Tiến trình nạo VA nội soi!

Viêm VA là chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Bệnh rất dễ gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến đường thở của trẻ. Nạo VA nội soi được coi là phương pháp điều trị viêm VA tối ưu và triệt để nhất hiện nay. Vậy khi nào cần nạo VA và tiến trình nạo VA nội soi như thế nào? Các bạn có thể theo dõi các thông tin dưới đây.

Tiến trình nạo VA nội soi! 1

Tìm hiểu về bệnh viêm VA!

VA là từ viết tắt của Végétations Adenoids nghĩa là sùi vòm họng. VA là các tế bào bạch cầu ở vòm mũi họng, có chức năng như một lớp màng bảo vệ, ngăn ngừa các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, tấn công vào trong phổi. VA được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi mới sinh và phát triển dần để thực hiện nhiệm vụ miễn dịch từ khi trẻ 6 tuổi. Đến khoảng 9-10 tuổi thì VA sẽ teo lại dần và biến mất ở tuổi dậy thì.

Viêm VA là tình trạng VA bị viêm nhiễm gây nên những biểu hiện bất thường như tăng kích thước, làm bít lối thông khí vào tai giữa,… từ đó gây ra nhiều chứng bệnh liên quan khác như viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa,… Đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất nguy hiểm và khó điều trị.

Viêm VA tiến triển qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Viêm VA cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở vòm mũi họng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, rất hiếm gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành. Còn viêm VA mãn tính là tình trạng VA bị quá phát hoặc xơ hóa sau nhiều lần bị viêm nhiễm cấp tính tái đi tái lại. Khi gặp tình trạng viêm VA mạn tính thì điều trị tối ưu lúc này là cân nhắc phẫu thuật nạo VA.

☛ Tìm hiểu chi tiết trong bài: Viêm VA – Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Nạo VA là gì? Khi nào cần nạo VA

Nạo VA là thủ thuật loại bỏ toàn bộ tổ chức VA mà không gây ảnh hưởng hay làm tổn thương thành của vòm mũi họng. Đây là thủ thuật tương đối đơn giản, tiến hành nhanh chóng, có thể thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê tại chỗ.

Thông thường, việc nạo VA sẽ được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc, chỉ định sau khi xem xét tình trạng của người bệnh dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và nội soi. Thậm chí nhiều trường hợp trẻ đã đủ tiêu chí làm phẫu thuật nhưng các bác sĩ vẫn khuyên người nhà nên thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ và theo dõi thêm 1 tháng, điều này nhằm tránh tình trạng lạm dụng phương pháp này.

Chỉ nên nạo VA cho trẻ trong các trường hợp sau:

  • Viêm nhiễm làm VA sưng to, cản trở việc thở của trẻ, gây viêm mũi thường xuyên, khiến trẻ ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng tới phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ
  • VA quá to gây bít tắc vòi tai dẫn tới nghe kém, nhiễm trùng tai, ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ
  • VA phì đại khiến dịch nhầy bị tích tụ trong các xoang gây viêm xoang tái phát
  • Viêm VA gây nên một trong số các biến chứng như viêm amidan, viêm thanh quản, rối loạn tiêu hóa, chậm phát triển

Nạo VA được coi là một phẫu thuật nhẹ nhàng, tiến hành nhanh gọn, ít gây biến chứng, thời gian hồi phục nhanh. Ngày nay, với phương pháp nạo VA dưới nội soi đường miệng thì việc nạo VA ở nên đơn giản hơn, không bị sót, thời gian thực hiện nhanh chóng, không gây chảy máu, đặc biệt là không gây sợ hãi với các cháu nhỏ, người bệnh có thể về nhà sau mổ 3 giờ.

☛ Xem thêm: Nạo VA và các phương pháp nạo VA

Các phương pháp nạo VA tối ưu hiện nay

Các phương pháp nạo VA tối ưu hiện nay 1

Có rất nhiều phương pháp nạo VA, chẳng hạn như: Nạo bằng Moure hoặc La Force; Nạo VA bằng dao điện đơn cực; Nạo VA bằng Laser; Nạo VA bằng Coblator; Nạo VA bằng thiết bị cắt hút Hummer; Nạo VA bằng dao Plasma,… Tuy nhiên, trong các phương pháp này thì nạo VA bằng plasma, coblator kết hợp nội soi qua mũi được coi là phương pháp tối ưu, được nhiều bác sĩ áp dụng hiện nay. Phương pháp này có các ưu điểm như:

  • Giúp các bác sĩ cải thiện tầm nhìn, cho phép các bác sĩ quan sát trực diện, cận cảnh và phóng đại những vùng phẫu trường kín khó nhìn hoặc nhìn không rõ
  • Plasma hay Coblator là hệ thống phẫu thuật điện, vừa cắt nạo vừa cầm máu nên không gây mất máu nhiều
  • Phương pháp nạo VA bằng hệ thống Coblator cắt đốt ở nhiệt độ thấp nên không đau, không chảy máu và không gây thương tổn cho các mô lành xung quanh
  • Sử dụng phương pháp này VA sẽ được nạo sạch, cả phần VA phì đại lan vào trong hố mũi cũng được lấy hết, đặc biệt người bệnh sẽ không cảm thấy đau sau khi nạo.
  • Sau nạo VA 3-4 tiếng, trẻ có thể được về nhà, ăn uống bình thường, không cần kiêng nói

Tìm hiểu tiến trình nạo VA nội soi

Định nghĩa

Nạo VA nội soi là quá trình phẫu thuật loại bỏ tổ chức VA bị viêm và quá phát ở vòm mũi họng bằng các phương pháp cắt nạo kết hợp với nội soi (nội soi đường mũi). Phương pháp này giúp các bác sĩ quan sát tốt hơn, loại bỏ hết được những phần VA bị viêm ở các vị trí khuất, khó nhìn.

Chỉ định

Phương pháp này được chỉ định với các trường hợp:

  • VA bị viêm tái đi tái lại nhiều lần
  • VA quá phát gây cản trở đường thở
  • VA gây viêm các vùng kế cận

Giới hạn tuổi thực hiện: Không giới hạn tuổi nhưng thường chỉ định nạo VA cho trẻ khoảng trên 1 tuổi

Chống chỉ định

Nạo VA chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Chống chỉ định tuyết đối với người bệnh viêm VA nhưng mắc các bệnh lý nội khoa nặng như suy thận, các bệnh lý về máu,…
  • Chống chỉ định tương đối với các trường hợp đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính, lao sơ nhiễm, trẻ bị hở hàm ếch, đang ở vùng có dịch lây đường hô hấp,…

Chuẩn bị

Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ chuyên khoa cấp I trở lên đã được đào tạo về phẫu thuật Nạo V.A nội soi.

Phương tiện

  • Bộ nguồn sáng phẫu thuật Karl- Storz 250w.
  • Optic 0 độ, 4 mm.
  • Bộ dụng cụ cắt hút XPS lưỡi cong và thẳng.
  • Banh miệng.
  • Thuốc co mạch nasolin.
  • Dây vén màn hầu.

Người bệnh

  • Được khám nội soi chẩn đoán V.A trước đó.
  • Làm đầy đủ xét nghiệm gây mê toàn thân.
  • Bác sĩ gây mê hồi sức khám trước mổ.
  • Bác sĩ giải thích về cách thức phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra.

Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện hồ sơ bệnh án theo như quy định chung.

Tiến hành

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

Bước 2: Kiểm tra người bênh

Bước 3: Gây mê toàn thân

Bước 4: Tiến hành phẫu thuật

Tiến hành 1

1. Kỹ thuật nạo VA đường miệng (áp dụng với trẻ nhỏ):

  • Đặt thuốc co mạch (nasolin) hốc mũi 2 bên.
  • Đặt dây vén màn hầu (dây nhựa hút mũi) từ mũi xuống họng để kéo màn hầu và lưỡi gà lên.
  • Dùng ống cắt hút (XPS) lưỡi cong tiến hành nạo V.A qua đường miệng dưới sự kiểm tra của ống nội soi qua đường mũi.
  • Cầm máu bằng gạc tẩm oxy già. Trường hợp còn chảy máu, tiến hành đốt cầm máu bằng ống hút (suction) Bovie (qua đường miệng).

2. Kỹ thuật nạo VA đường mũi (áp dụng với cả trẻ nhỏ và người lớn):

  • Đặt thuốc co mạch nasolin hốc mũi 2 bên.
  • Đặt dây vén màn hầu (dây nhựa hút mũi) từ mũi xuống họng để kéo màn hầu và lưỡi gà lên.
  • Dùng ống cắt hút (XPS) lưỡi thẳng tiến hành nạo V.A qua đường mũi 1 bên dưới sự kiểm tra của ống nội soi qua đường mũi bên đối diện.
  • Cầm máu bằng gạc tẩm oxy già. Trường hợp còn chảy máu, tiến hành đốt cầm máu bằng ống hút (suction) Bovie (qua đường miệng).

Theo dõi và chăm sóc sau mổ

  • Sau nạo VA 2 giờ thì kiểm tra họng, nếu hết chảy máu thì cho người bệnh về còn vẫn chảy máu thì đưa vào phòng mổ cầm máu lại
  • Khi cho người bệnh về thì hẹn tái khám sau 5 ngày

Tai biến và xử trí

Rất hiếm khi xảy ra tai biến, nếu có chỉ là chảy máu, khi đó xử trí là đưa người bệnh đi đốt cầm máu.

Nạo VA nội soi được coi là phương pháp trị viêm VA triệt để và an toàn. Tuy nhiên không phải người bệnh viêm VA nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng người. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh viêm VA cũng như phương pháp điều trị này, các bạn có thể gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các chuyên gia hô hấp luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...