianDùng củ cải trắng trị viêm thanh quảnChữa viêm thanh quản bằng cây rẻ quạtBài thuốc chữa viêm thanh quản bằng khếDùng sản phẩm chiết xuất thảo dược – HevihoNhững lưu ý trong điều trị, phòng ngừa viêm thanh quảnChế độ ăn uống sinh hoạtBiện pháp giảm nguy cơ và phòng ngừa viêm thanh quản Viêm thanh quản là gì? Thanh quản là một phần của đường hô hấp, nằm phía trước cổ, tiếp nối với họng dưới và nằm ngay trên khí quản. Chức năng chính của thanh quản là dẫn khí và phát âm. Khi thanh quản bị viêm sẽ ảnh hưởng đến một trong hai hoặc cả hai chức năng này. Viêm thanh quản là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc thanh quản, viêm thanh quản có thể xảy ra cấp hoặc mạn tính. Nếu không được xử lý đúng cách, quá trình viêm xảy ra dai dẳng ở thanh quản có thể dẫn đến quá sản, loạn sản hoặc teo niêm mạc. ➤ Tìm hiểu chi tiết về viêm thanh quản cấp tính và mạn tính tại: Những điều cần biết về viêm thanh quản cấp tính Viêm thanh quản mạn tính là gì? Cách chữa như thế nào? Viêm thanh quản gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, một vài yếu tố thuận lợi khiến người bệnh dễ mắc viêm thanh quản hơn có thể kể đến như: Lạm dụng giọng nói: bệnh hay gặp ở những người phải nói quá nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, tư vấn viên, nhân viên bán hàng… Các bệnh lý khác ở đường hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản… Các yếu tố môi trường: khói thuốc lá, thuốc lào, hơi hóa chất, làm việc trong môi trường ô nhiễm… Hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản hoặc một số bệnh toàn thân khác. Viêm thanh quản không phải bệnh nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Các triệu chứng của viêm thanh quản thường gặp: Thay đổi giọng nói: khàn tiếng, mất tiếng, giọng nói mất vang, người bệnh hay phải đằng hắng giọng cho giọng trong. Ho: có thể có hoặc không. Ho nếu có thường kèm theo khàn tiếng, ho khan xuất hiện vào buổi sáng, có xuất hiện chất nhầy xuất tiết bám quang dây thanh. Nóng rát, khó chịu, khô ở vị trí thanh quản. Khi soi thanh quản sẽ thấy phù nề, có chất nhày bảm quanh dây thanh ở một số vị trí đặc trưng. Viêm thanh quản không nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu, khàn tiếng ➤ Chi tiết hơn trong bài: Viêm thanh quản và những thông tin cần biết Tại sao phải điều trị viêm thanh quản? Thông thường, viêm thanh quản nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ không gây nguy hiểm gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị, các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, chuyển sang mãn tính, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể: Gây nhiễm trùng, bội nhiễm lan rộng ra các bộ phận khác như amidan, phổi,… Tổn thương dây thanh âm, tăng khả năng hình thành các hạt xơ dây thanh, polyp thanh quản và u nang dây thanh. Làm mất giọng nói vĩnh viễn. Tăng khả năng mắc ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, thậm chí gây tử vong. Tóm lại, viêm thanh quản nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì thế, điều trị viêm thanh quản sớm là rất cần thiết, giúp người bệnh hạn chế những hậu quả đáng tiếc về sau. Phác đồ điều trị viêm thanh quản Nguyên tắc điều trị Với trường hợp viêm thanh quản không gây khó thở: Người bệnh cần kiêng nói và tránh để vùng hầu họng bị lạnh. Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc như: kháng sinh, giảm viêm, tiêu đờm, giảm ho, kháng histamin H1,… Điều trị tại chỗ bằng nhóm thuốc giảm viêm corticoid, men tiêu viêm, tinh dầu,… Cùng với đó là nâng cao sức đề kháng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và điện giải. Với trường hợp viêm thanh quản có khó thở: Khó thở thanh quản độ I: Điều trị nội khoa. Khó thở thanh quản độ II: Mở khí quản cấp cứu. Khó thở thanh quản độ III: Mở khí quản cấp cứu kết hợp hồi sức tích cực. Điều trị cụ thể Điều trị cụ thể viêm thanh quản bằng các phương pháp sẽ được phân tích chi tiết ở phần dưới đây. Thuốc Tây chữa viêm thanh quản Các nhóm thuốc có thể được sử dụng cho bệnh nhân viêm thanh quản: – Thuốc kháng sinh: Dùng khi viêm thanh quản có nhiễm khuẩn, thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Các loại gồm: Amoxicilin, cephalexin, cefadroxyl, cefaclor, cefuroxime, acid clavulanic, sulbactam, azithromycin, roxithromycin, clarythromycin… Khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cần đặc biệt cẩn trọng, chỉ dùng trong thời gian ngắn với liều lượng nhất định vì nếu lạm dụng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe sau này. – Thuốc chống viêm: Các thuốc chống viêm, chống phù nề thường được sử dụng trong điều trị viêm thanh quản phải kể đến như alphachymotripsin, lysozim, các glucocorticoid…. – Ngoài ra, có thể sử dụng các hỗn dịch như hydrococtison, dexamethason, alpha chymotrypsin… để điều trị tại chỗ bằng các phương pháp khí dung, phun mù, xông… Ưu điểm của dạng dùng tại chỗ là đạt hiệu quả cao và giảm được tác dụng không mong muốn, đặc biệt là khi cần dùng liệu trình dài ngày thuốc chống viêm steroid. – Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng trong trường hợp viêm thanh quản gây đau và xuất hiện sốt. Các loại gồm: paracetamol, aspirin,… – Thuốc long đờm, giảm ho: Tác dụng làm giảm các triệu chứng ho, đờm do viêm thanh quản gây ra. – Dung dịch súc họng BBM: Giúp sát khuẩn, giảm viêm tại chỗ. Phẫu thuật ngoại khoa Người bệnh viêm thanh quản sẽ được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa nếu điều trị nội khoa không có biến chuyển. Ngoài ra, các trường hợp bệnh nhân có hạt xơ dây thanh, viêm thanh quản mãn tính bị biến chứng hoặc mắc các bệnh lý về khối u thanh quản thường cũng sẽ phải thực hiện phẫu thuật. Điều trị viêm thanh quản bằng bài thuốc dân gian Với những trường hợp viêm thanh quản nhẹ, các triệu chứng mới xuất hiện và chưa tiến triển, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để giảm cảm giác khó chịu, hỗ trợ điều trị giúp bệnh mau khỏi. Dùng củ cải trắng trị viêm thanh quản Theo Y học cổ truyền, củ cải trắng là vị thuốc có tính bình, mát, tác dụng kháng viêm, tiêu đờm hiệu quả nên được dùng nhiều trong các bài thuốc trị viêm thanh quản, khản tiếng, mất giọng,… Còn theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, thành phần của củ cải trắng chứa nhiều các hoạt chất như protid, glucid, xenluloza, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP, vitamin C,… vừa giúp chống viêm kháng khuẩn, vừa tăng cường sức đề kháng, cực tốt để chữa các bệnh về đường hô hấp, nhất là viêm thanh quản. Cách dùng củ cải trắng trị viêm thanh quản như sau: Chuẩn bị: 3 củ cải trắng và 1 củ gừng tươi. Thực hiện: Rửa sạch củ cải và gừng sau đó đem giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn. Tiếp đó, lọc lấy nước hỗn hợp đã xay, chia thành 2 phần, cho người bệnh uống trong ngày. Thực hiện liên tục đến khi ngưng bệnh. Chữa viêm thanh quản bằng cây rẻ quạt Dùng rẻ quạt để chữa viêm thanh quản là một trong những mẹo dân gian khá phổ biến, được nhiều áp dụng. Rẻ quạt có vị đắng, tính ấm, chủ trị các chứng như khản tiếng, mất tiếng, ho khan, ho có đờm, kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Cách chữa viêm thanh quản bằng rẻ quạt như sau: Chuẩn bị: 1 nắm lá rẻ quạt tươi. Thực hiện: Lá rẻ quạt rửa sạch xong mang giã nát, tiếp đó cho thêm nước lọc vào khuấy đều, chờ phần bã lắng xuống thì chắt lấy phần nước để uống. Thực hiện cách này liên tục từ 3-5 ngày sẽ thấy triệu chứng viêm thanh quản giảm hẳn. Ngoài dùng lá rẻ quạt thì người bệnh có thể sắc nước rễ cây rẻ quạt uống hoặc ngậm rễ cây rẻ quạt với muối để chữa viêm thanh quản cũng rất hiệu quả. Bài thuốc chữa viêm thanh quản bằng khế Trong quả khế chứa nhiều acid oxalat, vitamin A, B, C, K… cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác. Các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn tốt, giúp các tổn thương mau lành, đồng thời tăng cường sức đề kháng, rất phù hợp để chữa viêm thanh quản. Theo kinh nghiệm dân gian thì khế chua sẽ cho hiệu quả trị bệnh tốt hơn. Dưới đây là các sử dụng khế chua trị viêm thanh quản: Chuẩn bị: 2 quả khế chua và 3 thìa đường phèn. Thực hiện: Khế mang rửa sạch, cắt bỏ phần rìa ngoài múi. Tiếp đó, cắt khế thành các lát mỏng xong rải đường phèn lên. Mang hỗn hợp này đem hấp cách thủy đến khi đường tan và khế chín mềm, tiết ra nhiều nước. Chắt lấy phần nước cho người bệnh uống, trẻ em mỗi lần uống từ 3-5 ml, người lớn uống 10 ml, ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh Dùng sản phẩm chiết xuất thảo dược – Heviho Các loại thuốc tây y thì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe còn các mẹo dân gian thì phải kiên trì và chỉ tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Do đó, người bệnh viêm thanh quản cần một giải pháp toàn diện hơn. Mới đây các nhà Khoa học Viện Hàn lâm đã nghiên cứu thành công sản phẩm mang lại hiệu quả cao trong việc giảm viêm thanh quản, mang tên Heviho. Đây là giải pháp tiện dụng và tối ưu cho những ai đang bị tình trạng khản tiếng, mất tiếng, viêm nhiễm đường hô hấp. Heviho là sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp cấp và mạn tính với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Ngoài S3-Elebosin từ Sâm đại hành, Heviho còn chứa các dược liệu có tác dụng tốt trên vùng hầu – họng như Xạ can, Xuyên bối mẫu. Từ đó giúp giảm ho, long đờm, giảm khản tiếng và đau rát họng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Heviho được bào chế dưới 2 dạng, viên uống tiện dụng cho người lớn và siro thơm ngon dễ nuốt cho trẻ em từ 6 tháng tuổi BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho Đặt giao Heviho về tận nhà TẠI  ĐÂY Những lưu ý trong điều trị, phòng ngừa viêm thanh quản Chế độ ăn uống sinh hoạt Bên cạnh việc sử dụng thuốc hoặc các chế phẩm hỗ trợ điều trị, người bệnh cần đặc biệt chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt: Hạn chế sử dụng giọng nói trong thời gian điều trị viêm thanh quản. Tránh khói thuốc lá, thuốc lào, bụi bẩn từ môi trường. Ăn nhiều rau, hoa quả tươi, bổ sung vitamin, khoáng chất để nâng đỡ cơ thể. Chế độ ăn uống, sinh hoạt có tác dụng hỗ trợ nhiều cho bệnh nhân Nếu bệnh nhân không điều trị đúng cách, viêm thanh quản tiến triển dần theo thời gian có thể khiến dây thanh bị quá sản, hình thành hạt xơ dây thanh… Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và người bệnh có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật. Các trường khản giọng, mất giọng nặng có thể cần tập luyện giọng nói. Bài tập sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương giọng nói và cách thức sử dụng giọng nói của mỗi bệnh nhân. ➤ Đọc thêm: Viêm thanh quản ăn gì kiêng gì? Biện pháp giảm nguy cơ và phòng ngừa viêm thanh quản Các bệnh nhân có nguy cơ mắc viêm thanh quản cần chú ý hơn đế các yếu tố nguy cơ để phòng bệnh, môt số nguyên tắc phòng tránh mắc viêm thanh quản người bệnh nên tham khảo: Điều trị các bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm mũi,  viêm họng… nếu có. Sử dụng giọng nói hợp lý, tránh gắng sức, giảo viên nên dùng micro hỗ trợ để tránh nói to. Tránh tiếp xúc với khói thuốc, hơi hóa chất, bụi bẩn Điều trị triệt để khi bị viêm thanh quản cấp để tránh chuyển sang viêm thanh quản mạn tính. Vệ sinh miệng họng đúng cách Chú ý chế độ dinh dưỡng, nên ăn đa dạng thực phẩm. Tăng cường ăn các thực phẩm tươi, rau củ quả, hạn chế đồ ăn chiên nướng, đồ ăn nhanh, đồ muối (dưa, cà muối…), hạn chế bia rượu và các chất kích thích. Phát hiện và điều trị đúng cách khi bị các bệnh viêm đường hô hấp nói chung, viêm thanh quản cấp nói riêng để tránh chuyển mạn tính. Mặc dù không nguy hiểm nhưng viêm thanh quản thường ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc và giao tiếp xã hội của bệnh nhân. Người bệnh nên quan tâm điều trị đúng mực khi có viêm thanh quản. Các biện pháp dân gian hoặc các chế phẩm từ thảo dược có thể hữu ích trong việc cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Chia sẻ16

Mẹo vặt giúp giảm đau thanh quản !

Viêm đau thanh quản là bệnh lí rất phổ biễn trong xã hội hiện đại do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu người bệnh chủ quan trong phòng ngừa và điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng rất phức tạp hoặc chuyển thể sang bệnh viêm thanh quản mãn tính. Dưới đây là những mẹo vặt giúp giảm đau thanh quản hiệu quả bạn nên biết. Mục lụcGiảm đau thanh quản bằng việc uống trà nóngChanh đào mật ong giúp giảm đau thanh quảnChữa viêm đau thanh quản bằng các loại láGiảm đau thanh quản với giá đỗNước muối loãngLưu ý khi đang bị đau thanh quảnHeviho – Giải pháp chữa viêm đau thanh quản hiệu quả từ viện Hàn Lâm Giảm đau thanh quản bằng việc uống trà nóng Mỗi ngày bạn hãy thưởng thức một ly trà nóng kèm theo một chút mật ong hoặc một lát chanh hay gừng tươi vào buổi sáng vừa giúp bạn tỉnh táo để có cả ngày làm việc hiệu quả hơn nữa còn giúp lọai bỏ nhanh triệu chứng viêm đau thanh quản. Chanh đào mật ong giúp giảm đau thanh quản Có rất nhiều cách áp dụng mật ong để điều trị bệnh viêm đau thanh quản bạn có thể tham khảo những cách dưới đây: Mật ong chanh Chuẩn bị 0,5kg chanh đào tươi đem rửa sạch, lau khô nước sau đó thái thành từng lát mỏng. Xếp chanh vào một chiếc lọ thủy tinh đan xen mỗi một lớp chanh đào là một lớp đường phèn. Sau đó đổ mật ong ngập mặt chanh và đường, đậy kín nắp lọ, bảo quản nơi khô thoáng sau 2 tuần là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng có thể ngậm trực tiếp hỗn hợp trong miệng rồi nuốt từ từ. Hoặc có thể pha hỗn hợp với một ly nước ấm rồi uống từ từ mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Lá hẹ mật ong Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi đem rửa sạch rồi thái nhỏ sau đó cho vào bát con, thêm một chút mật ong và hấp cách thủy cho đến khi chín nhừ. Khi nước còn đang ấm, thêm một chút muối sau đó hãy ngậm và nuốt từ từ trong miệng. Mật ong và gừng Chuẩn bị khoảng 1 củ gừng tươi đem rửa thật sạch sau đó ép lấy nước cốt. Trộn đều cùng với một chút mật ong, ngậm rồi nuốt từ từ trong miệng để giam nhanh hiện tượng đau thanh quản. Siro tỏi mật ong Chuẩn bị vài củ tỏi, bóc sạch vỏ rồi giã nhuyễn. Cho vào một chiếc nồi nhỏ sau đó thêm mật ong và một chút nước lọc đun sôi nhỏ lửa thật kĩ cho đến khi hỗn hợp sánh mịn. Mỗi lần sử dụng bạn có thể ngậm trực tiếp một chút siro này trong miệng để đẩy lùi nhanh hiện tượng đau thanh quản. Lặp lại vài lần mỗi ngày. ➤ Xem chi tiết hơn: 9 Cách sử dụng mật ong chữa viêm thanh quản Chữa viêm đau thanh quản bằng các loại lá Lá rẻ quạt Chuẩn bị một lá rẻ quạt và một lát gừng tươi kèm theo một chút muối. Nhai lá rẻ quạt cùng lát gừng tươi sau đó thêm muối vào miệng và ngậm từ 5 – 10 phút và nuốt từ từ trong miệng. Lặp lại từ 2-3 lần mỗi ngày để chữa đau thanh quản. Lá húng chanh Chuẩn bị 5-7 lá húng chanh đem rửa sạch với nước lọc sau đó nhai dập trong miệng kèm theo vài hạt muối, Nuôt từ từ phần nước. Lặp lại vài lần mỗi ngày. Nếu là trẻ em bị viêm thanh quản có thể sử dụng lá húng chanh tươi hấp cách thủy cùng với đường phèn rồi cho trẻ uống nước cốt này mỗi ngày 2-3 lần. Lá bạc hà Chuẩn bị từ 2-3 lá bạc hà tươi đem rửa sạch sau đó nhai dập rồi ngậm trọng miệng từ 5-10 phút thì nuốt từ từ. Mỗi ngày lặp đi lặp lại vài lần để giảm nhanh triệu chứng viêm đau thanh quản. Lá chua me đất Chuẩn bị một nắm lá chua me đất rửa sạch sau đó nhai cùng với một chút muối trong miệng, ngậm từ 5-10 phút sau đó nuốt dần. Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày. Giảm đau thanh quản với giá đỗ Lấy một nắm giá đỗ, rửa sạch rồi bóp dập sau đó cho vào nồi đun sôi cùng với một chút muối rồi dùng nước này uống hàng ngày, có thể ăn cả phần giá. ➤ Xem thêm: Mách cách chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ Nước muối loãng Bạn hãy sử dụng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày ít nhất từ 2-3 lần. Cách này vừa giúp làm sạch vùng miệng họng vừa giảm nhanh triệu chứng đau thanh quản. Lưu ý khi đang bị đau thanh quản Không nên uống nước lạnh hay bia rượu hoặc đồ uống có gas. Không ăn những loại thực phẩm cay nóng, khô cứng gây tổn hại thanh quản. Hạn chế nói to và không nên nói nhiều. Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Chú ý ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng. Chăm chút không gian sống sạch sẽ bằng vệc giặt giũ chăn ga gối thường xuyên để trong quá trình ngủ không hít phải nhiều bụi bẩn. Có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng giúp người bênh giảm nhanh triệu chứng viêm đau thanh quản. Heviho – Giải pháp chữa viêm đau thanh quản hiệu quả từ viện Hàn Lâm Các triệu chứng như đau rát cổ họng, khó nuốt, ho, có đờm, khàn giọng thực chất là hệ quả của quá trình viêm do virus, vi khuẩn và các yếu tố khác gây ra. Heviho là sản phẩm được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chứa thành phần S3-Elebosin là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus mà không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. Đối tượng sử dụng Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Người bị khàn giọng, mất tiếng. Sử dụng Heviho thế nào cho hiệu quả? Liều thường dùng: ngày 4 viên, chia 2 lần. Uống sau ăn. Liều duy trì: ngày 2 viên, chia 2 lần. Uống sau ăn. Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 2-3 tháng để có hiệu quả tốt nhất. Vì đây là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ0

15 Nguyên nhân gây khan cổ họng bạn nên biết

Khan cổ họng không khó để điều trị nếu bạn làm đúng cách và kiên trì để bệnh khỏi dứt điểm. Cùng viemduonghohap.vn tìm hiểu những nguyên nhân gây ra hiện tượng khan cổ họng mà có thể bạn chưa biết đến. Mục lụcKhan cổ họng là gì?Nguyên nhân gây khan cổ họng1. Nguyên nhân gây khan cổ họng do viêm thanh quản2. Dị ứng3. Hút nhiều thuốc lá4. Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản5. Viêm họng, viêm amidan6. Người bị cảm lạnh cảm cúm7. Có dị vật trong vùng họng8. Người lạm dụng giọng nói9. Người bị u nang dây thanh10. Suy tuyến giáp11.Do chấn thương12. Chứng co thát gây khó phát âm13. Một số vấn đề liên quan đến thần kinh14. Người bị bệnh ung thư15. Do phẫu thuậtPhòng ngừa và điều trị khi bị khan cổ họng Khan cổ họng là gì? Khan cổ họng là biểu hiện dây thanh bị viêm sưng khi âm thanh đi qua bị chặn lại khiến giọng nói của người bệnh bị rè, bị bóp méo hoặc khàn giọng, mất tiếng. khan cổ họng không phải là bệnh lý quá nặng nề nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp và trong công việc hàng ngày. Vì vậy khi chớm bị người bệnh nên có những cách điều trị phù hợp để không gây biến chứng xấu đi khi bệnh trở nặng. Nguyên nhân gây khan cổ họng Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạn gặp phải triệu chứng khan cổ họng. Hãy lưu ý đề phòng để không phải chịu nhiều rắc rối do bệnh gây ra nhé. 1. Nguyên nhân gây khan cổ họng do viêm thanh quản Viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng khan cổ họng, khàn tiếng, mất giọng. Hoặc cũng có thể do bạn bị cảm lạnh, cảm cúm, do đặc thù công việc phải nói hoặc hát quá nhiều mỗi ngày. ☛ Có thể bạn quan tâm: Điều trị viêm thanh quản bằng cách nào hiệu quả? 2. Dị ứng Bạn bị dị ứng với môi trường hoặc thời tiết khiến cổ họng bị khô rát do hít phả nhiều khói và bụi bẩn, hoặc bị viêm mũi, chảy nước mũi. 3. Hút nhiều thuốc lá Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe dặc biệt gây tổn hại nặng nề cho phổi và vùng niêm mạc hocngj của bạn. Hút nhiều thuốc lá sẽ khiến bạn ho nhiều, khan cổ họng, nặng hơn có thể dẫn đến ung thư phổi. 4. Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản Đây là hiện tượng dư thừa axit trong dạ dày, thực quản nên bị đẩy trào ngược lên vùng dây thanh âm sẽ ảnh hưởng đến vùng miệng họng và dây thanh của bạn. Bạn sẽ nhận thấy những cơn ho và vùng cổ họng ngứa rát rất khó chịu. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường xuất hiện rõ nhất vào buổi sáng. 5. Viêm họng, viêm amidan Hai nguyên nhân này cũng rất phổ biến dẫn đến triệu chứng khàn giọng. Nhiều người sở hữu vùng niêm mạc họng yếu nên cứ thay đổi thời tiết kaf dễ bị viêm họng hoặc viêm amidan dẫn đến khô họng, ngứa rát họng kéo theo những cơn ho và hiện tượng khàn giọng, mất tiếng xuất hiện gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó để chữa khỏi dứt điểm. 6. Người bị cảm lạnh cảm cúm Những người để cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm lạnh, cảm cúm sau vài ngày sẽ bị viêm họng khiến cho cổ họng sưng đỏ, đau rát gây ra hiện tượng khan cổ họng, mất giọng 7. Có dị vật trong vùng họng Nếu cổ họng của bạn không may hít phải dị vật gây ảnh hưởng đến dây thanh quản thì đâyc ũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến bạn bị khan cổ họng và giọng nói của bạn bị khàn. 8. Người lạm dụng giọng nói Do đặc thù công việc hoặc do bạn có thói quen nói quá to và quá nhiều mỗi ngày là nguyên nhân rất lớn dẫn đến hiện tượng khan cổ họng, khàn giọng, mất giọng. Nếu không hạn chế nói thì tình trạng này sẽ liên tục tái đi tái lại nhiều lần. 9. Người bị u nang dây thanh Về cơ bản đây là hiện tượng khối ú nằm trên dây thanh âm khiến người bệnh bị khan cổ họng và giọng nói bị khàn. Điều này thường xảy ra nhiều hơn với người nói quá nhiều, nói to, lạm dụng giọng nói dễ dẫn đến triệu chứng polyp dây thanh. 10. Suy tuyến giáp Nếu người bệnh để tình trạng suy tuyến giáp kéo dài mà không có phương pháp điều trị sẽ dẫn đến bị khàn giọng, mất giọng, khan cổ họng rất khó chịu. 11.Do chấn thương Do người bênh bị chấn thương hoặc bị tai nạn giao thông liên quan đến vùng cổ họng, điều này có thể gây ảnh hưởng đến thanh quản, gây ra triệu chứng khàn tiếng. 12. Chứng co thát gây khó phát âm Triệu chứng khó phát âm do co thắt là một hiện tượng bất thường của dây thần kinh gây ảnh hưởng đến các cơ quanh vùng thanh quản gây ra hiện tượng co thắt khiến giọng nói bị vỡ, bị bóp méo và khàn giọng kéo dài. 13. Một số vấn đề liên quan đến thần kinh Một số bệnh lí về thần kinh, đột quỵ, bệnh đa xơ cứng có thể gây ra chèn ép, ảnh hưởng đến dây thần kinh thanh quản khiến người bệnh bị khan giọng, mất tiếng. 14. Người bị bệnh ung thư Một số bệnh như ung thư phổi, ung thư thanh quản hay un thư tuyến giáp đều sẽ gặp triệu chứng khan cổ họng hoặc do di căn từ những loại bệnh ung thư khác chèn ép lên phổi hoặc chèn lên thanh quản khiến hiện tượng khàn giọng ngày một nặng nề hơn. 15. Do phẫu thuật Sau khi phẫu thuật tim, tuyến giáp hay vùng đầu và cổ rất có thể những dây thần kinh dẫn đến thanh quản bị tổn thương hoặc tê liệt gây ra hiện tượng khàn giọng, khan cổ họng. ➤ Có thể bạn quan tâm:5 bài thuốc dân gian chữa khan cổ họng hiệu quả  Phòng ngừa và điều trị khi bị khan cổ họng Nên uống nhiều nước mỗi ngày và chú ý chỉ nên uống nước ấm. Hạn chế nói to, không nói quá nhiều gây tổn thương dây thanh. Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh bằng viêc không tắm sau 9h tối, không ngồi trước gió quạt hoặc gió điều hòa sau khi tắm. Giữ ấm vùng cổ họng vào mùa đông và những ngày thời tiết thay đổi nóng lạnh đột ngột. Nói không với thuốc lá và bia rượu, chất kích thích. Xông hơi thường xuyên vùng họng với nước ấm và kèm theo một số loại tinh dầu. Xúc miệng với nước muối loãng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Tự xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng Kết hợp luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe. Cho cơ thể thêm thời gian nghỉ ngơi đầy đủ. Không nên lạm dụng hoặc tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về nguyên nhân gây khan cổ họng để bạn biết cách đề phòng những tác nhân trên đây, tránh để bản thân gặp phải tình trạng phiền toái này. Chúc bạn nhiều sức khỏe. Chia sẻ18

Loading...