Sau nạo VA có bị tái phát lại không?

Chào bác sĩ, Em có vấn đề này muốn nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Bé nhà em năm nay gần 3 tuổi, bé có bị viêm VA mãn tính, rất thường xuyên tái đi tái lại. Đợt tái lại này có vẻ nặng hơn, khiến bé rất khó thở. Em đã đưa cháu lên viện tai mũi họng khám và được chỉ định nạo VA. Em đang rất lo lắng không biết nạo VA cho bé có nguy hiểm gì không? Và sau nạo VA có bị tái phát lại không? Em cần phải lưu ý gì khi chăm sóc bé sau nạo VA. Rất mong nhận phản hồi sớm từ bác sĩ.

Hồng Đào - Phú Thọ

Trả lời

Nạo VA là gì? Tại sao phải nạo VA?

VA (viết tắt của từ Végétations Adénoides) là một chổ chức gồm nhiều tế bào bạch cầu nằm ở vòm họng, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, virus hay các yếu tố gây hại khác từ bên ngoài tấn công vào cơ thể qua đường hô hấp. VA bình thường chỉ dày 4-5mm, xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng và không cản trở đường thở. VA có từ lúc trẻ mới sinh nhưng rất nhỏ và phát triển từ khi trẻ 6 tháng tuổi trở đi, phát triển mạnh nhất là từ lúc 2-5 tuổi. Đến khi trẻ 9-10 tuổi thì VA sẽ teo dần lại và biến mất khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, một số trường hợp VA bị viêm kéo dài, quá phát nên vẫn còn tồn tại đến tuổi trưởng thành.

Do nhiệm vụ của VA là nhận biết và ngăn chặn các yếu tố gây hại xâm nhập vào cơ thể bằng cách sản sinh ra các kháng nguyên nên nó cũng thường xuyên bị tấn công và là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây bệnh. Khi VA không thể chống đỡ nổi thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, ảnh hưởng đến đường thở, làm ứ đọng dịch và mủ ở mũi. Tình trạng này kéo dài gây ra nhiều hậu quả tai hại và những biến chứng nguy hiểm. Không những vậy, bản thân VA lúc đó được coi là một ổ vi khuẩn gây bệnh, không những gây nên các đợt viêm VA cấp mà còn gây viêm nhiễm các cơ quan lân cận và các biến chứng khác. Lúc này thì việc nạo VA là vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu chi tiết: Viêm VA ở trẻ và những thông tin cần biết

Nạo VA là một thủ thuật đơn giản giúp loại bỏ toàn bộ tổ chức VA mà không làm tổn thương thành của vòm mũi họng. Thủ thuật này diễn ra nhanh chóng, có thể gây mê hoặc không và trẻ sau nạo VA có thể về nhà sau 30 phút. Sau nạo trẻ vẫn có thể ăn uống bình thường và không cần kiêng nói

Nạo VA có nguy hiểm không?

Tuy chỉ là một thủ thuật đơn giản, nhưng nạo VA vẫn còn tiềm ẩn nhiều biến chứng như:
  • Bị nhiễm trùng, mất nước, đau kéo dài hoặc vết thương lâu liền
  • Biến chứng chảy máu: Cũng có một số ít trường hợp khi nạo VA người bệnh bị chảy máu nhiều, phải truyền máu
  • Trẻ có thể bị thay đổi giọng nói hoặc thoát đồ qua mũi sau khi nạo VA
  • VA sau nạo có thể phát triển lại, đặc biệt là ở trẻ nhỏ
Tuy các biến chứng này hiếm khi xảy ra nhưng bác sĩ và người nhà bệnh nhân cũng cần phải cân nhắc kỹ, so sánh giữa nguy cơ tiềm ẩn và lợi ích của việc phẫu thuật trước khi đưa ra quyết định mổ.

Sau nạo VA có bị tái phát lại không?

Nạo VA xong có bị tái phát lại không là một trong những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Câu trả lời là nạo VA xong vẫn có thể bị tái phát lại nhưng rất hiếm khi xảy ra. Do đó các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề này. Nếu bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn tốt, nạo hoàn toàn được tổ chức VA thì hiếm khi nạo VA xong bị tái phát. Tuy nhiên, nếu gặp bác sĩ tay nghề non, chuyên môn chưa sâu, nạo không hết VA thì vẫn có khả năng VA mọc lại và tái phát. Các trường hợp nạo VA xong bị tái lại tuy không nhiều nhưng các bậc phụ huynh nên lựa chọn các bệnh viện hoặc bác sĩ uy tín để thăm khám và phẫu thuật, như vậy sẽ yên tâm hơn.

Chăm sóc trẻ sau nạo VA

Để trẻ hồi phục nhanh sau khi nạo VA, các bậc cha mẹ nên quan tâm xem sau nạo VA trẻ cần kiêng gì, ăn gì và chăm sóc, nhắc nhở trẻ như thế nào,... Dưới đây là một số những lưu ý:
  • Sau nạo VA, trẻ có thể đánh răng và súc miệng, tuy nhiên tuyệt đối không được súc họng
  • Nên cho trẻ nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh những hoạt động mạnh sau khi nạo VA vì khi đó vết thương vẫn chưa lành
  • Cha mẹ nên chủ động cách ly trẻ khỏi môi trường ô nhiễm, không nên cho trẻ đến những nơi đông người trong khoảng thời gian 2 tuần sau khi nạo VA. Bởi thời điểm đó trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh khác như cảm lạnh,...
  • Nhắc trẻ không được bịt miệng khi hắt hơi trong khoảng thời gian này, đồng thời không nên xì mũi trong vòng vài tuần sau khi nạo VA
Trên đây là các giải đáp cho những thắc mắc, lo lắng mà bạn Hồng Đào đang gặp phải, với những thông tin này hi vọng bạn có thêm kiến thức để chăm sóc bé tốt hơn. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc về chứng bệnh này các bạn có thể gọi về  tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275  để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...