Giải đáp - Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp mà ai cũng có thể mắc phải nhất là khi thời tiết chuyển lạnh. Vậy bệnh có nguy hiểm không? Biến chứng và cách điều trị thế nào? Hãy cùng viemduonghohap.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hiểu nhanh về viêm phế quản

Hiểu nhanh về viêm phế quản 1

Viêm phế quản là bệnh xảy ra khi niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm, khiến cho đường ống dẫn khí bị thu hẹp. Tình trạng này làm ứ đọng các chất dịch nhầy, hình thành đờm ở phế nang và gây ra các vấn đề về hô hấp. Khi mắc bệnh người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như: ho khan, ho có đờm, thở khò khè, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, đau nhức người, ngạt mũi ớn lạnh, sốt. Bệnh lý được chia làm 2 loại:

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như:

  • Nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng (hóa chất, bụi bẩn, độc tố, khói thuốc,…) gây tổn thương ống phế quản.
  • Người đang mắc các bệnh về hen suyễn, bệnh phổi, trào ngược dạ dày thực quản,…
  • Sức đề kháng yếu.

Ngoài ra người mắc viêm phế quản thường đi kèm với các bệnh lý khác như cảm lạnh, cúm. Vì thế khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.

☛ Tham khảo đầy đủ hơn: Triệu chứng người mắc viêm phế quản!

Mắc viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản có nguy hiểm hay không thì cần phải xem xét vào từng trường hợp bệnh.

Với viêm phế quản cấp tính, nguyên nhân gây bệnh thường do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp nên bệnh có thể tự khỏi mà không gây nguy hiểm, ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ.

Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì sẽ làm tổn thương các phế nang trong phổi. Điều này sẽ làm cho bệnh chuyển biến xấu và dẫn đến các biến chứng, gây nguy hiểm cho người bệnh và có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng.

Do vậy, khi thấy các triệu chứng của viêm phế quản thì cần phải đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời, làm hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của viêm phế quản

Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải như:

Viêm phổi

Viêm phổi 1

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài kèm với ho đờm sẽ rất dễ lây lan và gây viêm phổi. Đồng thời khi hệ thống miễn dịch suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập. Nghiêm trọng hơn bệnh có thể gây suy hô hấp, tràn khí màng phổi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Áp xe phổi

Đây là biến chứng nguy hiểm ở viêm phế quản. Khi viêm phế quản kéo dài sẽ làm sưng viêm các nhu mô phổi, hình thành mủ ở phổi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm khởi phát các bệnh về tim mạch và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hen phế quản

Hen phế quản 1

Bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn với bệnh hen phế quản bởi các triệu chứng điển hình như ho, sốt, chảy nước mũi,… Những biểu hiện này nếu kéo dài sẽ biến chứng thành hen bất cứ lúc nào. Điều trị hen phế quản rất khó, người bệnh thường phải sống chung với những cơn hen gây khó thở. Chính vì thế cần phải điều trị bệnh viêm phế quản dứt điểm từ đầu.

Viêm phế quản mãn tính

Nếu không được điều trị dứt điểm, giai đoạn viêm phế quản cấp tính sẽ chuyển sang mãn tính. Đây là biến chứng thường gặp ở người già và trẻ nhỏ. Việc điều trị viêm phế quản mãn tính cũng khó khăn nhiều hơn cấp tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) 1

Đây là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mãn tính làm giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như có nhiều đờm ở cổ, sổ mũi, khó thở, ho kéo dài. Những người mắc căn bệnh này phải sống chung với nó suốt đời bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn.

Bệnh tim mạch

Viêm phế quản nếu không được điều trị dứt điểm thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và lan đến tim. Từ đó chức năng tim sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Các triệu chứng khó thở kéo dài sẽ gây thiếu hụt oxy, làm suy giảm hệ thống tim mạch và khiến bệnh tim trầm trọng hơn.

Cách điều trị viêm phế quản

Tùy thuộc vào mức độ bệnh thì sẽ có những cách điều trị khác nhau.

Điều trị Tây y

Điều trị Tây y 1

Sau khi thăm khám và tìm được chính xác nguyên nhân gây viêm phế quản. Các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị phù hợp với thể trạng như:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm: Penicillin, Cephalosporin, Macrolid…
  • Thuốc chống viêm: Thuốc làm giảm tình trạng phù nề phế quản, giảm phản ứng viêm.
  • Thuốc ho, long đờm: Các loại thuốc làm giảm triệu chứng ho như: Codein, Dextromethorphan, acetylcystein,…
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc Salbutamol được dùng trong trườn hợp co thắt phế quản gây khó thở dưới dạng xịt, uống, khí dung.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Với những người sốt từ 38,5 độ trở sử dụng thuốc Ibuprofen để giảm đau, sốt. Với những người bị mắc bệnh về đường tiêu hóa thì dùng Tylenol, Panadol, Anacin không chứa Aspirin.

☛ Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp của Bộ Y tế

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp sử dụng sai thuốc hoặc liều lượng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh.

Phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian phù hợp với những người đang có những triệu chứng nhẹ, bệnh mới chớm, người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Nguyên liệu của các bài thuốc đều từ thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, phù hợp cho mọi đối tượng.

Mật ong

Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều hoạt chất antoioxidant có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh. Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Bởi vậy mà chúng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm phế quản.

Người bệnh cần chuẩn bị gồm: 1 cốc giấm táo, 1 thìa mật ong, 2 cốc nước lọc rồi khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp này cho đến khi các triệu chứng của bệnh được cải thiện.

Tỏi

Phương pháp dân gian 1

Tỏi được ví như một chất kháng sinh tự nhiên, trong thành phần của tỏi có chứa hợp chất allicin có khả năng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều vitamin A, B, C và các khoáng chất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

Bệnh nhân có thể ăn 1-2 tép tỏi sống hàng ngày. Hoặc dùng tỏi đã đập dập ngâm với giấm ăn, mật ong, sau khoảng 15 ngày là có thể sử dụng để chữa viêm phế quản.

☛ Tìm hiểu thêm: Chữa viêm phế quản bằng tỏi hiệu quả

Rau diếp cá

Rau diếp cá có chứa hợp chất như alkaloid, flavonoid, tinh dầu và các polyphenol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Sử dụng 1 nắm rau diếp cá đã rửa sạch, đem đi xay nhuyễn rồi cho thêm chút muối tinh. Sau đó chắt lấy nước cốt rồi hoà cùng với 1 cốc nước ấm. Người bệnh sử dụng trực tiếp đều đặn 1-2 lần/ ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống 1

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trương ô nhiễm, nhiều khói bụi, hoá chất độc hại,…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng.
  • Không nên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống chứa gas, cồn như rượu, bia, cà phê.
  • Tránh tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ đạc với những người đang mắc các vấn đề về đường hô hấp.
  • Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để nâng cao sức khoẻ.
  • Khi thấy có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần lập tức đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

☛ Xem thêm tại: Bị viêm phế quản làm sao nhanh khỏi?

Kết hợp với Heviho – hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược.

Kết hợp với Heviho - hỗ trợ điều trị viêm phế quản 1

Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Viêm phế quản có nguy hiểm không?”. Bạn không nên chủ quan và cần theo dõi sức khoẻ của mình, khi thấy các triệu chứng bất thường thì cần lập tức đến bệnh viện thăm khám, tránh bệnh chuyển biến nặng. Ngoài ra nếu còn điều gì cần hỗ trợ, bạn có thể gọi đến 1800.1208 để được tư vấn.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...