Viêm VA mãn tính: chuẩn đoán và điều trị!

Viêm VA là một trong những bệnh về hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Tuy không quá nguy hiểm, nếu không điều trị sớm các đợt tấn công cấp tính lặp đi lặp lại hoặc từ một nhiễm trùng trong thời gian dài sẽ chuyển sang VA mãn tính và quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều. Vậy thế nào là viêm VA mãn tính? Phương pháp chuẩn đoán và điều trị ra sao? Chúng ra hãy tình hiểu qua thông tin tin cậy dưới đây nhé.

Viêm VA mãn tính: chuẩn đoán và điều trị! 1

Sốt, ho, đau họng, ngạt mũi khó thở lặp lại nhiều lần có thể bé đã mắc viêm VA mãn tính

Viêm VA mãn tính là gì?

Va là một khối  lympho nằm ở nóc vòm, thuộc vòng bạch huyết Waldeyer của họng, mà bình thường mọi em bé đều có. Lớp tân nang này dày độ 2 mm nằm trong lớp dưới niêm mạc của nóc vòm và thành sau của vòm mũi họng, gồm nhiều nẹp nhỏ chạy dài từ sau ra trước và hướng về một chỗ lõm ở giữa nóc vòm gọi là hố Toocvan (Tornwaldt).

Viêm VA là tình trạng viêm của VA do nhiễm trùng. VA là khối mô bạch huyết giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng. VA nằm trong cổ họng ngay phía sau mũi. Cùng với amidan, VA vòm họng là những hàng phòng thủ đầu tiên chống lại vi khuẩn và virus.

Viêm VA mạn tính là tình trạng viêm VA trong thời gian dài cùng với các biểu hiện lâm sàng riêng đặc trưng bởi các bệnh lý phát sinh ở tai, đường hô hấp dưới và các xoang cạnh mũi, cũng như các dạng bệnh lý khác. Tùy vào mỗi người sẽ có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng và hình thái viêm, cũng như phản ứng miễn dịch và mức độ dị ứng toàn thân.

Thông tin đầy đủ: Viêm VA là gì?

Nguyên nhân của bệnh viêm VA mãn tính

Viêm VA có thể gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn như Streptococcus. Ngoài ra, viêm VA cũng có thể gây ra bởi một số virus, bao gồm virus Epstein-Barr, adenovirus và rhinovirus.

Viêm VA mãn tính có thể là kết quả của các đợt tấn công cấp tính lặp đi lặp lại hoặc từ một nhiễm trùng trong thời gian dài.

Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm VA mãn tính?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm VA mãn tính, tuy nhiên những yếu tố dưới đây là những yếu tố chủ yếu mà các bạn cần chú ý: như:

  • Nhiễm trùng nhiều lần ở họng và tái phát lại nhiều lần
  • Viêm amidan chuyển thành nhiễm trùng amidan
  • Tiếp xúc với virus trong không khí,
  • Tiếp xúc với vi trùng và vi khuẩn mầm mống gây bệnh

Các triệu chứng của viêm VA mãn tính

Các triệu chứng phổ biến của viêm VA mãn tính là:

  • Nghẹt mũi, khó thở bằng mũi. Nghẹt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ nghẹt về đêm, nhiều sẽ nghẹt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn làm cho trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi.
  • Chảy nước mũi. Các đợt cấp thường xuyên của bệnh đặc trưng bởi tăng nhiệt độ lên mức trung bình 38°C, cũng như tăng tình trạng cảm lạnh và nghẹt mũi. Nếu khối viêm VA càng to thì tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi càng tăng lên. Lâu dần dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước màu vàng hoặc màu xanh hoặc chảy nước mũi mủ ( Bội nhiễm)
  • Các triệu chứng khá thường xuyên khác như xuất hiện viêm tai giữa có mủ thứ phát và viêm xoang xảy ra đồng thời, cũng như tình trạng viêm đường hô hấp dưới hoặc đợt cấp của các bệnh mãn tính liên quan đến các cơ quan tai mũi họng.

Tham khảo thêm: Triệu chứng điển hình ở trẻ mắc viêm VA

Phương pháp chuẩn đoán viêm VA mãn tính

Khi bạn mắc các bệnh viêm VA mãn tính, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia về tai mũi họng. Bác sĩ tai mũi họng có chuyên môn đào tạo về nhiễm trùng, bệnh lý và các tình trạng liên quan đến tai, mũi và họng. Bác sĩ có thể khám thực thể để xác định nơi nhiễm trùng. Họ cũng sẽ hỏi về tiền sử gia đình để xác định xem tình trạng của bạn có do di truyền hay không và cho bạn làm một số xét nghiệm, để xác định chính xác tình trạng bệnh viêm VA mãn tính của bạn:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để xác định xem có sự hiện diện của vi sinh vật
  • Chụp A- quang: Chụp x- quang đầu và cổ để có thể xác định được kích thước của VA mà mức độ nhiễm trùng của VA, từ đó xác định được phương pháp giải quyết.
  • Kiểm tra họng: Tiến hành kiểm tra họng nhằm mục đích lấy mẫu vi khuẩn và vi sinh vật khác.

Phương pháp chuẩn đoán viêm VA mãn tính 1

Xét nghiệm máu- phương pháp chuẩn đoán viêm VA mãn tính

Điều trị viêm VA mãn tính

Đối với viêm VA mãn tính, việc điều trị dựa vào nhiều yếu tố:

Cân nhắc việc thực hiện phẫu thuật nạo VA cho trẻ, quyết định nạo VA hay không cần thực hiện theo đúng chỉ định và chống chỉ định. Điều trị viêm VA mạn tính được chuẩn bị phác đồ điều trị tùy theo mức độ tắc nghẽn đường thở cấp độ nào? Tuổi của bệnh nhân và mốt ố bệnh lý liên quan. Dựa trên phân tích các rủi ro của từng bệnh nhân về biến chứng sau phẫu thuật, gây mê và tái phát, bác sĩ sẽ xem xét phương pháp điều trị không phẫu thuật cho những bệnh nhân không thích hợp để phẫu thuật.

Bện viêm VA mãn tính khi nào nên phẫu thuật?

Việc phẫu thuật nạo VA để điều trị viêm VA mãn tính được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:

  • VA mãn tính bị nhiều đợt viêm cấp tính, tái đi tái lại ( trên 5 lần /1 năm).
  • Viêm VA mãn tính điều trị nội khoa không hiệu quả gây các biến chứng.
  • VA gây các biến chứng gần: viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm hạch.
  • VA gây biến chứng xa: viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp tính…
  • VA quá phát, ảnh hưởng đến đường thở, gây cản trở đường thở tự nhiên của trẻ.
  • Thường tiến hành nạo V.A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lý nhất là từ 18 – 36 tháng tuổi.

☛ Xem đầy đủ hơn: Phương pháp nạo VA cho trẻ

Một số trường hợp không nên nạo VA

Chống chỉ định phẫu thuật nạo VA trong các trường hợp sau:

  • Với những trẻ em mắc bệnh về tim, mắc các bệnh về rói loạn đông máu và lao tiến triển
  • Những trẻ đang mắc viêm VA cấp tính, trẻ đang bị viêm nhiễm cấp mũi họng, nhiễm virus cấp: Sởi, ho gà, sốt xuất huyết…
  • Những trẻ có cơ địa dị ứng, hen,… tạm thời không được phẫu thuật viêm VA mãn tính,
  • Những trẻ vừa mới tiêm phòng, uống thuốc phải đợi ít nhất t 2 tuần sau uống vắc xin phòng bại liệt, 6 tháng sau tiêm phòng lao mới được phẫu thuật

Khi không thể phẫu thuật viêm VA mãn tính, bác sĩ có thể kê thuốc xịt: Xịt steroid vào mũi, đây có thể được thực hiện như một phương pháp điều trị thay thế trong viêm VA mãn tính khi không thể phẫu thuật.

Biến chứng của viêm VA mãn tính ở trẻ

Viêm VA mãn tính nếu không được điều sẽ dẫn tới những biến chứng khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, sau đây là một số biến chứng của viêm VA mãn tính như:

  • Viêm VA mãn tính có thể gây tình trạng viêm xoang, viêm tai giữa cấp
  • Viêm VA mãn tính gây viêm thanh quản, viêm khí quản và viêm phế quản
  • Viêm VA mãn tính khiến trẻ thở bằng miệng , ít được thở bằng mũi nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn (vẩu). Vì vậy, người ta gọi là bộ mặt sùi vòm hay bộ mặt V.A.
  • Bệnh viêm VA mãn tính khiến cho trẻ chậm phát triển về thể chất và tinh thần: Chậm phát triển, kém linh hoạt, học tập giảm sút, nghe kém…
  • Gây bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa, gây viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, thủng nhĩ, nếu không điều trị sẽ dẫn đến giảm thị lực.
  • Trường hợp viêm VA mãn tính nặng có thể gây ra tình trạng ngừng thở khi ngủ. Ở trẻ em, khiến trẻ khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ ngáy, ngủ hay giật mình…

Nguyên tắc phòng ngừa viêm VA cho trẻ

  • Luôn có chế độ sinh hoạt vệ sinh cho trẻ hằng ngày : vệ sinh sạch sẽ mũi, họng, miệng cho trẻ như nhỏ mũi, súc miệng, đánh răng hằng ngày
  • Giúp trẻ bổ sung đầy đủ thực phẩm tăng sức đề kháng, không cho trẻ uống nước lạnh và ăn các thực phẩm lạnh.
  • Vệ sinh môi trường tốt, tránh bụi, khói, ẩm ướ, giữ trẻ có môi trường không khí trong lành, ít khuẩn
  • Khi cho trẻ ra ngoài đường cần đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn
  • Ngoài ra giúp trẻ ngủ đủ giấc
  • Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ

Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ khi bị viêm VA

Sử dụng Siro Heviho – hỗ trợ điều trị viêm VA ở trẻ

Để phòng ngừa và điều trị viêm VA ở trẻ, bạn có thể bổ sung thêm sản phẩm Siro Heviho để bảo vệ đường hô hấp. Bởi Siro Heviho được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên như: Sâm đại hành, cao Xạ can, cao Xuyên bối mẫu, cao Cát cánh, cao Mạch môn, cao Cam thảo, sản phẩm có tác dụng ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp trong đó có viêm VA cấp và mạn tính.

Sử dụng Siro Heviho - hỗ trợ điều trị viêm VA ở trẻ 1

Đây là siro duy nhất sử dụng chất kháng viêm được cấp bằng độc quyền sáng chế bởi Bộ Khoa học. Với cơ chế Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm đi từ các thảo dược tự nhiên, Siro Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, sổ mũi, đau rát họng cho bé sau 3-5 ngày mà không có tác dụng phụ.

Ngoài ra Heviho có 2 dạng bào chế: viên uống tiện dụng dành cho người lớn, siro dễ uống cho trẻ em:

Viên uống Heviho dùng tốt cho những trường hợp:

  • Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt.

Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp:

  • Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết.
  • Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
  • Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính.

Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ!

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho cho người lớn

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Siro Heviho cho trẻ nhỏ

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...