Trẻ ho nhiều về đêm cha mẹ nên làm gì?

Trẻ thường ho nhiều khi ngủ là dấu hiệu cảnh bảo sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, tinh thần và sức khỏe của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ ho nhiều về đêm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trẻ ho nhiều về đêm có đáng lo ngại?

Trẻ ho nhiều về đêm có đáng lo ngại? 1

Ho là phản xạ bình thường của cơ thể khi phản ứng với những tác nhân gây hại hoặc là biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp. Phản xạ ho giúp cơ thể đào thải vi khuẩn, virus, đờm,… giúp thông thoáng đường thở. Theo thống kê, trẻ nhỏ có thể mắc các bệnh về đường hô hấp đến 10 lần/ năm trong khi người lớn chỉ khoảng 2 – 4 lần/ năm. Thông thường, có đến khoảng 90% các trường hợp trẻ bị ho, ho nhiều về đêm có thể tự khỏi trong khoảng 3 tuần. Còn lại 10% sẽ bị ho dai dẳng trên 3 tuần do nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào từng độ tuổi.

Ban ngày, trẻ hoạt động nhiều nên các chất dịch nhầy sẽ dễ dàng thoát ra ngoài, khi đó trẻ sẽ không ho mấy hoặc ít ho. Tuy nhiên khi trẻ ngủ, các dịch nhầy tích tụ lại ở đường thở gây kích thích gây phản xạ ho với tần suất nhiều hơn. Đó là lý do vì sao cha mẹ hay thấy trẻ ho nhiều về đêm.

Tình trạng này không đáng lo ngại nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Thế nhưng nếu triệu chứng ho kéo dài, ho dồn dập không dứt cơn hoặc tiếng ho bị nặng thì cha mẹ cần phải cho trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho nhiều về đêm ở trẻ:

Do môi trường

Nhiệt độ ban đêm thường chênh khá nhiều so với nhiệt độ ban ngày. Cùng với đó độ ẩm trong không khí sẽ khô hơn khiến cho trẻ gặp phải tình trạng ho nhiều về đêm.

Thêm nữa, nếu trong gia đình có người hút thuốc lá thì khói thuốc sẽ bám vào quần áo. Khi cha mẹ nằm ngủ với trẻ cũng sẽ khiến đường thở bị kích thích gây ho.

Do kích ứng

Phòng ngủ của trẻ cần phải được vệ sinh thường xuyên để hạn chế những tác nhân gây dị ứng, ví dụ như: lông động vật, bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa,… Khi đi ngủ nếu trẻ vô tình hít phải thì sẽ gây ra những cơn ho, đi kèm với những triệu chứng khác như hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, khó chịu.

Do tư thế ngủ

Khi nằm ngủ, các dịch nhầy từ mũi sẽ chảy xuống họng khiến cho trẻ bị ho. Kèm với đó là những triệu chứng ngạt mũi, khó thở sẽ khiến trẻ càng khó chịu hơn. Mẹ nên cho trẻ nằm gối đầu cao hơn giúp trẻ dễ thở hơn.

Do bệnh về đường hô hấp

Viêm họng

Do bệnh về đường hô hấp 1

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở trẻ. Vào ban đêm, trẻ dễ bị kích thích bởi các tá nhân gây hại bên ngoài gây ho. Đi kèm với đó là những triệu chứng khác như: rát họng, đầu đầu, sốt, sưng hạch bạch huyết,…

Viêm xoang

Trẻ ho nhiều vào ban đêm cũng có thể là do viêm xoang. Đây là tình trạng phù nề, viêm nhiễm ở lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang. Điều này gây tăng tiết dịch và khiến cho trẻ bị ngạt mũi. Khi trẻ nằm ngủ vào ban đêm sẽ làm dịch nhầy chảy xuống họng, từ đó gây ho nhiều về đêm, ho dữ dội. Để giúp trẻ dễ chịu hơn, mẹ nên cho trẻ kê cao đầu khi ngủ là được.

Viêm phế quản

Viêm phế quản cũng là nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều vào ban đêm. Đây là hiện tượng niêm mạc ống phế quản bị tổn thương, phù nề và làm tăng tiết dịch gây tắc đường thở. Khi ấy, cơ thể sẽ tạo phản ứng ho để tống các dịch nhầy ra ngoài. Vì vậy mà trẻ bị viêm phế quản thường ho nhiều vào ban đêm.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm phế quản ở trẻ là gì?

Hen suyễn

Đây là bệnh mà khi mắc phải người bệnh thường dễ bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột hoặc chất dị ứng. Bệnh lý có tính di truyền nên người bệnh có thể mắc phải khi vừa sinh ra hoặc nhiễm bệnh rất sớm. Nếu không may gặp phải các chất dị ứng thì phế quản sẽ bị co thắt, phù nề và tăng tiết dịch và gây ra những cơn ho dai dẳng. Vì thế trẻ ho nhiều về đêm cũng không thể loại trừ khả năng trẻ đang mắc bệnh hen suyễn.

Trào ngược dạ dày thực quản

Ho nhiều về đêm cũng có thể do trẻ đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi nằm ngủ, khí trong dạ dày kèm theo axit dịch vị sẽ đẩy mạnh rồi trào ngược lên khiến trẻ ho nhiều. Để làm giảm tình trạng này, cha mẹ tránh cho trẻ ăn quá no vào buổi tối và cho trẻ gối đầu cao hơn khi đi ngủ.

Làm gì khi trẻ bị ho nhiều về đêm?

Sử dụng máy tạo độ ẩm phòng ngủ

Sử dụng máy tạo độ ẩm phòng ngủ 1

Không khí khô sẽ làm kích thích đường thở khiến trẻ ho nhiều hơn vào ban đêm. Cha mẹ nên sử dụng máy phun sương hoặc máy làm ẩm không khí để tạo độ ẩm thích hợp giúp trẻ thở dễ dàng hơn, làm giảm chất nhầy ở khoang mũi. Từ đó làm thông thoáng đường thở và giảm ho hiệu quả.

Cha mẹ lưu ý nên sử dụng máy tạo độ ẩm chất lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cho trẻ uống đủ nước

Cho trẻ uống nhiều nước để làm ẩm niêm mạc họng, tránh bị kích ứng. Cha mẹ hãy cho trẻ uống nước ấm trong ngày hoặc bổ sung thêm nhiều loại nước ép trái cây, rau củ cho trẻ. Nước ép có chứa nhiều vitamin và khoáng chất làm tăng sức đề kháng, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Đối với những trẻ nhỏ còn đang bú sữa mẹ, các mẹ nên tăng thêm cữ bú để giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Trị ho đúng cách

Sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ

Một số loại thuốc được sử dụng để làm giảm triệu chứng ho của trẻ như:

  • Codein: Thuốc có tác dụng điều trị ho do kích ứng, thuốc chỉ định dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
  • Acetylcystein: Công dụng của thuốc là tiêu chất nhầy để giúp đường thở thông thoáng hơn. Thuốc được dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
  • Một số loại thuốc nhóm giãn phế quản như: Salbutamol, tarbutalin,…
Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp sử dụng sai thuốc sẽ khiến bệnh lâu khỏi hơn hoặc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ.

  Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc điều trị ho trong Tây y.

Cải thiện triệu chứng nhờ mẹo dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian để làm giảm ho hiệu quả:

  • Mật ong: Có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn có thể tiêu diệt được nấm và vi khuẩn gây hại. Hàng ngày uống một cốc nước ấm pha thêm mật ong (có thể kết hợp thêm với gừng, quất,…) để làm dịu họng, giảm ho.
  • Tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allicin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nên thường được dùng để chữa ho. Tỏi đem đi nướng chín, nghiền nát rồi cho thêm chút nước ấm khuấy đều. Chắt nước tỏi uống ngày 2 lần sẽ cải thiện được triệu chứng.
  • Gừng: Gừng có công dụng làm giảm sưng, tiêu viêm, làm dịu họng rất tốt. Mẹ cho trẻ uống nước trà gừng trước khi đi ngủ sẽ cải thiện được tình trạng ho

 Tham khảo từ bài viết này: Tổng hợp các bài thuốc trị ho hiệu quả trong dân gian

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho nhiều về đêm

Bên cạnh những cách cải thiện đã nêu trển thì cha mẹ cần phải chú ý đến cách chăm sóc trẻ. Cụ thể như:

  • Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng cách dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hoặc hút mũi cho trẻ. Tạo thói quen cho trẻ đánh răng 2 lần/ ngày.
  • Nên giữa ấm các vị trí như bàn chân, cổ, ngực, bụng trên cơ thể của trẻ.
  • Không để nhiệt độ điều hòa dưới 25 độ.
  • Giữ cho môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn ga gối để hạn chế bụi bẩn và nấm mốc.
  • Khi ngủ cho trẻ gối cao đầu để giúp trẻ dễ thở hơn, hạn chế dịch nhầy chảy xuống họng.

Siro Heviho – cải thiện triệu chứng ho về đêm

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm Siro Heviho để làm giảm triệu chứng ho về đêm giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Siro Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chứa thành phần S3-Elebosin là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.

Siro Heviho - cải thiện triệu chứng ho về đêm 1

Với cơ chế Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm giúp giảm các triệu chứng của viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản hiệu quả. Không chỉ giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus chính vì vậy người bệnh không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng.

Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm có công dụng:

  • Giúp giảm quá trình viêm đường hô hấp
  • Giúp giảm đau, nóng rát họng, ngứa họng, ho khan, ho nhiều về đêm có đờm vướng họng, khó nuốt.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Đặc biệt, khi sử dụng sản phẩm siro Heviho, trẻ không cần phải sử dụng kháng sinh, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng kháng sinh. Bên cạnh đó, siro Heviho có hương vị thơm ngọt, dễ uống, giúp cha mẹ cho trẻ uống siro dễ dàng hơn.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng

Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...