Bị viêm họng nhưng không ho không sốt vì sao?

Bị viêm họng nhưng không ho không sốt vì sao?

Bị bệnh viêm họng nhưng không ho cũng không sốt là biểu hiện thông thường khi đường hô hấp bị viêm nhiễm, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh nếu được chăm sóc đúng cách. Bệnh lý này đôi khi khiến người bệnh chủ quan cho rằng bệnh không nguy hiểm và bỏ qua việc chăm sóc cũng như điều trị. Tuy nhiên tiềm ẩn bên trong dấu hiệu này có thể là một số bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý và bổ sung đầy đủ kiến thức để hiểu rõ hơn về bệnh giúp bản thân phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

Nguyên nhân nào gây viêm họng nhưng không ho, không sốt

Viêm họng nhưng không ho, không sốt có thể là nguyên nhân của một số bệnh cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên nếu người bệnh gặp triệu chứng này kéo dài thì nên đi khám bác sĩ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là do đâu để có phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm họng nhưng không kèm theo ho và sốt, người bệnh nên hết sức lưu ý.

1 – Bệnh cảm lạnh

Dấu hiệu viêm họng nhưng không kèm theo ho và sốt thường được chẩn đoán đầu tiên là bệnh cảm lạnh. Đây là bệnh lý rất phổ biến trong giai đoạn giao mùa và khi thời tiết có sự thay đổi nóng lạnh đột ngột hoặc bị lây nhiễm ở mức độ nhẹ. Người bệnh lúc này thường có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, người hơi ớn lạnh.

Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu người bệnh biết cách tự chăm sóc bản thân mà không cần sử dụng thuốc điều trị, quan trọng là cơ thể phải được giữ ấm.

2- Do môi trường sống

Trong xã hội hiện đại việc con người thường xuyên phải sống trong môi trường ô nhiễm chứa nhiều khói, bụi bẩn, khói công nghiệp, chất đốt không còn là điều xa lạ. Những nguyên nhân này khiến chất lượng không khí trong lành bị suy giảm nặng nề. Khi người bệnh thường xuyên phải hít thở bầu không khí ô nhiễm sẽ dẫn đến viêm họng, viêm đường hô hấp dai dẳng, lúc này người bệnh có thể kèm theo ho nhẹ hoặc không ho.

3 – Nguyên nhân do đặc thù công việc

Do một số ngành nghề bắt buộc phải hát liên tục hoặc nói quá nhiều với cường độ âm thanh lớn như nghề: Ca sĩ, giáo viên, nhân viên sale,… là những công việc thường xuyên phải sử dụng giọng nói. Lúc này người bệnh bị viêm họng là điều rất dễ xảy ra.

4 – Bệnh viêm họng hạt

Bệnh viêm họng hạt là một loại bệnh lý nhiễm trùng vùng họng mãn tính và rất phổ biến ở nước ta. Giai đoạn này bệnh sẽ kéo dài một cách dai dẳng khó điều trị dứt điểm nếu người bệnh không có đủ kiến thức về bệnh. Nếu để bệnh kéo dài mà không có phác đồ điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm amidan.
  • Áp xe, hình thành những ổ mủ.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Viêm cầu thận, bệnh thấp tim.
  • Bệnh về xương khớp.
  • Ung thư vòm họng

5 – Do người bệnh bị trào ngược dạ dày, thực quản

Trào ngược dạ dày, thực quản là bệnh lý về hệ tiêu hóa do dịch vị axit bị dư thừa và thường xuyên bị đẩy trào ngược lên vùng miệng họng nên dễ gây ra hiện tượng viêm họng nhưng không kèm theo ho.

Người bị trào ngược dạ dày thường kèm theo những triệu chứng như: Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, viêm đau họng, cảm giác khó chịu vùng cổ họng, đau rát họng, khó nuốt,…

6 – Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học lành mạnh như việc lạm dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, hút nhiều thuốc lá, uống quá nhiều nước đá lạnh, sử dụng đồ ăn cay nóng hoặc chiên rán chứa nhiều dầu mỡ trong thời gian dài là nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng viêm họng nhưng có thể không ho và không sốt.

Bị viêm họng nhưng không ho không sốt vì sao?

Hút thuốc lá thường xuyên rất hại sức khỏe và dễ gây bệnh viêm họng mãn tính

7 – Có khối u thực quản

Người có khối u ở thực quản là do hoạt động tăng sinh bất thường hoặc rối loạn tế bào vì vậy hầu như các trường hợp mắc bệnh lý này thường bị viêm họng nhưng không kèm theo ho và sốt. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng khác như: Khàn giọng, khó nuốt, nuốt vướng.

Lúc này người bệnh cần đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời tránh để lâu bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

8 – Mắc bệnh sỏi amidan

Người mắc bệnh sỏi amidan trên thực tế là tình trạng bị dư thừa canxi tại các nếp gấp của amidan sau đó những hạt sỏi này sẽ thu hút vi khuẩn cũng như thức ăn gây ra viêm họng, đau nhức và bị hôi miệng. Trong giai đoạn bệnh mới khởi phát và chưa có vi khuẩn bám vào thành sỏi thì hiện tượng viêm họng sẽ xuất hiện nhưng không gây ho và không sốt. Lâu dần bệnh trở nặng sẽ kèm theo những triệu chứng khó chịu hơn và dấu hiệu ho kèm theo sốt sẽ xuất hiện.

Hiện tượng ứ đọng canxi tại vùng amidan sẽ khiến cơ quan này sưng, viêm nhiễm dẫn đến tình trạng nghẹn khi nuốt, không khó để phát hiện bệnh lý này vì bạn có thể tự quan sát thấy những đốm trắng nhỏ màu vàng hoặc trắng bám chặt vào các hốc amidan.

Sỏi amidan không khó điều trị tuy nhiên người bệnh không được chủ quan mà bỏ qua triệu chứng của bệnh. Cần được thăm khám kịp thời để điều trị bệnh dứt điểm. Nếu để lâu các hạt sỏi có thể gây ra sự chèn ép và phá vỡ cấu trúc amidan lúc này sẽ rất nguy hiểm.

9 – Bị ung thư vòm họng, ung thư thanh quản

Bị viêm họng kéo dài nhưng không ho cũng không sốt có thể là dấu hiệu trong thời kì đầu của bệnh ung thư thanh quản hoặc ung thư vòm họng. Bên cạnh đó người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: Ù tai, khàn giọng kéo dài, khạc ra đờm lẫn máu, thở khó, mệt mỏi, chán ăn và sụt cân nhanh.

Những dấu hiệu nêu trên cũng chưa thể khẳng định người bệnh bị ung thư tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà cần đi khám ngay khi thấy các triệu chứng này xuất hiện để có phương pháp điều trị kịp thời tranh gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Triệu chứng khi bị viêm họng không kèm theo ho và sốt

1 – Một số triệu chứng thông thường

Khi bị viêm họng nhưng không ho không sốt có thể chỉ là bệnh lý cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp thông thường, lúc này người bệnh có thể gặp một số triệu chứng đơn giản như:

  • Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Viêm họng đau đầu.
  • Mất vị giác.
  • Đau nhức mỏi các cơ vùng cổ, vai, gáy.
  • Có thể sốt nhẹ.
  • Chảy nhiều nước mắt.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Xuất hiện áp lực ở vùng mặt và 2 bên tai.

2 – Lưu ý những triệu chứng nguy hiểm tiềm ẩn

Nếu người bệnh gặp những triệu chứng dưới đây thì cần được thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị bệnh kịp thời:

  • Khó nuốt, nuốt vướng trong thời gian dài.
  • Chảy nước mũi liên tục.
  • Ù tai, khàn giọng kéo dài.
  • Nghẹn ở vùng cổ họng.
  • Tức ngực, khó thở.
  • Khạc nhổ ra máu tươi.
  • Ăn ngủ không ngon, mệt mỏi, chán ăn và sút cân nhanh không có lý do.

Viêm họng nhưng không ho không sốt – Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu chỉ mới bị viêm họng mà không sốt cũng không kèm theo ho thì người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà, sau vài ngày bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm bởi người bệnh mắc triệu chứng này kéo dài không khỏi hoặc kèm theo những triệu chứng dưới đây thì nên đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời

  • Thường xuyên có cảm giác bị đau, tức ngực kèm theo khó thở.
  • Khạc nhổ ra nhiều đờm kèm theo máu.
  • Cảm giác nghẹn ở cổ họng khi nuốt.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiếu sức sống.
  • Khàn giọng thường xuyên.

Phương pháp điều trị tại nhà

Song song với việc điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà giúp đẩy lùi nhanh triệu chứng của bệnh. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có khả năng diệt khuẩn sẽ giúp làm sạch nhanh vùng mũi, miệng và niêm mạc họng. Nước muối có khả năng làm loãng dịch nhầy giúp mũi và họng thông thoáng nhanh hơn.

Mỗi ngày súc miệng bằng nước muối ấm ít nhất 3 lần giúp cải thiện tình trạng viêm họng một cách nhanh chóng. Phương pháp này còn rất an toàn cả cho trẻ nhỏ.

Sử dụng mật ong

Bị viêm họng nhưng không ho không sốt vì sao?

Mật ong có tính háng khuẩn cao nên thường được sử dụng để điều trị nhưng bệnh lý về viêm đường hô hấp. Mỗi ngày uống 1-2 ly nước ấm dược pha cùng một chút mật ong hoặc ngậm trực tiếp 1-2 thìa cafe mật ong nguyên chất trong vùng miệng rồi nuốt từ từ người bệnh sẽ cảm thấy dịu nhanh những triệu chứng viêm, đau rát.

Xem chi tiết: Bài thuốc chữa viêm họng từ mật ong

Uống nhiều nước ấm

Nước là một phần thiết yếu của cơ thể. Mỗi ngày nên uống khoảng 1,5-2 lít nước giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt với người đang bị viêm họng nên uống nhiều nước ấm bởi nước ấm có khả năng làm loãng và tống dịch nhầy ra khỏi vùng miệng họng rất hiệu quả. Hơn nữa việc uống nước ấm khi đang bị viêm họng còn giúp vùng niêm mạc họng không bị kích ứng và viêm nhiễm nặng hơn. Làm cân băng độ ẩm ở niêm mạc hô hấp, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu.

Uống trà xanh

Trà xanh có chứa hoạt chất chống oxy hóa cao, có khả năng sát khuẩn, diệt trùng từ đó hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Uống nước lá trà xanh mỗi ngày không những giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng viêm họng mà còn tăng cường hệ miễn dịch.

Sử dụng một nắm lá trà xanh đem rửa sạch sau đó đun sôi cùng với nước, dùng uống hàng ngày. Không nên thêm đá khi đang bị viêm họng. Nên uống tốt nhất khi còn đang ấm. Có thể dùng thay nước lọc.

Sử dụng chanh tươi

Chanh tươi chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng rất hiệu quả. Mỗi ngày bạn có thể uống 1-2 ly nước chanh tươi được hòa cùng với một chút muối để nâng cao hiệu quả điều trị. Hoặc cũng có thể uống trà nóng kèm theo vài lát chanh tươi và gừng thái lát giúp triệu chứng viêm họng thuyên giảm nhanh hơn.

Sử dụng Heviho cải thiện tình trạng viêm họng

Sử dụng Heviho cải thiện tình trạng viêm họng 1

Heviho là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giúp giảm ho, long đờm hiệu quả. Sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn thảo dược nên lành tính và có thể sử dụng lâu dài, rất thích hợp cho người bị viêm họng, ho đờm lâu ngày.

Đối tượng sử dụng cụ thể như sau:

  • Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.

Tại sao nên sử dụng Heviho?

  1. Sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  2. Chứa S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855)
  3. Chiết xuất từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng sau 3-5 ngày
  4. Heviho có 2 dạng bào chế phù hợp cho mọi lứa tuổi: viên uống Heviho cho người lớn, Siro Heviho dành cho trẻ nhỏ

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho và siro Heviho

CLICK VÀO ĐÂY để được giao tận nhà Siro Heviho hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà

Một số lưu ý khi đang bị viêm họng

  • Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khi đang bị viêm họng.
  • Hạn chế ăn thực phẩm ngọt nhiều đường, đồ ăn cay nóng, khô cứng hoặc chứa nhiều dầu mỡ.
  • Nên uống nước ấm thay cho nước lạnh.
  • Không nên ăn những loại đồ ăn gây kích ứng cổ họng như: Vừng, lạc, tôm có vỏ,…
  • Không nên tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng như: Phấn hoa, lông động vật, môi trường nhiều khói bụi,…
  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng nhiều lần trong ngày.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt. Đánh răng vào buổi sáng, buổi tối và sau khi ăn.
  • Nên tắm trước 21h và sau khi tắm không nên ngồi trực diện với gió quạt hoặc gió điều hòa.
  • Tự xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi hợp lí. Cân bằng thời gian làm việc cũng như luyện tập thể thao giúp nâng cao sức khỏe.
  • Thăm khám định kì 06 tháng một lần để dễ dàng phát hiện kịp thời một số bệnh tiềm ẩn không mong muốn.

Bị viêm họng nhưng không ho không sốt vì sao?

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Bị viêm họng nhưng không sốt, không ho thường thì không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc xuất hiện những nguyên nhân và triệu chứng nêu trên có thể sẽ tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm vì vậy người bệnh cần đi khám ngay để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như điều trị kịp thời tránh để những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...