Làm gì khi gặp tình trạng hậu covid đau họng?
Nhiều khảo sát cho thấy, sau khi đã khỏi Covid – 19, người bệnh vẫn có thể mắc các triệu chứng hậu Covid như đau họng. Điều này khiến người bệnh có cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp cải thiện tình trạng đau họng hậu Covid hiệu quả nhé!
Mục lục
Nguyên nhân nào gây đau họng hậu Covid?
Theo thống kê, có đến hơn 30% người sau khi đã khỏi bệnh mắc các triệu chứng hậu Covid-19 như: tức ngực, đau đầu, mất vị giác, ho và đặc biệt là triệu chứng đau họng. Đau họng hậu Covid là tình trạng niêm mạc họng bị sưng viêm, đau rát và buốt mặc dù đã khỏi bệnh.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân hậu Covid đau họng là do sự tấn công của virus SARS-CoV-2 khiến cho niêm mạc hầu họng bị tổn thương nặng và chưa kịp hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cơ thể nhạy cảm kết hợp cùng với các tác nhân gây hại khác như khói bụi, ô nhiễm không khí, thời tiết lạnh hay virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp thông thường sẽ khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn và lâu hồi phục.
Hậu Covid đau họng kéo dài bao lâu thì hết?
Tùy thuộc vào sức đề kháng của người bệnh, phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt mà tình trạng đau họng hậu covid có thể kéo dài hoặc không.
Tình trạng này chỉ kéo dài từ 5-7 ngày đối với những người bệnh có nền tảng sức đề kháng tốt khi kết hợp các phương pháp điều trị hiệu quả và có sự chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, đối với những người yếu hơn, tình trạng này có thể mãi không khỏi trong nhiều ngày, nguy hiểm hơn là kéo theo nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe người bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [Giải đáp:] Đau họng covid bao lâu hết?
Khi nào người bệnh đau họng hậu Covid cần đi thăm khám?
Đa phần, tình trạng đau họng hậu Covid chỉ kéo dài từ 5-7 ngày và nhanh chóng kết thúc ngay sau đó, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu đau họng mãi không khỏi và đi kèm một số biểu hiện bất thường, bạn cần đi thăm khám ngay để không gặp những biến chứng nguy hiểm. Một số triệu chứng đi kèm với viêm họng hậu Covid bạn cần lưu ý như:
- Đau họng không có dấu hiệu cải thiện
- Bị sốt cao và không hạ sốt được
- Đau họng gây vướng và khó nuốt thức ăn.
- Gặp vấn đề về đường hô hấp, khó thở, thở mệt, tức ngực
- Đau họng đi kèm đau tai, đau các khớp, cứng cổ.
- Đau họng ho ra đờm lẫn máu, nước bọt có màu hồng.
Ngoài các triệu chứng trên, đau họng còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh sau này. Vậy nên, bạn không nên chủ quan mà phải đến ngay các cơ sở y tế để được tiến hành điều trị kịp thời.
Các biện pháp giảm hậu Covid đau họng
Áp dụng một số mẹo làm dịu họng tại nhà
Súc miệng bằng nước muối
Người bị đau họng hậu covid súc họng bằng nước muối 3-4 lần/ngày sẽ giảm sưng họng, diệt khuẩn, tiêu đờm và giảm đau rát. Bạn nên sử dụng 1 ly nước ấm cùng với nửa thìa muối ăn, khi súc ngửa cổ ra sau và súc cả khoang họng để nhanh chóng cải thiện được sức khỏe.
Sử dụng giấm táo
Giấm táo là một chất kháng khuẩn tự nhiên do thành phần có chứa hàm lượng axit cao. Khi bị đau họng, người bệnh nên hòa tan 1-2 muỗng giấm táo vào ly nước ấm cùng một chút mật ong để làm dịu cơn đau và ngứa họng.
Áp dụng mẹo giảm đau họng từ dân gian
Sử dụng lá tía tô
Trong tía tô có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe người bệnh như protein, hạt chứa nước, tinh dầu, khoáng chất,…Kết hợp cùng với vị hơi cay và tính ẩm mang lại hiệu quả trong việc kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về tai mũi họng. Bạn có thể nấu cháo cùng với tía tô, vừa giúp điều trị, vừa mang lại cảm giác dễ chịu khi ăn cho người bệnh bị đau họng hậu covid-19 theo các bước như sau:
- Rửa sạch tía tô và thái nhỏ
- Đun nhỏ lửa để nấu nhừ gạo thành cháo trắng và nêm gia vị vừa ăn.
- Thêm tía tô và hành vào bát. Sử dụng ngay khi còn nóng để có tác dụng trị bệnh.
Sử dụng trà bạc hà
Đây là một phương pháp giảm đau họng hậu covid đơn giản và hiệu quả. Tinh dầu menthol có trong bạc hà sẽ làm mát niêm mạc họng, từ đó làm dịu đi cảm giác ngứa ngáy và đau rát. Ngoài ra, loại thảo dược này còn chứa axit rosmarinic tác dụng chống dị ứng và ngăn ngừa tình trạng phế quản co thắt quá mức. Cách pha trà bạc hà tại nhà như sau:
- Chuẩn bị một ít lá bạc hà tươi, rửa sạch và vò nhẹ.
- Cho bạc hà vào ấm cùng với 250-300ml nước sôi để hãm
- Đợi từ 10-15 phút và sử dụng khi trà còn ấm. Thêm đường phèn nếu bạn muốn tăng hương vị
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp người bệnh đau họng hậu covid cảm thấy thư giãn và dễ chịu.
Sử dụng tắc chưng đường phèn
Tắc có vị chua nhẹ, tính ấm, được sử dụng để giải cảm, nhuận phế, giảm ho có đờm và khàn tiếng. Bên cạnh đó, thành phần có chứa vitamin C còn hỗ trợ tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh, nâng cao thể trạng người bệnh. Khi kết hợp với đường phèn có thể giảm cảm giác đau hay ngứa rát ở cổ họng và cải thiện tình trạng ho. Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 3-5 quả tắc và đường phèn.
- Cắt đôi quả tắc và cho vào bát.
- Nghiền đường phèn và cho vào cùng tắc, hấp cách thủy khoảng 15-20 phút.
- Để nguội, ăn cả nước và cái để giảm đau họng và tiêu đờm
- Thực hiện hàng ngày để bệnh được cải thiện.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp cách giảm đau họng khi bị covid cực đơn giản
Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt
Khi bị đau họng hậu Covid, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Về chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời không tạo cảm giác đau đớn khi ăn là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu:
- Uống đầy đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ làm loãng dịch tiết ở đường hô hấp, ngăn ngừa biến chứng viêm phổi. Bạn nên sử dụng nước ấm, có thể kết hợp cùng với chanh và mật ong để sát khuẩn cổ họng.
- Cân nhắc bổ sung nước điện giải bằng viên pha nước bù điện giải hoặc oresol
- Có thể uống hoa quả hoặc nước dừa để cung cấp khoáng chất cơ thể, thúc đẩy quá trình phục hồi.
- Tăng cường hấp thụ các loại khoáng chất, vitamin A, C, D, E có trong hoa quả đa sắc màu và rau xanh
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt, kẽm, selen, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, làm lành niêm mạc bị tổn thương và kích thích vị giác cho người bệnh.
- Bổ sung chất béo lành mạnh từ các loại hạt chứa EPA và DHA (giàu omega-3) và cá để nâng cao sức khỏe.
- Tích cực cung cấp protein bằng thịt gà, cá, trứng, sữa, các loại hạt,.. giúp duy trì các chức năng của hệ thống miễn dịch và chức năng trao đổi chất. Đồng thời, ngăn ngừa mất cơ, đảm bảo cho người bệnh không cảm thấy mệt mỏi.
- Ưu tiên sử dụng các món ăn dễ nuốt, mềm, lỏng như bún, phở, súp, choáng loãng để không làm tổn thương niêm mạc họng. Nên kết hợp sử dụng với các loại gia vị có tính ấm như tía tô, tỏi, hành tây để không bị ho.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày nếu người bệnh cảm thấy mệt mỏi và chán ăn
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý kiêng sử dụng những loại thức ăn sau để vòm họng không bị kích ứng và tổn thương thêm như:
- Đồ cay nóng: Bạn nên tránh nêm các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu vì chúng sẽ làm cổ họng bị kích ứng, tạo ổ viêm, gây ửng đỏ và đau rát. Đặc biệt, chúng còn làm tăng tiết dịch đờm nhầy ở cổ họng, khiến người bệnh ho và nôn nhiều.
- Đồ ăn lạnh: Các đồ ăn lạnh như kem. nước đá, sinh tố đá xay,… cần hạn chế trong thực đơn ăn uống. Bởi nó sẽ khiến vùng họng bị đau rát và sưng tấy.
- Đồ nhiều dầu mỡ: Vòm họng có thể bị kích ứng, khiến người bệnh ho nhiều hơn và cản trở do lượng dầu mỡ có trong thức ăn bám vào. Ngoài ra, nếu bạn đang bị đau họng hậu covid đi kèm với đờm thì lượng đờm sẽ trở nên đặc và xuất hiện nhiều hơn, kéo dài thời gian nhiễm bệnh.
- Đồ ăn thô cứng: Một số món ăn thô cứng, khó nuốt như bánh mì, bánh quy, ngũ cốc,.. sẽ bám dính vào cổ họng, làm cổ họng bị khô rát và ngứa ngáy. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào và phát triển mạnh hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp khác.
- Đồ uống có gas và chứa cồn: Bạn tuyệt đối không nên sử dụng những loại thức uống này khi bị đau họng hậu covid, đặc biệt là đau họng có đờm bởi lượng cồn trong đó làm khô rát cổ nghiêm trọng và hình thành các ổ viêm.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đau họng Covid nên uống gì để giảm đau rát, làm dịu họng?
Về chế độ sinh hoạt
- Dành thời gian thư giãn và ngủ đủ giấc: Bạn nên chú ý sinh hoạt, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để đầu óc làm việc quá căng thẳng. Ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ngày sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bạn có đủ thời gian để phục hồi.
- Tranh thủ phơi nắng để cơ thể có thể hấp thụ vitamin D: Ánh sáng mặt trời sẽ cung cấp vitamin D, có tác dụng nâng cao sức khỏe phổi và tăng cường hệ miễn dịch ở người bệnh. Bạn nên dành ra 15-20 phút mỗi ngày để phơi nắng, tốt nhất là ánh nắng vào sáng sớm.
- Nên xông mũi họng 2-3 lần mỗi ngày bằng các loại thảo dược như bạc hà, chanh, sả, bưởi hoặc gừng tươi,… để cổ họng của bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Súc họng thường xuyên, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để các vi khuẩn có hại không thể phát triển và gây bệnh.
- Luôn quàng khăn ấm, mặc áo cao cổ và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để cổ họng được giữ ấm.
- Đi bộ kèm hít thở sâu khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp hoạt động hô hấp và trao đổi oxy hiệu quả hơn, làm thông thoáng đường thở và khiến cho cơ thể bớt mệt mỏi.
Sử dụng thuốc Tây y
Ngoài các cách trên, trong trường hợp đau họng nhiều và nghiêm trọng, bạn có thể đi thăm khám để được kê đơn một số thuốc Tây y như:
Thuốc chống viêm: Có tác dụng ngăn cản phản ứng viêm, giảm sưng đau, nóng rát, tấy đỏ và giảm tiết đờm nhầy ở niêm mạc do COVID-19 gây nên. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể dùng các loại thuốc NSAID như: ibuprofene, diclophenac,…Nếu nặng hơn thì phải sử dụng các nhóm thuốc corticosteroid như dethamethason hoặc prednisolon theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc xịt sát khuẩn họng: Chứa các thành phần giảm viêm và đau như: β-glycyrrhetinic acid , dequalinium chloride, tyrothricin, hydrocortisone acetate, lidocaine HCl có thể làm dịu cổ họng và giảm đau tức thì.
Thuốc súc họng: Đây là loại thuốc được lựa chọn nhiều để điều trị đau họng trong và hậu covid. Các hoạt chất có tác dụng điều trị tại chỗ làm giảm viêm, sát khuẩn và mềm niêm mạc họng thường gặp là: Chlohexidin, povidone-iodine, fluoride, biotene, cồn, các tinh dầu như thymol, eucalyptol, menthol và methyl salicylate,…
Thuốc kháng sinh: Người bệnh bị đau họng do vi khuẩn nên sử dụng loại thuốc này để có thể điều trị một cách hiệu quả. Nhờ cơ chế ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, các loại thuốc như amoxicillin, penicillin, roxithromycin hoặc erythromycin, … sẽ giúp giảm ho và hạn chế được các biến chứng. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị trong trường hợp đau họng do virus gây ra.
Viêm ngậm giảm đau: Làm giảm tình trạng đau rát cổ họng và trị nhiễm khuẩn miệng, thường chứa các thành phần như amylmetacresol và Dichlorobenzyl Alcohol.
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Các loại thuốc như aspirin hay paracetamol hỗ trợ giảm triệu chứng đau họng, khó nuốt, sốt cao ở người bệnh bị đau họng hậu Covid.
☛ Tham khảo tại: Đau họng Covid kéo dài – Giải pháp cho F0?
Heviho – giải pháp giảm hậu Covid đau họng từ Viện Hàn lâm
Heviho là giải pháp tối ưu được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị đi đầu cả nước về nghiên cứu khoa học và sản xuất bởi Công ty cổ phần Công nghệ cao Thái Minh.
Đây là một một sản phẩm an toàn, lành tính với người sử dụng, có chứa thành phần chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như Sâm đại hành, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Xạ can, Mạch môn, Cam thảo….Đặc biệt, hoạt chất kháng viêm thực vật S3 – ELEBOSIN- chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50 % thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu.
Với cơ chế toàn diện 3 tác động, Heviho giúp giảm nhanh chóng triệu chứng của viêm đường hô hấp trong đó có ho, đau họng hậu Covid:
- Các thành phần thảo dược khác như Xạ Can, Xuyên Bối Mẫu, Cát Cánh… giúp tiêu đờm, giảm ho, thông khí phế, xoa dịu cổ họng, giảm tình trạng nóng rát, vướng víu cổ họng nhanh chóng.
- Hoạt chất S3 – Elebosin giúp tiêu diệt các ổ viêm trong niêm mạc, chống nhiễm khuẩn hầu họng hiệu quả . Nghiên cứu cho thấy S3 – ELEBOSIN có thể tác động làm giảm 50 % thể tích khối viêm trong 24h đầu. Kết quả trên lâm sàng chỉ ra rằng S3 – Elebosin có trong Heviho có tác dụng chống viêm gần bằng với Indomethacin- một hoạt chất được dùng phổ biến trong tân dược.
- Các thảo dược có trong Heviho còn giúp tăng cường đề kháng, giải độc cơ thể, hạn chế bệnh tái phát trở lại. Như vậy, Heviho không chỉ tác động sâu vào căn nguyên quá trình viêm mà còn giúp phục hồi, tái tạo niêm mạc họng, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Heviho là lựa chọn hàng đầu cho những người bị đau họng hậu covid, hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc khi sử dụng thuốc kháng sinh.
Hiện nay, Heviho có hai dạng bào chế là siro thơm ngọt dành cho trẻ nhỏ và viên uống tiện dụng cho người lớn. Sản phẩm được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.