Viêm họng hạt khi mang thai xử lý bệnh thế nào?

Chào bác sĩ Tôi đang mang thai tuần thứ 22, dạo gần đây tôi bị ho rất nhiều, ho nhiều hơn về đêm và sáng sớm. Tôi có đi khám và được biết mình mắc viêm họng hạt. Tuy nhiên tôi đang mang thai, chính vì vậy, tôi không biết mắc viêm họng hạt khi mang thai thì xử lý bệnh thế nào? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Tôi xin cảm ơn.

Hoàng Linh Ngọc ( Hòa Bình)

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn vì đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi tới chuyên gia tư vấn website: viemduonghohap.vn. Câu hỏi của bạn được các chuyên gia về hô hấp hỗ trợ và giải đáp như sau:

Viêm họng hạt khi mang thai

Bệnh viêm họng hạt là một dạng viêm họng mạn tính quá phát chính, đó là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn tại vùng họng là nơi chứa rất nhiều lympho bào với nhiệm vụ diệt vi sinh vật và khi bị viêm trường diễn thì các lympho bào này phải làm việc liên tục trong một thời gian dài và ngày càng to ra, trở thành các "hạt". Nguyên nhân của bệnh viêm họng hạt chính là nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm trùng đường hô hấp và kích thích hạt lympho sưng viêm là do vi khuẩn hoặc virus.Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn , phế cầu và Hemophilus influenza,… Không chỉ vậy, với phụ nữ mang thai mắc viêm họng hạt còn do một số nguyên nhân sau:
  • Thai phụ mắc rối loạn nội tiết trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể nhạy cảm hơn với những tác nhân bên ngoài.
  • Bị trào ngược dạ dày – thực quản
  • Bà bầu thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, nấm mốc, không khí ô nhiễm,…

Triệu chứng của viêm họng hạt khi mang thai

Với phụ nữ mang thai khi mắc viêm họng hạt, thường có biểu hiện tương tự như những trường hợp khác mắc viêm họng hạt. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến như sau:
  • Ho dai dẳng, ho kéo dài tuy nhiên không có đờm nhầy.
  • Ho nhiều quá kéo theo đau nhức tai, nhức đầu.
  • Ho nhiều khiến cổ họng đau rát, khó chịu.
  • Ngạt mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng.
  • Có thể tự soi gương và nhìn thấy những đốm nhỏ màu đỏ trong họng.
  • Có thể cảm nhận những hạt vướng mắc trong họng

Viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong 3 tháng đầu khi mang thai, bà bầu dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nguyên nhân bởi nội tiết tố thay đổi khi mang thai khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Viêm họng hạt tuy hiếm khi ảnh hưởng tới thai nhi, gây dị tật ở thai nhi, nhưng nếu bệnh không được điều trị sớm, niêm mạc cổ họng có thể bị tổn thương vĩnh viễn và sẽ phát sinh những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe:
  • Áp xe cổ họng
  • Viêm xoang
  • Viêm thanh quản...
Nếu bệnh viêm họng hạt không được điều trị sẽ khiến tình trạng  các hạt lympho sưng lên, tạo thành các hạt nhỏ khu trú ở cổ họng. ➤ Xem chi tiết thông tin: Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm hay không?

Điều trị viêm họng hạt khi mang thai

Sử dụng thuốc tây

Việc sử dụng phương pháp nào để điều trị viêm họng hạt cho bà bầu, sẽ được bác sĩ thăm khám và kê đơn điều trị. Nếu áp dụng các phương pháp điều trị không thích hợp, có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh, thai phụ nên đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị bằng phương pháp thích hợp nhất:
  • Bác sĩ có thể xét nghiệm, lấy dịch họng để nuôi cấy và xác định vi khuẩn gây bệnh
  • Bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng hạt trong 7-10 ngày để ức chế hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh
  • Sử dụng nhóm beta-lactam, tuy nhiên cần được bác sĩ theo dõi sát sao về liều lượng và thời gian sử dụng.
  • Viêm họng hạt có thể gây ho kéo dài, bà bầu có thể được kê thuốc giảm ho nếu bà bầu ho quá nhiều, cơn ho gây co thắt tử cung và có nguy cơ sảy thai.
Lưu ý: Không được tự ý sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian thai kỳ. Nhóm thuốc này có thể gây quái thai, rối loạn phổi, đóng ống động mạch và làm chậm quá trình chuyển dạ.

Bài thuốc dân gian điều trị viêm họng hạt khi mang thai

Sử dụng gừng: Tác dụng của gừng: Gừng có tính ấm, giúp ôn phế, bổ phế, kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Vì vậy loại củ này từ lâu đã được sử dụng để chữa viêm họng hạt. 1. Trà gừng:
  • Gừng 1 củ rửa sạch đem dập nát cho vào nước nóng
  • Ngâm khoảng 10 phút cho hoạt chất của gừng tiết ra.
  • Thêm 1-2 thìa mật ong và nước côt chanh vào khuấy đều.
  • Uống trà gừng mỗi ngày  2 – 3 lần.
2. Gừng và mật ong:
  • Dùng gừng tươi rửa sạch để cả vỏ đập nát rồi cho vào ngâm cùng mật ong.
  • Dùng hỗn hợp gừng mật ong ngậm trong miệng, sau đó nhai và nuốt chậm rãi.
Sử dụng mật ong Tác dụng của mật ong: Mật ong có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương. Từ xa xưa, mật ong thường được sử dụng để điều trị bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm họng hạt. Các bài thuốc chưa viêm họng trong dân gian thường kết hợp mật ong với một số nguyên liệu khác nhằm tăng cường khả năng chữa viêm họng hạt như sau: 1. Quất ngâm mật ong:
  • Quất xanh hoặc quất chín vàng đem rửa sạch, cắt làm 2-4
  • Cho quất vào hũ thủy tinh và đổ thêm mật ong vào ngâm
  • Sau khoảng 1 tháng có thể sử dụng để trị viêm họng hạt.
  • Ngày chắt nước và bã quất ngậm 2 lần sẽ có tác dụng
2. Trà chanh mật ong:
  • Chanh ½ quả vắt lấy nước
  • Cho thêm 1 thìa cafe mật ong và đổ thêm nước nóng
  • Mỗi ngày uống 2 cốc vào sáng và tối trước khi đi ngủ
Sử dụng tỏi Tác dụng của tỏi: Tỏi có chứa nhiều allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm. Có tác dụng rất tốt với sức khỏe cũng như tăng sức đề kháng. Kết hợp tỏi với mật ong sẽ rất tốt cho đường họng. 1. Tỏi ngâm mật ong nguyên chất. Cách làm:
  • Lấy một vài nhánh tỏi, bóc sạch vỏ rồi đem đi đập dập.
  • Cho mật ong vào, trộn đều rồi đem đi hấp cách thủy. Khoảng 15 phút sau thì tắt bếp, chờ cho nguội bớt rồi chắt lấy nước mật ong tỏi vừa thu được để uống.
Cách dùng: Dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống khoảng 2 thìa cà phê sẽ làm giảm được các cơn ho, giúp cổ họng dịu bớt và làm cho đờm dễ bị tống ra ngoài hơn. 2. Ăn tỏi nướng điều trị viêm họng
  • Lấy khoảng 3 – 4 nhánh tỏi không cần bóc vỏ cho vào bếp và nướng cho thật cháy.
  • Bóc hết phần vỏ cháy bên ngoài, tách lấy phần bên trong.
  • Cho chúng vào chén, thêm ít nước ấm vào rồi nghiền nát tỏi ra.
  • Uống nước tỏi này sẽ giúp làm giảm các biểu hiện bệnh viêm họng như đau rát, khản cổ họng.
3. Hỗn hợp tỏi mật ong
  • Tỏi đập dập cho vào nồi
  • Cho thêm nước và mật ong
  • Đem đun hỗn hợp đến khi sánh mịn, cất tủ dùng dần
  • Dùng hỗn hợp này ngậm và nuốt từ từ.
➤ Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm họng hạt từ dân gian Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm họng hạt, ngoài việc sử dụng phương pháp tây y, hay các bài thuốc dân gian, bà bầu có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược có tính sát khuẩn, kháng viêm, nâng cao sức đề kháng để hạn chế tối đa sự xâm nhập của các tác nhân xấu gây bệnh. Mong rằng, những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin để giải quyết tình trạng bệnh của mình. Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh nhanh nhất. Chúc hai mẹ con nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...