Tổng hợp các loại thuốc điều trị viêm đau họng

Khi mắc viêm họng, người bệnh thường lựa chọn phương pháp uống thuốc để giảm nhanh triệu chứng, điều trị bệnh nhanh. Một số người bệnh còn tự ý đi mua thuốc không cần bác sĩ kê đơn, đây là tình trạng không hiếm gặp ở người Việt Nam. Điều trị bệnh khi phát hiện là việc làm đúng nhưng tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc không theo hướng dẫn là một điều sai lầm. Bài viết dưới đây không chỉ liệt kê các loại thuốc đặc trị viêm đau họng thường được bác sĩ kê đơn mà còn giải thích rõ việc khi nào sử dụng thuốc trong điều trị viêm họng!

Nguyên nhân gây viêm họng

Thuốc đặc trị viêm họng

Viêm họng là bệnh hô hấp có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Các triệu chứng đi kèm theo bệnh thường là đau rát, ngứa ngáy trong cổ họng, nước mũi chảy nhiều, nghẹt mũi, đau đầu, ù tai, sốt cao, ho khan hoặc ho có đờm,…Một số trường hợp còn xuất hiện hạch trắng ở vùng cổ. Các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là ho gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu ho lâu ngày không được điều trị sẽ chuyển sang dạng mãn tính, gây tổn thương nghiêm trọng cho vùng cổ họng. (Tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh qua bài viết: Thông tin về bênh viêm họng từ A->Z)

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng có thể là:

  • Nhiễm virus chiếm đến 80% trong đó đặc biệt là các virus cảm cúm, cảm lạnh, sởi, ho gà….
  • Nhiễm virus tỷ lệ chiếm khoảng 10% chủ yếu do vi khuẩn liên cầu streptococcus nhóm A gây ra
  • Cơ địa bị dị ứng với phấn hoa, lông thú, nấm mốc,…gây kích ứng cổ họng.
  • Thời tiết thay đổi gây kích thích họng.
  • Mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản khiến axit trong dạ dầy trào lên thực quản và miệng, đốt cháy thực quản và cổ hỏng gây tổn thương lớp niêm mạc, dẫn tới viêm họng.

➤ Chi tiết trong bài: Tổng hợp nguyên nhân viêm họng

Các loại thuốc trị viêm họng thường được bác sĩ kê đơn

Thuốc kháng sinh đặc trị viêm họng

Nếu đi khám, xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh dương tính với vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn Streptococcus thì bạn cần nghiêm túc sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, ngăn ngừa sự nhiễm trùng bội gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim,…

Một số loại thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ kê đơn bạn có thể tham khảo:

Thuốc kháng sinh Penicillin V

Thuốc kháng sinh đặc trị viêm họng 1

Tác dụng: diệt khuẩn gây viêm họng, điều trị các loại nhiễm trùng khác nhau bao gồm cả nhiễm trùng liên cầu và tụ cầu, giảm các triệu chứng của bệnh. Ngăn ngừa nhiễm trùng van tim do biến chứng.

Liều dùng (tham khảo): Bạn có thể dùng penicillin ở dạng chai uống hoặc viên nén, dùng riêng hoặc kèm với thức ăn. Nhưng thuốc hấp thụ tốt nhất khi đói, nên uống 1 giờ trước khi ăn và sau khi ăn 2 giờ. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh.

Liều cho người lớn:

  • Do nhiễm trùng Streptococcus thì dùng 125-250mg, mỗi bữa cách nhau từ 6-8 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Nhiễm trùng do phế cầu khuẩn dùng 250-500mg uống cách nhau 6 giờ.

Với trẻ em từ 12-17 tuổi, liều dùng như người lớn, còn trẻ nhỏ từ 0-11 tuổi hiện chưa có liều dùng chỉ định của bác sĩ.

Một số tác dụng phụ khi dùng penicillin:

  • Nôn nửa, buồn nôn, dạ dày khó chịu, lưỡi đen, mọc lông
  • Dị ứng phát ban, mụn nước hoặc không có nước.
  • Đau bụng, tiêu chảy,…

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Amoxicillin có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, dùng để điều trị chứng nhiễm khuẩn. Thuốc cùng nhóm với Penicillin được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong penicillin.

Thuốc có dạng chai uống, viên ném. Liều lượng thuốc khi dùng cần theo sự chỉ định của bác sĩ và phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Thuốc phát huy tác dụng sau khi uống 1-2 giờ nhưng phải mất 24-72 giờ để giảm các triệu chứng của bệnh.

Khi dùng thuốc thường kèm theo một số triệu chứng như xuất hiện các nốt lở loét trong miệng, nổi mẩn, phát ban, da vàng hoặc tái, … nặng hơn là buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy.

Ngoài ra còn một số loại thuốc kháng sinh khác như: Amoxillin-clavulanate, Erythromycin, roxithromycin, histamin, corticoid, cephalosporin, macrolid và clindamycine…

Tuy nhiên nếu nguyên nhân viêm họng do virus, thuốc kháng sinh không hề có tác dụng việc uống thuốc không những không chữa khỏi bệnh mà còn để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra uống thuốc kháng sinh sai cách sẽ khiến vi khuẩn có sức đề kháng với kháng sinh, khiến cho kháng sinh không còn tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nữa hay còn gọi là nhờn thuốc bệnh sẽ rất khó điều trị. Chính vì vậy tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng viêm trị viêm họng

Một số loại thuốc kháng viêm được sử dụng để điều trị viêm đau họng như:

Nhóm thuốc kháng viêm NSAIDs

Thuốc kháng viêm trị viêm họng 1

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có tác dụng làm giảm đau, chống viêm, giảm nhanh các triệu chứng viêm đau họng. Loại thuốc này chống viêm thông qua việc ức chế enzyme Cyclooxygenase (COX), khi đó ức chế sinh tổng hợp các Prostaglandin, Kinin – chất trung gian gây phản ứng viêm. Một số loại thuốc không steroid được sử dụng phổ biến như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,…

Trong quá trình sử dụng nhóm thuốc kháng viêm này, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn như: loét dạ dày, viêm thận kẽ, suy thận, xuất huyết tiêu hoá,…

Nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid

Đây là nhóm thuốc chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch được chỉ định sử dụng để làm giảm triệu chứng viêm của bệnh viêm đau họng. Ngoài ra nhóm thuốc cũng được dùng khi mắc các bệnh lý như viêm khớp, hen suyễn, lupus ban đỏ,… Một số loại thuốc thuốc nhóm kháng viêm Corticosteroid như Dexamethasone, Prednisolone, Betamethasone…

  • Dexamethasone: Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng sưng viêm và dị ứng của viêm họng. Thuốc còn được dùng để điều trong các trường hợp mắc các bệnh lý về đường hô hấp, dị ứng, rối loạn hệ miễn dịch, bệnh tiêu hoá,… Tuy nhiên người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như: đau dạ dày, buồn nôn, choáng váng, đau đầu, nổi mụn, vã mồ hôi, khó thở,…
  • Prednisolone: Thuốc có tác dụng làm giảm sưng, giảm viêm, giảm dị ứng,… Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp, các trường hợp liên quan về đường hô hấp, viêm đại tràng, viêm giác mạc. Thông thường, thuốc không gây tác dụng phụ trong khoảng thời gian sử dụng. Thế nhưng nếu sử dụng sai liều lượng, người bệnh có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, nấm miệng,…

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt 1

Đây là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng do viêm họng gây ra. Loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng là Paracetamol và Aspirin.

Aspirin

Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, làm giảm các triệu chứng đau rát họng do viêm họng gây ra. Sử dụng Aspirin thường không gây tác dụng phụ nếu sử dụng liều thấp và ngắn ngày. Thế nhưng khi sử dụng trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ như phát ban, khó thở, nổi mẩn,…

Paracetamol

Thuốc được sử dụng để giảm đau, hạ sốt và điều trị triệu chứng đau họng. Tuy nhiên khác với Aspirin, loại này không chống viêm. Liều dùng tối đa của Paracetamol là 1g/ lần và không quá 4g/ ngày đối với người lớn. Trường hợp sử dụng thuốc quá liều sẽ gây tổn nghiêm trọng ở gan. Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh không nên sử dụng rượu bia bởi có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan lên nhiều lần.

Thuốc trị ho

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể cho sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm ho, ức chế trung tâm gây ho như codein, pholcodin, dextromehorphan.

Trong đó codein và pholcodin có tác dụng gây nghiện, giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hâp, còn dextromehorphan không nghiện và không có tác dụng giảm đau. Các loại thuốc trị ho chứa codein chỉ dùng cho người lớn, không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Chỉ dùng trong trường hợp ho không có đườm, không dùng khi ho có đờm, người suy hô hấp, hen suyễn, phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc long đờm

Các loại thuốc long đờm chứa hoạt chất như guaifenisin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natribenzoat, terpin,…có tác dụng làm loãng đờm do làm tăng sự tiết dịch, do đó tăng thể tích, khối lượng đờm, làm cho đờm loãng ra, dễ dàng đưa ra ngoài.

Các loại thuốc làm tiêu đờm, tiêu chất nhầy, chúng tác dụng trực tiếp lên đờm, làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm, giảm độ đặc quánh của đờm: chứa các hoạt chất acetylcystein, ambroxol, brohexin, carbocystein,…

Do tính chất làm lỏng chất dịch nhày nên khi sử dụng thuốc long đờm dễ làm loét dạ dày nên không sử dụng cho người viêm loét dạy dày và tá tràng. Bên cạnh đó thuốc có thể gây một số tác dụng kèm theo như rối loạn tiêu hóa, men gan tăng nhẹ, phát ban, mụn nhọt.

Thuốc súc họng

Sử dụng thuốc súc họng có tác dụng làm sạch và giúp thay đổi độ pH môi trường để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Thông thường, trong thuốc súc họng có các thành phần sát khuẩn như Menthol, Xylitol, Acid Bori, tinh dầu bạc hà,…

Người bệnh sử dụng thuốc súc họng sau khi đánh răng xong, mỗi ngày súc khoảng 1 – 3 lần để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, thuốc súc họng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát bán, ngứa họng, rộp môi hoặc nặng hơn sẽ là sốc phản vệ hoặc tử vong. Vì thế khi sử dụng, người bệnh nên lựa chọn cẩn thận các loại thuốc súc họng trên thị trường hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị viêm họng, có thể áp dụng các cách dân gian như mật ong, ngậm chanh muối,… Hoặc tham khảo bài viết: Bài thuốc Đông y chữa viêm họng

Tác dụng ngược khi dùng thuốc không đúng cách

Tự ý mua thuốc sử dụng hoặc sử dụng không tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Tác dụng phụ của thuốc: dị ứng thuốc, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn…
  • Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh: lạm dụng sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, khi đó vi khuẩn sẽ quen dần với các loại thuốc kháng sinh làm cho chúng có khả năng đề kháng với các loại kháng sinh này và thuốc kháng sinh sẽ không còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nữa. Những vi khuẩn này không bị tiêu diệt ngày càng lan rộng khiến việc điều trị ngày càng khó khăn hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể ảnh hưởng tới nhóm vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa mà những vi khuẩn có hại lại không bị tiêu diệt mấy phát triển mạnh mẽ, tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột gây ra bệnh viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết trong ruột….
  • Giảm sức đề kháng của cơ thể: uống thuốc không đúng cách sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm, hệ miễn dịch giảm theo
  • Ảnh hưởng tới thai nhi: phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc vì có thể khiến cho thai nhi: bị dị tật bẩm sinh về tim mạch, hệ thần kinh, đầu, chi, hệ thống xương, cơ,…

Vậy khi nào nên sử dụng thuốc điều trị viêm đau họng

Câu trả lời chính là khi bác sĩ chỉ định kê đơn cụ thể:

  • Với thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp do vi khuẩn gây ra đặc biệt là do liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A để giảm nhanh các triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng viêm thận, thấp tim.
  • Các loại thuốc trị ho, long đờm, giảm đau… tùy theo tình trạng người bệnh mà bác sĩ chỉ định kê đơn.

Khi đã được bác sĩ chỉ định, kê đơn thuốc người bệnh cần tuân thủ:

  • Dùng đúng liều và đúng thời gian như đơn kê của bác sĩ. Tuyệt đối không ngừng kháng sinh sớm hoặc không đủ liều có thể gây ra đề kháng kháng sinh, bệnh dễ tái phát lại và nghiêm trọng hơn so với ban đầu.
  • Có chế độ ăn nghỉ hợp lý, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, dinh dưỡng đầy đủ, tránh khói thuốc lá, tránh bụi và ô nhiễm, dùng nước muối xịt rửa mũi để giảm nhẹ triệu chứng, dùng nước súc miệng..

Lựa chọn Heviho là giải pháp an toàn hiệu quả

Lựa chọn Heviho là giải pháp an toàn hiệu quả 1

Heviho  là sản phẩm được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chứa thành phần S3-Elebosin (thành phần trong Sâm đại hành) là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus mà không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng.

Sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng sau 3-5 ngày, sản phẩm có cả dạng viêm cho người lớn và siro thơm ngon cho trẻ. Bạn có thể tham khảo về sản phẩm qua bài viết: “Heviho – giải pháp mới cho tình trạng viêm họng cấp và mãn tính!

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình điều trị viêm họng! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...