Bệnh viêm phế quản cấp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phế quản cấp là bệnh lý về đường hô hấp mà ai cũng dễ mắc phải. Bệnh này ngày càng gia tăng bởi có nhiều tác động từ môi trường, đời sống sinh hoạt. Vậy viêm phế quản cấp biểu hiện thế nào? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm phế quản cấp là bệnh gì?

Viêm phế quản cấp là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm, sưng. Điều này làm tăng tiết dịch ở ống phế quản, dẫn đến đường thở bị thu hẹp, gây khó thở cho người bệnh. Đây là căn bệnh phổ biến mà ai cũng dễ gặp phải vài lần trong đời.

Bệnh không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần mà không gây ra bất cứ biến chứng nào. Mặc dù tình trạng nhiễm trùng đã khỏi nhưng cá cơn ho vẫn có thể dai dẳng đến vài tuần.

Viêm phế quản cấp rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác nên người bệnh rất khó phát hiện. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh rất dễ gây bội nhiễm và chuyển sang giai đoạn mãn tính, khi đó bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến thăm khám để có phương pháp điều trị dứt điểm.

Triệu chứng viêm phế quản cấp

Triệu chứng viêm phế quản cấp 1

Triệu chứng của viêm phế quản cấp rất dễ nhận biết nhưng chúng lại thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác khiến cho người bệnh chủ quan. Để phát hiện được bệnh sớm, người bệnh cần chú ý đến một vài triệu chứng dưới đây:

  • Ho đờm hoặc ho khan.
  • Có cảm giác tức ngực khi ho.
  • Chảy nước mũi.
  • Đau họng, rát họng.
  • Có đờm xanh hoặc vàng.
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Sốt.
  • Người mệt mỏi, uể oải, chán ăn.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng viêm phế quản cấp – bạn không nên bỏ qua!

Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm phế quản cấp không gây nguy hiểm đến tính mạng, được điều trị tốt cũng không để lại di chứng. Thế nhưng nếu người bệnh chủ quản, điều trị sai cách thì sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm:

  • Áp xe phổi: Vi khuẩn xâm nhập sâu vào phổi làm nhiễm trùng, có thể xuất hiện ổ mủ.
  • Giãn phế quản: Làm tăng tiết dịch ở phế quản.
  • Viêm phổi: Niêm mạc phế quản yếu khiến cho vi khuẩn tấn công, gây ra các tổn thương đến các tổ chức xung quanh phổi.
  • Hen phế quản: Bệnh nhân sẽ ho nhiều có thể dẫn đến các cơn hen.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Giải đáp – Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp

Theo chuyên gia nghiên cứu, nguyên nhân gây viêm phế quản cấp thường là do virus gây ra (khoảng 90%). Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng là tác nhân gây viêm phế quản cấp nhưng không chiếm nhiều tỷ lệ.

  • Virus: Virus cúm A, B; Adenovirus, Metapneumovirus, RSV, Rhinovirus…
  • Vi khuẩn: Haemophylus influenzae, vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn liên cầu hay vi khuẩn E. coli,…

Ngoài ra, có những yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh như:

  • Hệ miễn dịch kém: Những người có sức đề kháng yếu khi mắc cảm lạnh hoặc có bệnh nền mãn tính sẽ dễ bị nhiễm trùng phế quản.
  • Thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thời điểm giao mùa sẽ làm cho vùng niêm mạc hô hấp dễ bị kích ứng, gây sưng viêm phế quản.
  • Môi trường: Không khí ô nhiễm, bụi bẩn hoặc môi trường có nhiều hoá chất độc hại.
  • Thuốc lá: Những người hút thuốc lá hoặc người thường xuyên hít phải khói thuốc cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản.
  • Mắc các bệnh lý khác: Người bị trào ngược dạ dày hoặc bị dị ứng đường hô hấp làm tăng nguy cơ viêm phế quản.

Viêm phế quản lây nhiễm qua đường nào?

Bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp sẽ tồn tại một lượng virus nhất định, chúng sẽ dễ phát tán qua giọt bắn nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm của viêm phế quản cấp.

  • Lây trực tiếp: Cách lây nhiễm trực tiếp thông qua tiếp xúc gần giữa người với người. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi,… sẽ khiến cho các dịch tiết bắn ra ngoài không khí.
  • Lây gián tiếp: Con đường lây gián tiếp thông qua việc sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh. Lượng virus có thể còn bám vào những đồ vật và nếu người khác vô tình cầm phải rồi đưa tay lên mắt, mũi miệng thì cũng có thể bị phơi nhiễm.

Các đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm phế quản cấp có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở người có sức đề kháng yếu. Cụ thể như: trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đang suy nhược cơ thể.

Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Không chỉ vậy, tình trạng này còn tiến triển nặng và nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ.

Còn đối với người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu, phụ nữ có thai thì do hệ miễn dịch suy giảm nên khả năng chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể cũng rất hạn chế.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám khi thấy những xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần, ho nhiều về đêm gây mất ngủ.
  • Đờm có màu vàng hoặc xanh.
  • Ho ra máu.
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Sốt cao trên 38 độ.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính

Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính 1

Để chẩn đoán viêm phế quản cấp, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp phải, nghe phổi qua ống nghe và đưa ra đánh giá.

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác. Từ đó đưa ra được chẩn đoán chính xác hơn:

  • Chụp X-quang: Giúp quan sát được hình ảnh của phổi để xác định bệnh nhân mắc viêm phế quản hay viêm phổi.
  • Làm xét nghiệm dịch mũi và đờm: Tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm chứng năng phổi: Đo khả năng di chuyển của không khí khi ra vào phổi.
  • Thực hiện xét nghiệm máu: Đo lượng oxy và carbon trong máu.

Cách điều trị viêm phế quản cấp

Tùy vào thể trạng vào mức độ bệnh thì sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y 1

Bác sĩ sẽ chỉ định kê một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng của bệnh:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Nhóm thuốc này được dùng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc giãn phế quản: Người bệnh có triệu chứng ho dữ dội sẽ được kê thuốc giãn phế quản. Các loại thuốc được dùng dưới dạng khí dung hoặc dạng xịt.
  • Thuốc kháng viêm Corticoid: Tác dụng của thuốc là làm giảm viêm nhiễm, tái tạo lại niêm mạc. Loại thuốc này được dùng theo đường uống, tiêm hoặc khí dung.
  • Thuốc giảm ho: Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng ho. Các loại thuốc được kê như: Dextromethorphan, Terpin codein….
  • Thuốc long đờm: Thuốc giúp người bệnh dễ dàng tống dịch đờm ra khỏi đường thở. Một số thuốc thường kê như Acetylcystein; Ambroxol;…
  • Thuốc hạ sốt: Được dùng trong trường hợp người bệnh bị sốt do viêm phế quản.Thuốc được dùng phổ biến như: Ibuprofen, Paracetamol,….

☛ Xem thêm tại: Các loại thuốc chữa viêm phế quản thường dùng

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đối với trường hợp sử dụng sai thuốc, sai liều lượng sẽ khiến bệnh nhân bị nhờn thuốc, gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng bởi các nguyên liệu từ thiên nhiên rất an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ.

Phương pháp dân gian 1

  • Tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng allicin – được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm phế quản cấp. Người bệnh chỉ cần ăn từ 1-2 tép tỏi sống hàng ngày thì triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
  • Gừng: Theo đông y, gừng có tính cay, ấm có tác dụng làm giảm ho, giảm phù nề, chống viêm, kháng khuẩn. Bệnh nhân sử dụng vài lát gừng cho vào bình nước sôi, hãm khoảng 15 phút rồi bỏ ra uống trực tiếp. Áp dụng cách này ngày 2 lần sẽ thấy tiến triển rõ rệt.
  • Lá hẹ: Trong lá hẹ có chứa hoạt chất odorin có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn và chống tụ cầu, thường được dùng để chữa ho đờm, viêm phế quản. Sử dụng lá hẹ kết hợp với đường phèn, đem đi hấp cách thuỷ khoảng 15 phút rồi uống nước cốt.

☛ Tham khảo thêm tại: Top 7 bài thuốc nam trị viêm phế quản đơn giản, hiệu quả

Các phương pháp dân gian chữa viêm phế quản cấp chỉ có hiệu quả với những người mới chớm bệnh hoặc triệu chứng nhẹ. Tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người thì sẽ có hiệu quả nhanh hoặc chậm, vì thế người bệnh nên áp dụng kiên trì để có hiệu quả tốt nhất.

Phòng ngừa viêm phế quản cấp tính

Phòng ngừa viêm phế quản cấp tính 1

Bệnh nhân cần lưu ý một số điều dưới đây để phòng ngừa viêm phế quản cấp:

  • Uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh, giao mùa.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ để nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế uống các loại đồ uống có chứa cồn, gas, cafein, không hút thuốc lá và các chất kích thích.
  • Không dùng chung đồ cá nhân hoặc tiếp xúc gần với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí, giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, phòng ngủ để hạn chế bụi bẩn, nấm mốc.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Heviho – hỗ trợ cải thiện viêm phế quản cấp

Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược.

Heviho - hỗ trợ cải thiện viêm phế quản cấp 1

Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...