Nhận biết sớm triệu chứng viêm amidan thật dễ dàng!

Viêm amidan là một trong những bệnh hô hấp phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhờ những dấu hiệu, triệu chứng viêm amidan mà có thể phát hiện bệnh được sớm, việc điều trị bệnh cũng trở nên dễ dàng hơn. 

Viêm amidan là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Amidan là một tổ chức miễn dịch trong vòm họng, vị trí nằm của nó ở giữa đường thở và đường ăn uống. Thuật ngữ viêm amidan chỉ tình trạng amidan bị viêm sưng tấy. Amidan rất dễ tấn công bởi vi khuẩn/virus/nấm hàng ngày qua đường ăn, đường thở như khói bụi, thay đổi thời tiết, điều hòa, nước đá, khói thuốc lá, thức ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng không sạch… bên cạnh đó cấu trúc của amidan gồm nhiều khe, hốc nên các tác nhân gây bệnh dễ trú ngụ và phát triển thành bệnh khi cơ thể giảm sức đề kháng.

Viêm amidan gồm 2 dạng là cấp tính và mãn tính:

  • Viêm amidan cấp tính: Đây là tình trạng xung huyết và xuất tiết ở amidan khẩu cái, bệnh thường gặp ở trẻ từ 3-4 tuổi trở lên. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu thời kỳ đầu của các bệnh viêm nhiễm như: viêm màng não, bại liệt, dịch viêm não,.. gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus.
  • Viêm amidan mãn tính: Là hiện tượng amidan bị viêm đi viêm lại nhiều lần trong 1 thời gian dài.

☛ Tham khảo thêm: Viêm amidan – Bệnh đường hô hấp

Triệu chứng viêm amidan giúp phát hiện bệnh sớm!

Triệu chứng nhận biết viêm amidan

Triệu chứng viêm amidan cấp

Viêm amidan cấp tính sẽ có những triệu chứng điển hình như:

Dấu hiệu toàn thân

  • Sốt cao đột ngột: Sốt cao kèm theo tình trạng cơ thể mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, chán ăn thường là dấu hiệu dễ thấy ở người bị viêm amidan.
  • Người mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém chán ăn.
  • Tiểu tiện ít và sẫm màu, đại tiện thường táo bón.

Dấu hiệu cơ năng

  • Có cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng. Nhất là thành bên họng là vị trí của amidan khẩu cái.
  • Đau rát họng, khó nuốt: Amidan tăng kích thước khi bị viêm khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, cản trở việc ăn uống. Bên cạnh đó, khi nuốt và ho, bệnh nhân có cảm giác đau rát cổ họng, đôi khi đau nhói lên tai.
  • Khó thở, ngáy to: Hô hấp cũng bị ảnh hưởng khi amidan bị viêm. Tình trạng ngáy to nhất là vào ban đêm và đường thở bị cản trở là điều có thể dễ nhận thấy.
  • Nếu viêm lan xuống thanh quản, khí quản gây ho có đờm, đau amidan, giọng khàn.

☛ Tìm hiểu thêm: Viêm amidan cấp tính

Triệu chứng viêm amidan mãn tính

Triệu chứng viêm amidan mãn tính thường ít biểu hiện, có khi không có triệu chứng gì nổi bật, chỉ khi có những đợt tái phát thì sẽ có triệu chứng tương tự viêm amidan cấp tính. Ngoài những triệu chứng giống cấp tính, thì viêm amidan mãn tính có thể có những triệu chứng dấu hiệu khác như sau:

Dấu hiệu toàn thân:

  • Người mệt mỏi, đau nhức
  • Ăn uống trở ngại, gây ra tình trạng chán ăn, sợ ăn.
  • Thể trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều

Dấu hiệu cơ năng

Đau họng có thể đau một bên hoặc hai bên họng, nuốt đau, nuốt đau lên tai cùng bên, nuốt vướng, khô họng, ho, có đờm dịch viêm chảy ở thành sau họng.

  • Ho khan: thường là ho khan từng cơn, kéo dài vào buổi sáng khi mới ngủ dậy
  • Hơi thở hôi: Đây là triệu chứng của viêm amidan điển hình. Những người bị viêm amidan mạn tính dù có vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày thì hơi thở vẫn có mùi hôi làm cho người tiếp xúc khó chịu.
  • Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy to.
  • Đau rát họng, giọng nói thay đổi

☛ Tìm hiểu thêm: Viêm amidan mãn tính

Triệu chứng viêm amidan ở trẻ

Ngoài những dấu hiệu như người lớn thì trẻ cũng cũng có thể gặp các triệu chứng như:

  • Trẻ sốt cao đột ngột, có thể sốt đến 39-40 độ.
  • Thở khó, hơi thở khò khè.
  • Trẻ mệt mỏi, buồn nôn.
  • Đau tai, đau đầu.
  • Trẻ bỏ ăn, khóc quấy, đôi khi chảy nước dãi.
  • Trẻ ho nhiều, ho khan, ho có đờm.
  • Khi quan sát, thấy amidan sưng tấy, đỏ, có thể có lớp mủ trên bề mặt amidan.

☛ Tìm hiểu thêm: Viêm amidan ở trẻ nhỏ

Khi gặp triệu chứng viêm amidan cần làm gì?

Khi có triệu chứng viêm amidan sốt cao cần nhập viện

Triệu chứng viêm amidan thường có biểu hiện rất rõ rệt nhưng lại rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác về hô hấp như viêm họng, viêm xoang. Chính bởi vậy khi gặp thấy các triệu chứng trên, người bệnh nên đi thăm khám để được chuẩn đoán chính xác nhất mình có phải đang mắc viêm amidan hay không?. Trong trường hợp bị viêm amidan người bệnh cần sớm điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng, kéo dài. Bởi nếu amidan không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm phế quản, viêm khớp cấp, viêm thanh quan, nhiễm trùng huyết, đặc biệt là hội chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó người bệnh có thể kiểm soát bệnh bằng cách:

  • Uống nhiều nước để cổ họng không bị khô, nên uống nước ấm.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày và súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
  • Dùng các loại thuốc ngậm thảo dược để làm dịu họng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí trong nhà.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

Viêm amidan khi nào cần thăm khám?

Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nếu thấy những triệu chứng dưới đây:

  • Sốt cao hơn 38,5 độ.
  • Sốt kéo dài, không hạ sốt kể cả khi đã dùng thuốc.
  • Amidan sẽ sưng to và đỏ, niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Quan sát bề mặt amidan sẽ xuất hiện thêm những chấm mủ hoặc mảng mủ.

Phương pháp điều trị viêm amidan

Áp dụng mẹo dân gian

Đối với trường hợp viêm amidan nhẹ, lần đầu mắc bệnh thì việc điều trị hết sức đơn giản. Bạn nên để chỉ cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống điều độ bệnh sẽ khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó, có thể sử dụng những mẹo dân gian an toàn, lành tính để làm giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh.

Mật ong chữa viêm amidan

Áp dụng mẹo dân gian 1

Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, bởi hoạt chất hydro peroxit có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại cho khoang miệng. Ngoài ra, thành phần của mật ong còn chứa vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp làm tăng hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Cách làm như sau:

  • Lấy một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ cho cốc rồi đổ từ từ nước ấm vào.
  • Vắt thêm nước cốt chanh và khuấy đều đến khi tan hết.
  • Sử dụng uống khi còn ấm, ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ xuống họng.
  • Thực hiện cách này vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.

Điều trị viêm amidan bằng lá hẹ

Trong Đông y, lá hẹ có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc chữa các bệnh về viêm amidan, viêm họng,… Ngoài ra, thành phần của lá hẹ có chứa hoạt chất kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại cho cơ thể con người.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5-10 lá hẹ, đem đi rửa sạch rồi cắt khúc.
  • Cho lá hẹ vào trong bát rồi cho thêm đường phèn với lượng vừa đủ.
  • Mang đi hấp cách thủy khoảng 15-20 phút rồi chắt lấy nước cốt.
  • Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần uống khoảng 2-3 thìa cà phê.
  • Thực hiện kiên trì thì tình trạng viêm amidan thuyên giảm.

Lá diếp cá

Đối với Y học cổ truyền, diếp cá là dược liệu có tính hàn, vị chua, có công dụng thanh nhiệt, làm mát gan, kháng khuẩn,… Còn với y học hiện đại, trong thành phần rau diếp cá có chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm đau rát và làm lành niêm mạc bị tổn thương ở amidan. Đồng thời, các hoạt chất có trong lá diếp cá có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rất tốt.

Cách làm như sau:

  • Rau diếp cá sau khi rửa sạch, đem đi giã nhuyễn.
  • Sau đó đổ chung diếp cá vừa giã với nửa bát nước vo gạo (sử dụng nước vo lần 2) vào nồi.
  • Đun sôi nồi nước khoảng 20-30 phút rồi tắt bếp.
  • Lọc bỏ bã lấy nước rồi để nguội, uống 2-3 lần/ ngày.
  • Nên uống sau khi bữa ăn khoảng 1 tiếng, có thể cho thêm đường vào để trẻ dễ uống.

☛ Tham khảo thêm: Mẹo chữa viêm amidan tại nhà

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y 1

Với trường hợp nặng hơn, các triệu chứng xuất hiện điển hình và thường xuyên thì sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp cụ thể là:

  • Thuốc kháng sinh: Với các trường hợp do vi khuẩn gây ra thì thường được chỉ định loại thuốc này để chống nhiễm khuẩn. Các loại thuốc được sử dụng như: Augmentin, amoxicillin,…
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc được sử dụng như: Alphachymotrypsin, prednisolon,… để làm giảm tình trạng viêm nhiễm, triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Thuốc điều trị tại chỗ: Một số loại thuốc xông họng, súc miệng để làm giảm triệu chứng do viêm amidan gây ra.
  • Thuốc giảm triệu chứng: Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kết hợp như thuốc hạ sốt, long đờm, giảm ho,…
Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị khi không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp sử dụng sai thuốc hoặc quá liều lượng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị viêm amidan loại nào tốt?

Phương pháp cắt amidan

Đối với trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc tái phát nhiều lần, phương pháp cuối dùng được lựa chọn chính là cắt amidan. Phương pháp này chỉ dùng trong trường hợp các phương pháp khác không điều trị được tình trạng viêm amidan. Một số trường hợp chỉ định cắt amidan bao gồm:

  • Viêm amidan gây nên những biến chứng: viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận…
  • Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5 – 6 lần trong một năm
  • Amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.
  • Amidan có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 5 tuổi cắt amidan bởi điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, các trẻ có bệnh về máu, tim và bệnh lao cũng không được tiến hành cắt amidan.

☛ Xem chi tiết: Phương pháp cắt amidan

Giảm viêm amidan cấp và mạn tính với viên uống Heviho

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam vừa nghiên cứu thành công giải pháp ngăn viêm đường hô hấp hiệu quả: viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm VA với tên gọi viên uống Heviho. Đây là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, trong có hoạt chất S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm và đạt giải vàng trong Triển lãm Quốc tế Phụ nữ tại Hàn Quốc do PGS.TS Lê Minh Hà làm chủ nhiệm đề tài. Heviho mang đến 4 tác dụng: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm và có tính an toàn cao.

Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát họng, ho đờm, ngạt mũi. Với trường hợp viêm amidan mạn tính, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khuyên dùng từ 2 đến 3 tháng để ức chế quá trình viêm, không gây tái phát.

Giảm viêm amidan cấp và mạn tính với viên uống Heviho 1

Sản phẩm được bào chế dưới 2 dạng: Viên uống và Siro, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đối với dạng viên uống Heviho tiện dụng thích hợp dùng cho người lớn, được khuyên dùng trong các trường hợp:

  • Người bị viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản cấp và mạn tính.
  • Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.

Đối với siro Heviho dạng siro thơm ngon dễ uống, dễ nuốt thích hợp cho trẻ em:

  • Trẻ nhỏ bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết.
  • Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
  • Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính.

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc cách nhận biết triệu chứng viêm amidan cũng như cách xử lý khi gặp phải các triệu chứng này. Hi vọng bài viết này giúp ích cho bạn đọc. Nếu còn băn khoăn nào khác bạn vui lòng gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...