Nạo VA cho trẻ ở đâu tốt nhất?
Chào bác sĩ:
Con trai tôi được 32 tháng, nặng 15kg. Vài tháng gần đây, cháu rất hay bị viêm họng, chảy mũi kèm sốt cao liên tục, mỗi lần bị bệnh diễn ra hàng tuần. Đêm ngủ cháu hay khó chịu bởi nghẹt mũi, ho, đờm và khó thở, hơi thở cháu có mùi hôi rất khó chịu. Tôi có đưa bé đi khám ở phòng khám, bác sĩ chuẩn đoán cháu vị viêm VA và khuyên nên cho bé đi nạo VA để tránh tình trạng bệnh tái phát. Bác sĩ cho tôi hỏi, liệu nạo VA cho trẻ ở đâu là tốt nhất và cha mẹ nên chú ý những gì khi đưa trẻ đi nạo?
Tôi xin cảm ơn!
Trả lời
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chuyên gia tư vấn website: viemduonghohap.vn. Câu hỏi của bạn được các chuyên gia về hô hấp hỗ trợ và giải đáp như sau:Viêm VA là gì?
Viêm VA là tình trạng viêm của VA do nhiễm trùng, tình trạng viêm nhiễm ở VA gây ra những biểu hiện bất thường ở bộ phận này. Khi VA bị viêm và quá phát sẽ thành khối gọi là sùi vòm họng V.A (Végétations Adenoides). Khi đó VA sẽ tăng lên về kích thước làm bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa gây ra những biến chứng về bệnh xoang, viêm tai, phế quản... ☛ Thông tin chi tiết đầy đủ có trong bài: Tổng hợp đầy đủ thông tin về viêm VA ?Lý do nên nạo viêm VA
VA chỉ có vai trò nhất định trong hàng rào miễn dịch của cơ thể, còn nhiều cơ quan quan trọng khác cùng tham gia hệ thống miễn dịch. Viêm VA tái phát nhiều lần không chỉ làm chúng mất đi vai trò miễn dịch mà thậm chí còn trở thành một ổ vi khuẩn tiềm tàng, sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn. Vì vậy, đối với một số trường hợp, việc chỉ định nạo VA là hết sức cần thiết. Phẫu thuật nạo VA sẽ được bác sĩ cân nhắc và chỉ định trong các trường hợp sau (không có giới hạn về độ tuổi):- Viêm VA tái phát nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1năm). Mỗi lần tái phát chúng kéo dài đến vài tuần khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. ( Tất nhiên việc tái phát bệnh phải qua thăm khám và xác định của bác sĩ)
- Viêm VA không thuyên giảm khi điều trị bằng thuốc, trẻ có các biến chứng như viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, ngoài ra, viêm VA còn gây viêm thanh quản và tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy thường xuyên
- Viêm VA phình quá to gây bít tắc cửa mũi sau, khiến trẻ nghẹt mũi kéo dài cản trở quá trình hít thở của trẻ, đôi khi còn xuất hiện cơn ngưng thở, điều trị viêm VA bằng nội khoa không đỡ khiến trẻ khó nuốt và khó nói. Với trường hợp này, khi bác sẽ nội soi sẽ cho kết quả viêm VA ở cấp độ 3 và 4.
Nạo viêm VA như thế nào?
Có thể thực hiện nạo viêm VA cho trẻ khi:- Trong vòng 1 tuần trước ngày phẫu thuật, trẻ không dùng một số thuốc chống viêm: ibuprofen, Indomethacin và naproxen
- Hãy thông báo cho bác sĩ những thuốc trẻ đang uống để bác sĩ
- Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Có thể cho trẻ dùng sữa trước giờ mổ 6 tiếng, nếu bé còn bú mẹ thì có thể được bú mẹ trước 4 tiếng
- Với trẻ trên 1 tuổi: Không nên cho bé ăn gì kể từ 0h ngày hẹn mổ, đặc biệt là các loại thức ăn đặc, kẹo, dịch trong suốt như sữa, nước hoa quả...
- Với những trường hợp khác: Có thể uống nước lọc khoảng 2 tiếng trước khi phẫu thuật. Nếu trẻ phải uống thuốc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thì cho trẻ uống thuốc cùng một chút nước lọc vào buổi sáng hôm phẫu thuật.
Phòng thủ thuật nạo viêm VA
Phương pháp nạo VA đã được cải tiến mang lại sự an toàn và hiệu quả cao với kỹ thuật nạo VA với trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay bằng máy cắt - hút HUMMER và dao mổ PLASMA dưới hướng dẫn nội soi. Với công nghệ Plasma giúp thời gian bình phục nhanh hơn, vết mổ mau lành hơn, bệnh nhân không chảy máu trong quá trình phẫu thuật. Hiện nay, kỹ thuật nạo VA bằng dạo mổ Plasma được coi là kỹ thuật mới, tiên tiến nhất trong lĩnh vực phẫu thuật Tai – Mũi – Họng ở trẻ em:- Ca phẫu thuật diễn ra trong thời gian khắn: 30-60 phút
- Nạo VA được thực hiện tại khu vực ngoại trú dưới gây mê (dùng thuốc làm cho bệnh nhân ngủ sâu). Chính vì vậy trẻ được
- Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một dụng cụ nhỏ vào miệng của trẻ, để đỡ cho miệng mở rộng, sau đó nạo VA bằng cách rạch một đường nhỏ hoặc đốt nóng (dùng thiết bị để đốt nóng và bít khu vực nạo VA).
- Khi thủ thuật kết thúc, trẻ sẽ được đưa vào phòng hồi sức cho tới khi trẻ tỉnh lại. Sau khi tỉnh lại, trẻ có thể có các phản ứng: Khóc, cuống quýt hay bối rối, khó chịu ở dạ dày hoặc nôn, có thể nôn ra chất dịch đặc có màu nâu nếu trẻ đã nuốt một ít máu trong và sau phẫu thuật. Những phản ứng này là hoàn toàn bình thường và sẽ hết khi thuốc mê hết tác dụng hoàn toàn.
- Khi trẻ tỉnh hoàn toàn có thể đỡ trẻ đi vê sinh.
- Bệnh nhân có thể được xuất viện về nhà trong cùng 1 ngày phẫu thuật.
- Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm đau và sưng. Thông thường trẻ sẽ được xuất viện trong ngày. Thời gian hồi phục hoàn toàn sau nạo VA thường là từ một đến hai tuần.
Địa chỉ nạo VA cho trẻ uy tín nhất
Tại Hà Nội
Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
- Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Hà Nội
- Đại chỉ: Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
- Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội
Tại TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện tai mũi họng TP. Hồ Chí Minh- Địa chỉ: Số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, TPHCM.
- Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, Tp.HCM
- Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, Tp.HCM
- Cơ sở 3: không chuyên về Tai Mũi Họng
- Địa chỉ: Số 1 – 3 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM.
Phòng khám kỹ thuật cao Phoenix - Chuyên khoa Mắt, Tai Mũi Họng
- Địa chỉ: Số 18 - 20 Phước Hưng, phường 8, Quận 5, Tp. HCM
Những lưu ý khi nạo VA cho trẻ
Chống chỉ định nạo VA trong trường hợp:- Không nạo VA với người có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển.
- Bệnh nhân đang bị viêm nhiễm cấp mũi họng.
- Chống chỉ định với những bệnh nhân mắc 1 số loại virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết...
- Bệnh nhân bị dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch,
- Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch.
Chăm sóc trẻ sau nạo viêm VA
Dinh dưỡng- Trong vòng 2 tuần sau cắt amidan, nên tránh cho trẻ dùng các thức ăn cứng có thể làm xây xước, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm: cháo, súp...
- Cho trẻ uống nhiều nước tránh mất nước, giảm đau vùng vết thương
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, dùng nước muối sinh lý làm vệ sinh mũi. Uống nhiều nước cũng làm giảm bớt triệu hơi thở có mùi.
- Trẻ đánh răng nhẹ nhàng, nhưng tránh sục họng
- Trẻ không dùng tay che miệng khi hắt hơi, không xì mũi trong vòng ít nhất 1 tuần sau nạo VA, chỉ dùng khăn chấm nước mũi nếu chảy mũi.
- Thời gian đầu khi mới phẫu thuật, cơ thể trẻ yếu và dễ nhiễm trùng vết thương. Cha mẹ không nên cho trẻ tới nơi đông người để tránh lây nhiễm bệnh.
Loading...