Top 7 bài thuốc nam trị viêm phế quản đơn giản, hiệu quả

Sử dụng thuốc nam trị viêm phế quản là cách được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả cao và an toàn. Phương pháp này đều sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất lành tính. dễ tìm kiếm mà chi phí lại không quá cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thuốc nam trị viêm phế quản có ưu, nhược điểm gì?

Thay vì sử dụng thuốc tân dược, nhiều người vẫn sử dụng thuốc nam trị viêm phế quản bởi tính an toàn, không gây tác dụng phụ nên có thể yên tâm sử dụng lâu dài. Cũng giống như các phương pháp chữa bệnh khác, cách chữa bằng thuốc nam cũng có ưu, nhược điểm như:

Ưu điểm

  • Các nguyên liệu đều là thảo dược từ thiên nhiên an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng
  • Cơ chế bài thuốc tác động vào nguyên căn gây bệnh, làm giảm các triệu chứng, phục hồi chức năng tạng phủ, nâng cao sức đề kháng chữa bệnh toàn diện.
  • Các bài thuốc khá dễ làm, nguyên liệu dễ tìm kiếm, chi phí thấp.

Nhược điểm

  • Bởi các nguyên liệu từ thiên nhiên nên tính dược liệu thấp, hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy vào thể trạng từng người.
  • Thuốc nam cần một thời gian dài mới phát huy tác dụng nên người bệnh cần kiên trì khi sử dụng.

Các bài thuốc nam chữa viêm phế quản

Dưới đây là những bài thuốc nam chữa viêm phế quản được nhiều người áp dụng mà bạn có thể tham khảo

Bài thuốc từ hoa đu đủ đực

Bài thuốc từ hoa đu đủ đực 1

Hoa đu đủ đực có công dụng chữa viêm phế quản rất tốt. Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong hoa đu đủ đực có chứa nhiều hoạt chất như tanin, carbohydrate, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có tác dụng điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản. Khi sử dụng hoa đu đủ đực sẽ làm giảm ho, long đờm, giảm đau rát họng, đẩy lùi triệu chứng của bệnh.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 20g hoa đu đủ đực, 50g đường phèn.
  • Hoa đu đủ đực đem đi rửa sạch, phơi khô.
  • Đem hoa đi hấp cách thủy với đường phèn khoảng 15-20 phút.
  • Nên ăn khi hỗn hợp còn ấm nóng, áp dụng kiên trì để đạt được hiệu quả cao.

☛ Tham khảotại: Hoa đu đủ đực chữa viêm phế quản có hiệu quả không?

Bài thuốc từ bạc hà, hoa cúc

Lá bạc hà có vị cay, nóng, mùi thơm dịu nhẹ. Trong lá bạc hà chứa hoạt chất menthol công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm dịu các cơn ho và tiêu đờm. Khi kết hợp với các loại thảo dược khác thì rất thích hợp để điều trị viêm phế quản.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: Lá dâu tằm, bạc hà (mỗi loại 12g); rau má, lá hẹ, hoa cúc (mỗi loại 10g); lá canh 8g.
  • Đem tất cả các nguyên liệu trên đi rửa sạch, để ráo nước.
  • Đun sôi khoảng 500ml nước sạch rồi cho các nguyên liệu vào.
  • Khi nước sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước cốt, bỏ bã, chia làm 2 lần bằng nhau uống sau các bữa ăn, nên sử dụng khi còn ấm.

Bài thuốc từ lá xương sông, kinh giới

Theo nghiên cứu, trong thành phần của lá xương sông có chứa một lượng lớn tinh dầu Methylthymol P – cymene, Limonen,… có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, tiêu đờm, làm dịu cơn đau rát họng,…

Lá kinh giới có chứa hoạt chất flavonoid là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho rất tốt. Vậy nên khi kết hợp các nguyên liệu với nhau sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: Lá xương sông, lá hẹ, kinh giới, lá tía tô (mỗi loại 12g); gừng tươi 8g.
  • Sau khi đem rửa sạch các nguyên liệu trên thì cho vào nồi.
  • Đổ khoảng 500ml đun sôi rồi bật nhỏ lửa.
  • Để đun cho đến khi trong nồi còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Nước cốt chia thành 2 lần, uống sau ăn sáng và trưa.
  • Kiên trì áp dụng sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Bài thuốc từ lá tía tô, cải xoong

Bài thuốc từ lá tía tô, cải xoong 1

Trong Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, tác động vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, được sử dụng để chữa cảm, chữa ho khan, ho có đờm,… Còn đối với y học hiện đại, lá tía tô có chứa hoạt chất acid phenolic, flavonoid và carotenoid tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, kháng virus gây bệnh.

Cải xoong có tính mát, vị đắng, có tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau thanh phế quản. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ đem lại hiệu quả để chữa viêm phế quản.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: Lá cải xoong (100g); lá tía tô (50g); gừng tươi (khoảng 2-3 lát).
  • Lá tía tô và cải xoong sau khi nhặt thì đem rửa, để ráo nước.
  • Cho các nguyên liệu trên vào ấm rồi để khoảng 3 bát nước. Sắc cho đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp.
  • Chắt nước cốt, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Người bệnh nên uống khi còn ấm nóng và mỗi lần uống cách nhau khoảng 3 giờ đồng hồ.

Bài thuốc từ lá trầu không

Trong Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, có khả năng sát khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đẩy lùi triệu chứng các bệnh về đường hô hấp. Còn đối với y học hiện đại, trong lá trầu không có chứa chất kháng sinh tự nhiên (Chavicol và Betel) giúp tiêu diệt vi khuẩn như liên cầu khuẩn, song cầu, tụ cầu, E.coli,… từ đó làm lành các tổn thương ở phế quản.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không, muối tinh.
  • Đem rửa sạch lá trầu không, để ráo nước.
  • Sau đó mang đi xay nhuyễn cùng với một chút muối tinh.
  • Chắt lất nước cốt để uống, chia 2-3 phần bằng nhau uống hết trong ngày.
  • Người bệnh kiên trì áp dụng sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

☛ Xem thêm: Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không

Bài thuốc từ tỏi tươi

Bài thuốc từ tỏi tươi 1

Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allicin – được ví như chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, tỏi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa viêm phế quản tái phát.

Cách làm như sau: Người bệnh nên ăn mỗi ngày khoảng 1-2 tép tỏi sống bóc vỏ. Bên cạnh đó có thể kết hợp tỏi với những món ăn xào nấu để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn tỏi thường xuyên có thể làm giảm triệu chứng của viêm phế quản.

Tuy nhiên những người đang bị nhiệt miệng, nóng trong, viêm thận, trẻ nhỏ không nên áp dụng cách này.

☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm phế quản bằng tỏi tại nhà

Bài thuốc từ rau má

Rau má có tính hàn, vị đắng và cay, có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm sưng ngứa họng. Loại thảo dược này thường được dùng để trị ho khan, ho đờm và các bệnh lý về hô hấp, trong đó có viêm phế quản. Theo nghiên cứu, rau má còn hỗ trợ làm lành các tế bào bị tổn thương ở niêm mạc họng.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: Rau má, mạch môn, bách hộ, vỏ rễ dâu (mỗi loại 10g); bán hẹ chế, trần bì (mỗi loại 6g).
  • Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi để ráo nước.
  • Cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước.
  • Đun cho đến khi còn khoảng 1/3 lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước cốt, chia thành 2-3 phần bằng nhau uống trong ngày.

Những bài thuốc nam trị viêm phế quản kể trên được nhiều người sử dụng để chữa bệnh. Thế nhưng hiệu quả của các bài thuốc còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Chính vì thế, người bệnh cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng. Đặc biệt là người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người thể trạng yếu,… cần thận trọng và cân nhắc trước khi dùng.

Một số lưu ý khi dùng thuốc nam chữa viêm phế quản

Khi áp dụng các bài thuốc nam chữa viêm phế quản, để đạt được công dụng tối đa nhất thì người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Bài thuốc chỉ phù hợp với người mới chớm bệnh hoặc các triệu chứng còn nhẹ, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Người bệnh cần kết hợp với thuốc do bác sĩ kê đơn để bệnh mau hồi phục hơn.
  • Các nguyên liệu cần phải rửa sạch trước khi dùng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất tránh tình trạng bội nhiễm.
  • Trường hợp bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị thì cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc nam.
  • Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, bổ dung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để nâng cao sức đề kháng.
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Khi dùng nếu thấy có những triệu chứng bất thường thì nên ngưng dùng ngay lập tức và đến bệnh viện.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải thay đổi thói những thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để cơ thể hồi phục.

☛ Xem thêm: Bị viêm phế quản phải làm sao cho nhanh khỏi?

Heviho – Giải pháp từ thảo dược cho người bị viêm phế quản

Bên cạnh những bài thuốc nam chữa viêm phế quản, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với sản phẩm Heviho của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Đây là sản phẩm đầu tiên chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ Khoa học cấp bằng độc quyền sáng chế số 13855. Thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu.

Heviho - Giải pháp từ thảo dược cho người bị viêm phế quản 1

Thành phần kết hợp với các thảo dược như: Xạ can, Cát cánh, Xuyên bối mẫu có tác dụng giảm ho, long đờm hiệu quả. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Heviho với cơ chế 4 tác động toàn diện: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm. Sản phẩm giúp giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng.  Heviho là lựa chọn hàng đầu cho viêm phế quản, bởi tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...