Ho hậu covid ở trẻ em cha mẹ cần làm gì?
Ho là một trong những triệu chứng phổ biến ở người bệnh Covid. Trong nhiều trường hợp, người bệnh covid còn bị ho dai dẳng, kéo dài ngay cả khi đã âm tính. Đặc biệt với đối tượng trẻ em, triệu chứng ho hậu Covid khiến cả trẻ và cha mẹ hết sức mệt mỏi, lo lắng. Hãy dành ít phút tìm hiểu chi tiết về tình trạng ho hậu Covid ở trẻ em để có biện pháp xử lý đúng cách nhé!
Mục lục
Vì sao trẻ bị ho hậu Covid?
Hậu Covid là một nhóm các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn vị giác, ho… còn tồn tại lâu dài ở trẻ nhỏ sau khi trẻ mắc Covid – 19 trên 4 tuần. Các triệu chứng này có thể tồn tại từ khi trẻ mắc Covid – 19, hoặc có thể xuất hiện sau khi trẻ đã khỏi bệnh mà không do các nguyên nhân khác gây ra. Trong đó, triệu chứng ho hậu Covid là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng ho hậu Covid ở trẻ em xảy ra là do một số nguyên nhân như:
- Cơ thể trẻ vẫn còn tồn tại virus SARS – CoV2 nên các triệu chứng chưa chấm dứt hoàn toàn.
- Trong khoảng thời gian trẻ bị Covid, virus SARS – CoV2 đã lan rộng đến các cơ quan tại đường hô hấp. Mặc dù xét nghiệm cho thấy trẻ đã âm tính, tuy nhiên các vật chất di truyền hay xác của virus vẫn còn tồn tại trong hệ hô hấp của trẻ. Cơ thể sẽ phản xạ lại bằng cách gây ra các cơn ho để tống các tác nhân này ra ngoài.
- Do sau khi khỏi Covid, phổi và đường hô hấp của trẻ chưa phục hồi tổn thương hoàn toàn, dễ bị kích thích gây những cơn ho.
- Một số trẻ còn bị ho hậu Covid do chịu ảnh hưởng của các bệnh lý nền như: hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản…
Ho hậu Covid ở trẻ em có 2 loại, với những tác nhân gây ho khác nhau như:
- Ho khan: Trẻ bị ho do niêm mạc đường hô hấp bị kích thích bởi tác nhân Virus.
- Ho có đờm: Trẻ bị ho do bội nhiễm vi khuẩn hoặc đang mắc các bệnh lý đường hô hấp mãn tính khác.
Thông thường, tình trạng ho hậu Covid ở trẻ em có thể tự khỏi dần mà không cần phải điều trị đặc biệt. Tuy vậy, có nhiều trường hợp trẻ bị ho dai dẳng mãi không khỏi, gây mất ngủ, đau rát họng, khiến trẻ quấy khóc, ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe. Lúc này, cha mẹ nên có biện pháp xử lý sớm để kiểm soát cơn ho ở trẻ, hỗ trợ bé phục hồi tốt hơn.
☛ Tham khảo thêm: Ho hậu Covid kéo dài bao lâu thì hết?
Làm thế nào để cải thiện ho hậu covid ở trẻ em?
Ho hậu Covid ở trẻ em gây nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và sự phát triển của các bé. Bởi vậy, làm thế nào để cải thiện ho hậu Covid ở trẻ em là vấn đề rất nhiều phụ huynh quan tâm.
Dưới đây là một số biện pháp giảm đau họng Covid cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:
Áp dụng một số mẹo giảm ho tại nhà
Nếu mẹ biết cách chăm sóc trẻ khoa học, hợp lý tại nhà, những cơn ho hậu Covid ở trẻ có thể được cải thiện dần dần:
Cho trẻ súc miệng với nước muối
Với những trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ súc miệng với nước muối loãng tại nhà. Nước muối vẫn luôn được biết đến với khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt tác nhân gây ho kéo dài ở trẻ. Bên cạnh đó, súc họng với nước muối cũng là cách giúp cân bằng pH tại niêm mạc họng, làm loãng chất nhầy và làm dịu họng, hết đau rát.
Theo đó, cha mẹ nên cho trẻ súc họng với nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế bằng các dung dịch súc họng chuyên dụng như Chlorhexidine gluconate để tăng cường hiệu quả diệt khuẩn.
Kê cao đầu và ngực khi ngủ
Để giảm tình trạng ho về đêm cho trẻ, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, bạn có thể cho trẻ nằm cao đầu hoặc nằm nghiêng. Ở tư thế này, các chất nhầy trong đường hô hấp không có cơ hội cản trở đường hô hấp của trẻ. Nhờ vậy, đường thở của trẻ được thông thoáng, tránh tình trạng đờm nhầy làm kích ứng họng gây ho.
Uống nhiều nước ấm
Nước ấm có tác dụng làm loãng chất đờm, duy trì độ ẩm cần thiết, làm dịu niêm mạc đường hô hấp nên có khả năng hỗ trợ giảm ho hậu Covid ở trẻ em. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng là cách giúp các tế bào đang tổn thương hồi phục tốt hơn.
Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày, đặc biệt là mỗi khi trẻ bị ho. Với trẻ còn đang bú sữa, mẹ có thể tăng cường cữ bú để bổ sung đủ nước cho trẻ.
Áp dụng mẹo giảm ho từ dân gian
Một vài mẹo giảm ho từ dân gian cũng có thể giúp ích cho cha mẹ trong việc chấm dứt các cơn ho ở trẻ. Cụ thể:
Sử dụng quả lê
Trong Đông y, quả lê có vị ngọt, mát, tính bình, có công dụng ôn phế, giảm ho, tiêu đờm nên thường được dùng để cải thiện các triệu chứng ho hậu Covid ở trẻ nhỏ.
Với cách này, mẹ có thể chưng lê với đường phèn cho trẻ uống hằng ngày để nhanh chóng dứt cơn ho.
Sử dụng gừng tươi
Gừng có chứa nhiều hoạt chất quý như Zingiberen, tinh dầu gừng… có tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên nên được áp dụng trong các bài thuốc dân gian cải thiện tình trạng ho hậu Covid ở trẻ nhỏ.
Mẹ có thể áp dụng mẹo giảm ho từ gừng bằng cách:
- Cho nước cốt gừng vào sữa của trẻ.
- Pha trà gừng mật ong ấm để trẻ uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ mỗi ngày.
Sử dụng lá hẹ
Lá hẹ nấu chín có vị cay, ngọt, tính ấm. Nghiên cứu về thành phần lá hẹ cho thấy, lá hẹ chứa các kháng sinh thực vật mạnh như Allicin, Sulfit… nên thường được dùng để chữa ho hậu Covid cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể áp dụng mẹo giảm ho từ lá hẹ cho trẻ theo các bước sau:
- Lá hẹ tươi đem rửa sạch với nước, cắt thật nhỏ và cho vào bát cùng đường phèn.
- Hấp cách thủy trong khoảng 10 phút.
- Cho trẻ ăn 2 lần/ ngày, triệu chứng ho hậu Covid ở trẻ sẽ được cải thiện.
Thay đổi chế độ ăn uống
Sau khi mắc Covid, sức đề kháng của trẻ giảm đi đáng kể khiến thời gian ho của trẻ kéo dài lâu hơn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, hỗ trợ trẻ phục hồi tốt hơn.
Dưới đây là một số thực phẩm giúp chữa ho cho trẻ em mẹ có thể tham khảo:
- Sữa mẹ: Sữa mẹ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, mà còn chứa nguồn kháng thể dồi dào, giúp tăng cường hàng rào miễn dịch cho trẻ.
- Mật ong: Với các trẻ lớn trên 1 tuổi, các bậc cha mẹ có thể cho trẻ uống trà mật ong để làm dịu ho, hỗ trợ phục hồi niêm mạc họng.
- Rau, củ, quả: Các loại rau, củ, quả rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại vitamin nhóm A, B, C, E… giúp hệ miễn dịch cũng như hệ hô hấp của trẻ nhanh chóng phục hồi.
Ngoài ra, trong thời kỳ bị ho hậu Covid, cha mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng một số món ăn sau:
- Đồ ngọt: Đường trong các món ngọt là chất có tính kích thích niêm mạc họng gây ho.
- Các loại đồ ăn có tính kích ứng: Một số món ăn có tính kích ứng cao như: ớt, hành tây, tỏi… hay thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm cho trẻ ho nặng hơn.
- Đồ ăn cứng: Một số loại đồ ăn có kết cấu khá cứng như hoa quả sấy khô, các loại hạt thường khó nhai nuốt, dễ làm tổn thương niêm mạc họng khi trẻ nhai nuốt.
Sử dụng thuốc Tây y
Tùy vào từng trường hợp ho và nguyên nhân gây ho, bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm ho: sử dụng trong trường hợp trẻ bị ho khan. Thuốc có tác dụng nâng cao ngưỡng kích thích gây ho, nhờ đó làm giảm phản xạ ho ở trẻ nhỏ.
- Thuốc long đờm: trẻ bị ho có đờm, hoặc có lẫn đờm đặc trong cổ họng, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc này giúp đào thải các chất nhầy ở đường thở dễ dàng hơn.
- Thuốc kháng sinh: được kê đơn trong trường hợp trẻ bị ho hậu Covid có bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc giúp tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây ho.
☛ Tham khảo thêm: Bị ho hậu Covid nên uống thuốc gì?
Khi nào trẻ bị ho hậu Covid cần đi thăm khám gấp?
Sau khi khỏi Covid, sức khỏe của trẻ sẽ tự hồi phục dần dần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị ho kéo dài rất lâu không khỏi. Lúc này, thay vì chờ đợi các triệu chứng tự biến mất, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ. Đặc biệt, trong các trường hợp sau, cần cho trẻ đi thăm khám gấp:
- Trẻ ho kéo dài trong 4 – 5 tuần không khỏi.
- Trẻ bị ho ra máu, hoặc khi ho thấy có lẫn máu trong đờm hoặc nước bọt.
- Trẻ ho kèm theo thở mệt, khó thở, thở gấp từng cơn, lồng ngực co rút.
- Trẻ ho kèm theo sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Trẻ ho có lẫn đờm màu xanh, vàng, đặc quánh.
Siro Heviho – Giải pháp giảm ho hậu Covid cho trẻ từ Viện Hàn lâm
Nếu mẹ e ngại sử dụng các thuốc Tây y có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ hay sử dụng mẹo dân gian đem lại tác dụng chậm lách cách, mẹ có thể tham khảo Siro Heviho từ Viện Hàn lâm. Đây là một sản phẩm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được chiết xuất từ 100% các thảo dược thiên nhiên.
Cụ thể, siro Heviho có chứa:
- Chiết xuất S3 – Elebosin từ sâm đại hành – thành phần đã được cấp bằng kháng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn vượt trội. Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng giảm 50% thể tích khối viêm chỉ sau 24 giờ sử dụng sản phẩm, giúp giảm nhanh triệu chứng đau rát họng, đờm, ho hậu Covid.
- Chiết xuất từ các thảo dược như xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh… giúp nâng cao hiệu quả giảm ho, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi niêm mạc họng.
Nhờ các thành phần này, siro Heviho có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng ho hậu Covid ở trẻ nhỏ như ho, đau rát họng, có đờm…
Có thể thấy, siro Heviho có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả giảm ho hậu Covid cho trẻ tương tự như các thuốc tân dược. Bởi vậy, khi sử dụng siro Heviho, trẻ không cần phải sử dụng kháng sinh nên hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng
Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY
Lời kết
Với những thông tin trên đây, mong rằng cha mẹ đã tìm được phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng ho hậu Covid ở trẻ em. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.1208 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8041436/
- https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/COVID-19/Pages/Post-COVID-Conditions-in-Children-and-Teens.aspx
- https://suckhoedoisong.vn/tre-bi-ho-hau-covid-19-nen-an-uong-the-nao-169220313223340136.htm