Bé có đờm nhưng không ho làm sao tống đờm ra?

Chào tư vấn viên, bé nhà mình được hơn 1 tuổi rồi mấy hôm nay mình thấy có nhiều đờm nhưng không bị ho hay sổ mũi gì cả. Bé thở khò khè vì đờm trong cổ họng, sau ăn cháo nếu bé bị nôn thì sẽ thấy đờm ra ngoài màu trắng hoặc xanh. Bé vẫn ăn uống và vui chơi bình thường nhưng mình rất băn khoăn lo lắng cho tình trạng này của bé. Vì nếu như bé bị ho hay sổ mũi có đờm thì còn dễ giải quyết nhưng đây bé lại không bị ho hay sổ mũi gì cả. Xin chuyên gia tư vấn giúp mình về tình trạng của bé và cách tống đờm ra hiệu quả với. Xin cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn, Rất hiểu tâm lý của bậc phụ huynh khi có con nhỏ gặp vấn đề về sức khỏe. Bé cổ họng nhiều đờm nhưng không ho hay sổ mũi bé vẫn vui chơi ăn uống bình thường như vậy tình trạng này cũng không quá đáng lo ngại.

Nguyên nhân khiến cổ họng bé có đờm

Với bé 1 tuổi, hay nôn trớ ra đờm nhưng không ho: chất dịch nhầy mà bé nôn ra không hẳn là đờm, có thể là dịch dạ dày do cơn trào ngược dạ dày thực quản. Đây là bệnh lý tiêu hóa, có thể được chẩn đoán chính xác khi khám bác sỹ chuyên khoa, xét nghiệm, siêu âm tìm luồng trào ngược... Nếu bé nôn ra đờm xanh trắng thì khả năng không phải bệnh lý tiêu hóa mà vấn đề nằm ở đường hô hấp. Nguyên nhân khiến cổ họng bé có đờm là do bé đã mắc một bệnh lý về hô hấp cụ thể là viêm bộ phận nào đó. Chia sẻ cho bạn biết màu của đờm có thể nói lên tình trạng bệnh của bé:
  • Nếu đờm có màu trắng đục có nghĩa là các mô trong mũi bị sưng,chất dịch nhầy trong khoang họng không thể di chuyển qua đường mũi ra ngoài như thường. Lâu dần, tích tụ lại trở nên đặc quánh thành các mảng vẩn đục màu trắng.Thông thường trẻ các bệnh về viêm đường hô hấp như viêm họng trong giai đoạn đầu, khi mới chớm bị viêm nhiễm thì đờm có màu trắng ngà.
  • Nếu nguyên nhân gây viêm họng là virus hoặc vi khuẩn thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ huy động các bạch cầu tấn công lại. Tế bào bạch cầu chứa protein có màu xanh, quyện lẫn với các tạp chất tạo nên dịch đờm màu xanh. Nếu đờm có mùi hôi thì đồng nghĩa với việc trong khoang họng của trẻ đã xuất hiện mủ (thường gặp khi viêm họng chuyển sang dạng mãn tính viêm họng hạt)
 ➤ Xem chi tiết tại: Màu đờm trong cổ họng nói lên điều gì? Để biết chính xác nhất thì bạn nên cho bé đi khám nhi khoa để được bác sĩ chuẩn đoán và kết luận. Nói để bạn yên tâm, bé có đờm nhưng không ho không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác như sốt, phát ban và dị ứng thì không cần quá lo lắng.

Ảnh hưởng sức khỏe khi bé có đờm không ho

Ho là phản xạ tống đờm ra khỏi cổ họng của bé. Nếu bé không ho đờm càng khó tống ra khỏi cơ thể và cách tống đờm của cơ thể bé là nôn trớ. Nếu tình trạng nôn trớ này kéo dài sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng cụ thể có thể gây viêm loét dạ dày của bé. Tình trạng đờm nhiều kéo dài trẻ sẽ khó bú, khó ăn uống nuốt do lượng đờm quá nhiều, dễ gây nông trớ, nếu kéo dài tình trạng này bé có thể bị thiếu chất, bị suy dinh dưỡng do ăn uống không đầy đủ Ngoài ra khi đờm trong cổ họng bé lâu sẽ gây ra những hệ lỵ như viêm phổi viêm phế quản... do tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập.

Bé có đờm nhưng không họ mẹ cần làm gì?

Với tình trạng bé, bạn nên thực hiện như sau:

Không gian sống

  • Nên cho trẻ ra vui chơi ở không khí ngoài trời chỗ ít gió tháng mát để phơi nắng, dạo chơi để trẻ hít thở không khí trong lành.
  • Duy trì độ ẩm lý tưởng trong phòng ngủ sẽ có tác dụng làm ẩm đường thở ở trẻ. Chất nhầy trong cổ họng trẻ được làm lỏng sẽ khiến bé dễ thở hơn. Bên cạnh đó, máy tạo độ ẩm sẽ sinh ra hơi nước giúp làm ẩm đường mũi của trẻ. Tạo điều kiện cho bé ho ra toàn bộ đờm và chất nhầy
  • Đồ chơi của bé cần đảm bảo sạch sẽ.
  • Không gian sống của bé đảm bảo được sạch sẽ thoáng mát, không khói và bụi bẩn

Chế độ ăn uống

  • Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn có thể gây ra nhiều đờm nhớt hơn ở cổ họng của trẻ như  sữa chua, pho mát, bơ…bởi các thực phẩm này có casein làm tăng tiết chất nhầy và rất khó tiêu hóa.
  • Không cho trẻ ăn các sản phẩm từ đậu nành bởi đây cũng là một loại thực phẩm dễ gây ra nhiều đờm cho trẻ.
  • Nên cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, ấm giúp giảm bớt tắc nghẽn, trẻ có thể sẽ ho long đờm và trớ ngay sau khi ăn nên mẹ nên chú ý. Cho trẻ uống nước ấm nhiều hơn cũng giúp loãng đờm, có thể dùng nước mật ong ấm với quế cũng làm giảm tắc nghẽn trong lồng ngực.
  • Cho bé uống nhiều nước để làm loãng đờm

Vệ sinh cá nhân

  • Cần đảm bảo vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ. Bé có đờm không ho vẫn tắm rửa bình thường lưu ý là tắm trong phòng kín không có gió lùa, tắm bằng nước ấm.
  • Chú ý vệ sinh khoang miệng phải đảm bảo luôn sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nặng hơn, bệnh lâu khỏi dễ chuyển sang dạng mãn tính khó điều trị. Cho bé súc miệng bằng nước muối loãng 3 lần trong ngày, sau khi ăn.
  • Nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày vào mũi cho bé.

Cách tống đờm cho bé từ dân gian

Tống đờm cho bé bằng hành tây đường phèn: Có thể giúp trẻ long đờm bằng cách dùng một củ hành tây thái nhỏ hấp cách thủy cùng đường phèn hoặc cho thêm mật ong, mỗi lần cho bé dùng một thìa nhỏ, ngày dùng khoảng 2 đến 3 lần trẻ sẽ giảm đờm. Tống đờm cho bé bằng củ cải và lê tươi: Chuẩn bị 1 kg quả lê tuoi, 1 kg của cải trắng, thêm khoảng 250gr củ gừng và mật ong. Ép lê và củ cải trăng lấy nước sau đó cho vào đun sôi, hạ bớt nhiệt cho đến khi hôn hợp quánh lại thì cho nước gừng và mật ong và quấy đều, đun sôi trở lại. Mỗi lần cho bé dùng 1 thìa pha với nước ấm, mẹ có thể để hỗn hợp này trong tủ lạnh dùng dần cho bé khoảng 1 tháng. Tống đờm cho bé bằng nước mật ong chanh: Pha khoảng 2 thìa mật ong với 1/3 –1/4 quả chanh và 5 thìa nước lọc cho bé uống vào buối sáng khi chưa ăn gì. Trước khi uống hỗn hợp này nên cho bé uống khoảng 100ml nước ấm, sau khi uống hỗn hợp mật ong chanh cũng không nên cho bé uống gì để con ngấm dung dịch và có thể trớ ra rất nhiều đờm Ngoài ra, có thể cho bé sử dụng Siro Heviho. Đây là một trong những giải pháp đã được nhiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Mạch môn an toàn cho sức khỏe của bé, không có tác dụng phụ như thuốc kháng sinh. Bé có thể dùng siro Heviho với liều lượng ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5ml. Sau khoảng 7-10 ngày sử dụng bạn sẽ thấy rõ hiệu quả, tình trạng đờm trong cổ họng bé cũng sẽ chấm dứt. Để biết chi tiết về sản phầm bạn có thể tìm hiểu "TẠI ĐÂY" Hi vọng với câu trả lời trên sẽ giúp ích cho bạn. Nếu vẫn còn băn khoăn muốn giải đáp bạn có thể để lại câu hỏi hoặc gọi  về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 -  kết nối zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Siro Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...