Thuốc tiêu đờm cho trẻ nên hay không?

Chào bác sĩ. Con gái tôi năm nay 6 tuổi, gần đây cháu túc tắc ho, ho nhiều về đêm và sáng khiến cháu rất mệt mỏi. Tôi có cho con đi khám và được bác sĩ chuẩn đoán cháu bị viêm họng. Bác sĩ cũng đã kê đơn thuốc uống và có giảm ho. Tuy nhiên tình trạng đờm kéo dài đến nay đã hơn 2 tuần mà không đỡ. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên cho cháu uống thuốc tiêu đờm không. Và thuốc tiêu đờm cho trẻ có gây tác dụng phụ gì không? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Tôi cảm ơn!

Quế Lan ( Hải Hậu- Nam Định)

 

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn vì đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi tới chuyên gia tư vấn website: viemduonghohap.vn. Câu hỏi của bạn được các chuyên gia về hô hấp hỗ trợ và giải đáp như sau:

Đờm và nguyên nhân gây ra đờm ở trẻ?

Đờm là chất nhầy được tiết ra từ hốc mũi tới phế nang và thải ra ngoài miệng.Có nhiều nguyên nhân gây ra đờm nhưng chủ yếu là nguyên nhân từ các bệnh về đường hô hấp. Trong thực tế, đờm không gây nguy hiểm nhưng chúng sẽ gây khó chịu cho người bệnh, nhất là trẻ em, tuy nhiên nếu hiện tượng đờm để quá lâu, chúng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra đờm ở cổ họng trẻ
  1. Dị ứng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đối với bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng là do dị ứng phấn hoa, khói, ô nhiễm và thậm chí cả thực phẩm. Tất cả các nguyên nhân trên đều có thể gây bài tiết nhiều chất nhầy từ các màng nhầy.
  2. Nhiễm trùng: Nhiễm trùng xoang, viêm xoang là những căn bệnh gây tăng tiết nhiều chất nhầy, thực ra đây là cơ chế kháng viêm bởi chất nhầy giúp chống vi khuẩn xâm nhập nhưng có quá nhiều đờm lại là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  3. Do virút: Nhiễm virút được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng phát sinh bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng, như: virút gây bệnh sởi, ho gà, thủy đậu và bạch cầu đơn nhân.
  4. Viêm phổi: Dù là viêm phổi nhưng cũng có nhiều loại khác nhau và tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở mỗi người bệnh cũng khác nhau. Khi bị viêm phổi, chất nhầy (đờm) sẽ ứ đọng trong phổi. Điều này làm người bệnh có thể khó thở.
  5. Viêm phế quản cấp tính: Viêm phế quản cấp tính thường phát triển sau các tình trạng nhiễm virut cấp tính, chẳng hạn sau bệnh cúm. Viêm có thể làm hẹp đường phế quản, gây khó thở. Cùng với viêm, tích tụ chất nhầy là một lý do khác khiến làm khó thở tăng lên trong viêm phế quản cấp tính.

Thuốc tiêu đờm có nên dùng cho trẻ hay không?

Thuốc tiêu đờm là gì?

Thuốc tiêu đờm và một nhóm thuốc làm tăng tiết dịch đường hô hấp bằng cách làm chất nhầy, đờm dịch ở cổ họng loãng ra hoặc tiêu đi. Nhóm thuốc tiêu đờm phổ biến gồm loại làm loãng đờm, lỏng đờm nhầy và làm tiêu đờm. Loại thuốc loảng đờm long đờm không làm cho đờm biến mất ở đường hô hấp của trẻ thì thuốc tiêu đờm có thể làm thay đổi bản chất của đờm giúp trẻ dễ lôn, trớ hoặc ho bật ra đờm.

Tác dụng của thuốc tiêu đờm

Đờm được tiết ra do bệnh lý như bị viêm nhiễm và chúng có tính chất đặc, dính bám chắc vào đường hô hấp gây ra ho dữ dội ở trẻ. Khi đờm nhầy được tiết ra quá nhiều, chúng gây ra tình trạng khó thở.
  • Sử dụng thuốc tiêu đờm chúng giúp đờm nhầy ở đường hô hấp trở lên lỏng, loãng ra và kém bám dính dễ khạc ra ngoài và dễ bị phân hủy hơn. Cho nên, chúng gián tiếp làm giảm ho, giảm khó thở, đường thở thông thoáng và em bé trở nên êm dịu hơn.
  • Thuốc tiêu đờm còn có tác dụng làm long dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản - phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ đặc quánh của đờm nhầy trong phế quản. Từ đó các chất đờm nhầy dễ dàng di chuyển và được tống ra khỏi đường hô hấp thông qua những hành động ho bật, nôn, trớ với trẻ em. Với người lớn thì dễ dàng ho khạc ra đờm

Có nên dùng thuốc tiêu đờm cho trẻ

Dù thuốc tiêu đờm có tác dụng rất tốt như đã nói ở trên, tuy nhiên không nên tùy tiện sử dụng thuốc tiêu đờm nếu không qua thăm khám và kê đơn của bác sĩ. Bởi khi sử dụng tùy tình trạng bệnh nhân mà chúng gây ra những biến chứng nhất định. Khi bé ho đờm nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng thuốc tiêu đờm cho bé. Tuy nhiên nếu dùng thuốc tiêu đờm 2-3 ngày mà bé không cải thiện được tình trạng ho đờm, bạn nên đưa bé đến khám tại những phòng khám chuyên khoa và nghe tư vấn cụ thể của bác sĩ. Chính vì vậy, phụ huynh nên chú ý với những biến chứng dưới đây khi sử dụng thuốc tiêu đờm cho bé:
  • Với những bé thuộc chứng ho khan, nếu sử dụng thuốc tiêu đờm bé sẽ càng ho dữ dội hơn. Bởi thuốc có một tác dụng phụ nhẹ đó là làm tăng thể tích dịch nhày đường thở. Khi đó, bé sẽ ho rất nhiều.
  • Với những trẻ quá bé, bé dưới 6 tháng tuổi không nên tự ý sử dụng thuốc tiêu đờm bởi nó có thể làm dịch đờm tăng thể tích quá mức, gây ra hiện tượng khó thở
  • Thuốc tiêu đờm còn có một số tác dụng phụ gây có thắt đường thở, không nên dùng cho những bé khó thở bởi chỉ làm tình trạng khó thở tăng lên nghiêm trọng.
  • Một số thuốc có tác dụng phụ gây co thắt đường thở nên nếu bé có khó thở thì càng dùng thuốc bé lại càng khó thở nghiêm trọng
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác như: dị ứng, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu.

Tác dụng phụ của thuốc tiêu đờm

  • Thuốc có thể làm lỏng chất nhầy bảo vệ dạ dày nên dễ làm loét dạ dày.
  • Thuốc long đờm có thể khởi phát cơn co thắt phế quản;
  • Tác dụng phụ khác của thuốc gồm: Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, men gan tăng nhẹ, phát ban ở da, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi nhiều,...
☛ Đọc thêm: Cách làm long đờm, tống đờm ra khỏi cổ bé!

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu đờm

Trẻ bị ho có đờm có thể được chỉ định sử dụng thuốc tiêu đờm, long đờm để giúp loãng đờm, đờm nhầy dễ thoát ra khỏi đường hô hấp. Các phụ huynh chú ý những vấn đề dưới đây để tránh khỏi những tác dụng phụ bất lợi khi sử dụng thuốc tiêu đờm cho trẻ:
  • Những trẻ bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng thuốc tiêu đờm bởi tác dụng phụ của thuốc tiêu đờm gây tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày.
  • Trẻ bị bệnh hen suyễn không nên sử dụng bởi nó có thể gây co thắt ở phế quản cho người bị hen suyễn. Nếu có co thắt phế quản, phải ngừng thuốc và khí dung salbutamol hoặc ipratropium.
  • Khi trẻ dùng thuốc tiêu đờm, phế quản của trẻ có nhiều đờm loãng mà bé giảm khả năng ho và không thể tống khứ đờm ra khỏi cổ họng, phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện thực hiện hút đờm.
  • Dùng thuốc tiêu đờm không nên dùng chung với những thuốc chống ho, giảm ho.
☛ Đọc thêm: Mách mẹ cách lựa chọn siro ho tốt nhất cho bé! Chú ý:
  • Trước khi dùng thuốc tiêu đờm nên qua sự thăm khám và kê đơm điều trị của bác sĩ
  • Thời gian sử dụng thuốc tiêu đờm không được kéo dài quá 8 - 10 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Để tốt nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, nên cho trẻ đến các cơ sở y tế, để được điều trị và được hướng dẫn vỗ rung trị đờm cho trẻ cũng như hút đờm nếu cần thiết. (Xem chi tiết trong bài: Vỗ rung cách trị đờm hiệu quả cho bé)
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những món ăn bổ sung cho bé, giúp bé long đờm, tiêu đờm và tăng sức đề kháng tốt hơn: "Ăn gì để tiêu đờm." Trên đây là những chia sẻ từ chuyên gia về vấn đề thuốc tiêu đờm có nên uống hay không. Mong rằng, những thông tin trên sẽ giúp mẹ Quế Lan có thêm thông tin cũng như lời khuyên để giải quyết tình trạng bệnh cho con mình. Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm nhanh nhất nhé. Chúc bé mau khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...