Viêm họng hạt mạn tính - người bệnh đối mặt nhiều nguy hiểm
Viêm họng hạt mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe vòm họng, viêm phổi, ung thư vòm họng… do vòm họng bị viêm nhiễm quá lâu. Viêm họng hạt mạn tính đòi hỏi người bệnh phải phát hiện và điều trị dứt điểm.
Nội dung chính trong bài
Viêm họng hạt mạn tính là gì?
Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng được phân biệt theo giai đoạn và mức độ phát triển của bệnh. Nó có hai loại là viêm họng hạt cấp tính và viêm họng hạt mạn tính.
Viêm họng hạt mạn tính thường là do viêm họng hạt cấp tính kéo dài và không được điều trị đúng cách tái phát nhiều lần. Các tế bào lympho ở thành họng phải tiêu diệt các vi khuẩn liên tục nên bị sưng phồng, nở ra thành các hạt với các kích thước to nhỏ khác nhau, có thể như hạt đỗ, hạt ngô, cũng có thể tiếp nối với nhau thành cả mảng. Các hạt này luôn bị kích thích khiến cho người bệnh luôn thấy đau rát cổ, ngứa ngáy khó chịu cả ngày.
➤ Để hiểu về viêm họng hạt mãn tính hãy hiểu rõ về viêm họng hạt. Mời bạn đọc tìm hiểu ở bài viết: Viêm họng hạt – nguyên nhân và cách chữa
Nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt mạn tính
Có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp khiến bệnh viêm họng hạt dễ dàng tấn công cơ thể như:
- Do viêm xoang, viêm mũi tái phát đi phát lại nhiều lần. Khiến cho vùng cổ họng luôn chứa các chất dịch nhầy. Đó là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
- Do viêm amidan mạn tính và nhiễm trùng lợi lâu dài tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
- Do người bệnh trước đó mắc các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược axit dạ dày, viêm loét dạ dày.
- Người sử dụng thuốc lá nhiều, uống rượu bia , sử dụng các chất kích thích, ăn nhiều thức ăn cay nóng.
- Sống và làm việc trong môi trường độc hại, khói bụi của các khu công nghiệp.
Cách để nhận biết viêm họng hạt mạn tính
Viêm họng hạt tồn tại chủ yếu dưới hai dạng cấp và mãn tính. Người bệnh có thể phân biệt giữa viêm họng hạt cấp tính và mạn tính thông qua những đặc điểm sau :
Viêm họng hạt thể cấp tính
- Lúc đầu ngay khi bệnh vừa đươc hình thành thì người bệnh chỉ cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu, khó chịu bên trong cổ họng.
- Sau đó, lớp niêm mạc bên trong thành họng bắt đầu nổi lên các hạt lớn nhỏ với các kích thước khác nhau, ở những vị trí khác nhau. Chúng có thể mọc ở bên trên, bên dưới hay thậm chí là ở hai bên thành họng.
- Bên cạnh đó là xuất hiện các triệu chứng ho khan, ho không có đờm và kèm theo một số triệu chứng khác như đau, rát và khô cổ họng.
Viêm họng hạt thể mãn tính
- Viêm họng hạt thể mãn tính hình thành do viêm họng hạt cấp tính kéo dài và không được điều trị triệt để và đúng cách. Nên bệnh cũng có các triệu chứng tương tự như viêm họng hạt cấp tính nhưng với mức độ nặng hơn.
- Đau rát cổ họng dữ dội hơn, khó chịu khi nuốt thức ăn thậm chí là uống nước hay nuốt nước miếng.
- Người bị bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn,…
- Những cơn ho xảy ra với mức độ nhiều hơn, nặng hơn, ban đầu chỉ là ho khan, sau đó kèm theo có đờm thậm chí là ho cả ra máu.
➤ Có thể bạn muốn tìm hiểu: Triệu chứng chung của người mắc viêm họng hạt
Biến chứng nguy hiểm từ viêm họng hạt mãn tính
Nhiều người khi mắc viêm họng hạt ban đầu hay chủ quan, coi nhẹ không chữa trị sớm và dứt điểm. Tuy nhiên bệnh kéo dài sẽ gây ra hàng hoạt những hệ lụy cũng như biến chứng nguy hiểm sau:
- Bệnh để lâu gây ra viêm amidan, áp-xe thành họng, viêm tấy vùng quanh cổ họng.
- Có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, tai mũi họng khác như: viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, lây lan xuống gây viêm thanh quản, khí quản, phế quản và thậm chí là viêm phổi.
- Nguy hiểm hơn là nếu bệnh kéo dài lâu ngày không điều trị gây ra các bệnh như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng tim… ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, công việc của người bệnh, tốn nhiều chi phí chữa trị.
- Biến chứng lớn nhất của viêm họng hạt là ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chính vì thế, ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ về bệnh bạn nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn và có phác đồ trị liệu cụ thể, hiệu quả.
Ngoài ra để nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm họng hạt, song song với việc điều trị của bác sĩ thì người bệnh nên :
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng nước muối để loại bỏ vi khuẩn đồng thời ngăn chặn trước các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào vùng cổ họng.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và tăng cường rèn luyện thể dục để nâng cao sức khỏe.
- Tránh đồ ăn cay nóng,chiên nướng, thức uống có cồn, có gas hay các chất kích thích khác. (có thể bạn muốn biết: Viêm họng hạt ăn gì, kiêng gì?)
- Không nên hút thuốc lá, hay tiếp xúc nhiều với môi trường bị ô nhiễm, độc hại trong thời gian điều trị bệnh.
- Đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và đi ra ngoài
- Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý.
Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không?
Viêm họng hạt là chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp mạn tính gặp nhiều ở người lớn. Bệnh không những gây khó khăn cho giao tiếp, ăn uống mà còn tác động tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh, việc ho khạc đờm thường xuyên còn gây khó chịu cho những người xung quanh.
Dù đặc tính dai dẳng và khó chữa nhưng người bệnh biết cách giữ gìn, chủ động kiêng khem và điều trị đúng phương pháp thì viêm họng hạt mãn tính vẫn có thể điều trị dứt điểm. Ngoài ra việc điều trị bệnh sớm cũng giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí điều trị.
Muốn việc điều trị viêm họng hạt mãn tính đạt hiệu quả, người bệnh cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh do đâu đồng thời kết hợp điều trị ngay lúc đó thì việc hiệu quả mang lại mới cao.
Để bệnh khỏi hoàn toàn người bệnh cần kiên trì thực hiện theo chỉ định và phác đồ của bác sĩ. Việc điều trị viêm họng hạt mãn tính không thể ngày một ngày hai là khỏi ngay được. Không những thế, thời gian điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng bệnh nhân, phương pháp điều trị,…
Chữa viêm họng hạt mãn tính bằng cách nào?
Viêm họng hạt mãn tính là một dạng của viêm họng mãn tính nên việc điều trị tương đối khó khăn. Nhiều người bệnh còn suy nghĩ chủ quan, nghĩ rằng không điều trị hoặc chỉ uống thuốc tây là bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng thực tế để chữa dứt điểm được bệnh thì lại vô cùng phức tạp:
Nếu sử dụng điện hoặc hóa chất để đốt hạt thì cũng rất khó điều trị dứt điểm vì mỗi lần đốt chỉ loại bỏ được các hạt to còn các hạt nhỏ thì vẫn còn. Không những thế, việc đốt họng hạt còn vô tình gây kích thích niêm mạc xung quanh khiến các hạt ở vùng niêm mạc đó phát triển nhanh hơn. Ngoài ra nếu áp dụng phương pháp đốt họng hạt đơn thuần mà không xử lý được hiện tượng viêm nhiễm thì bệnh cũng khó mà khỏi được chứ chưa nói gì đến là khỏi hoàn toàn. Nhiều trường hợp nó còn khiến tình trạng viêm họng hạt trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên để điều trị hiệu quả chứng bệnh này cần thực hiện như sau:
Đầu tiên là phải loại bỏ được các ổ viêm xung quanh và tìm ra được nguyên nhân gây bệnh đồng thời chữa triệt để nguồn cơn đó. Chẳng hạn nguyên nhân gây viêm họng hạt là do bị trào ngược dạ dày thực quản thì trước tiên phải chữa khỏi triệt để tình trạng trào ngược này đã.
Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý của từng người bệnh mà chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, một số phương pháp được kể đến như:
Dùng thuốc tây chữa viêm họng hạt mãn tính
Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm họng hạt mãn tính gồm:
- Thuốc trị ho: Giúp giảm bớt những cơn ho kéo dài kèm theo đờm gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng bổ phế hoặc các loại thuốc ho dạng siro
- Thuốc tiêu đờm: Viêm họng hạt ở giai đoạn mãn tính sẽ có rất nhiều đờm trong cổ họng, do đó bệnh nhân sẽ được kê thêm một số loại thuốc tiêu đờm như acetylcystein, bromhexin, mucosolvan,…
- Thuốc kháng sinh: Để tiêu diệt các loại vi khuẩn và virus gây bệnh, các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc kháng sinh như ephalexin, erythromycin, amoxicillin,…
- Thuốc cân bằng độ pH: Viêm họng hạt mãn tính thường kèm theo hôi miệng vì thế người bệnh sẽ được kê thêm các loại thuốc như rhinathiol haylysopain, locabiotal,… để ổn định độ pH từ khoang miệng.
Ngoài ra, để điều trị dứt điểm viêm họng hạt mãn tính, người bệnh cần kết hợp loại bỏ các bệnh lý là nguyên nhân gây bệnh bằng cách:
- Dùng thuốc xịt muỗi, thuốc chống dị ứng để trị viêm mũi dị ứng
- Sử dụng các loại thuốc kháng viêm hoặc thủ thuật cắt amidan để điều trị triệt để viêm amidan
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đầy lùi viêm họng mãn tính do trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị viêm họng hạt bằng tiểu phẫu đốt họng hạt
Đốt họng hạt được coi là phương pháp được áp dụng nhiều trong điều trị viêm họng hạt, nhất là với các hạt lớn. Các kỹ thuật đốt họng hạt thường được sử dụng hiện nay gồm có đốt lạnh hoặc đốt tia laser,…
Tuy phương pháp này khá hiệu quả với các hạt to nhưng nhược điểm của nó là dễ để lại sẹo khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu. Ngoài ra, phương pháp này sẽ không điều trị được các hạt nhỏ và có thể kích thích niêm mạc xung quanh khiến các hạt này phát triển to hơn. Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương họng.
Chữa viêm họng hạt mãn tính bằng mẹo dân gian
Song song với việc điều trị viêm họng hạt mãn tính bằng các phương pháp trên thì người bệnh có thể kết hợp áp dụng các mẹo chữa trị từ dân gian giúp cải thiện triệu chứng, đẩy nhanh quá trình phục hồi. Một số mẹo dân gian thường được sử dụng gồm:
- Sử dụng chanh và mật ong: Mật ong chứa nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra nó còn có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng, bảo vệ và phục hồi niêm mạc họng. Người bệnh có thể pha một tách trà sau đó cho thêm một ít nước cốt chanh và một thìa mật ong vào khuấy đều sau đó uống hàng ngày. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy hiệu quả bất ngờ
- Dùng lá tía tô trị viêm họng hạt mãn tính: Tía tô có vị ấm, hơi cay, có khả năng giúp giảm ho, tiêu đờm, trị viêm họng. Trong lá tía tô chứa các thành phần như limonen, perillaldehyd, dihydrocumin,… giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm các triệu chứng viêm họng hạt. Người bệnh có thể giã lá tía tô tươi lấy nước cốt uống hàng ngày hoặc nấu cháo gạo nếp rang với rễ và lá tía tô khô sẽ giúp giảm các triệu chứng viêm họng hạt nhanh chóng.
- Chữa viêm họng hạt mãn tính băng tỏi: Trong tỏi chứa rất nhiều allicin – một loại kháng sinh mạnh có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm. Người bệnh viêm họng hạt khi thấy khó chịu có thể lấy một tép tỏi sống ngậm khoảng 5-10 phút để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Hoặc cách khác là giã tỏi xong cho vào nồi đun với chút nước và mật ong đến khi sánh mịn, dùng hỗn hợp vừa nấu để uống hàng ngày sẽ thấy cổ họng bớt khó chịu đi rất nhiều.
Heviho giảm nhanh các triệu chứng – ngăn ngừa tái phát
Với các thành phần như S3 – Elebosin được chiết xuất từ Sâm đại hành, cùng các thảo dược khác như xạ can, cát cánh, cam thảo, xuyên bối mẫu đều có tác dụng giảm ho, tiêu viêm, kháng khuẩn, kháng virus, long đờm, chống phù nề. Sản phẩm Heviho vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng nóng cổ họng, ho đờm lâu ngày. Đây là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đáp ứng rất tốt trong các trường hợp viêm họng mãn tính với liệu trình được khuyên dùng từ 2 đến 3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, hồi phục niêm mạc họng không gây tái phát.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.