Trẻ bị viêm amidan- mẹ phải biết!

Trẻ bị viêm amidan

Viêm amidan là bệnh rất phổ biến ở trẻ trong độ tuổi học đường. Tuy khá thường gặp và có thể tự khỏi, nhưng trong một số trường hợp viêm amidan có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để mẹ có thể nhận biết con bị bệnh và phân biệt được các trường hợp cần can thiệp chuyên khoa khi trẻ bị viêm amidan?

Amidan – viêm Amidan là gì ?

Amidan là tổ chức lympho thuộc vòng bạch huyết họng- vòng Waldeyer. Hoạt động của các amidan cần cho sự trưởng thành của hệ miễn dịch ở trẻ, đây cũng là một trong các hàng rào đầu tiên ngăn chặn các tác nhân gây bệnh của cơ thể. Không chỉ giúp khu trú và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, amidan còn giúp hình thành trí nhớ miễn dịch để tăng cường khả năng miễn dịch đặc hiệu đối với từng tác nhân gây bệnh và trưởng thành hệ miễn dịch, vì vậy có vai trò quan trọng trong giai đoạn từ sau 6 tháng tuổi trở đi, khi các kháng thể từ mẹ không còn đủ khả năng bảo vệ bé. (Chi tiết tại bài viết: Amidan là gì? Vai trò, vị trí của amidan)

Vòng Waldeyer là tập hợp các amidan hợp thành, có chức năng miễn dịch, bao gồm 5 amidan. Trong đó lớn nhất là 2 amidan khẩu cái nằm ở 2 bên cuống lưỡi, sau đó đến amidan vòm nằm ở vòm họng- ngay sau lỗ mũi sau, được gọi là VA, amidan lưỡi và amidan vòi nhỏ và có ít vai trò hơn. Hai amidan khẩu cái là 2 tổ chức lympho lớn nhất ở thành họng và giữ vai trò quan trọng nhất trong vòng bạch huyết, đây cũng là tổ chức thường xuyên bị viêm hơn cả do hoạt động miễn dịch mạnh nhất. Viêm amidan thông thường dùng để chỉ viêm amidan khẩu cái.  

Viêm amidan là tình trạng viêm xảy ra ở amidan khẩu cái. Tác nhân thường gặp là virus, có thể gặp vi khuẩn (5-40%). Viêm amidan do vi khuẩn thường xảy ra sau khi viêm do virus, sau khi virus tấn công làm niêm mạc họng mất đi sự toàn vẹn, giảm sức đề kháng, vi khuẩn có cơ hội bùng phát lên gây bệnh, thường gặp là các vi khuẩn bình thường vẫn sống cộng sinh ở họng như liên cầu, phế cầu, tụ cầu… trong đó cần chú ý đến chủng liên cầu β tan huyết nhóm A do khả năng gây biến chứng nguy hiểm.

Viêm amidan có thể diễn ra cấp hoặc tiến triển mạn tính, thường gặp nhất ở độ tuổi học đường. Bệnh hay gặp vào mùa thu- đông.

➤ Xem thêm: Viêm amidan – Thông tin cần biết về bệnh

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ

Vì trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch hoạt động chưa ổn định nên rất dễ mắc phải các chứng bệnh viêm nhiễm, điển hình là chứng bệnh viêm amidan. Các bậc cha mẹ cần lưu ý, quan sát kỹ các thay đổi bất thường trên cơ thể trẻ để có thể sớm nhận ra bệnh và có phương án xử lý, phòng ngừa thích hợp. Viêm amidan ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây nên, chẳng hạn:

  • Sức đề kháng của trẻ còn yếu: Ở độ tuổi từ 4-10 tuổi là giai đoạn amidan hoạt động miễn dịch mạnh mẽ nhất nhưng khi đó sức đề kháng của trẻ chưa cao, vẫn còn yếu ớt nên dễ bị các tác nhân gây hại bên ngoài như vi khuẩn, virus,… đánh bại và gây viêm nhiễm
  • Môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến đường hô hấp khiến trẻ bị viêm amidan
  • Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các thực phẩm quá lạnh như kem, đá,… cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm amidan
  • Do trẻ nhỏ hiếu động, hay vui chơi và tiếp xúc ở những khu vực có nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Nếu không được vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ ngoài môi trường xâm nhập ồ ạt vào cơ thể và gây bệnh.
  • Trẻ bị viêm amidan có thể do sự nảy sinh của các loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, và sự xâm nhập của virus cúm, ho gà, sởi,… điều này khiến chức năng phòng vệ, miễn dịch của amidan bị suy yếu dần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

➤ Chi tiết hơn đọc tại bài: Nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm amidan

Phát hiện trẻ bị viêm amidan qua triệu chứng

  • Biểu hiện toàn thân: sốt cao 39-40º, mệt mỏi, kém ăn. Ho, có thể kèm theo xuất tiết nhầy.
  • Tại họng: đau họng, khô rát họng, hơi thở hôi, đau có thể lan lên tai. Trẻ nhỏ bỏ ăn, bỏ bú do nuốt đau. Nếu amidan sưng to quá có thể gây hiện tượng ngủ ngáy do amidan làm hẹp đường thở.
  • Amidan: hai amidan khẩu cái sưng to, đỏ, ướt, nổi rõ mạch máu. Có thể có chấm mủ hoặc màng trắng bám trên mặt amidan.

hình ảnh viêm amidan ở trẻ

Hình ảnh amidan bị sưng nề, đỏ, bề mặt có chấm mủ trắng trong viêm amidan cấp so với amidan bình thường.

Các triệu chứng của viêm amidan cấp thường diễn biến trong khoảng 3-5 ngày rồi giảm dần. 80% các triệu chứng đã thuyên giảm sau 1 tuần. Trường hợp bệnh nhân bị viêm tái đi tái lại các đợt cấp và xử lý không đúng cách có thể tiến triển viêm amidan mạn tính với các biểu hiện đặc trưng:

  • Nuốt vướng, đau. Hơi thở hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Hay tái phát các đợt viêm amidan, viêm họng cấp, bệnh nhân có thể tiến triển áp xe thành sau họng, áp xe amidan hoặc nhiễm khuẩn lan sang các cơ quan khác lân cận như gây viêm tai giữa, viêm mũi, viêm thanh quản…
  • Amidan to có thể lấn vào đường thở khiến bệnh nhân ngủ ngáy. Ngoài ra, amidan quá phát cản trở hoạt động hô hấp bình thường có thể ảnh hưởng đến sự trưởng thành của lồng ngực và sọ mặt do bệnh nhân có phản xạ tăng tần số thở, thở nhanh và nông hơn, phải há miệng hoặc hơi ngửa cổ khi thở.
  • Mặt amidan có thể có nhiều khe, hốc chứa chất bã đậu màu trắng, lẫn mủ.

Viêm amidan cấp có thể để lại biến chứng nguy hiểm như thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp… Trên một số cơ địa, kháng thể chống lại liên cầu β tan huyết nhóm A (một trong các tác nhân gây viêm họng, viêm amidan) có thể nhận biết nhầm các cấu trúc của các cơ quan trên cơ thể như khớp, tim, cầu thận… là tác nhân gây bệnh và tấn công gây ra bệnh tương ứng ở các cơ quan trên. Mặc dù tỉ lệ gặp các biến chứng trên không cao nhưng mẹ nên chú ý để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.

Trẻ bị viêm amidan mạn tính nếu không được xử lý đúng cách cũng có thể gây ra các biến chứng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Viêm amidan có gây nguy hiểm cho trẻ?

Vì hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ rất non yếu và nhạy cảm với bất cứ vấn đề sức khỏe nào, trong đó có cả chứng bệnh viêm amidan. Tình trạng viêm amidan ở trẻ gây nên các triệu chứng đau rát, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ tiến triển nặng hơn, chuyển sang giai đoạn mãn tính, hình thành mủ hoặc quá phát. Lúc này các loại vi khuẩn, virus gây hại có thể xâm nhập đến các cơ quan khác trên cơ thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Viêm amidan có gây nguy hiểm cho trẻ? 1

Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra nếu tình trạng viêm amidan ở trẻ cứ kéo dài và trở nặng:

  • Các biến chứng tại chỗ: Nếu viêm amidan cấp không được điều trị tích cực, kịp thời thì trẻ có thể bị viêm tấy hoặc áp xe amidan
  • Biến chứng kế cận: Viêm amidan ở trẻ tiến triển nặng sẽ ảnh hưởng đến vùng tai-mũi-họng gây nên các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, thực quản, viêm phổi, viêm phế quản,…
  • Biến chứng toàn thân: Viêm amidan mãn tính nếu không được điều trị tốt thì có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên toàn cơ thể gây nên các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm nội mạc, nổi hạch, viêm màng ngoài tim cấp, viêm khớp,…

➤ Tìm hiểu chi tiết tại: Biến chứng nguy hiểm của viêm amidan

Khi nào trẻ bị viêm amidan cần đi khám gấp?

Khi trẻ bị viêm amidan có các dấu hiệu sau, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời:

  • Trẻ viêm amidan bị sốt cao (trên 39 độ) không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Viêm amidan gây sốt kéo dài, liên tục 5 ngày không giảm.
  • Amidan bị viêm sưng to gây tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ thở khó, thở khò khè.
  • Amidan bị sưng khiến trẻ khó nuốt, chán ăn, bỏ bú, xanh xao, mệt mỏi.
  • Trên bề mặt amidan xuất hiện những chấm mủ hoặc mảng mủ.
  • Amidan sưng to, niêm mạc đỏ rực, xuất huyết.
  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị viêm amidan kèm dấu hiệu sốt cao thì cần đưa đi gặp bác sĩ ngay.

Điều trị viêm amidan ở trẻ hiệu quả

Điều trị tại nhà

Viêm amidan là bệnh rất thường gặp ở trẻ trong độ tuổi học đường. Thông thường, với các trường hợp nhẹ, các mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà, bệnh sẽ thuyên giảm. Mẹ cần chú ý cho trẻ nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Cùng với đó, có thể áp dụng các mẹo dân gian giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu do viêm amidan gây ra. Chẳng hạn như:

Dùng mật ong

Điều trị tại nhà 1

Mật ong chứa nhiều các hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn chống viêm cao. Có thể kết hợp mật ong cùng một số thảo dược khác để giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như giảm những triệu chứng khó chịu khác mà viêm amidan gây ra cho trẻ:

– Uống nước chanh mật ong: Cho trẻ uống nước chanh mật ong ấm không chỉ giúp giảm viêm, làm dịu cổ họng mà còn thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng. Chỉ cần pha 1-2 thìa mật ong cùng nửa quả chanh vào 1 ly nước ấm cho trẻ uống vào mỗi sáng, sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Chú ý cho trẻ ăn sáng đầy đủ, tránh nước chanh làm hại dạ dày.

– Dùng trà bạc hà mật ong: Lấy một vài lá bạc hà tươi hãm cùng nước sôi, sau đó cho thêm 1 thìa mật ong vào cùng, cho trẻ uống trà này khi còn ấm sẽ giúp sát khuẩn, giảm cảm giác đau rát, ngứa họng.

– Quất hấp mật ong: Lấy 1-3 quả quất mang rửa sạch, thái lát mỏng rồi trộn cùng mật ong. Cho hỗn hợp vào bát nhỏ mang hấp cách thủy hoặc hấp vào nồi cơm, cơm chín thì hỗn hợp cũng chín. Lấy những lát quất hấp này cho trẻ ngậm, còn phần nước mật ong cũng ngậm và nuốt từ từ. Nên dùng hỗn hợp lúc còn nóng để hiệu quả trị bệnh cao nhất.

Dùng bột nghệ

Điều trị tại nhà 2

Nghệ là một loại dược liệu quý, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, thường được dùng để chữa trị các bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm amidan. Với trẻ nhỏ bị viêm amidan, các mẹ có thể dùng nghệ chữa bệnh theo cách sau:

– Súc miệng với nước bột nghệ: Pha bột nghệ với nước ấm (có thể cho thêm 1 chút muối) cho trẻ súc miệng vài lần trong ngày, sẽ giúp giảm đau, làm dịu cổ họng cực tốt.

– Uống sữa với bột nghệ: Các mẹ có thể pha bột nghệ vào ly sữa ấm rồi cho trẻ uống trước khi đi ngủ. Cách làm này vừa giúp chữa lành các tổn thương mà viêm amidan gây ra vừa đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Điều trị bằng thuốc tây y

Với những trường hợp viêm amidan nặng hơn, bệnh dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần hoặc phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được điều trị đúng cách, tránh biến chứng do viêm amidan. Khi đó, các bác sĩ sẽ kê cho trẻ một số loại thuốc như:

Thuốc điều trị triệu chứng:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau thường dùng là paracetamol, chỉ nên dùng khi trẻ sốt trên 38,5 độ. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước, ăn mặc thoáng mát và có thể chườm ấm nếu trẻ sốt nhẹ.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: có tác dụng giảm tình trạng sưng viêm tại amidan, hỗ trợ giảm đau rát họng.
  • Giảm ho, long đờm: có thể sử dụng các chế phẩm thảo dược, siro ho cho trẻ.
  • Súc miệng nước muối ấm, bôi họng, súc họng để giảm đau rát, khô họng.

Điều trị bằng thuốc tây y 1

Nên hạ sốt cho trẻ bằng các biện pháp không dùng thuốc khi trẻ sốt nhẹ

Kháng sinh: Thường là Penicillin, dùng trong trường hợp trẻ bị viêm amidan do vi khuẩn, liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, phải đặc biệt cẩn trọng, chỉ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ, không tự ý cho trẻ dùng loại thuốc này vì sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Đôi khi, việc tự dùng kháng sinh không đúng thuốc và liều dùng sẽ làm cho việc điều trị về sau trở nên khó khăn hơn.

Phẫu thuật cắt amidan

Đây là phương án điều trị cuối cùng cho trẻ bị viêm amidan. Không phải trường hợp nào bị viêm amidan cũng nên cắt. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ ảnh hưởng của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc có nên cắt amidan cho trẻ hay không. Thông thường, trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mạn gây tái phát nhiều lần hoặc amidan quá phát làm ảnh hưởng đến đường thở có thể cân nhắc cắt amidan theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt amidan hiện đại như Coblator, Plasma,.. với ưu điểm là thực hiện nhanh, ít gây chảy máu, hạn chế biến chứng, trẻ phục hồi nhanh sau phẫu thuật.

Xem chi tiết hơn: Cắt amidan ở trẻ và những điều cần biết

Siro Heviho – Giải pháp mới từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam

Mới đây các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học đã nghiên cứu thành công hoạt chất S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Hoạt chất này đã được ứng dụng trong siro Heviho dùng tốt trong các trường hợp viêm amidan, trẻ hay bị ho đờm khò khè. Mẹ có thể tham khảo giải pháp an toàn và hiệu quả này nhé!

Siro Heviho - Giải pháp mới từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam 1

Siro Heviho là sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ nói chung và viêm amidan nói riêng, với công thức toàn diện 3 tác động:

  • Chứa S3-Elebosin từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Giúp giảm triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Ngoài S3-Elebosin từ Sâm đại hành, siro Heviho còn chứa các dược liệu có tác dụng tốt trên vùng hầu – họng như Xạ can, Xuyên bối mẫu. Từ đó giúp giảm ho, long đờm, giảm đau rát họng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Bấm vào đây để được giao tận nhà Siro Heviho

Viêm amidan là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng kỹ lưỡng để có cách xử trí thích hợp. Mẹ hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208  để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp con thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

Nguồn tham khảo:

https://www.livescience.com/62447-tonsils.html

https://www.webmd.com/oral-health/picture-of-the-tonsils

https://en.wikipedia.org/wiki/Tonsil

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tonsillitis/symptoms-causes/syc-20378479

https://www.medicalnewstoday.com/articles/156497.php

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...