Bé bị viêm VA có nên nạo?

Chào bác sĩ! Bé nhà e năm nay 8 tuổi, bé rất hay bị viêm mũi, chảy mũi, viêm họng và viêm VA. Cứ 1 đến 2 tháng là tái phát một lần. Hoặc thay đổi thời tiết là chảy mũi và viêm VA, viêm loét họng. Mỗi lần bị là bé sốt cao phải nghỉ học vì không ăn uống được nhiều khiến cha mẹ rất mệt mỏi.  Em nghe nói nạo VA bé sẽ đỡ bị tái bệnh hơn. Vậy bác sĩ cho e hỏi bé bị viêm VA có nên nạo không? Và chăm sóc bé như thế nào để đỡ viêm mũi họng ạ.

Em xin cảm ơn!

Lê Thanh Hồng( Cẩm Phả- Quảng Ninh)

 

Trả lời

Chào  Thanh Hồng Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chuyên gia tư vấn website: viemduonghohap.vn. Câu hỏi của bạn được các chuyên gia về hô hấp hỗ trợ và giải đáp như sau:

Viêm VA là gì?

Viêm VA là tình trạng viêm của VA do nhiễm trùng. Khi tổ chúc lympho ở vòm mũi họng bị viêm và quá phát thành khối to ( còn gọi là sùi vòm họng) gây cản trở tới việc hít thở. Viêm VA được chia thành 2 loại: Viêm VA mãn tính và viêm VA cấp tính
  • Viêm VA mạn tính: Là tình trạng viêm VA trong thời gian dài cùng với các biểu hiện lâm sàng riêng đặc trưng bởi các bệnh lý phát sinh ở tai, đường hô hấp dưới và các xoang cạnh mũi, cũng như các dạng bệnh lý khác. Tùy vào mỗi người sẽ có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng và hình thái viêm, cũng như phản ứng miễn dịch và mức độ dị ứng toàn thân.
  • Viêm VA cấp tính: là là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer, còn gọi là amidan Luschka - đây là hàng rào bảo vệ cơ thể ở vùng mũi họng. Viêm V.A cấp tính là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amidan Lushka ngay từ nhỏ, cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn (nhưng rất hiếm).
☛ Xem đầy đủ thông tin: Tổng hợp thông tin viêm VA là gì Mức viêm nhiễm của VA ở trẻ được chia thành 4 giai đoạn:
  • Cấp độ 1: Viêm VA chiếm ít hơn 33% diện tích cửa mũi sau.
  • Cấp độ 2: VA chiếm từ 33 - 66% diện tích cửa mũi sau.
  • Cấp độ 3: VA chiếm từ 66- 90% diện tích cửa mũi sau.
  • Cấp độ 4: VA chiếm hết diện tích cửa mũi sau và lan sang hố mũi.

Có nên nạo VA ở trẻ hay không?

PGS.TS, Thầy thuốc nhân dân Đinh Ngọc Sỹ - Nguyên Giám đốc bệnh viện Phổi trung ương có trả lời như sau: Ở trẻ con, VA là một hệ thống bạch huyết bao xung quanh hầu họng, khi bị viêm thì nó dầy lên khiến bé bị ho, khó thở, sốt, thậm chí xuất huyết. Đây là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em và nguyên nhân chủ yếu là do virus. Nếu bé bị viêm Viêm VA nhiều lần và lớn lên vẫn bị thì có thể đi nạo VA, bởi vì VA là tổ chức sản xuất ra tế bào để chống lại sức nhập của vi khuẩn, virus nhưng khi đã viêm thì thay vì chức năng bảo vệ, nó tạo thành một ổ nhiễm khuẩn và cần phải loại bỏ. Thông thường thì trong khoảng 2-3 tuổi là có thể đi nạo được rồi. Chính vì vậy, với bé khi đã  8 tuổi, nếu sức khỏe tốt, bạn có thể đến bệnh viện - cơ sở chuyên khoa uy tin để khám lại cho bé và xin lời khuyên từ bác sĩ để thực hiện tiểu phẫu nạo VA cho bé. Vậy khi nào cần nạo viêm VA cho bé. Trong trường hợp nào bé nên nạo viêm VA:

Trường hợp trẻ cần nạo VA

Bình thường với trẻ, viêm VA là khi tuyến VA của trẻ bị sưng lên hoặc to lên khi VA nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc bị dị ứng thì chỉ cần điều trị bằng thuốc là có thể thuyên giảm và không cần đến tiểu phẫu nạo VA. Đối với một số trường hợp, trẻ em bị viêm VA gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ, nên cần thực hiện tiểu phẫu nạo VA. Chính vì vậy, trẻ em cần nạo VA trong các trượng sau đây:
  • VA bị viêm, bị nhiễm trùng và tái phát nhiều lần ( bị khoảng 5 lần/ năm). Mỗi lần bị trong 1 thời gian dài
  • Điều trị VA bằng nội khoa khó thuyên giảm và gây ra các biến chứng: Viêm mũi họng, viêm tai giữa- nhiễm trùng tai giữa, viêm xoang tái phát dai dẳng dẫn đến chảy mũi, sổ mũi liên tục, đau mặt và nói ngọng
  • VA phình đại quá to khiến bé gặp các vấn đề về hô hấp: Nghẹt mũi kéo dài, cản trở quá trình thở của trẻ, khó nuốt và khó nói, khó thở bằng mũi và phải thở bằng miệng, nứt nứt và khô miệng.
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ ngáy, đôi khi có chứng ngưng thở khi ngủ.
☛  Để biết quy trình nạo VA bạn có thể đọc tại bài viết: Phương pháp nạo VA ở trẻ

Chăm sóc trẻ sau khi nạo viêm VA

Nạo viêm VA  là một phương pháp phẫu thuật an toàn cho trẻ cho phép loại bỏ tối đa các tổ chức VA viêm nhiễm và đây là tiểu phẫu ít gây tổn thương, ít đau và cầm mãu dễ nhất sau phẫu thuật. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cũng như giúp trẻ mau hồi sức nhất, vết thương nhanh lành nhất phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ như sau: Sau tiểu phẫu nạo VA, vết thương còn mới, rất nhạy cảm nên cha mẹ nên:
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm như cháo, súp
  • Không ăn thức ăn khi còn nóng
  • Không nêm gia vị quá đậm cũng như cay vào thức ăn
  • Nên uống nhiều nước để tranhs mất nước: Có thể uống sữa, sữa chua giúp mát họng và bổ sung thêm sinh dưỡng cho cơ thể
  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm cứng để tránh gây ma sát ảnh hưởng tới vết thương
☛ Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi nạo VA

Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm VA ở trẻ

Những thông tin trên đã giúp phụ huynh hình dung được toàn bộ quá trình nạo viêm VA ở trẻ và có câu trả lời cho câu hỏi viêm VA ở trẻ có thể nạo được không? Để phòng ngừa và điều trị viêm VA ở trẻ ,bạn có thể bổ sung thêm sản phẩm Siro Heviho để bảo vệ đường hô hấp. Bởi Siro Heviho được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên như: Sâm đại hành, cao Xạ can, cao Xuyên bối mẫu, cao Cát cánh, cao Mạch môn, cao Cam thảo, sản phẩm có tác dụng ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp trong đó có viêm VA cấp và mạn tính . Đây là siro duy nhất sử dụng chất kháng viêm được cấp bằng độc quyền sáng chế bởi Bộ Khoa học. Với cơ chế Kháng viêm - Kháng khuẩn - Giảm ho - Long đờm đi từ các thảo dược tự nhiên, Siro Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, sổ mũi, đau rát họng cho bé sau 3-5 ngày mà không có tác dụng phụ. Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...