Viêm tiểu phế quản ở trẻ em - Căn bệnh không thể xem thường

Viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp ở đường hô hấp, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Bệnh diễn biến khá nhanh nên rất dễ bùng phát thành dịch bệnh, đặc biệt là khi thời tiết chuyện lạnh. Viêm tiểu phế quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. 

Viêm tiểu phế quản là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 1

Viêm tiểu phế quản (hay còn gọi là viêm phế quản nhỏ) là một bệnh lý viêm nhiễm của đường hô hấp, ảnh hưởng đến các đường tiểu phế quản nhỏ (nhỏ hơn 2 mm) trong phổi. Khi bị virus xâm nhập, lớp niêm mạc của phế quản sẽ bị sưng viêm, phù nề làm tăng tiết dịch ngăn chặn đường ống thở.

Viêm tiểu phế quản được chia làm 2 dạng như:

  • Viêm tiểu phế quản do virus: Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Viêm tiểu phế quản do tắc nghẽn: Bệnh chủ yếu thường gặp ở người lớn, bệnh ít gặp nhưng rất nguy hiểm bởi có thể gây ra sẹo ở tiểu phế quản.

Viêm tiểu phế quản thường không gây ra nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, hen suyễn, viêm tai giữa, suy hô hấp, bệnh viêm não hoặc ngưng thở gây tử vong

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tiểu phế quản

Hầu hết nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ là do các chủng virus đường hô hấp như:

  • Virus hợp bào hô hấp (RSV): Đây là loại virus thường gặp nhất (khoảng 30-50% tổng các ca bệnh). Loại virus này thường phát triển rất mạnh mẽ và khả năng lây lan cao, rất dễ bùng phát thành dịch bệnh. Đối với những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc loại virus này, triệu chứng sẽ xuất hiện nặng hơn và ngược lại.
  • Virus cúm: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mắc viêm tiểu phế quản. Chúng chiếm đến khoảng 25% trên tổng số ca mắc bệnh.
  • Virus Adeno: Chúng chiếm khoảng 10% tổng ca bệnh nhưng khi mắc phải thì các triệu chứng bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
  • Một số loại chúng virus khác như: Parainfluenza, Human Metapneumovirus, Rhinovirus, Enterovirus,…

Khi nhiễm các loại virus, chúng sẽ phát triển trong cơ thể gây ra các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp. Sau đó chúng tiếp tục lan rộng xuống khí quản và phổi gây sưng viêm ống phế quản, thậm chí còn làm chết các tế bào trong đường hô hấp. .

Trẻ nào có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản?

Trẻ nào có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản? 1

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên có một số nhóm trẻ em có nguy cơ cao dễ bị bệnh hơn như:

  • Trẻ từ khoảng 6 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi.
  • Trẻ sinh non.
  • Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ.
  • Trẻ mắc các bệnh về tim, phổi bẩm sinh.
  • Trẻ đã từng mắc bệnh về đường hô hấp do virus gây ra như: viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA,…
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng nặng.
  • Trẻ suy hô hấp sơ sinh.
  • Trẻ có anh chị em bị viêm tiểu phế quản.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, các hóa chất độc hại.

Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Triệu chứng viêm tiểu phế quản ban đầu sẽ nhẹ hơn nên dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Sau đó triệu chứng sẽ nặng hơn theo thời gian. Các triệu chứng phổ biến khi trẻ mắc viêm tiểu phế quản như:

  • Ho.
  • Sổ mũi, ngạt mũi.
  • Sốt nhẹ (nhiều trường hợp trẻ có thể sốt hoặc không sốt).
  • Thở khò khè, hụt hơi.
  • Da xanh xao vì thiếu oxy.
  • Khi thở cánh mũi phập phồng.

Các triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ em thường kéo dài từ 7-10 ngày, thế nhưng tình trạng ho có thể dai dẳng từ 2- 4 tuần thì mới dứt. Bên cạnh đó, nhiều trẻ có thể bị mắc viêm tai giữa và ăn uống sẽ khó khăn hơn. Nếu được chăm sóc tốt thì bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi dần.

Đối với những trẻ nhẹ cân, mắc bệnh về tim phổi bẩm sinh, sinh non hoặc hệ miễn dịch suy giảm thì cha mẹ cần đưa đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu đầu tiên về viêm tiểu phế quản.

Khi nào cần đưa trẻ đi thăm khám?

Khi nào cần đưa trẻ đi thăm khám? 1

Phụ huynh nên để ý hiểu hiện của con, khi thấy có bất kỳ bất thường nào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra để có thể xử lý kịp thời. Cụ thể như:

  • Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực.
  • Thở nhanh – nhịp thời khoảng 60 nhịp/ phút.
  • Quấy khóc, bỏ ăn, dễ cáu gắt.
  • Trẻ uể oải, ngủ li bì.
  • Sốt cao kéo dài.
  • Da nhợt nhạt, tím tái, môi xanh.
  • Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.

Cách chẩn đoán viêm tiểu phế quản ở trẻ

Để chẩn đoán viêm tiểu phế quản một cách chính xác, phụ huynh cần cung cấp cho cho bác sĩ thông tin về tiểu sử bệnh của trẻ. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm để chẩn đoán kết quả được chính xác hơn.

  • Chụp X-quang: Xem tình trạng phổi của trẻ.
  • Đo oxy xung: Đo lượng oxy trong máu.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng bạch cầu và oxy trong máu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
  • Xét nghiệm siêu vi: Phát hiện các loại virus một cách nhanh chóng.

Cách điều trị trẻ bị viêm tiểu phế quản

Nguyên tắc điều trị viêm tiểu phế quản sẽ là điều trị triệu chứng ở trẻ, ngăn các biến chứng nguy hiểm, bù lại lượng nước đã mất trong có thể, cung cấp oxy hỗ trợ trẻ hô hấp. Nguyên nhân viêm tiểu phế quản do virus gây ra nên không thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Trừ khi trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp.

Với những trẻ có biểu hiện nhẹ, cha mẹ chăm sóc trẻ tại nhà bằng những phương pháp dưới đây:

  • Cho trẻ sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng như ho, sốt, ngạt mũi, sổ mũi, đờm đặc,… theo đúng phác đồ của bác sĩ.
  • Vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và điện giải để tránh tình trạng trẻ bị mất nước.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của trẻ. Nên cho trẻ ăn những món mềm, loãng, dễ nuốt như súp, canh, cháo,…
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích như thuốc lá, phấn hoa, hóa chất,…
  • Khi ngủ cho trẻ gối cao đầu để trẻ hô hấp dễ dàng hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng giúp trẻ thoải mái và dễ chịu hơn.

Với những trẻ có biểu hiện nặng hơn thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ dùng các biện phép y tế, hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ.

Phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ em 1

Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh cho trẻ:

  • Không cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Tạo cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi bởi đây là môi trường sống của virus, vi khuẩn.
  • Khi trẻ bị ho cần phải dùng khăn giấy hoặc tay để che miệng lại.
  • Cho trẻ mặc ấm khi thời tiết chuyển lạnh, giữ ấm ngực, cổ, lòng bàn tay bàn chân.
  • Đảm bảo không gian sống của trẻ luôn sạch sẽ, thường xuyên khử khuẩn các vật dụng, đồ chơi của trẻ, giặt chăn ga gối để hạn chế các nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản ở trẻ em.
  • Cho trẻ bú mẹ ít nhất 12 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, bổ sung các vi chất như vitamin C, Kẽm,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cho trẻ uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể hoặc uống các loại nước ép hoa quả.
  • Tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch tiêm của Bộ Y Tế.

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Tùy vào thể trạng và mức độ của bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, cha mẹ cần phải chủ động các biện pháp ngăn ngừa và theo dõi sức khỏe của trẻ. Nếu thấy nghi ngờ trẻ mắc viêm tiểu phế quản thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...