Viêm VA

Bài thuốc nam chữa viêm VA cho bé

Viêm VA là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ tại Việt Nam. Bệnh viêm VA nếu không được điều trị kịp thời, để tái phát lại nhiều lần sẽ gây những biến chứng xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ. Việc điều trị viêm VA cho bé bằng những bài thuốc nam rất được các bà mẹ tin dùng bởi những bài thuốc nam rất lành tính, không có tác dụng phụ và dễ sử dụng. Sau đây là một số bài thuốc nam chữa viêm VA cho bé đơn giản và hiệu quả các phụ huynh có thể tham khảo. Mục lục1. Biểu hiện rõ nhất của viêm VA ở trẻ em2. Chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam – Nên hay không?3. Bài thuốc chữa viêm VA bằng thuốc nam thông dụng, hiệu quả3.1. Bài thuốc 13.2. Bài thuốc 23.3. Bài thuốc 34. Lưu ý khi dùng thuốc nam chữa viêm VA cho bé5. Mộ số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm VA Biểu hiện rõ nhất của viêm VA ở trẻ em Trẻ sốt cao đột ngột: 39-40 độ, thể trạng nhiễm trùng, đoi khi kèm theo những cơn co giật, khó thở và rối loạn tiêu hóa Nghẹt mũi, tắc mũi: Do VA sưng tấy che kín cửa mũi sau nên khiến bé khó thở, thở bằng miệng Chảy mũi: lúc đầu chảy mũi trong sau đó chảy mũi có màu trắng, vàng, tanh, thường xuyên chảy nước mũi và ho Ngủ ngáy : Trẻ em thường ngáy về đêm, thường há mồm thở, hẹp đường thở, ngủ ngáy và nói giọng mũi Người lớn thường mệt mỏi, thở khụt khịt, khô họng, ù tai,… Tiêu chảy và chán ăn: Vì dịch đờm ở họng quá nhiều, bé chưa biết khạc nên dễ nuốt dịch đờm, dịch và mủ từ VA chảy xuống nên bụng thường khó tiêu, hay bị tiêu chảy, đầy hơi và chán ăn Quấy khóc, giấc ngủ chập chờn không sâu: do nghẹt mũi, khó thở nên ngủ chập chờn, hay giật mình và quấy khóc về đêm. Biến chứng bộ mặt sùi vòm: Nếu để kéo dài sẽ đẫn đến răng hô, trán rô, răng mọc không đều. ☛ Chi tiết trong bài viết: Dấu hiệu viêm VA điển hình ở trẻ nhỏ Chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam – Nên hay không? VA là một tổ chức lympho nằm ở nóc vòm ngay sau cửa mũi sau. Khi hít vào thì không khí sẽ đi vào mũi, đi qua VA rồi mới vào khí quản và phổi. Nhiệm vụ của VA là nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào đường hô hấp. Viêm VA là bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng tái phát thường xuyên. Đồng thời có nguy cơ làm phát sinh nhiều biến chứng nếu không kiểm soát tốt. Viêm VA nhiều lần có thể khiến VA bị sưng to lên. Lúc này, dịch mủ đờm từ mũi sẽ chảy xuống họng và gây ho, sốt, chảy mũi. Việc sử dụng kháng sinh lần đầu thường đáp ứng tốt tuy nhiên nếu trẻ bị tái phát bệnh nhiều lần thì việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Ngoài việc dùng kháng sinh thì với các trường hợp nhẹ, bạn có thể chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam. Nhiều loại thảo dược tự nhiên có chứa các thành phần với dược tính cao. Chúng giúp làm giảm sưng viêm và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương VA. Hơn nữa, việc điều trị bằng thuốc nam còn được đánh giá cao bởi sự an toàn và lành tính. Hầu hết không gây ra các tác dụng ngoại ý cho trẻ ngay cả khi dùng kéo dài. Bên cạnh đó, dùng thuốc nam còn hạn chế được tình trạng quá lạm dụng và phụ thuộc vào kháng sinh. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm nên bạn cũng cần đặc biệt cẩn trọng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam để đảm bảo an toàn.  ☛  Xem thêm thông tin tổng hợp: Viêm VA ở trẻ! Bài thuốc chữa viêm VA bằng thuốc nam thông dụng, hiệu quả Chữa viêm VA bằng thuốc nam được nhiều người dân sử dụng vì an toàn, ít có tác dụng phụ. Bài thuốc 1 Chuẩn bị: Tô bạc hà:7g, Tân di hương: 9g, Hoàng bá: 15g, Hương bạch chỉ: 10g. Ấm sắc bằng sứ. Cách làm: Rửa sạch những vị thuốc đã chuẩn bị trên, để ráo nước Cho những vị thuốc trên vào ấm sắc và đổ thêm 500ml nước Đun lửa to cho sôi, khi sôi, hãm bớt lửa đun âm ỉ liu riu đên skhi cạn còn 300ml nước thì chắt lấy nước Cho thêm 500ml nước vào ấm và đun tiếp như trên đến khi còn 200ml nước thì chắt ra cho chung vào nước thuốc ban nãy đã chắt. Nước thuốc đã trộn chung chia ra uống 2 lần/ ngày. Nên uống liên tục trong vài tuần. Bài thuốc 2 Chuẩn bị: Thục địa 16g, Cao Ban long, Hoài sơn, Mạch môn, Sơn thù, Ngưu tất mỗi loại: 8g, Ngũ vị: 6g,Đơn bì mỗi loại ạch tả, Bach phục linh mỗi loại 4g Ấm sắc bằng sứ Cách làm Những vị thuốc trên đem rửa sạch, để ráo nước Cho vào ấm sắc đã chuẩn bị đổ vào 600ml nước Đun lửa to cho sôi, sau khi sôi hãm lửa cho sủi âm ỉ liu riu đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì chế nước ra bình Đổ thêm khoảng 400ml nước và cũng đun như lần 1, đến khi cạn còn 200ml thì chắt nước đổ cùng nước chắt lần 1 Hai phần nước nên chia ra uống làm 2 lần trong ngày Uống liên tục trong vài tuần để có hiệu quả Những vị thuốc nam dễ tìm, lành tính, dễ sử dụng Bài thuốc 3 Chuẩn bị: Xuyên khung, Bạc hà, Hoàng liên mỗi loại: 4g, Khương hoạt, Phòng phong mỗi loại: 12g, Hoàng cầm: 8g, Cam thảo: 6g. Ấm sứ sắc thuốc Cách làm Những vị thuốc trên đem rửa sạch và để ráo nước Cho vị thuốc vào bình và đổ thêm 500ml nước Đun lửa to cho sủi và khi sôi nên hãm lửa đun âm ỉ, liu riu đến khi cạn còn 200ml nước thì chắt ra uống trong ngày Nên uống mỗi ngày 1 tháng Uống liên tục trong vài tuần để thấy rõ hiệu quả ☛  Tìm hiểu thêm: Mẹo chữa viêm VA từ dân gian Lưu ý khi dùng thuốc nam chữa viêm VA cho bé Dùng thuốc nam chữa viêm VA cho bé là giải pháp được đánh giá cao nhờ sự lành tính và an toàn. Tuy nhiên như đã nói, trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm nên bạn vẫn cần cẩn trọng khi áp dụng các mẹo chữa này. Cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây: Mẹo chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam chỉ đáp ứng trong trường hợp bệnh mới phát, còn nhẹ. Đối với các trường hợp bệnh nặng thì tốt nhất cần điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chọn các nguyên liệu chữa viêm VA phù hợp với cơ địa cũng như độ tuổi của trẻ. Đặc biệt cẩn trọng trong vấn đề chọn nguyên liệu cho những trẻ dưới 2 tuổi. Các bài thuốc nam thường có tác dụng chậm và hiệu quả còn nhiều hạn chế. Vì vậy bạn cần kiên trì áp dụng cho trẻ để nhận được kết quả điều trị tốt. Tuyệt đối không tùy tiện điều trị bằng thuốc nam kết hợp với thuốc tây. Tình trạng này có thể gây tương tác và làm phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu trẻ gặp các vấn đề bất thường khi chữa viêm VA bằng thuốc nam thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ được biết để có cách xử lý đúng đắn và kịp thời. Nên kết hợp với việc chăm sóc tốt tại nhà. Cho trẻ uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn của trẻ. Vệ sinh không gian sống sạch sẽ. Tránh để trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường có nhiều khói bụi, khói thuốc lá. Những ngày thời tiết hanh khô nên cân nhắc dùng máy tạo độ ẩm không khí trong không gian sống của trẻ. Hướng dẫn trẻ vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày. Đồng thời giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh hay khi đi ra ngoài. Mộ số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm VA Để phòng ngừa bệnh viêm VA phát triển ở trẻ, cha mẹ nên thực hiện theo những gợi ý này: Nên hạn chế đưa con trẻ đến nơi đông người. Đặc biệt nên hạn chế cho người khác tiếp xúc thân mật với con trẻ. Bởi trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu rất dễ bị mầm bệnh tấn công. Đeo khẩu trang cho con khi đi ra ngoài. Cho trẻ uống nhiều nước. Trị dứt điểm bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản,… ở trẻ để tránh vi khuẩn, vi rút tấn công VA gây viêm. Không cho con sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ theo đúng lịch hẹn hoặc vắc xin dự phòng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu con xuất hiện các biểu hiện khác thường như sổ nước mũi, nghẹt mũi hoặc ho,… nên đưa con đến bệnh viện để khám. Bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán các triệu chứng này là do viêm VA quá phát hay amidan gây nên. Từ đó đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp. Chữa viêm VA bằng bài thuốc nam chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh mới khởi phát hoặc ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, vị thuốc nam dược lành tính nếu trên không đáp ứng điều trị. Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh và ngăn ngừa di chứng do bệnh gây ra, bệnh nhân nên thăm khám và chữa trị theo chỉ định từ chuyên gia. Ngoài ra, các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa nghiên cứu thành công giải pháp thế hệ mới cho trẻ bị viêm đường hô hấp nói chung, viêm VA cấp và mạn tính nói riêng. Giải pháp này bắt nguồn từ các dược liệu đã được chứng minh về tác dụng sinh học như Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh,…mang tên Siro Heviho. Siro Heviho chứa S3-Elebosin được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm VA như ho, đờm, sổ mũi, đau rát họng, tăng cường sức đề kháng giảm tái phát. Mẹ nên dùng ngay siro Heviho từ khi con có các dấu hiệu chớm ho, ngạt mũi, khò khè khó thở để đạt được hiệu quả cao nhất và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm VA nhanh nhất. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Siro Heviho cho trẻ nhỏ Bấm vào đây để được giao tận nhà Siro Heviho Chia sẻ14

Viêm VA xuất tiết: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa!

Viêm VA xuất tiết là một dạng viêm VA cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng, song viêm VA xuất tiết gây ra nhiều phiền toái khi tái phát nhiều lần và có thể gây nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Mục lụcViêm VA xuất tiết là gì?Triệu chứng của viêm VA xuất tiếtNguyên nhân gây ra viêm VA xuất tiếtViêm VA xuất tiết có nguy hiểm không?Phương pháp điều trị viêm VA xuất tiếtMẹo chữa viêm VA xuất tiết đơn giản tại nhàThay đổi không gian sốngChế độ ăn hợp lýSử dụng bài thuốc NamHeviho – Giải pháp hữu hiệu cho người bị viêm VA xuất tiết Viêm VA xuất tiết là gì? VA (Végétations Adénoïdes) là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, thuộc vòng bạch huyết Waldayer, hay còn gọi amidan Luschka. VA phát triển mạnh ở trẻ nhỏ và bắt đầu giảm kích thước khi trẻ từ 5 – 6 tuổi trở lên. VA có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, là hàng rào tạo ra kháng thể tiêu diệt vi khuẩn. Viêm VA xuất tiết là một trường hợp của viêm VA cấp tính, viêm nhiễm kèm theo tiết dịch nhầy ở amidan Luschka. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, ít gặp ở trẻ lớn hoặc người lớn. ☛ Tham khảo thêm: Viêm VA bệnh của trẻ nhỏ Triệu chứng của viêm VA xuất tiết Người mắc viêm VA xuất tiết có một số triệu chứng điển hình như: Tiết nhiều dịch nhầy: Mũi, cổ họng chứa nhiều đờm, dịch nhày màu vàng hoặc xanh. Sốt cao: Sốt cao 40 – 41 độ C, xảy ra đột ngột, có thể kèm theo co giật ở trẻ sơ sinh. Trẻ lớn hơn có thể bị co thắt thanh quản, đau tai nhưng biểu hiện nhẹ hơn so với trẻ sơ sinh. Không thể thở bình thường bằng mũi: Vào ban đêm, trẻ có thể ngủ ngáy, kéo cử hoặc mất ngủ, quấy khóc suốt đêm, thậm chí đái dầm. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Một số trẻ em có dấu hiệu ngừng thở trong thời gian ngắn khi ngủ. Điều này làm giảm nồng độ oxy trong máu khiến trẻ ngủ không sâu giấc. Chậm lớn, giảm cân. Nhiễm trùng tai, viêm tai giữa cấp tính. Ngạt mũi, khó phát âm. Khó nuốt. Nguyên nhân gây ra viêm VA xuất tiết Có nhiều nguyên nhân gây viêm VA xuất tiết, trong đó có một số nguyên nhân chính do: Virus: Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus… Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, Haemophilus influenzae… Môi trường, thời tiết: Không khí ô nhiễm, khói bụi có thể gây viêm VA xuất tiết. Dị ứng: Dị ứng với lông chó mèo, phấn hoa, hóa chất… Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn đang trong quá trình phát triển nên dễ bị tổn thương, nhiễm virus, vi khuẩn hay bị các tác động từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe.  ☛  Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Phân tích nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ Viêm VA xuất tiết có nguy hiểm không? Tình trạng viêm VA xuất tiết nếu không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ: Gây hẹp lồng ngực, lưng cong hoặc gù. Trẻ luôn mệt mỏi, chán nản, buồn ngủ, chậm lớn. Do ảnh hưởng đến khả năng nghe nên bé có thể kém thông minh hơn. Viêm lây lan sang các cơ quan khác dẫn đến viêm thanh khí phế quản, gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm. Viêm đường tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài phân có chất nhầy và nước. Viêm tai giữa. Viêm cầu thận cấp. Viêm ổ mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt. Thấp khớp cấp. Viêm hạch gây áp xe thành sau họng ở trẻ nhỏ. Để phòng tránh tình trạng này, cha mẹ cần chú ý quan sát, nhận biết các dấu hiệu bất thường và đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.  Phương pháp điều trị viêm VA xuất tiết Đối với viêm VA xuất tiết, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với nâng cao thể trạng: Nếu nguyên nhân gây bệnh do nhiễm vi khuẩn hoặc nguy cơ biến chứng bội nhiễm thì bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh. Trường hợp viêm VA xuất tiết liên quan đến dị ứng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticosteroid dạng xịt, khí dung hoặc các loại thuốc uống như nhóm kháng histamin. Viêm VA xuất tiết kéo dài cần loại bỏ mủ tích tụ trong tổ chức VA. Số lần viêm xuất tiết tái phát lên đến 5 – 6 lần một năm hoặc gây biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định nạo VA cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thông thường độ tuổi thích hợp từ 2 đến 3 tuổi. ☛ Đọc đầy đủ thông tin trong bài viết: Phác đồ điều trị viêm VA Mẹo chữa viêm VA xuất tiết đơn giản tại nhà Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng tại nhà để giảm nhanh các triệu chứng của viêm VA xuất tiết: Thay đổi không gian sống Cách tốt nhất để ngăn chặn các đợt viêm VA xuất tiết là ngăn chặn sự lây lan của virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng, bao gồm các hành động sau: Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, tạo không gian rộng rãi, thoáng mát. Khử trùng bề mặt bàn ghế, sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ… Giữ ẩm cho căn phòng, tránh không khí quá khô bằng cách dùng máy xông tinh dầu, máy lọc không khí… Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước rửa tay. Thay bàn chải đánh răng của người bệnh sau khi đã khỏi bệnh. Chế độ ăn hợp lý Bệnh nhân bị viêm VA xuất tiết nên ăn các món ăn mềm, ấm để làm dịu cổ họng. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo như cháo, sữa chua, sinh tố trái cây và rau củ, súp, trứng. Đồng thời, người bệnh cần tránh các thực phẩm gây kích ứng cổ họng hoặc khó nuốt như bánh quy, cà phê, rượu bia, nước ngọt, thức ăn nhanh, gia vị cay… ☛ Chi tiết hơn tại: Trẻ bị viêm VA nên ăn gì kiêng gì? Sử dụng bài thuốc Nam Ngoài việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể dùng thuốc Nam để phòng bệnh tái phát và giảm bớt triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc Nam bạn có tác dụng với bệnh viêm VA xuất tiết gồm: Sài đất: Sài đất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, dùng trường hợp viêm họng, viêm phế quản, viêm VA xuất tiết. Bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa viêm VA với triệu chứng sốt: Sài đất 20g, kim ngân 20g, bồ công anh 20g, kinh giới 12g, tang bạch bì 16g, hạnh nhân 12g, ý dĩ 16g, sắc uống mỗi ngày. Hoàng liên: Hoàng liên là một vị thuốc có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên, được dùng cho người bị viêm VA xuất tiết do vi khuẩn gây ra. Bạn có thể sắc 10 – 12g hoàng liên uống mỗi ngày hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Kim ngân hoa: Kim ngân có vị ngọt đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng làm thuốc tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, dị ứng, giảm viêm. Mỗi ngày sắc uống 12 – 16g kim ngân. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc chữa ho, trị viêm dành cho trẻ em: Kim ngân hoa 16g, hoàng liên 8g, sài đất 20g, thạch cao 20g, lá tre 12g, tử tô 8g, tang bạch bì 8g, sắc uống mỗi ngày một thang. Tỏi: Tỏi có vị cay tính ấm, có tác dụng giải độc sát trùng. Có thể giã nát tỏi, ngâm với nước sôi để nguội (ngày uống 6g tỏi, chia làm 3 lần). Thuốc Nam có thể dùng lâu dài mà ít gây tác dụng phụ, không xảy ra kháng thuốc, nhờn thuốc trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Nam điều trị thường có tác dụng chậm và cần thời gian dài mới phát huy rõ hiệu quả. ☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm VA bằng thuốc nam có hiệu quả? Heviho – Giải pháp hữu hiệu cho người bị viêm VA xuất tiết Một phương pháp đơn giản giúp giảm nhanh triệu chứng của viêm VA xuất tiết chính là Heviho. Heviho được bào chế hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược an toàn với mọi lứa tuổi, bao gồm: cao xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo, xuyên bối mẫu, S3-Elebosin chiết xuất từ sâm đại hành. Không chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm VA xuất tiết như sốt cao, sưng, đau họng, Heviho còn có tác dụng trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh nhờ thành phần S3-Elebosin. Hoạt chất S3-Elebosin được cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế độc quyền về tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm có 2 dạng bào chế gồm dạng viên uống dành cho người lớn và dạng siro phù hợp với trẻ em. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng BẤM VÀO ĐÂY Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm VA xuất tiết và nắm được phương pháp điều trị tại nhà. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất. Tài liệu tham khảo: https://www.larousse.fr/encyclopedie/medical/v%C3%A9g%C3%A9tations_ad%C3%A9no%C3%AFdes/10963 Hướng dẫn điều trị Tai – Mũi – Họng – Bộ Y tế. Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng – PGS.TS. Nguyễn Viết Thân. Chia sẻ0

Phác đồ điều trị viêm VA!

Viêm VA chắc hẳn không còn là chứng bệnh xa lạ với mọi người, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ vì đây là một chứng bệnh hô hấp gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Vậy các bạn có biết phác đồ điều trị viêm VA hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcTìm hiểu về viêm VANguyên nhân gây viêm VATriệu chứng viêm VA theo từng giai đoạnChẩn đoán viêm VAChẩn đoán xác địnhChẩn đoán cận lâm sàngChẩn đoán phân biệtPhác đồ điều trị viêm VANguyên tắc điều trị viêm VAĐiều trị viêm VA cấp tínhĐiều trị viêm VA mạn tínhBiến chứng viêm VAPhòng bệnh viêm VA Tìm hiểu về viêm VA VA là tổ chức lympho bao gồm nhiều tế bào bạch cầu nằm phía trong vòm họng, ngay sau mũi có chức năng bảo vệ, loại bỏ các loại vi khuẩn, virus không thể tấn công vào trong cơ thể. VA xuất hiện từ lúc trẻ mới sinh nhưng hoạt động mạnh nhất là từ khi trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, đến giai đoạn từ 9-10 tuổi thì VA bắt đầu teo lại và biến mất khi trẻ đến tuổi dậy thì. Viêm VA là tình trạng VA bị viêm nhiễm và có những biểu hiện bất thường, nếu không được điều trị nhanh chóng thì chúng sẽ bị phì đại gây bít tắc cửa mũi cũng như lỗ thông khí vào tai giữa. Do đó có thể gây nên nhiều chứng bệnh khác như viêm xoang, nhiễm trùng mũi họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa,… Việc chậm trễ, lơ là, chủ quan trong điều trị viêm VA có thể sẽ khiến bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính, điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều, không những vậy còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như viêm cầu thận, thấp khớp, viêm hạch,… ☛ Tìm hiểu thêm: Viêm VA – Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây viêm VA Một số yếu tố dưới đây được coi là nguyên nhân gây nên bệnh viêm VA: Do bị vi khuẩn hoặc virus tấn công. Vi khuẩn điển hình là Streptococcus, còn virus thì gồm các loại như: Epstein – Barr, adenovirus, rhovovirus,… Do trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu, chưa hoạt động hiệu quả nên rất dễ bị các tác nhân xấu bên ngoài tấn công và gây bệnh Mắc viêm VA do đang bị các bệnh đường hô hấp khác như viêm amidan, viêm họng,… Do sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại,… Triệu chứng viêm VA theo từng giai đoạn Các triệu chứng của viêm VA rất dễ nhầm lẫn với những bệnh đường hô hấp khác chẳng hạn như viêm amidan, do đó cần phải chú ý quan sát, phân biệt để việc chẩn đoán và chữa trị thuận lợi hơn. Tùy từng giai đoạn và viêm VA có những biểu hiện khác nhau, cụ thể: Triệu chứng viêm VA cấp tính: Trẻ bị sốt, thậm chí là sốt cao đến 39-40 độ C Nghẹt mũi, sổ mũi, ngủ ngáy, khó thở, có thể xuất hiện hiện tượng co giật Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, chán ăn, đau rát họng Dấu hiệu viêm VA mãn tính: Trẻ bị ho thường xuyên và kéo dài Nghẹ mũi, sổ mũi kéo dài Khó thở, thở khò khè, ngủ ngáy Trẻ bị viêm VA mãn tính thường chậm lớn hơn bình thường do ảnh hưởng của triệu chứng biếng ăn, chán ăn, mệt mỏi,… Có thể xuất hiện các triệu chứng như quấy khóc, tiêu chảy, ngủ không sâu giấc,…. Chẩn đoán viêm VA Chẩn đoán xác định Chẩn đoán lâm sàng với viêm VA cấp tính Triệu chứng toàn thân: Ở trẻ sơ sinh thì sẽ sốt cao, sốt đột ngột đến 39-40 độ C, có thể kèm theo những phản ứng dữ dội như co giật, co thắt thanh quản,… Còn trẻ lớn hơn thì các triệu chứng cũng tương tự nhưng diễn biến sẽ nhẹ hơn ở trẻ sơ sinh Triệu chứng cơ năng: Trẻ bị nghẹt mũi, thậm chí là nghẹt mũi hoàn toàn và phải thở bằng miệng, thở nhanh, khó thở, nhịp không đều, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc. Trẻ lớn hơn có thể không bị ngạt mũi hoàn toàn nhưng lại thở ngáy hoặc nói giọng mũi. Còn người lớn nếu viêm VA sẽ bị thêm viêm họng sau lưỡi gà, ù tai, nghe kém. Triệu chứng thực thể:  Hốc mũi chứa đầy mủ nhầy khiến không thể hoặc khó khăn khi khám vòm họng qua mũi trước. Với trẻ lớn hơn sau khi hút sạch mũi nhầy trong hốc mũi và đặt thuốc làm co niêm mạc mũi thì có thể nhìn thấy VA ở nóc vòm họng được bao phủ bởi lớp mủ nhầy Khám họng thấy niêm mạc đỏ, niêm mạc thành sau họng có một lớp nhầy trắng hoặc vàng phủ lên trên. Khám tai thấy màng nhĩ mất bóng, trở nên xám đục, hơi lõm vào do tắc vòi nhĩ – đây là triệu chứng rất có giá trị để chẩn đoán V.A. Có thể sờ thấy hạch nhỏ ở góc hàm, rãnh cảnh,… sờ vào cảm giác hơi đau và không thấy hiện tượng viêm quanh hạch Nội soi mũi sau hoặc cửa mũi sau gián tiếp bằng gương nhỏ ở trẻ lớn và người lớn sẽ thấy tổ chức VA sưng đỏ, phình to và có mủ nhầy bên trên. Chẩn đoán lâm sàng với viêm VA mãn tính Những triệu chứng này xuất hiện nhiều ở trẻ từ 18 tháng đến 6-7 tuổi Triệu chứng toàn thân: Trẻ thường hay sốt vặt, phát triển chậm hơn các bạn đồng trang lứa, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, da xanh xao, người gầy. Trẻ đãng trí, học kém, không tập trung do tai nghe nghễnh ngãng và não thiếu oxy vì thiếu thở mãn tính. Triệu chứng cơ năng: Trẻ ngặt tắc mũi, thường xuyên thở bằng miệng, nói giọng mũi kín. Mũi viêm tiết nhầy và chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước. Tai nghe kém và hay bị viêm Ngủ không yên giấc, ngáy to, hay giật mình Ho khan Triệu chứng thực thể: Soi mũi trước thấy hốc mũi đầy mủ nhầy, niêm mạc mũi phù nề, cuốn mũi dưới phù nề. Hút hết dịch mủ nhầy, làm co niêm mạc mũi có thể nhìn thấy khối sùi bóng, đỏ mấp mé ở cửa mũi sau. Khám họng thấy thành sau họng có nhiều khối lympho to bằng hạt đậu xanh và mũi nhầy chảy từ vòm xuống họng Khám tai thấy màng nhĩ sẹo hoặc lõm vào, màu hồng do xung huyết toàn bộ ở màng nhĩ hoặc góc sau trên hoặc ở dọc cán xương búa hoặc ở vùng màng trùng. Trẻ có bộ mặt V.A (sùi vòm): da xanh, miệng há, răng vẩu, răng mọc lệch, môi trên bị kéo xếch lên, môi dưới dài thõng, hai mắt mở to, người ngây ngô. Chẩn đoán cận lâm sàng Các xét nghiệm thường không có gì đặc biệt, trường hợp viêm V.A cấp nếu do vi khuẩn khi xét nghiệm công thức máu sẽ có số lượng bạch cầu tăng cao. Chẩn đoán phân biệt V.A to ở trẻ khỏe mạnh: không có triệu chứng bệnh lý. Ngạt mũi do viêm xoang, bệnh lý vách ngăn: khám thực thể để loại trừ.  Khối u, polyp cửa mũi sau: khám thực thể, sinh thiết để loại trừ. Áp xe thành sau họng: khối phồng thường nằm ở thấp dưới vòm họng. Phác đồ điều trị viêm VA Nguyên tắc điều trị viêm VA Đối với viêm VA cấp tính, chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. Đối với viêm VA mạn tính chủ yếu là cân nhắc chỉ định phẫu thuật nạo VA. ☛ Xem thêm: Nạo VA và các phương pháp nạo VA Điều trị viêm VA cấp tính Điều trị như viêm mũi cấp tính thông thường bằng hút mũi, nhỏ mũi để bệnh nhân dễ thở và thuốc sát trùng nhẹ (ephedrin 1%, argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ. Khí dung mũi: corticoid và kháng sinh. Kháng sinh toàn thân: dùng cho những trường hợp nặng và có biến chứng. Những trường hợp viêm VA cấp tính kéo dài, bác sĩ phải nắn vòm để đẩy hết mủ tụ lại trong tổ chức V.A hoặc nạo V.A “nóng” với điều kiện cho kháng sinh liều cao trước và sau khi điều trị, nhưng trường hợp này rất hiếm. Điều trị viêm VA mạn tính Với trường hợp viêm VA mãn tính, đe dọa biến chứng thì các bác sĩ thường chỉ định nạo VA để điều trị dứt điêm. Nạo VA hiện nay là phương pháp điều trị rất phổ biến, nhưng khi nào nạo và không nạo V.A cần phải thực hiện theo đúng chỉ định và chống chỉ định của bác sĩ. Chỉ định phẫu thuật nạo VA khi: VA bị nhiều đợt viêm cấp tính, tái đi tái lại (5 – 6 lần /1 năm). VA gây các biến chứng gần: viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm hạch. VA gây biến chứng xa: viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp tính… VA quá phát, ảnh hưởng đến đường thở. Thường tiến hành nạo VA cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lý nhất là từ 18-36 tháng tuổi. Chống chỉ định nạo VA khi: Chống chỉ định tuyệt đối: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu. Chống chỉ định tương đối: Khi đang có viêm V.A cấp tính. Khi đang có nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết… Bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch. Bệnh mạn tính: lao, giang mai, AIDS… Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Phương pháp nạo VA: Nạo V.A là thủ thuật tương đối đơn giản, nhanh, có hiệu quả, được coi là biện pháp vừa điều trị (nạo bỏ hết tổ chức V.A), vừa phòng bệnh (tránh các biến chứng do V.A gây ra). Có thể nạo bằng bàn nạo La Force hoặc bằng thìa nạo La Moure (gây tê) hoặc bằng dao Hummer, Coblator, dao Plasma (gây mê, kết hợp nội soi mũi…). Cắt amidan kết hợp nạo VA dưới gây mê nội khí quản bằng dao điện, Laser, Hummer… Biến chứng viêm VA Những biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm VA: Viêm thanh khí phế quản: VA có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và kèm theo cơn hen xuất hiện nhanh hơn và nặng hơn. Viêm tai giữa: vi khuẩn theo vòi Eustachi vào hòm nhĩ. Viêm đường tiêu hoá: đau bụng đi ngoài ra nhầy, nước. Viêm hạch gây áp xe (như hạch Gillette): đó là áp xe thành sau họng trẻ nhỏ. Thấp khớp cấp. Viêm cầu thận cấp. Viêm ổ mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt. Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: cơ thể bị biến dạng, lồng ngực bị dẹp và hẹp bề ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng đít teo. Luôn mệt mỏi lười biếng, buồn ngủ, kém thông minh, nguyên nhân do nghe kém và thở kém nên cơ thể không bình thường. Phòng bệnh viêm VA Để hạn chế bị mắc viêm VA cần lưu ý các vấn đề sau: Tăng cường sức đề kháng của trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, sử dụng các thuốc bổ, thuốc tăng cường miễn dịch đối với trẻ có sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng. Phòng tránh, hạn chế lây lan các bệnh lây truyền theo đường hô hấp, vệ sinh mũi họng, răng miệng tốt. Giữ ấm khi thời tiết thay đổi. Khi có dấu hiệu viêm nhiễm mũi họng, cần điều trị đúng và kịp thời. Trên đây là một số thông tin cơ bản về chứng bệnh viêm VA cũng như phác đồ điều trị viêm VA hiệu quả. Hi vọng qua các thông tin này, các bạn có thêm kiến thức chăm sóc tốt sức khỏe của bản thân và trẻ nhỏ trong gia định, nhất là vào giai đoạn thời tiết trở lạnh như thế này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh viêm VA, các bạn có thể gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các chuyên gia hô hấp luôn sẵn sàng hỗ trợ! Chia sẻ0

Tiến trình nạo VA nội soi!

Viêm VA là chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Bệnh rất dễ gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến đường thở của trẻ. Nạo VA nội soi được coi là phương pháp điều trị viêm VA tối ưu và triệt để nhất hiện nay. Vậy khi nào cần nạo VA và tiến trình nạo VA nội soi như thế nào? Các bạn có thể theo dõi các thông tin dưới đây. Mục lụcTìm hiểu về bệnh viêm VA!Nạo VA là gì? Khi nào cần nạo VACác phương pháp nạo VA tối ưu hiện nayTìm hiểu tiến trình nạo VA nội soiĐịnh nghĩaChỉ địnhChống chỉ địnhChuẩn bịTiến hànhTheo dõi và chăm sóc sau mổTai biến và xử trí Tìm hiểu về bệnh viêm VA! VA là từ viết tắt của Végétations Adenoids nghĩa là sùi vòm họng. VA là các tế bào bạch cầu ở vòm mũi họng, có chức năng như một lớp màng bảo vệ, ngăn ngừa các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, tấn công vào trong phổi. VA được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi mới sinh và phát triển dần để thực hiện nhiệm vụ miễn dịch từ khi trẻ 6 tuổi. Đến khoảng 9-10 tuổi thì VA sẽ teo lại dần và biến mất ở tuổi dậy thì. Viêm VA là tình trạng VA bị viêm nhiễm gây nên những biểu hiện bất thường như tăng kích thước, làm bít lối thông khí vào tai giữa,… từ đó gây ra nhiều chứng bệnh liên quan khác như viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa,… Đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất nguy hiểm và khó điều trị. Viêm VA tiến triển qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Viêm VA cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở vòm mũi họng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, rất hiếm gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành. Còn viêm VA mãn tính là tình trạng VA bị quá phát hoặc xơ hóa sau nhiều lần bị viêm nhiễm cấp tính tái đi tái lại. Khi gặp tình trạng viêm VA mạn tính thì điều trị tối ưu lúc này là cân nhắc phẫu thuật nạo VA. ☛ Tìm hiểu chi tiết trong bài: Viêm VA – Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ Nạo VA là gì? Khi nào cần nạo VA Nạo VA là thủ thuật loại bỏ toàn bộ tổ chức VA mà không gây ảnh hưởng hay làm tổn thương thành của vòm mũi họng. Đây là thủ thuật tương đối đơn giản, tiến hành nhanh chóng, có thể thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê tại chỗ. Thông thường, việc nạo VA sẽ được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc, chỉ định sau khi xem xét tình trạng của người bệnh dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và nội soi. Thậm chí nhiều trường hợp trẻ đã đủ tiêu chí làm phẫu thuật nhưng các bác sĩ vẫn khuyên người nhà nên thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ và theo dõi thêm 1 tháng, điều này nhằm tránh tình trạng lạm dụng phương pháp này. Chỉ nên nạo VA cho trẻ trong các trường hợp sau: Viêm nhiễm làm VA sưng to, cản trở việc thở của trẻ, gây viêm mũi thường xuyên, khiến trẻ ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng tới phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ VA quá to gây bít tắc vòi tai dẫn tới nghe kém, nhiễm trùng tai, ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ VA phì đại khiến dịch nhầy bị tích tụ trong các xoang gây viêm xoang tái phát Viêm VA gây nên một trong số các biến chứng như viêm amidan, viêm thanh quản, rối loạn tiêu hóa, chậm phát triển Nạo VA được coi là một phẫu thuật nhẹ nhàng, tiến hành nhanh gọn, ít gây biến chứng, thời gian hồi phục nhanh. Ngày nay, với phương pháp nạo VA dưới nội soi đường miệng thì việc nạo VA ở nên đơn giản hơn, không bị sót, thời gian thực hiện nhanh chóng, không gây chảy máu, đặc biệt là không gây sợ hãi với các cháu nhỏ, người bệnh có thể về nhà sau mổ 3 giờ. ☛ Xem thêm: Nạo VA và các phương pháp nạo VA Các phương pháp nạo VA tối ưu hiện nay Có rất nhiều phương pháp nạo VA, chẳng hạn như: Nạo bằng Moure hoặc La Force; Nạo VA bằng dao điện đơn cực; Nạo VA bằng Laser; Nạo VA bằng Coblator; Nạo VA bằng thiết bị cắt hút Hummer; Nạo VA bằng dao Plasma,… Tuy nhiên, trong các phương pháp này thì nạo VA bằng plasma, coblator kết hợp nội soi qua mũi được coi là phương pháp tối ưu, được nhiều bác sĩ áp dụng hiện nay. Phương pháp này có các ưu điểm như: Giúp các bác sĩ cải thiện tầm nhìn, cho phép các bác sĩ quan sát trực diện, cận cảnh và phóng đại những vùng phẫu trường kín khó nhìn hoặc nhìn không rõ Plasma hay Coblator là hệ thống phẫu thuật điện, vừa cắt nạo vừa cầm máu nên không gây mất máu nhiều Phương pháp nạo VA bằng hệ thống Coblator cắt đốt ở nhiệt độ thấp nên không đau, không chảy máu và không gây thương tổn cho các mô lành xung quanh Sử dụng phương pháp này VA sẽ được nạo sạch, cả phần VA phì đại lan vào trong hố mũi cũng được lấy hết, đặc biệt người bệnh sẽ không cảm thấy đau sau khi nạo. Sau nạo VA 3-4 tiếng, trẻ có thể được về nhà, ăn uống bình thường, không cần kiêng nói Tìm hiểu tiến trình nạo VA nội soi Định nghĩa Nạo VA nội soi là quá trình phẫu thuật loại bỏ tổ chức VA bị viêm và quá phát ở vòm mũi họng bằng các phương pháp cắt nạo kết hợp với nội soi (nội soi đường mũi). Phương pháp này giúp các bác sĩ quan sát tốt hơn, loại bỏ hết được những phần VA bị viêm ở các vị trí khuất, khó nhìn. Chỉ định Phương pháp này được chỉ định với các trường hợp: VA bị viêm tái đi tái lại nhiều lần VA quá phát gây cản trở đường thở VA gây viêm các vùng kế cận Giới hạn tuổi thực hiện: Không giới hạn tuổi nhưng thường chỉ định nạo VA cho trẻ khoảng trên 1 tuổi Chống chỉ định Nạo VA chống chỉ định trong các trường hợp sau: Chống chỉ định tuyết đối với người bệnh viêm VA nhưng mắc các bệnh lý nội khoa nặng như suy thận, các bệnh lý về máu,… Chống chỉ định tương đối với các trường hợp đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính, lao sơ nhiễm, trẻ bị hở hàm ếch, đang ở vùng có dịch lây đường hô hấp,… Chuẩn bị Người thực hiện Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ chuyên khoa cấp I trở lên đã được đào tạo về phẫu thuật Nạo V.A nội soi. Phương tiện Bộ nguồn sáng phẫu thuật Karl- Storz 250w. Optic 0 độ, 4 mm. Bộ dụng cụ cắt hút XPS lưỡi cong và thẳng. Banh miệng. Thuốc co mạch nasolin. Dây vén màn hầu. Người bệnh Được khám nội soi chẩn đoán V.A trước đó. Làm đầy đủ xét nghiệm gây mê toàn thân. Bác sĩ gây mê hồi sức khám trước mổ. Bác sĩ giải thích về cách thức phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra. Hồ sơ bệnh án Hoàn thiện hồ sơ bệnh án theo như quy định chung. Tiến hành Bước 1: Kiểm tra hồ sơ Bước 2: Kiểm tra người bênh Bước 3: Gây mê toàn thân Bước 4: Tiến hành phẫu thuật 1. Kỹ thuật nạo VA đường miệng (áp dụng với trẻ nhỏ): Đặt thuốc co mạch (nasolin) hốc mũi 2 bên. Đặt dây vén màn hầu (dây nhựa hút mũi) từ mũi xuống họng để kéo màn hầu và lưỡi gà lên. Dùng ống cắt hút (XPS) lưỡi cong tiến hành nạo V.A qua đường miệng dưới sự kiểm tra của ống nội soi qua đường mũi. Cầm máu bằng gạc tẩm oxy già. Trường hợp còn chảy máu, tiến hành đốt cầm máu bằng ống hút (suction) Bovie (qua đường miệng). 2. Kỹ thuật nạo VA đường mũi (áp dụng với cả trẻ nhỏ và người lớn): Đặt thuốc co mạch nasolin hốc mũi 2 bên. Đặt dây vén màn hầu (dây nhựa hút mũi) từ mũi xuống họng để kéo màn hầu và lưỡi gà lên. Dùng ống cắt hút (XPS) lưỡi thẳng tiến hành nạo V.A qua đường mũi 1 bên dưới sự kiểm tra của ống nội soi qua đường mũi bên đối diện. Cầm máu bằng gạc tẩm oxy già. Trường hợp còn chảy máu, tiến hành đốt cầm máu bằng ống hút (suction) Bovie (qua đường miệng). Theo dõi và chăm sóc sau mổ Sau nạo VA 2 giờ thì kiểm tra họng, nếu hết chảy máu thì cho người bệnh về còn vẫn chảy máu thì đưa vào phòng mổ cầm máu lại Khi cho người bệnh về thì hẹn tái khám sau 5 ngày Tai biến và xử trí Rất hiếm khi xảy ra tai biến, nếu có chỉ là chảy máu, khi đó xử trí là đưa người bệnh đi đốt cầm máu. Nạo VA nội soi được coi là phương pháp trị viêm VA triệt để và an toàn. Tuy nhiên không phải người bệnh viêm VA nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng người. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh viêm VA cũng như phương pháp điều trị này, các bạn có thể gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các chuyên gia hô hấp luôn sẵn sàng hỗ trợ! Chia sẻ0

Giải đáp tình trạng viêm VA có mủ!

Viêm VA là chứng bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được điều trị tốt sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, nhiều trường hợp trẻ bị mắc chứng bệnh này sẽ xuất hiện tình trạng viêm VA có mủ. Để giải đáp tình trạng này, các bạn cùng tham khảo các thông tin dưới đây. Mục lụcVA là gì? Viêm VA là gì?Nguyên nhân, triệu chứng của viêm VANguyên nhân gây viêm VATriệu chứng viêm VAViêm VA có mủ vì sao>Các biến chứng của viêm VA có mủKhi nào cần nạo VA cho trẻ VA là gì? Viêm VA là gì? VA là viết tắt của cụm từ “Végétations Adénoides’’ – là tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng thuộc vòng bạch huyết Waldayer. Bình thường mọi trẻ em đều có VA từ khi sinh ra, VA phát triển mạnh từ 1-5 tuổi, sau đó teo dần đi khi trẻ lớn lên và đến tuổi trưởng thành thì biến mất hẳn. Vị trí của VA nằm ở vòm họng gần cửa mũi sau và không có ranh giới cụ thể. Cấu tạo VA có nhiều thùy, nhiều lá để làm tăng diện tiếp xúc của VA với không khí thở vào. VA chứa nhiều bạch cầu, khi vi khuẩn xâm nhập từ không khí thở vào, chúng sẽ bám vào các thùy, các lá của VA, ở đó có chứa nhiều tế bào lympho B có nhiệm vụ bắt các vi khuẩn và đưa vào trung tâm. Tại đây vi khuẩn được nhận diện và cơ thể sẽ tiết ra chất chống lại gọi là kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là vùng mũi, họng. Và khi vi khuẩn tái xâm nhập, kháng thể sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt chúng.  Mặc dù nhiệm vụ miễn dịch của VA tuy không lớn như vai trò của amidan khẩu cái nhưng lại rất cần thiết cho trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Do thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn, virus và các yếu tố gây hại từ môi trường nên VA rất dễ bị viêm, nhưng thường là viêm nhẹ.Tuy nhiên nếu sức đề kháng giảm, các loại vi khuẩn, virus gây hại có thể xâm nhập toàn bộ VA khiến lượng bạch cầu không đủ sức chống chọi dẫn đến tình trạng vi khuẩn cư trú, sinh sôi nảy nở và gây viêm VA bệnh lý. Và sau nhiều lần nhiễm trùng như vậy, VA có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn. ☛ Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần biết về viêm VA Nguyên nhân, triệu chứng của viêm VA Nguyên nhân gây viêm VA Thứ nhất là do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh. Thứ hai là do một số loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể, chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcus. Ngoài ra có thể do một số loại virus như: Epstein – Barr, adenovirus, rhovovirus… Thứ ba là do trẻ mắc một số bệnh đường hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan,… hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không khí lạnh. Triệu chứng viêm VA Viêm VA thường được chia làm 2 loại đó là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính. Mỗi giai đoạn lại có triệu chứng khác nhau, cụ thể Triệu chứng viêm VA ở giai đoạn cấp tính  Trẻ có dấu hiệu sốt cao có thể lên đến 39 hoặc 40 độ. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch đối với các tác nhân gây hại tấn công cơ thể. Có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi, ngủ ngáy khó thở, có thể xuất hiện triệu chứng co giật. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đầu đầu, đau rát cổ họng. Triệu chứng ở giai đoạn mạn tính  Trẻ thường xuyên bị ho và hay bị sốt vặt Hay bị sổ mũi, nghẹt mũi Chậm lớn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa do trẻ thường xuyên phải chịu những tác động của triệu chứng bệnh, khiến trẻ mệt mỏi, ăn uống kém. Ngoài các triệu chứng trên, trẻ còn có các biểu hiện khác như: tiêu chảy, quấy khóc, ngủ không sâu giấc… Nhiều trẻ có biểu hiện biến chứng bộ mặt sùi vòm có thể dẫn đến tình trạng răng mọc không đều, răng hô, trán dô… ☛ Tham khảo chi tiết: Chứng viêm VA mạn tính Viêm VA có mủ vì sao> Thông thường VA bị viêm ta sẽ thấy xuất hiện tình trạng viêm VA có mủ. Tình trạng viêm VA có mủ được giải đáp như sau: Khi các loại vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt khiến VA bị nhiễm trùng và sưng viêm. Và khi cơ thể phát hiện ra nhiễm trùng, nó sẽ gửi bạch cầu trung tính đến vùng bị tổn thương để tiêu diệt nấm hoặc vi khuẩn gây bệnh. Và trong quá trình này, một số bạch cầu trung tính và mô xung quanh khu vực bị nhiễm bệnh sẽ chết, tạo thành mủ. Do đó khi VA bị viêm sẽ xuất hiện tình trạng viêm VA có mủ. Ngoài ra viêm VA có nguyên nhân từ vi khuẩn Streptococcus – loại vi khuẩn có khả năng giải phóng độc tố gây tổn thương mô và tạo mủ. Các biến chứng của viêm VA có mủ Bệnh viêm VA nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm tai giữa cấp: Viêm VA nếu không được điều trị sớm sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh theo đường vòi nhĩ lên tai gây viêm tai giữa cấp. Lúc đầu màng nhĩ đỏ, sau đó phồng khiến trẻ đau tai, quấy khóc. Sau đó màng nhĩ mờ hơn do có dịch mủ trong hòm nhĩ. Tình trạng này nếu không được chữa trị sẽ gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Viêm tai giữa tiết dịch: Viêm VA không điều trị dẫn đến quá phát gây tắc vòi nhĩ làm thay đổi áp lực trong hòm nhĩ khiến trẻ nghe kém. Nếu không điều trị tích cực sẽ khiến dịch bị đọng lại trong hòm nhĩ làm màng nhĩ lõm dính vào thành trong gây ù tai, tiếng ve kêu, nghe kém, lâu dần gây ra điếc dẫn truyền và hình thành Cholesteatome trong hòm nhĩ. Viêm đường hô hấp trên: VA bị viêm khiến mủ có thể chảy xuống họng gây ra viêm họng, viêm phế quản, thanh quản, viêm phế quản rít, nặng hơn viêm phổi. Một số trường hợp có thể gây viêm phế quản hen: khò khè, thở rít. Viêm amidan: Vi khuẩn từ VA bị viêm có thể lan xuống amidan gây nên tình trạng viêm amidan Rối loạn tiêu hóa: Dịch mủ từ VA chảy xuống họng khiến trẻ nuốt xuống dạ dày gây nên tình trạng rồi loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn trớ, chán ăn, đi ngoài phân lỏng, lơn cợn hay phân sống. Ngưng thở khi ngủ: VA bị viêm quá phát sẽ làm bít tắc cửa mũi sau khiến trẻ không thở được bằng mũi, phải há mồm để thở, dẫn đến giảm thông khí phế quản, lâu dần giãn phế nang, nếu kéo dài sẽ bị suy tim trái. Khi ngủ thường bị ngưng thở mỗi lần khoảng 10 giây, mỗi đêm ngưng thở vài chục lần. Dị dạng sọ mặt: Do VA quá phát gây bít tắc đường thở, thiếu oxy làm trẻ thường xuyên thở bằng miệng, thiếu tập trung, hay ngủ gật. Xương hàm trên không phát triển, hô, hàm dưới bị đẩy ra trước. Lưỡi tụt vào trong. Đầu cổ không còn bình thường, khuôn mặt bị biến dạng, ngờ nghệch mà chuyên môn gọi là bộ mặt sùi vòm (bộ mặt VA) Khi nào cần nạo VA cho trẻ Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng VA có chức năng miễn dịch nên không nên nạo đi cho dù nó có bị viêm nặng, vì như thế sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên đây là một quan niện hết sức sai lầm vì VA chỉ có một chức năng giới hạn nào đó trong vòng bạch huyết Waldayer và không phải là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng sản sinh hệ miễn dịch. Ngoài ra, khi VA bị nhiễm bệnh, viêm đi viêm lại nhiều lần thì chức năng miễn dịch của nó cũng không còn. Ngược lại, một VA bị quá phát sẽ làm bít tắc cửa mũi sau, cản trở sự lưu thông không khí, làm ứ đọng dịch và mủ ở mũi. Những hiện tượng này sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ, khiến trẻ thường xuyên bị thiếu oxy não, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ và là tiền đề để gây ra các biến chứng đã kể trên. Không những vậy, VA bị viêm nhiễm nhiều còn là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh, để rồi từ đó gây ra các viêm nhiễm ở các khu vực lân cận như mũi, xoang, họng, tai giữa, phế quản… Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là trường hợp viêm VA nào cũng cần nạo vì viêm V.A ở trẻ là một hiện tượng gần như tất yếu. Vậy nên nếu trong một năm trẻ bị viêm V.A cấp 3 – 4 lần, với các triệu chứng thông thường như đã kể trên và diễn biến không quá một tuần và không có biến chứng thì không cần thiết phải nạo V.A. Nạo VA cho trẻ chỉ được chỉ định trong các trường hợp: Trẻ bị vêm V.A tái đi tái lại nhiều lần trong năm : nhiều hơn 5 lần/ 1năm. VA bị quá phát gây bít tắc cửa mũi sau gây tình trạng ngưng thở khi ngủ cho trẻ Viêm VA đã gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, thanh quản,… ☛ Xem thêm: Các phương pháp nạo VA cho trẻ Nạo VA là một thủ thuật khá đơn giản, có thể được thực hiện dưới gây mê hoăc gây tê tại chỗ. Thủ thuật chỉ diễn ra trong vòng vài phút và bệnh nhi có thể về nhà, sau đó chừng nửa giờ đồng hồ, trẻ sau khi được nạo V.A có thể ăn uống bình thường, không cần kiêng nói. Tuy nhiên, khi thực hiện việc nạo VA phải có sự chuẩn đoán, xét nghiệm và được thực hiện đúng quy trình bởi các bác sĩ chuyên khoa. Chia sẻ0

Viêm VA có nguy hiểm cho trẻ không?

Viêm VA là chứng bệnh hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên rất nhiều phụ huynh còn đang thắc mắc không biết viêm VA có nguy hiểm cho trẻ không? Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây. Vì đâu trẻ bị viêm VA? VA là viết tắt của từ Végétation Adenoide (được dịch là sùi vòm họng) – là một khối lympho ở vòm mũi họng. Bộ phận này hình thành rất sớm, khi bảo thai được khoảng 16 tuần tuổi đã thấy chúng xuất hiện. Ở trẻ sơ sinh, VA dày khoảng 2mm và nằm ở thành sau trên của vòm mũi họng. Chúng không có vỏ bao và giới hạn nhất định, phía trước có thể lan tới cửa mũi sau, phía bên có thể lan tới lỗ vòi Eustache, phía dưới có thể lan tới thành sau họng miệng. VA sẽ phát triển nhanh kể từ lúc trẻ 2 tuổi và bắt đầu teo dần khi trẻ hơn 7 tuổi, đến tuổi dậy thì thì VA gần như biến mất hoàn toàn. Rất ít trường hợp VA bị sót lại ở người trưởng thành. VA cũng có chức năng miễn dịch, được coi như hệ thống phòng dịch đầu tiên của cơ thể, bảo vệ đường hô hấp khỏi các yếu tố gây hại. Tuy nhiên khi các tác nhân gây hại tấn công đồn dập khiến VA không thể chống đỡ nổi khiến VA bị sưng đỏ, nhiễm trùng,… gọi là viêm VA. ☛ Xem chi tiết về bệnh: Viêm VA và những thông tin cần biết Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh viêm VA xuất hiện, đó là:  Bị các loại vi khuẩn như treptococcus,.. hoặc các loại virus như Epstein – Barr, adenovirus, rhovovirus… tấn công và gây bệnh Do hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển đầy đủ, còn non yếu nên tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại từ môi trường tấn công và gây bệnh Do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không khí lạnh đột ngột Do trẻ bị mắc các bệnh đường hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan,… Những dấu hiệu nào cảnh báo viêm VA ở trẻ Viêm VA thường chia thành 2 loại đó là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính Biểu hiện viêm VA cấp tính: Bệnh khởi phát đột ngột, trẻ thường bị sốt cao trên 38 độ C Trẻ bị nghẹt mũi, tình trạng này ngày càng nặng dần, từ nghẹt 1 bên rồi nghẹt cả 2 bên. Do đó trẻ thở rất khó khăn, thường phải thở bằng miệng, thở khụt khịt, khóc,… Với trẻ còn bú mẹ thì có thể trẻ sẽ bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì khó thở Xuất hiện nước mũi chảy ra phía trước và chảy xuống dưới họng. Ban đầu nước mũi trong, sau đó sẽ đục và đặc dần. VA càng to thì tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi càng tăng và nghiêm trọng. Trẻ bị ho: triệu chứng này thường xuất hiện muộn hơn, vào ngày thứ hai hoặc thứ ba của bệnh. Trẻ ho do bị khô miệng vì mũi nghẹt nên thường xuyên phải thở bằng miệng hoặc là do dịch chảy xuống từ vòm mũi họng gây viêm họng Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn, bỏ ăn, hơi thở có mùi khó chịu Bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn trớ, tiêu chảy Khả năng nghe của trẻ bị giảm, trẻ nghe kém hơn, có thể bị đau tai khi nuốt Khi khám lâm sàng sẽ thấy các khe và hốc mũi đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ, niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống và hạch góc hàm bị sưng. ☛ Xem thêm: Viêm VA cấp – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị Viêm VA mạn tính: Viêm VA mạn tính là tình trạng quá phát và xơ hóa của VA sau nhiều lần bị viêm cấp tính. Dấu hiệu chủ yếu của tình trạng này là chảy nước mũi và nghẹt mũi mãn tính. Khi bị viêm VA mãn tính trẻ sẽ bị chảy nước mũi kéo dài, nước mũi có thể trong hoặc nhày hoặc chảy nước mũi mủ (bội nhiễm) Tình trạng nghẹt mũi thì có nhiều mức độ, ít thì có thể nghẹt về đêm nhiều thì nghẹt suốt ngày, thậm chí là bít tắc mũi hoàn toàn. Khi đó trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi. Kèm theo đó trẻ thường ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngưng thở rất nguy hiểm. Tình trạng viêm VA mạn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị thiếu oxy mạn tính gây nên những biến đổi đặc trưng như: Chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ; Khó ngủ, ngủ không sâu, ngưng thở khi ngủ; Rối loạn phát triển khối xương mặt dẫn đến hình thành khuôn mặt VA. ☛ Chi tiết về viêm VA mãn tính tại: Chẩn đoán và điều trị viêm VA mãn tính Viêm VA có nguy hiểm cho trẻ không? Viêm VA là chứng bệnh khá nguy hiểm, tuy ít nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng các cha mẹ không được chủ quan vì chứng bệnh này thường rất dễ tái phát và gây nên các biến chứng nghiêm trọng như: Gây viêm nhiễm đường hô hấp: Do vị trí nằm ở nóc vòm trên nên khi VA bị viêm, dịch mủ chứa vi khuẩn có thể chảy xuống họng gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi rất nguy hiểm Gây viêm tai giữa cấp: Vì vòi nhĩ ở trẻ em so với người lớn nó ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang nên các vi khuẩn gây viêm VA sẽ qua đường või nhĩ gây viêm tai giữa. Viêm tai giữa thanh dịch: Khi viêm VA quá phát sẽ làm tắc vòi nhĩ khiến không khí không nên được tai, áp áp lực trong hòm tai giảm dẫn đến tăng tiết dịch trong hòm tai. Vì chứng bệnh này tiến triển âm thầm, không gây đau tai, chỉ ù tai, nghe kém nên ở trẻ nhỏ khó phát hiện, dễ bị bỏ qua làm ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ và học tập của trẻ. Gây viêm mũi, viêm xoang: Dịch mủ từ VA bị viêm chảy vào hốc mũi, đọng trên sàn mũi và các khe mũi làm các niêm mạc mũi bị phù nề, các lỗ thông xoang bị tắc dẫn đến viêm xoang Khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Các dịch mủ chứa vi khuẩn chảy đến vùng họng khiến trẻ nuốt vào dạ dày hoặc do tổ chức lympho đường ruột cùng phản ứng viêm với viêm VA khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn trớ đi ngoài phân lỏng Gây dị dạng sọ mặt: Viêm VA quá phát gây bít tắc đường thở khiến trẻ phải há mồm để thở, tình trạng này kéo dài làm cho hàm dưới bị đẩy ra trước, xương hàm trên không phát triển, lưỡi tụt ra sau, khuôn mặt biến dạng, vẻ mặt ngờ nghệch, chuyên môn gọi là bộ mặt VA Biến chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ cũng rất hay gặp do viêm VA quá phát Viêm VA, đặc biệt là viêm VA mạn tính gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vậy nên cha mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa, hạn chế trẻ mắc phải chứng bệnh này. Phòng ngừa viêm VA hiệu quả Để phòng ngừa và hạn chế trẻ mắc phải chứng bệnh này, các bậc phụ huynh cần lưu ý các điểm sau: Thường xuyên vệ sinh vùng mũi họng của trẻ băng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để hạn chế sự tấn công bởi các tác nhân gây hại từ ngoài môi trường Tạo cho trẻ các thói quen tốt như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không cắn móng tay, mút tay, không ngậm các đồ vật Tuyệt đối giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, tránh để trẻ nhiễm lạnh, đặc biệt là phần cổ, bàn chân,… Giữ môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, không gian thoãng đãng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, khí thải, khói thuốc,… Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường vitamin và khoáng chất giúp trẻ tăng cường đề kháng Khi thấy trẻ mắc các bệnh viêm mũi họng, viêm đường hô hấp thì các bậc cha mẹ không được chủ quan mà cần đưa trẻ đi điều trị càng sớm càng tốt. Một vấn đề cần lưu ý đó là tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị cho trẻ khi chưa được sự thăm khám và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa vì như vậy có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ thêm tồi tệ. Siro Heviho – Giải pháp cho bé viêm VA từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Với mong muốn tìm ra sản phẩm thảo dược Việt Nam: Hiệu quả – An toàn – Chất lượng cao, viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công Siro Heviho. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ đã được chứng minh về tính an toàn. Mẹ dùng ngay Siro Heviho chính hãng vào “thời điểm vàng” lúc bé mới chớm ho, sổ mũi để: Giảm nhanh triệu chứng ho có đờm, viêm mũi họng, đau rát, cổ họng sưng viêm. Ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng nhờ chất kháng viêm được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền và chỉ có ở siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm. Tăng sức đề kháng vùng thành họng, tránh tái phát. Heviho có 2 dạng bào chế: viên uống tiện dụng dành cho người lớn, siro dễ uống cho trẻ em: Viên uống Heviho dùng tốt cho những trường hợp: Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt. Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp: Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết. Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng. Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho cho người lớn BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Siro Heviho cho trẻ nhỏ Chia sẻ0

Loading...