Hỏi: nạo VA có đau không và có nguy hiểm không?

Bé nhà mình năm nay 2 tuổi, sau nhiều lần tái phát bệnh viêm VA, cháu thường xuyên ho dai dẳng, nghẹt mũi, khó thở, khi ngủ phải dùng miệng để thở. Tôi đã đưa cháu đi khám và được chuẩn đoán là viêm VA mãn tính, bác sĩ khuyên nên thực hiện nạo VA cho cháu. Nhưng vì cháu còn ít tuổi nên tôi rất lo lắng vằ băn khoăn không biết có nên cho cháu nạo VA hay không? Thực hiện nạo VA có đau và gây nguy hiểm cho trẻ không?

(Nguyễn Thị Anh - Thái Bình)

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Không chỉ riêng bạn mà hầu hết các bậc phụ huynh có con bị bệnh viêm VA đều có chung nỗi băn khoăn, lo lắng khi được bác sĩ khuyên thực hiện phẫu thuật nạo VA cho con. Khối VA tuy là một tổ chức tốt, có chức năng miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng chúng sẽ trở nên nguy hiểm nếu việc viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Trong các trường hợp trẻ bị viêm VA mãn tính, tái phát quá 5 lần trong 1 năm, hoặc bệnh dẫn đến các biến chứng như viêm họng, viêm mũi,...gây cản trở quá trình hô hấp sẽ được các bác sĩ chỉ định nạo VA. Xem chi tiết về: Phương pháp nạo VA cho trẻ

Nạo VA có gây đau cho trẻ không?

Ngày nay với sự phát triển của nền y học nước nhà và trên thế giới có nhiều phương pháp nạo VA như: nạo bằng Moure hoặc La Force, bằng Laser, bằng thiết bị cắt hút Hummer, bằng dao Plasma,... bạn không nên quá lo lắng về việc quá trình nạo VA sẽ gây đau cho trẻ. Trong quá trình nạo, trẻ được gây tê hoặc gây mê tại chỗ nên hầu như không có cảm giác đau đớn gì. Hơn nữa thời gian thực hiện thủ thuật là rất nhanh chóng ( thường từ 30-45 phút tùy vào tình trạng). Sau khi nạo xong, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu một chút, rất ít trường hợp thấy đau nhiều hoặc khó nuốt. Từ 1-3 ngày, trẻ có thể hoạt động và ăn uống bình thường, sau 2 tuần là hoàn toàn bình phục. Ngày đầu tiên sau khi nạo, trẻ có thể bị choáng do dư âm của thuốc gây mê, kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn. Hãy cho trẻ uống nước ngay khi có thể bởi hiện tượng khô họng, mất nước kéo dài khi phẫu thuật sẽ làm tăng tình trạng đau ở trẻ. Một số trẻ chảy dãi nhiều, đau ở miệng đây là hiện tượng bình thường sau phẫu thuật, cha mẹ không cần quá lo lắng. Ngoài ra, trẻ có thể đau tai, đau cổ, mỏi vai do tư thế nằm khi nạo.

Nạo VA có nguy hiểm không?

Rất nhiều người cho rằng không nên cho trẻ nạo VA hay còn nói cách khác là động đến dao kéo, bởi luôn có suy nghĩ việc loại bỏ các mô VA sẽ khiến trẻ suy giảm hệ miễn dịch, gặp nguy hiểm, mắc nhiều bệnh hơn. Quan điểm đó hoàn toàn không đúng, ngoài khối VA thì cơ thể trẻ còn nhiều cơ quan khác có cùng chức năng như amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi, amidan vòi nhĩ và nhiều hệ thống miễn dịch khác. Thủ thuật nạo VA là một trong những kỹ thuật phổ biến và an toàn và dùng trong trường hợp có chỉ định nạo VA của bác sĩ. Trước khi thực hiện, trẻ sẽ được các bác sĩ khám và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra có đủ điều kiện để tiến hành nạo VA hay không. Một số lưu ý và xét nghiệm trẻ cần được thực hiện:
  • Ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc trước phẫu thuật 7-10 ngày, bao gồm thuốc có kê đơn và không kê đơn, các loại vitamin,...
  • Không cho trẻ ăn uống trước khi thực hiện.
  • Tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra bạch cầu, hồng cầu,...
  • Xác định các bệnh tiền sử với thuốc gây mê, gây tê để tránh hiện tượng sốc phản vệ.
  • Bệnh máu khó đông.
Tuy nhiên, thủ thuật nạo VA cũng như các ca tiểu phẫu khác có thể có rủi ro trong quá trình thực hiện và sau khi thực hiện như:
  • Hiện tượng chảy máu sau khi nạo: Đây là biến chứng thường gặp sau khi nạo VA ( lượng máu chảy tùy thuộc vào phương pháp nạo VA). Trong ngày đầu tiên sau khi nạo, các bé thường chảy máu và sau 5-7 ngày khi các lớp vẩy phủ vết thương bị bong ra.  Nếu gia đình và các bé  cần tuân thủ theo chế độ của bác sĩ. Nếu hiện tượng chảy máu nhiều và không ngừng thì cần đến ngay bệnh viện để truyền máu ( rất hiếm khi xảy ra).
  • Nhiễm trùng ở vị trí nạo: nguyên nhân có thể là do các dụng cụ ý tế chưa được vô trùng hoặc bệnh nhân không tuân theo chế độ ăn uống và kiêng của bác sĩ.
  • Thay đổi giọng nói: Một số trẻ sau khi nạo VA có thể thay đổi giọng nói do có nhiều không khí thoát ra đằng mũi. Hiện tượng này thường tạm thời và biến mất sau 4-6 tuần, rất ít trường hợp thay đổi giọng nói vĩnh viễn.
  • Để lại sẹo trong họng: sẹo do nạo VA có thể gây ra vít kín thành mũi hoặc miệng 1 phần, khối VA tái phát phải phẫu thuật lại.
  • Khô họng: Mất nước, đau họng kéo dài do trong quá trình nạo VA gây khô họng. Trẻ có sức khỏe yếu có thể dị ứng với thuốc gây mê, khiến rối loạn hô hấp hoặc gây sốc phản vệ (trong quá trình phẫu thuật).
Tuy nhiên trường hợp gặp phải rủi ro khi nạo VA là thấp bởi đây là thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện và cần thiết cho trẻ trong các trường hợp được bác sĩ chỉ định nạo VA, bạn không cần quá lo lắng. Để đảm bảo sức khỏe và tránh biến chứng sau khi nạo cho con, bạn nên lựa chọn những cơ sở địa chỉ nạo VA uy tín và bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại.

Chúc bé mau khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...