Cách chữa viêm phế quản bằng tỏi hiệu quả tại nhà!
Sử dụng tỏi để chữa viêm phế quản là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Không chỉ vậy, tỏi còn hỗ trợ cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, ngừa viêm phế quản tái phát. Để hiểu rõ hơn về cách chữa này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Chữa viêm phế quản bằng tỏi có hiệu quả không?
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc thường có sẵn trong nhà bếp của mỗi người Việt. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, các tác dụng giảm viêm, long đờm, chữa ho rất an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng.
Còn với y học hiện đại, thành phần của tỏi có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn như:
- Hoạt chất Allicin: Đây là chất kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế sự phát triển và tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh, từ đó làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Hoạt chất Diallyl sulfide: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và đẩy lùi tế bào ung thư.
- Hoạt chất Ajoene: Đây là chất chống oxy hoá mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại, ngăn ngừa viêm phế quản.
Ngoài ra, trong tỏi còn chứa nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất rất tốt như: vitamin A, B, C, D, PP, hydrat carbon, magie, photpho , calcium, iot, natri, kẽm,… giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
☛ Tìm hiểu thêm: Mắc viêm phế quản bao lâu thì khỏi?
6 cách chữa viêm phế quản bằng tỏi
Dưới đây là những cách chữa viêm phế quản bằng tỏi được nhiều người áp dụng.
Sử dụng tỏi sống
Ăn tỏi sống là cách đơn nhất mà bạn có thể áp dụng bất cứ lúc nào. Bệnh nhân chỉ nên ăn khoảng 1-2 tép tỏi sống đã bóc vỏ, khoảng vài lần trong ngày. Hoặc có thể kết hợp tỏi với những món xào, nấu để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn tỏi thường xuyên sẽ làm giảm triệu chứng viêm phế quản giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng với trẻ nhỏ, người bị nóng trong, nhiệt miệng, viêm thận,…
Kết hợp gừng với tỏi
Gừng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời chống viêm rất hiệu quả. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ làm tăng khả năng điều trị viêm phế quản.
Cách làm như sau:
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ, ép lấy nước cốt.
- Tỏi bóc vỏ, ép lấy nước cốt.
- Chắt lấy nước cốt của 2 nguyên liệu trên rồi đổ vào cốc, cho thêm chút đường khuấy đều.
- Mỗi ngày sử dụng 2 lần cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Mật ong và tỏi
Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Vậy nên bạn có thể kết hợp tỏi với mật ong để chữa viêm phế quản.
Cách làm như sau:
- Dùng 2-3 tép tỏi tươi rửa sạch, cắt làm đôi cho vào bát.
- Đổ thêm mật ong rồi đem đi hấp cách thuỷ khoảng 15-20 phút.
- Ăn trực tiếp tỏi hấp mật ong khoảng 3 lần/ ngày sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.
Ngoài ra, bạn có thể ngâm tỏi với mật ong để trong bình thủy tinh đậy kín nắp từ 2-3 tuần để sử dụng. Người bệnh nên kiên trì thực hiện để có kết quả điều trị tốt nhất.
Tỏi, giấm, mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 250g tỏi, 90g đường đỏ, giấm ăn và mật ong.
Cách làm như sau:
- Tỏi sau khi bóc vỏ, đập dập thì cho vào hũ thuỷ tinh nhỏ.
- Đổ đường đỏ, giấm ăn và mật ong vào hũ tỏi vừa đập rồi đậy nắp kín.
- Đem đi ngâm trong khoảng 15 ngày là có thể sử dụng được.
- Mỗi lần dùng thì lấy khoảng 200ml nước tỏi ngâm để uống, mỗi ngày 3 lần.
Hũ tỏi này cần được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc để đảm bảo chất lượng.
Tỏi, cà chua, chanh
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 4 tép tỏi đã bóc vỏ, 2 quả cà chua, 1 quả chanh.
Cách làm như sau:
- Rửa sạch cà chua, chanh rồi đem đi ép lấy nước cốt.
- Tỏi đem đi xay nhuyễn.
- Trộn tỏi vào hỗn hợp nước cốt chanh cà chua, khuấy đều và sử dụng trực tiếp.
- Người bệnh uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ 1 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng giảm.
Dùng tỏi đắp lên huyệt dũng tuyền
Huyệt dũng tuyền là huyệt nằm ở lòng bàn chân. Để biết chính xác được huyệt đạo này, người bệnh cần co bàn chân và ngón chân lại, phần lõm vào 1/3 trước gan bàn chân chính là huyệt dũng tuyền.
Cách làm như sau:
- Tỏi tươi đem đi bóc vỏ và xay nhuyễn.
- Đắp tỏi đã xay vào huyệt dũng tuyền rồi lấy băng gạc y tế cố định để tỏi không bị rơi ra ngoài.
- Nên đắp vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ rồi hôm sau người bệnh tháo ra, rửa sạch chân.
- Áp dụng cách này đều đặn sẽ thấy triệu chứng viêm phế quản thuyên giảm rõ rệt.
☛ Tham khảo thêm: Bị viêm phế quản làm sao nhanh khỏi?
Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm phế quản
Để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số điều dưới đây khi áp dụng tỏi chữa viêm phế quản:
- Người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ khi chữa trị bằng tỏi.
- Trong thời gian dùng tỏi để chữa nếu có bất cứ triệu chứng nào bất thường thì nên ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Dùng tỏi cần đúng liều lượng, không lạm dụng vì có thể gây nóng dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng.
- Người bị tiêu chảy thì không nên áp dụng cách ăn tỏi sống.
- Người đang mắc bệnh về gan, mắt thì không áp dụng cách chữa bằng tỏi này.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu, suy giảm hệ miễn dịch, đang điều trị bệnh HIV không này dùng phương pháp này.
- Áp dụng phương pháp này có thể gây ra hiện tượng hôi miệng, tăng tiết tuyến mồ hôi nên người bệnh cần vệ sinh kỹ răng miệng, uống nhiều nước và mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi.
Heviho – hỗ trợ điều trị viêm phế quản
Bên cạnh cách chữa viêm phế quản bằng tỏi như đã kể trên, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với sản phẩm Heviho của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Đây là sản phẩm đầu tiên chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ Khoa học cấp bằng độc quyền sáng chế số 13855. Thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu.
Thành phần kết hợp với các thảo dược như: Xạ can, Cát cánh, Xuyên bối mẫu có tác dụng giảm ho, long đờm hiệu quả. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động:
- Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
- Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Heviho với cơ chế 4 tác động toàn diện: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm. Sản phẩm giúp giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng. Heviho là lựa chọn hàng đầu cho viêm phế quản, bởi tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng
Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY
Hy vọng qua bài viết trên đã có thể giúp bạn biết thêm được những cách chữa viêm phế quản bằng tỏi. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc thì bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giúp bạn.