Nạo VA cho bé hết khoảng bao nhiêu tiền?

Bé nhà mình 3 tuổi đi khám phát hiện bị viêm VA và được bác sĩ khuyên nên cho vào viện nạo. Vậy xin hỏi nạo VA hết khoảng bao nhiêu tiền, gồm những chi phí gì để mình chuẩn bị trước kinh phí cho bé. Xin cảm ơn!

Trả lời

Chào chị Hoàng Anh, Câu hỏi nạo VA hết bao nhiêu tiền được rất nhiều bậc phụ huynh có bé mắc viêm VA quan tâm. Chúng tôi xin trả lời thắc mắc của chị như sau: Nạo VA là phương pháp loại bỏ toàn bộ tổ chức VA (mô bạch huyết vòm họng) ra khỏi vòm mũi họng mà không làm tổn thương đến các cơ quan bộ phận khác. Thủ thuật nạo VA không quá phức tạp có thể thực hiện dưới hình thức gây mê hoặc gây tê tại chỗ, tiến hành trong vài phút. (Xem chi tiết: Nạo VA là gì?)

Chi phí nạo VA cho trẻ

Thông thường chi phí để thực hiện một ca nạo VA bao gồm:
  • Chi phí thăm khám tai mũi họng.
  • Chi phí thực hiện các xét nghiệm bác sĩ chỉ định trước khi phẫu thuật như: xét nghiệm máu, kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, di ứng với thuốc gây tê, gây mê,...
  • Chi phí thực hiện phẫu thuật nạo VA.
  • Chi phí hồi sức sau khi nạo: thuốc men, tái khám,...
Ngoài ra chi phí phẫu thuật còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm VA, phương pháp thực hiện, địa chỉ cơ sở y tế khám chữa,... Đối với phương pháp sử dụng dao plasma chi phí dao động từ 8-12 triệu bao gồm cả chi phí khám và xét nghiệm trước khi phẫu thuật. Nạo VA có nằm trong danh mục được thanh toán bằng bảo hiểm y tế với các mức độ khác nhau tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân và tuyến viện phẫu thuật.

Trường hợp nào nên và không nên nạo VA

Nên nạo VA

Nạo VA được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám, nội soi đối với các trường hợp:
  • Trẻ bị viêm VA kéo dài, tái phát quá 5 lần trong 1 năm.
  • VA gây ra các biến chứng viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm hạch,...mà điều trị bằng nội khoa không khỏi.
  • VA quá phát, ảnh hưởng tới đường thở của trẻ.
  • Thường tiến hành nạo V.A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lý nhất là từ 18-36 tháng tuổi.
Thông thường trước khi thực hiện nạo VA, các bác sĩ sẽ khuyên gia đình loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa ra khỏi thực đơn của trẻ ít nhất 1 tháng để theo dõi tình hình. Một số trường hợp do nhạy cảm với các thành phần trong sữa gây ra tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn vùng tai mũi họng dẫn đến viêm VA kéo dài.

Chống chỉ định nạo VA

  • Chống chỉ định tuyệt đối: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu.
  • Chống chỉ định tương đối: Khi đang có viêm V.A cấp tính, khi đang có nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết...Các bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch, mắc các bệnh mạn tính: lao, giang mai, AIDS…Đang uống hay tiêm phòng dịch (chờ ít nhất 2 tuần sau uống vắc xin phòng bại liệt, 6 tháng sau tiêm phòng lao). Hay thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Nếu bé nhà chị nằm trong trường hợp nên nạo VA và được bác sĩ chỉ định nạo thì chị hãy cho bé nạo VA. Việc nạo VA trong các trường hợp nên nạo là cần thiết bởi nó có thể gây ra các biến chứng:
  • Gây cản trở việc hít thở của trẻ, trẻ thường xuyên thở bằng miệng, ngủ ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Lâu ngày tình trạng này kéo dài dẫn tới dị dạng sọ mặt, trán rô, răng mọc lệch,...việc thiếu oxi lên não thường xuyên khiến trẻ giảm sút trí tuệ, ảnh hưởng tới sự phát triển.
  • Dẫn đến viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa,...
  • Các mô VA phì địa gây tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn tới nhiễm trùng tai giữa làm giảm thính giác, gây ra nhiều vẫn đề về ngôn ngữ
Hi vọng câu trả lời trên đã giải đáp thỏa mãn thắc mắc của chị. Chúc chị và bé khỏe mạnh!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...