Mắc viêm họng kéo dài lâu ngày không khỏi phải làm sao?
Cách đây 2 tháng, tôi bắt đầu thấy có cảm giác khó chịu, đau rát họng, khó nuốt khi ăn uống. Thường xuyên ho khan vào buổi sáng. Sau khi khám tại bệnh viên, bác sĩ chuẩn đoán tôi bị viêm họng, kê đơn thuốc. Sau 10 ngày uống tôi đã khỏi nhưng nửa tháng sau các triệu chứng trên lại xuất hiện, tôi tiếp tục uống thuốc. Đến gần đây, bệnh viêm họng của tôi liên tục tái phát, lâu khỏi. Bác sĩ cho tôi hỏi khi mắc viêm họng kéo dài lâu ngày không khỏi phải làm sao?
Trả lời
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi,
Trường hợp mắc viêm họng kéo dài nhiều ngày không khỏi không chỉ xảy ra ở riêng bạn, mà hiện nay đã phần mọi người đều gặp phải tình trạng này. Nhưng hầu hết đều không biết chính xác nguyên nhân vì sao. Để có được phương pháp chữa bệnh phù hợp với bản thân, bạn cần biết nguyên nhân gây viêm họng, lý do bệnh tái phát liên tục trong thời gian ngắn?Nguyên nhân viêm họng kéo dài lâu khỏi
Viêm họng là hiện tượng các tế bào lớp niêm mạc trong vùng họng bị tổn thương, viêm nhiễm nặng dẫn đến sưng phồng, đau rát sinh ra các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trong cổ, đau rát họng, vướng víu khi nuốt. (Hiểu hơn qua bài: Viêm họng - bệnh hô hấp thường gặp) Nguyên nhân chính gây viêm họng là do virus, vi khuẩn cùng các tác nhân gián tiếp gây kích thích cổ họng như môi trường bụi bẩn, nhiều khói bụi, chất độc hại, nấm mốc, cơ địa dị ứng long thú, phấn hoa,...Thông thường bệnh viêm họng sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày. Tuy nhiên, một số người hiện tượng viêm họng kéo dài cả tháng, thường hay tái phát, do một số nguyên nhân như:- Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém: Lớp niêm mạc quá yếu, dễ bị tổn thương khi có tác động nhẹ như thay đổi thời tiết, khói bụi,...
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày: Những người bị trào ngược dạ dày thường hay ợ chua, buồn nôn khi đánh răng, nóng rát cổ họng, ho nhiều về đêm,... Nếu bạn bị viêm họng kéo dài không khỏi thì cần phải đi khám xem có bị trào ngược dạ dạy không. Nếu có cần kết hợp điều trị song song cả hai.
- Mắc các bệnh hô hấp khác như viêm xoang, viêm mũi, viêm phổi,...cơ thể luôn có nước mũi chảy xuống họng, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và tấn công lố niêm mạc. Trong trường hợp này, bạn nên điều trị dứt điểm các bệnh trên, thường xuyên xịt rửa khoang mũi, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Thói quen hay khạc nhổ: Khi mắc viêm họng, bạn tuyệt đối không được khạc nhổ, khi khạc các mao mạch máu trong cổ họng căng lên dễ bị rách vỡ khiến lớp niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập lần nữa. Thay vì khạc nhổ, bạn có thể súc miệng bằng nước muối loãng để giảm cảm giác đau rát, ngứa họng.
- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng chất kích thích,...
- Việc sinh hoạt không khoa học, làm việc quá sức, thường xuyên thiếu ngủ.
- Ăn uống không lành mạnh: khi bị viêm họng, bạn không nên ăn đồ ăn lạnh, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Dùng sai thuốc hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh: việc lạm dùng thuốc thường gặp hiện nay, nó có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc.
- Môi trường sống: trong quá trình điều trị viêm họng mà bạn vẫn phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá,... vùng họng luôn luôn bị kích ứng, bệnh kéo dài.
Cách điều trị và phòng tránh viêm họng kéo dài
- Điều trị triệt để các bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm tai giữa,...để tránh dịch nhày tồn tại trong khoang họng.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh, nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, vừa tốt cho cơ thể,vừa giảm tình trạng đau rát họng.
- Điều chỉnh thói quen, lối sống lành mạnh, khoa học: không hút thuốc, không uống rượu bia, ăn cay nóng, nước lạnh khi bị viêm họng.
- Tích cực tập thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, màu hè không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp, đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại tại các khu công nghiệp, hầm mỏ.
Loading...