Điều trị viêm VA ở trẻ em khỏi dứt điểm

Chào bác sĩ, bé nhà mình năm nay 3 tuổi và đang đi học ở trường mẫu giáo. Cách đây 1 tháng, sau khi đi học về bé đột ngột sốt cao, người nóng bừng bừng, nhiệt độ khi đo là 39,5 độ, co giật nhẹ. Sau khi uống thuốc hạ sốt, mình đã đưa bé đi khám, bác sĩ kết luận cháu bị viêm VA cấp, kê đơn thuốc và hướng dẫn cách vệ sinh mũi miệng. Sau khi uống thuốc 1 tuần, các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, sổ mũi,...giảm hẳn, bệnh dần khỏi. Nhưng không hiểu sao mấy ngày gần đây, cháu lại bắt đầu xuất hiện những biểu hiện của bệnh viêm VA. Bác sĩ cho hỏi, không biết tình trạng bệnh của cháu như vậy có phải đã chuyển sang dạng mãn tính không? Có cách điều trị viêm VA ở trẻ em khỏi dứt điểm không và cách phòng tránh bệnh cho trẻ như thế nào? Cảm ơn bác sĩ !

(Thanh Hoa - Hưng Yên)

Trả lời

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau: Đầu tiên, nếu cách đây 1 tháng cháu bé nhà mình được chuẩn đoán là viêm VA cấp và đã được điều trị bằng thuốc tây y nhưng gần đây lại có dấu hiệu tái phát thì có thể bệnh của cháu vẫn ở dạng cấp tính. Do tiếp tục bị virus, vi khuẩn tấn công hoặc do việc điều trị trước đây không điều trị tận gốc, khiến bệnh không thể khỏi dứt điểm.

Nguyên nhân bệnh viêm VA cấp tái phát

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh của cháu tái phát:
  • Việc điều trị khi mắc bệnh lần đầu không triệt để: dùng thuốc chưa đúng cách, sai liều lượng, thời gian dùng.
  • Có thể cháu mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,....tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập lại.
  • Môi trường sống: cháu tiếp xúc nhiều với khói bụi, thuốc lá, chất độc hại, nấm mốc,...dễ gây kích ứng lớp niêm mạc vốn đã bị tổn thương trước đây.
  • Chế độ ăn uống: có thể do chưa thực sự bình phục hoàn toàn sau lần viêm VA cấp trước, chế độ ăn của cháu có chữa các món ăn lạnh, cay nóng, nhiều dầu mỡ,...(Bạn nên tìm hiểu thêm: Những lưu ý về thực phẩm cho trẻ bị viêm VA)
  • Cách vệ sinh mũi miệng chưa đúng.
Còn dạng mãn tính của viêm VA là hậu quả sau nhiều lần viêm VA cấp tính ( tái phát hơn 5 lần/ năm), cáo tổ chức VA bị xơ hóa nhiều, các biểu hiện của bệnh nặng hơn nhưng chủ yếu là nghẹt mũi và chảy nước mũi mãn tính.
  • Trẻ chảy nước mũi thường xuyên, dịch nhầy trong hoặc có màu vàng xanh, cũng có thể chảy nước mũi mủ do bội nhiễm.
  • Nghẹt mũi một phần hoặc hoàn toàn, ít thì nghẹt về đêm khi ngủ, nhiều thì nghẹt cả ngày, phải dùng miệng để thở.
Nếu tình trạng bệnh kéo dài, trẻ thở bằng miệng dẫn đến việc thiếu oxy lên não gây các biến chứng nặng:
  • Thể chất và trí tuệ kém phát triển, chậm chạp, lờ đờ.
  • Khó ngủ, ngủ ngáy, nghiến răng khi ngủ, ngủ không yên giấc hay giật mình, nặng hơn có thể ngưng thở khi ngủ.
  • Dị dạng sọ mặt, trán rô, xương quai hàm dài ra, răng mọc lệch, môi hở, mũi tẹt,...
Bên cạnh đó, khi trẻ bị viêm VA mãn tính sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn hoạt động dẫn đến mắc các bệnh lý khác như:
  • Viêm tai giữa, có 2 dạng là viêm tai giữa cấp mủ, và viêm tai giữa thanh dịch.
  • Viêm xoang.
  • Viêm thanh quản, viêm khí quản.
  • Viêm phế quản: trẻ sốt cao, ho nhiều, khó thở, tím tái.
  • Rối loạn tiêu hóa.

Điều trị viêm VA ở trẻ

Muốn chữa viêm VA khỏi dứt điểm ở trẻ cần tuân thủ theo nguyên tắc điều trị: xác định và điều trị nguyên nhân gây bệnh, điều trị triệu chứng tận gốc và cuối cùng là phòng tránh bệnh tốt. Xác định đúng nguyên nhân gây viêm VA là do virus hay vi khuẩn, bạn có thể đưa cháu đến các bệnh viện uy tín tiến hành xét nghiệm vi khuẩn trong nước bọt. Nếu bệnh do vi khuẩn ( thường là nhóm vi khuẩn liên cầu tan Streptococcus) thì cần cho trẻ dùng kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên cần phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, tránh tình trạng mới thấy triệu chứng vừa dứt đã nghĩ khỏi bệnh nhưng thực ra vi khuẩn mới chỉ đang bị suy yếu, chưa được tiêu diệt triệt để hoặc việc quá lạm dụng thuốc khiến vi khuẩn nhờn thuốc, rất dễ bị tái phát lần sau. Một số loại thuốc tham khảo:
  • Thuốc kháng sinh: nhóm beta-lactamin như amoxicillin kết hợp với axit clavuanic, cephalexin,...Nhóm thuốc macrolid như clarithromycin, erythromycin, azithromycin,...
  • Thuốc kháng viêm: ibuprofene, diclophenac, prednisolon, dexamthason,betamethason,... để giảm các triệu chứng sưng viêm, đau rát.
  • Thuốc ngậm: dùng để giảm đau và chống nhiễm khuẩn. Dung dịch súc miệng: giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng.
Còn nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus thì việc uống thuốc kháng sinh hoàn toàn vô nghĩa. Nếu trẻ bị sốt cao cần hạ sốt cho trẻ bằng paracetamol,aspegic, efferalgan,… (lưu ý chỉ dùng khi trẻ sốt cao trên 38 độ); thuốc giảm ho atussin, theralen, siro ho,...; thuốc chống viêm, thuốc chống phù nề; thuốc giảm ngứa – rát họng, viêm ngậm. Bên cạnh đó cần giảm viêm, giảm sung huyết đỏ, phù nề bằng chymotrypsin, nhỏ sulfarin, efedrin 1% chống tắc ngạt mũi; sát khuẩn mũi bằng cách nhỏ argyrol 1%, 2%, nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch B.B.M...

Lưu ý không sử dụng asprint để giảm đau cho trẻ ( có liên quan đến hội chứng bệnh não- gan Reye  ở trẻ)

Ngoài ra, bạn cần bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ, các nhóm viatmin B, C,..để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Kết hợp với các biện pháp phòng tránh như:
  • Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết mưa, lạnh.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nơi đông người, dễ lây nhiễm vi khuẩn.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài.
  • Không hạ nhiệt độ điều hòa quá thấp khi trời nóng.
  • Cho trẻ vận động, tập luyện để nâng cao thể trạng.
Đặc biệt, bạn có thể tham khảo cho cháu dùng Siro Heviho. Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, khò khè khó thở, ngăn chặn rất tốt quá trình viêm, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp – nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý hô hấp ở trẻ, ngừa bệnh tái phát trở lại. Trong trường hợp, nếu điều trị bằng thuốc cho trẻ nhưng không đạt hiệu quả, bệnh tình tái phát nhiều lần thì cách chữa dứt điểm nhanh nhất là đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng khám và thực hiện nạo VA trong trường hợp được chỉ định. (Chi tiết: Phương pháp nạo VA an toàn cho trẻ) Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ giúp ích được cho bạn trong cách chăm sóc và chữa viêm VA cho con. Chúc bé mau khỏi bệnh!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...