Viêm VA sau mấy ngày thì khỏi?
Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay 4 tuổi. Cách đây 1 tuần cháu chảy mũi, sụt sịt kèm theo ho sốt. Ban đêm cháu nghẹt mũi và khó thở. Tôi có cho cháu đi khám tại phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng thì được bác sĩ chuẩn đoán cháu bị viêm VA. Mặc dù tôi đã tuân thủ điều trị cho cháu theo sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ nhưng nhận thấy bệnh của con chỉ có dấu hiệu thuyên giảm chứ không hề khỏi hẳn. Chính vì vậy tôi rất lo lắng sợ bệnh cháu tái phát. Bác sĩ cho tôi hỏi mắc viêm VA thì sau bao lâu thì khỏi hẳn? Cần chăm sóc bé như thế nào để bé nhanh khỏi bệnh? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.
Tôi xin cảm ơn!
Nguyễn Trúc Linh (Thanh xuân- Hà Nội)
Trả lời
Chào bạn! Đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn bạn vì đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi tới chuyên gia tư vấn website: viemduonghohap.vn. Câu hỏi của bạn được các chuyên gia về hô hấp hỗ trợ và giải đáp như sau:Bệnh viêm VA thường gặp ở trẻ nhỏ
Hiểu về viêm VA
VA là Viết tắt của từ Végétation Adenoide trước đây được dịch là sùi vòm họng. Đây là một khối mô lympho xuất hiện rất sớm ở vòm mũi họng khi bào thai người được khoảng 16 tuần. Trẻ mới sinh, VA có độ dày khoảng 2mm, nằm ở thành sau trên của vòm, không có vỏ bao và giới hạn rõ rệt, phía trước có thể lan tới cửa mũi sau, phía bên có thể lan tới lỗ vòi Eustache, phía dưới có thể lan tới thành sau họng miệng. VA teo dần khi trẻ hơn 7 tuổi rồi biến mất gần như hoàn toàn khi đến tuổi dậy thì. Viêm VA là tình trạng viêm của VA do nhiễm trùng, tình trạng viêm nhiễm ở VA gây ra những biểu hiện bất thường ở bộ phận này. Khi VA bị viêm và quá phát sẽ thành khối gọi là sùi vòm họng V.A (Végétations Adenoides). Khi đó VA sẽ tăng lên về kích thước làm bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa gây ra những biến chứng về bệnh xoang, viêm tai, phế quản... ☛ Tham khảo chi tiết đầy đủ có trong bài: Tổng hợp đầy đủ thông tin về viêm VA ?Triệu chứng viêm VA ở trẻ
Viêm VA được phân thành 2 dạng: Viêm VA mãn tính và viêm VA cấp tính. Chính vì vậy triệu chứng của viêm VA được chia thành 2 loại như sau: Triệu chứng viêm VA cấp tính:- Trẻ sốt đột ngột 39-40 độ hoặc có trường hợp khởi phát bệnh nhưng không sốt
- Trẻ ngạt mũi, khó thở, khi ngủ thở bằng miệng, thở khụt khịt và nói giọng mũi.
- Trẻ chảy nước mũi ngoài hoặc chảy nước mũi trong, nước mũi ban đầu trong sau chuyển sang nước mũi đục. Nếu VA càng sưng to thì nghạt mũi và chảy mũi càng tăng. Viêm VA phát triển lâu ngày thường dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước màu vàng hoặc xanh.
- Dấu hiệu ho sẽ xuất hiện đến ngày thứ 2-3 sau khi chảy mũi và khởi phát bệnh. Bởi vì trẻ ho do thở bằng miệng, do dịch chảy xuống từ vòm mũi họng, gây viêm họng.
- Trẻ lười ăn, quấy khóc bởi mệt mỏi và sốt, có thể trẻ kèm theo triệu chứng nôn trớ, tiêu chảy.
- Trẻ chảy nước mũi trong hoặc nhày, cũng có thể chảy nước mũi mủ (bội nhiễm). Chảy mũi thường kéo dài.
- Ngạt mũi: Ngạt mũi có nhiều mức độ, nếu ít thì chỉ ngạt về đêm, nhiều thì ngạt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn. Trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi.
Viêm VA sau mấy ngày thì khỏi
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, sức đề kháng của mỗi người khác nhau và đặc biệt là mức độ phát triển bệnh lý khác nhau mà chúng ta có thể dự đoán được bệnh viêm VA kéo dài sau bao lâu thì khỏi. Cụ thể như: Nếu bệnh viêm VA mới khởi phát. Trường hợp bệnh viêm VA vừa mới khởi phát, cha mẹ phát hiện bệnh của trẻ sớm qua các dấu hiệu như băt sđầu sốt, ngạt mũi, chảy mũi. Phụ huynh cho trẻ thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh sẽ khỏi trong thời gian ngắn. Ngoài ra, việc cha mẹ có thói quen chăm sóc, giúp trẻ có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì bệnh viêm VA có thể khỏi chỉ trong 5-7 ngày. Khi viêm VA mới khởi phát, có thể trẻ chỉ cần tuân theo:- Bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng bằng thực phẩm
- Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%,
- Hút đờm mũi sạch, giữ vệ sinh và tránh cho trẻ gặp lạnh
- Thuốc kháng viêm, kháng dị ứng
- Hạ sốt
- Giảm đau...
- Và tất nhiêm trẻ cũng cần cha mẹ có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn từ chế độ ăn uống để trẻ có sức khỏe và nhanh khỏi bệnh
Làm gì để bệnh viêm VA nhanh khỏi?
Ngoài những phương pháp điều trị viêm VA cho trẻ, phụ huynh cũng nên chú ý những phương pháp chăm sóc trẻ để bệnh viêm VA dễ khỏi hơn, giúp trẻ đỡ khó chịu và mệt mỏi bởi dấu hiệu của bệnh. Đồng thời tránh những biến chứng của viêm VA gây nên như: Dinh dưỡng- Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất sắt, chất đạm, protein, kali, chất kẽm có trong thịt, cá, trứng, sữa. Bổ sung đa dạng các loại vitamin có trong rau củ quả và nước ép trái cây để làm mát cổ họng, làm tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, khả năng chống và kháng bệnh viêm amidan cũng được nâng cao.
- Trẻ mắc viêm VA nên ăn những dạng thức ăn dạng lỏng, có nước để hỗ trợ quá trình nhai và nuốt trở nên dễ dàng hơn, để họng bớt đau buốt khi nuốt thức ăn.
- Cho trẻ uống nhều nước ấm mỗi ngày để giúp làm ấm vùng cổ họng, đồng thời hỗ trợ người bệnh làm giảm cảm giác đau rát vùng cổ họng, giảm nhanh triệu chứng sưng to và ửng đỏ tại vị trí bị viêm.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng 2 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng sẽ nâng cao tính làm sạch, kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại một cách mạnh mẽ.
- Vệ sinh môi trường nhà ở thật tốt, tránh bụi, khói, ẩm ướt.
- Khi cho trẻ ra ngoài đường cần đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn
Loading...