Tìm hiểu triệu chứng viêm phế quản và cách điều trị

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp mà ai cũng dễ mắc phải. Các triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác nên người bệnh khá chủ quan. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng của bệnh để đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là gì? 1

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc phế quản bị tổn thương, viêm, phù nề khiến cho đường thở bị thu hẹp lại. Từ đó làm ứ đọng dịch nhầy, đờm khiến cho người bệnh gặp phải các vấn đề về đường hô hấp.

Viêm phế quản được chia làm 2 loại:

  • Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở niêm mạc phế quản. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 7-10 ngày và không gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm phế quản mãn tính: Các triệu chứng của bệnh kéo dài nhiều tháng thậm chí là vài năm, bệnh thường xuyên tái phát và khó điều trị dứt điểm.

Mắc viêm phế quản là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản, cụ thể như:

  • Virus: Đây là nguyên nhân chiếm khoảng 90% các trường hợp mắc viêm phế quản. Một số loại virus phổ biến được kể đến như: Virus cúm A, B; Adenovirus, Metapneumovirus, RSV, Rhinovirus…
  • Vi khuẩn: Nguyên nhân này thường hiếm gặp hơn những vẫn có thể gây bệnh. Các loại vi khuẩn phổ biến như: Haemophylus influenzae, vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn liên cầu hay vi khuẩn E. coli,…
  • Thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thời điểm giao mùa khiến cho vùng niêm mạc hô hấp dễ kích ứng, gây sưng viêm phế quản.
  • Môi trường: Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, nhiều hoá chất độc hại, khói thuốc,… cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản.
  • Hệ miễn dịch yếu: Với trẻ nhỏ, người già có sức đề kháng kém dễ bị mắc cảm lạnh hoặc co bệnh nền mãn tính dễ gây nhiễm trùng phế quản.
  • Bệnh lý khác: Người bị dị ứng đường hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản.

Triệu chứng viêm phế quản

Triệu chứng viêm phế quản cấp tính

Triệu chứng viêm phế quản cấp tính 1

  • Ho: Tuỳ từng bệnh nhân sẽ xuất hiện ho khan, ho có đờm, các cơn ho có thể kèm theo tức ngực, chảy nước mũi.
  • Đờm: Đờm màu xanh, vàng hoặc trắng đục.
  • Ngạt mũi, sổ mũi: Triệu chứng này xuất hiện về đêm khi người bệnh nằm khiến cho niêm mạc họng bị phù nề gây bít tắc.
  • Đau họng: Bệnh nhân thấy đau, rát khi nuốt.
  • Thở khò khè: Ống phế quản bị phù nề nên đường thở bị thu hẹp lại khiến cho người bệnh thở khò khè.
  • Mệt mỏi: Cơ thể uể oải, chán ăn,…

☛ Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm phế quản cấp tính

Triệu chứng viêm phế quản mãn tính

Triệu chứng viêm phế quản mãn tính 1

  • Ho: Người bệnh ho kéo dài, liên tục hoặc ho ngắt quãng. Thường ho nhiều vào buổi đêm gần sáng và sau đó là ho kéo dài, triệu chứng này tái phát nhiều lần trong tháng hoặc năm.
  • Đờm: Người bệnh có đờm màu trắng đục, nhầy, dính. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn thì có thể sẽ xuất hiện đờm vàng, xanh, đục. Khối lượng của đờm tăng nhiều hơn theo thời gian.
  • Đau ngực: Mỗi lần ho người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ ở ngực. Đây cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng viêm phế quản như viêm phổi, áp xe phổi,…
  • Khó thở: Người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng khó thở, tình trạng này tăng dần lên theo thời gian rồi sẽ biến thành những cơn khó thở. Nếu người bệnh thấy khó thở ngay cả những lúc đang nghỉ ngơi thì có thể bệnh đang chuyển sang phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Sốt: Người bệnh có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ tùy vào tình trạng bệnh. Thế nhưng cũng có một số trường hợp không có triệu chứng này.

☛ Tham khảo tại: Triệu chứng viêm phế quản mãn tính

Khi có dấu hiệu viêm phế quản cần phải làm gì?

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh viêm phế quản, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện thăm khám. Các bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về triệu chứng và yêu cầu xét nghiệm nếu thấy cần thiết để việc chẩn đoán chính xác hơn. Từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có những phương pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh không nên chủ quan bởi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể chuyển sang mãn tính hoặc biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Người bệnh nên theo dõi chặt chẽ sức khoẻ của bản thân và cần đến gặp bác sĩ nếu thấy có những biểu hiện dưới đây:

  • Ho kéo dài không thuyên giảm, ho trên 3 tuần hoặc vài tháng làm ảnh hưởng đến đời sống.
  • Đờm có máu, ho ra máu.
  • Đau ngực khi ho.
  • Sốt cao không giảm, sốt từng cơn.

Phương pháp làm giảm triệu chứng viêm phế quản

Tuỳ vào từng nguyên nhân gây viêm phế quản sẽ có những phương pháp điều trị khác nh

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc 1

Một số loại thuốc bác sĩ kê để làm giảm triệu chứng viêm phế quản như:

  • Thuốc chống viêm: Thuốc có tác dụng làm giảm viêm, tái tạo niêm mạc. Được dùng theo đường uống, tiêm hoặc khí dung.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng trong trường hợp nguyên nhân gây viêm phế quản là do vi khuẩn. Tác dụng của nhóm thuốc này là tiêu diệt sự phát triển của các tác gây hại.
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc được dùng dưới dạng khí dung hoặc xịt cho người bệnh có triệu chứng ho dữ dội.
  • Thuốc long đờm: Người bệnh có đờm đặc sẽ được kê loại thuốc này để giúp long đờm, khi đó sẽ dễ dàng tống chúng ra khỏi đường hô hấp.
  • Thuốc giảm ho: Người bệnh ho kéo dài có thể kê một số loại thuốc phổ biến như Dextromethorphan, Terpin codein…. để giảm triệu chứng ho.
  • Thuốc hạ sốt: Bệnh nhân có triệu chứng sốt do viêm phế quản được kê một số loại thuốc như: Ibuprofen, Paracetamol,….
Người bệnh không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp sử dụng sai thuốc, sai liều lượng sẽ làm nhờn thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian 1

  • Lá trầu không: Trong thành phần của lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm rất hiệu quả. Mỗi ngày người bệnh uống một cốc nước cốt lá trầu không. Kiên trì áp dụng sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.
  • Gừng tươi: Gừng có tính ấm, vị cay nên có tác dụng làm giảm ho, chống viêm, giảm phù nề, kháng khuẩn rất tốt. Người bệnh chỉ cần sử dụng 1-2 lát gừng tươi, cho vào bình nước sôi hãm khoảng 15 phút rồi uống trực tiếp. Mỗi ngày uống 2 lần sẽ thấy triệu chứng tiến triển rõ rệt.
  • Tỏi tươi: Thành phần của tỏi có chứa chất allicin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại. Bệnh nhân sử dụng mỗi ngày 1-2 tép tỏi tươi, ăn sống là có thể cải thiện được triệu chứng viêm phế quản.
  • Lá hẹ: Thành phần của lá hẹ có chứa chất odorin có tác dụng tiêu diệt và ức chế các loại vi khuẩn, chống tụ cầu nên thường được nhiều người sử dụng để chữa ho đờm do viêm phế quản gây ra. Lá hẹ đem đi hấp cách thuỷ với đường phèn khoảng 15 phút rồi lấy nước cốt uống hàng ngày. Dùng kiên trì sẽ thấy triệu chứng giảm nhanh chóng.
Các phương pháp dân gian chữa viêm phế quản chỉ có hiệu quả với những người mới chớm bệnh hoặc triệu chứng nhẹ. Tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người thì sẽ có hiệu quả nhanh hoặc chậm, vì thế người bệnh nên áp dụng kiên trì để có hiệu quả tốt nhất.

☛ Tham khảo thêm tại: Top 7 bài thuốc nam trị viêm phế quản đơn giản, hiệu quả

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt 1

Bên cạnh những cách điều trị được kể ở trên, người bệnh cũng nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt để hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm phế quản.

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển lạnh.
  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi  các dị nguyên trong không khí.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Không tiếp xúc gần với những người đang mắc các vấn đề về đường hô hấp.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bỏ thuốc lá

Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại gây tổn thương lên phổi bằng cách làm giảm chất chống oxy hoá nội sinh và các chất chống oxy hoá khác. Khi hút thuốc lá sẽ làm thu hút các tế bào đến phổi và làm tăng phản ứng viêm.

Chính vì điều đó, người bệnh nên từ bỏ thuốc lá để làm chậm quá trình tiến triển của tổn thương ở phổi và ngăn ngừa viêm phế quản nặng hơn, cải thiện triệu chứng của bệnh.

Heviho – cải thiện triệu chứng cho người viêm phế quản

Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Đây là sản phẩm đầu tiên chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ Khoa học cấp bằng độc quyền sáng chế số 13855. Thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu.

Heviho - cải thiện triệu chứng cho người viêm phế quản 1

Heviho với cơ chế 4 tác động toàn diện: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm. Sản phẩm giúp giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng.

Sản phẩm có công dụng:

  • Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, phế quản, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Heviho là lựa chọn hàng đầu cho viêm phế quản, bởi tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng

Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...