Tại sao viêm họng uống kháng sinh không khỏi?

Chào bác sĩ, Cháu năm nay 18 tuổi và rất hay bị viêm họng, có lần chỉ vài hôm là khỏi nhưng cũng có lần kéo dài cả tuần mới khỏi. Đợt này cháu lại bị viêm họng tiếp mà kéo dài gần 2 tuần rồi chưa khỏi. Nghe mọi người bảo uống kháng sinh vào là khỏi, cháu cũng đã làm theo nhưng tình hình không thấy cải thiện. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi là sao viêm họng uống kháng sinh không khỏi và cháu phải làm thế nào để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này? Cảm ơn bác sĩ!

Trọng Huy - Hà Nam

Trả lời

Viêm họng là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Viêm họng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra quanh năm ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Đặc biệt là những người có thể trạng yếu sẽ dễ bị mắc bệnh hơn. Khi bị bệnh, người  bệnh sẽ cảm thấy cổ họng đau rát, nuốt đau kèm theo ho, sốt, chảy nước mũi, đau đầu, đau tai,... Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển sang viêm họng mãn tính và gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí là viêm cầu thận, viêm màng tim, thấp khớp,... Nguyên nhân gây viêm họng được kể đến gồm:
  • Do virus: virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,…
  • Do vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A
  • Do các yếu tố khác: môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, thời tiết thay đổi thất thường, hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bị khối u ở họng,...
Có đến 90-95% người bị viêm họng là do virus, chỉ 5% là do vi khuẩn và các yếu tố khác. Ngoài ra, rất khó để phân biệt được viêm họng là do nhiễm virus, nhiễm khuẩn hay do liên cầu khuẩn bằng cách khám thông thường vì các triệu chứng khá là tương đồng. Chính vì vậy cần cấy mẫu bệnh phẩm hoặc làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm họng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. ➤ Xem chi tiết về bệnh viêm họng tại: Viêm họng - Bệnh hô hấp nhiều người gặp phải

Tại sao viêm họng uống kháng sinh không khỏi?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn, giúp làm giảm các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Thuốc hoạt động bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của chúng. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn và không có tác dụng cho những bệnh nhiễm trùng do virus gây nên. Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh quá mức sẽ dẫn đến tình trạng thuốc ít hiệu quả hoặc không có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về sau. Như đã nói ở trên thì viêm họng có nhiều nguyên nhân gây ra và phần lớn là do virus, trong khi thuốc kháng sinh thì chỉ có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn chứ không có tác dụng với trường hợp nhiễm trùng do virus. Tuy vậy nhưng rất nhiều người lại không hiểu vấn đề, cứ nghĩ viêm họng là do nhiễm trùng nên phải dùng kháng sinh mới khỏi. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì đây có thể gọi là lạm dụng kháng sinh, sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Đặc biệt nếu trường hợp viêm họng do siêu vi mà cứ sử dụng kháng sinh điều trị sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết. Với trường hợp bị viêm họng uống kháng sinh không khỏi như của bạn Trọng Huy phía trên thì có thể là do:
  • Thứ nhất là nguyên nhân gây viêm họng của bạn không phải là do vi khuẩn nên việc uống thuốc kháng sinh không có tác dụng
  • Thứ hai nếu nguyên nhân là do vi khuẩn nhưng do trước đó bạn đã lạm dụng kháng sinh quá đà khiến lần này uống thuốc không còn tác dụng
Nguyên tắc điều trị viêm họng là phải xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh sau đó mới điều trị theo từng nguyên nhân. Việc cứ viêm họng là uống kháng sinh là hoàn toàn sai lầm, đôi khi gây nhiều bất lợi. Kháng sinh chỉ dùng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, ngoài ra thì liều lượng và thời gian sử dụng phải phù hợp với độ tuổi, tình trạng bệnh và dược động học của kháng sinh. Về nguyên tắc, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh khi có kết quả xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn hoặc có các triệu chứng kèm theo xác định được nguyên nhân là vi khuẩn như họng có mủ, hạch cổ phì đại, có giả mạc trong bạch cầu, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, họng sưng phù, loét vincent, viêm amidan,... Không nên dùng kháng sinh khi thấy các triệu chứng toàn thân cũng như tại chỗ thể hiện rõ là do virus, cảm cúm, viêm họng trong viêm mũi dị ứng thời tiết, bỏng hóa chất và các chất kích thích,... Và viêm họng do virus thường kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi, khàn tiếng,... Chính vì vậy khi thấy các dấu hiệu của viêm họng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám, làm các xét nghiệm để tìm chính xác nguyên nhân và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, như vậy bệnh không những không khỏi mà còn tồi tệ hơn.

Những hệ lụy khi lạm dụng kháng sinh để chữa viêm họng

Khi điều trị viêm họng, cần tránh lạm dụng kháng sinh vì sẽ gây nên những hệ lụy nguy hiểm như:
  • Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi thường gây nên nhiều tác dụng phụ, nhẹ có thể là tiêu chảy, nôn mửa, dị ứng,... nặng hơn có thể là sốc phản vệ, thậm chí tử vong
  • Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng lờn thuốc khiến kháng sinh không còn tác dụng trong những bệnh nhiễm khuẩn sau này. Khi đó, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ bệnh ngày một nặng và có thể tử vong vì những bệnh lý nhiễm khuẩn đơn giản do các loại thuốc kháng sinh lúc này đều không có tác dụng.
  • Rất nhiều trường hợp bị bệnh tự ý mua thuốc về điều trị (nhất là đối tượng trẻ em thường được phụ huynh mua thuốc về cho uống) mà không biết rằng nguyên tắc sử dụng kháng sinh phải phù hợp với từng bệnh lý, từng lứa tuổi, cân nặng và cơ địa của từng người. Việc chọn sai kháng sinh hoặc sử dụng không đúng liều lượng có thể làm thuốc giảm tác dụng hoặc cơ thể không đáp ứng với thuốc

Làm gì để viêm họng nhanh khỏi?

Khi thấy có các triệu chứng của viêm họng, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xét nghiệm từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị, các bạn có thể kết hợp cùng với các mẹo tự nhiên từ mật ong, gừng, tỏi,... để làm giảm các triệu chứng. Đồng thời cũng lưu ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh khỏi, hạn chế tình trạng tái phát:
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng, súc họng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch súc họng chuyên dụng
  • Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi
  • Mỗi khi ra ngoài hay đến chỗ đông người nên đeo khẩu trang
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng mỗi khi thời tiết chuyển lạnh
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh và trái cây tươi
  • Thường xuyên thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, không uống rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá,... không ăn các đồ ăn quá lạnh như kem, đá,...
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thiên nhiên giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm họng hiệu quả như Heviho. Heviho được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các thành phần từ thảo dược, trong đó có hợp chất thiên nhiên S3-Elebosin (chiết xuất từ Sâm đại hành) được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt đối với các bệnh Viêm đường hô hấp. Sử dụng Heviho sẽ giúp nhanh chóng giảm ho, đờm, cộm, vướng, đau rát họng…đồng thời giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc họng cho những ai mắc Viêm đường hô hấp như: Viêm họng cấp và mạn tính, Viêm thanh quản, Viêm amidan… Sử dụng sản phẩm thảo dược 1 Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Như vậy, Heviho vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra. Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc mà bạn Trọng Huy đang gặp phải. Hi vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở phía trên, bạn đã phần nào đó hiểu rõ hơn về chứng bệnh mà mình đang gặp phải đồng thời có giải pháp hợp lý cho bản thân. Chúc bạn sức khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...