Mách mẹ cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ!
Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp dễ gặp phải, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh này sẽ khiến trẻ nhỏ gặp phải triệu chứng như: ho, khó thở, tức ngực,… Thế nhưng cha mẹ có thể phòng tránh viêm phế quản cho trẻ bằng cách làm giảm thiếu những yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh. Hãy cùng viemduonghohap.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Thực trạng viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở niêm mạc ống phế quản khiến chúng bị phù nề. Điều này sẽ làm thu hẹp đường thở và tăng dịch tiết ở ống phế quản. Thời gian mắc bệnh thường rơi vào thời điểm giao mùa, khi đó các bệnh lý về đường hô hấp tăng 1,5 lần so với bình thường (trong đó có viêm phế quản).
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: Trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, bỏ bú, chán ăn, quấy khóc, nôn trớ, thở khò khè,…
- Giai đoạn toàn phát: Trẻ có dấu hiệu sốt cao hơn (sốt > 38 độ C), ho có đờm, nặng ngực, khó thở,… Đờm của trẻ có màu xanh hoặc vàng, kèm theo đó là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
- Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ sơ sinh sốt cao, sốt li bì, lồng ngực bị co thắt và rút lõm lồng ngực, trẻ tím tái quanh môi, đầu lưỡi hoặc toàn thân.
Các triệu chứng trẻ nhỏ bị viêm phế quản sẽ ít nặng nề hơn trẻ sơ sinh. Ban đầu trẻ sẽ ho nhiều, đau rát họng, cổ họng xuất hiện đờm màu xanh, xám hoặc xanh hơi vàng. Đi kèm với đó là những triệu chứng như: đau ngực, mệt mỏi, sốt nhẹ.
- Giai đoạn khởi phát: Trẻ ho khan, sốt mũi, ngạt mũi, sốt nhẹ,…
- Giai đoạn toàn phát: Trẻ sốt cao hơn (sốt > 39 độ C), thở bằng miệng, da dẻ tím tái,…
- Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ tiếp tục sốt cao trên 39 độ C, chân tay bủn rủm, chảy mồ hôi, khó thở, lồng ngực đập mạnh. Tứ chi tím tái, da xanh xao. Nặng hơn là tiêu chảy, nôn, ngủ li bì, hôn mê, co giật, mạch yếu nhưng tim đập nhanh.
Tuy nhiên cha mẹ cũng không phải quá lo lắng bởi hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm phế quản có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế nếu được phát hiện sớm.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở trẻ, tuy nhiên chủ yếu vẫn là do virus, vi khuẩn gây bệnh.
Virus
Có đến khoảng 90% các trường hợp mắc viêm phế quản do nguyên nhân này. Một số loại virus có thể kể đến như: virus cúm, Rhinovirus, Coronavirus, Adnovirus, Enterovirus, virus Herpes…
Vi khuẩn
Nguyên nhân này thường ít gặp hơn so với virus nhưng vẫn có thể gây bệnh cho trẻ. Những loại vi khuẩn phổ biến như: cầu khuẩn (H.influenzae), liên cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), Mycoplasma, Chlamydia…
Môi trường ô nhiễm
Trẻ sống hoặc tiếp súc nhiều với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,… cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm phế quản ở trẻ. Lâu dần nếu không được cải thiện thì bệnh có thể tiến triển thành viêm phế quản mãn tính.
Thói quen sinh hoạt
Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh ở trẻ như: trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, dùng điều hòa sai cách, ăn nhiều thực phẩm lạnh,… sẽ dẫn đến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản.
Mắc các bệnh lý khác
Trẻ có tiền sử bị dị ứng, viêm xoang, viêm amidan, trào ngực dạ dày thực quản,…
Trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản?
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc viêm phế quản, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Bởi các đối tượng này vẫn còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện và chưa được tiêm chủng đầy đủ. Chính vì thế cha mẹ cần phải quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ để tránh trẻ bị mắc bệnh.
Viêm phế quản ở trẻ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên triệu chứng viêm phế quản lại thường bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác nên cha mẹ có thể chủ quan. Khi đó bệnh sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn và làm tăng nguy cơ gây biến chứng.
Những biến chứng mà trẻ có thể mắc phải như:
- Hen mãn tính.
- Viêm phế quản mãn tính.
- Viêm phổi.
- Gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.
☛ Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản ở trẻ có nguy hiểm không?
Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ
Cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để phòng tránh viêm phế quản ở trẻ và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Vệ sinh mũi họng hàng ngày
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý là các đơn giản nhất để phòng tránh các bệnh viêm đường hô hấp (trong đó có viêm phế quản). Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để vệ sinh tai mũi họng, giữ cho đường hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh.
Giữ ấm cơ thể
Khi thời tiết giao mùa hoặc chuyển lạnh, phụ huynh cần phải cho trẻ mặc ấm để tránh bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó việc tắm quá lâu có thể sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh và làm giảm sức đề kháng. Từ đó các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây viêm phế quản.
Cha mẹ nên cho trẻ tắm nhanh bằng nước ấm và trong phòng kín gió. Sau khi tắm xong thì nên lau khô người và mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, không quá bó.
☛ Xem thêm: Trẻ bị viêm phế quản có tắm được không?
Bổ sung dinh dưỡng
Chế độ ăn uống cần phải đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để có sức đề kháng tốt, vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất lớn cho sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh có chứa nhiều hàm lượng dưỡng chất dồi dào trong mỗi khẩu phần ăn của mình
Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại. Giữ cho không gian sống sạch sẽ, thường xuyên lau dọn phòng ngủ, giặt sạch chăn ga gối đệm để tránh hít phải nấm mốc, bụi bẩn,… sẽ làm giảm thiểu nguy cơ mắc viêm phế quản ở trẻ.
Ngoài ra, trẻ cũng cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng đường hô hấp như: phấn hoa, lông động vật,…
Điều trị triệt để bệnh lý
Các ổ viêm nhiễm ở tai mũi họng có thể gây ra những biến chứng về viêm phế quản phổi như: viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm amidan,… Vì vậy để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ, cha mẹ cầm cho trẻ điều trị triệt để các bệnh lý về tai mũi họng.
Không tiếp xúc với khói thuốc lá
Khói thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây viêm phế quản và các bệnh về đường hô hấp khác. Khi trẻ hít phải khói thuốc lá trong khoảng thời gian dài khiến sẽ làm cho phổi và đường dẫn khí bị tổn thương, từ đó các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
Bên cạnh đó, hậu quả mà hút thuốc lá để lại còn nặng nề hơn bao giờ hết, nhất là ung thư phổi. Chính vì thế mà mỗi người nên có ý thức tránh xa khói thuốc lá và bỏ hút thuốc lá. Đây là một biện pháp làm phòng bệnh viêm phế quản cho bản thân và những người xung quanh.
Tiêm vắc-xin đầy đủ
Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho trẻ là cách ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp nói chung và viêm phế quản nói riêng, nhất là vắc-xin phòng cúm và phế cầu.
☛ Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi?
Siro Heviho – ngăn ngừa viêm phế quản từ thiên nhiên
Bên cạnh những cách phòng tránh được kể trên, cha mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm siro Heviho của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang được nhiều phụ huynh tin dùng để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp.
Siro Heviho sử dụng các thảo dược có công năng cải thiện triệu chứng khó chịu do viêm phế quản gây ra, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn an toàn với trẻ em, không gây tác dụng phụ. Các thành phần bao gồm: Xuyên bối mẫu, xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo, S3 – Elebosin.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu, phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thành phần S3 – Elebosin được phân lập từ thân rễ cây Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Theo nghiên cứu, hoạt chất S3 – elebosin được chiết suất từ sâm đại hành có tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu, tương đương với hiệu quả của Indomethacin – một chất chống viêm được sử dụng phổ biến trong tân dược.
Khi sử dụng sản phẩm siro Heviho, trẻ không cần phải sử dụng kháng sinh, từ đó giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng kháng sinh.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Siro Heviho chính hãng