Giải đáp tình trạng viêm VA có mủ!

Viêm VA là chứng bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được điều trị tốt sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, nhiều trường hợp trẻ bị mắc chứng bệnh này sẽ xuất hiện tình trạng viêm VA có mủ. Để giải đáp tình trạng này, các bạn cùng tham khảo các thông tin dưới đây.

Giải đáp tình trạng viêm VA có mủ! 1

VA là gì? Viêm VA là gì?

VA là viết tắt của cụm từ “Végétations Adénoides’’ – là tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng thuộc vòng bạch huyết Waldayer. Bình thường mọi trẻ em đều có VA từ khi sinh ra, VA phát triển mạnh từ 1-5 tuổi, sau đó teo dần đi khi trẻ lớn lên và đến tuổi trưởng thành thì biến mất hẳn.

Vị trí của VA nằm ở vòm họng gần cửa mũi sau và không có ranh giới cụ thể. Cấu tạo VA có nhiều thùy, nhiều lá để làm tăng diện tiếp xúc của VA với không khí thở vào. VA chứa nhiều bạch cầu, khi vi khuẩn xâm nhập từ không khí thở vào, chúng sẽ bám vào các thùy, các lá của VA, ở đó có chứa nhiều tế bào lympho B có nhiệm vụ bắt các vi khuẩn và đưa vào trung tâm. Tại đây vi khuẩn được nhận diện và cơ thể sẽ tiết ra chất chống lại gọi là kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là vùng mũi, họng. Và khi vi khuẩn tái xâm nhập, kháng thể sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt chúng.  Mặc dù nhiệm vụ miễn dịch của VA tuy không lớn như vai trò của amidan khẩu cái nhưng lại rất cần thiết cho trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Do thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn, virus và các yếu tố gây hại từ môi trường nên VA rất dễ bị viêm, nhưng thường là viêm nhẹ.Tuy nhiên nếu sức đề kháng giảm, các loại vi khuẩn, virus gây hại có thể xâm nhập toàn bộ VA khiến lượng bạch cầu không đủ sức chống chọi dẫn đến tình trạng vi khuẩn cư trú, sinh sôi nảy nở và gây viêm VA bệnh lý. Và sau nhiều lần nhiễm trùng như vậy, VA có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn.

☛ Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần biết về viêm VA

Nguyên nhân, triệu chứng của viêm VA

Nguyên nhân gây viêm VA

  • Thứ nhất là do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh.
  • Thứ hai là do một số loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể, chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcus. Ngoài ra có thể do một số loại virus như: Epstein – Barr, adenovirus, rhovovirus…
  • Thứ ba là do trẻ mắc một số bệnh đường hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan,… hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không khí lạnh.

Triệu chứng viêm VA

Viêm VA thường được chia làm 2 loại đó là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính. Mỗi giai đoạn lại có triệu chứng khác nhau, cụ thể

Triệu chứng viêm VA ở giai đoạn cấp tính 

  • Trẻ có dấu hiệu sốt cao có thể lên đến 39 hoặc 40 độ. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch đối với các tác nhân gây hại tấn công cơ thể.
  • Có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi, ngủ ngáy khó thở, có thể xuất hiện triệu chứng co giật.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đầu đầu, đau rát cổ họng.

Triệu chứng ở giai đoạn mạn tính 

  • Trẻ thường xuyên bị ho và hay bị sốt vặt
  • Hay bị sổ mũi, nghẹt mũi
  • Chậm lớn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa do trẻ thường xuyên phải chịu những tác động của triệu chứng bệnh, khiến trẻ mệt mỏi, ăn uống kém.

Ngoài các triệu chứng trên, trẻ còn có các biểu hiện khác như: tiêu chảy, quấy khóc, ngủ không sâu giấc… Nhiều trẻ có biểu hiện biến chứng bộ mặt sùi vòm có thể dẫn đến tình trạng răng mọc không đều, răng hô, trán dô…

☛ Tham khảo chi tiết: Chứng viêm VA mạn tính

Viêm VA có mủ vì sao>

Thông thường VA bị viêm ta sẽ thấy xuất hiện tình trạng viêm VA có mủ. Tình trạng viêm VA có mủ được giải đáp như sau:

Khi các loại vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt khiến VA bị nhiễm trùng và sưng viêm. Và khi cơ thể phát hiện ra nhiễm trùng, nó sẽ gửi bạch cầu trung tính đến vùng bị tổn thương để tiêu diệt nấm hoặc vi khuẩn gây bệnh. Và trong quá trình này, một số bạch cầu trung tính và mô xung quanh khu vực bị nhiễm bệnh sẽ chết, tạo thành mủ. Do đó khi VA bị viêm sẽ xuất hiện tình trạng viêm VA có mủ.

Ngoài ra viêm VA có nguyên nhân từ vi khuẩn Streptococcus – loại vi khuẩn có khả năng giải phóng độc tố gây tổn thương mô và tạo mủ.

Các biến chứng của viêm VA có mủ

Các biến chứng của viêm VA có mủ 1

Bệnh viêm VA nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Viêm tai giữa cấp: Viêm VA nếu không được điều trị sớm sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh theo đường vòi nhĩ lên tai gây viêm tai giữa cấp. Lúc đầu màng nhĩ đỏ, sau đó phồng khiến trẻ đau tai, quấy khóc. Sau đó màng nhĩ mờ hơn do có dịch mủ trong hòm nhĩ. Tình trạng này nếu không được chữa trị sẽ gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.
  • Viêm tai giữa tiết dịch: Viêm VA không điều trị dẫn đến quá phát gây tắc vòi nhĩ làm thay đổi áp lực trong hòm nhĩ khiến trẻ nghe kém. Nếu không điều trị tích cực sẽ khiến dịch bị đọng lại trong hòm nhĩ làm màng nhĩ lõm dính vào thành trong gây ù tai, tiếng ve kêu, nghe kém, lâu dần gây ra điếc dẫn truyền và hình thành Cholesteatome trong hòm nhĩ.
  • Viêm đường hô hấp trên: VA bị viêm khiến mủ có thể chảy xuống họng gây ra viêm họng, viêm phế quản, thanh quản, viêm phế quản rít, nặng hơn viêm phổi. Một số trường hợp có thể gây viêm phế quản hen: khò khè, thở rít.
  • Viêm amidan: Vi khuẩn từ VA bị viêm có thể lan xuống amidan gây nên tình trạng viêm amidan
  • Rối loạn tiêu hóa: Dịch mủ từ VA chảy xuống họng khiến trẻ nuốt xuống dạ dày gây nên tình trạng rồi loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn trớ, chán ăn, đi ngoài phân lỏng, lơn cợn hay phân sống.
  • Ngưng thở khi ngủ: VA bị viêm quá phát sẽ làm bít tắc cửa mũi sau khiến trẻ không thở được bằng mũi, phải há mồm để thở, dẫn đến giảm thông khí phế quản, lâu dần giãn phế nang, nếu kéo dài sẽ bị suy tim trái. Khi ngủ thường bị ngưng thở mỗi lần khoảng 10 giây, mỗi đêm ngưng thở vài chục lần.
  • Dị dạng sọ mặt: Do VA quá phát gây bít tắc đường thở, thiếu oxy làm trẻ thường xuyên thở bằng miệng, thiếu tập trung, hay ngủ gật. Xương hàm trên không phát triển, hô, hàm dưới bị đẩy ra trước. Lưỡi tụt vào trong. Đầu cổ không còn bình thường, khuôn mặt bị biến dạng, ngờ nghệch mà chuyên môn gọi là bộ mặt sùi vòm (bộ mặt VA)

Khi nào cần nạo VA cho trẻ

Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng VA có chức năng miễn dịch nên không nên nạo đi cho dù nó có bị viêm nặng, vì như thế sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên đây là một quan niện hết sức sai lầm vì VA chỉ có một chức năng giới hạn nào đó trong vòng bạch huyết Waldayer và không phải là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng sản sinh hệ miễn dịch.

Khi nào cần nạo VA cho trẻ 1

Ngoài ra, khi VA bị nhiễm bệnh, viêm đi viêm lại nhiều lần thì chức năng miễn dịch của nó cũng không còn. Ngược lại, một VA bị quá phát sẽ làm bít tắc cửa mũi sau, cản trở sự lưu thông không khí, làm ứ đọng dịch và mủ ở mũi. Những hiện tượng này sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ, khiến trẻ thường xuyên bị thiếu oxy não, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ và là tiền đề để gây ra các biến chứng đã kể trên. Không những vậy, VA bị viêm nhiễm nhiều còn là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh, để rồi từ đó gây ra các viêm nhiễm ở các khu vực lân cận như mũi, xoang, họng, tai giữa, phế quản…

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là trường hợp viêm VA nào cũng cần nạo vì viêm V.A ở trẻ là một hiện tượng gần như tất yếu. Vậy nên nếu trong một năm trẻ bị viêm V.A cấp 3 – 4 lần, với các triệu chứng thông thường như đã kể trên và diễn biến không quá một tuần và không có biến chứng thì không cần thiết phải nạo V.A. Nạo VA cho trẻ chỉ được chỉ định trong các trường hợp:

  • Trẻ bị vêm V.A tái đi tái lại nhiều lần trong năm : nhiều hơn 5 lần/ 1năm.
  • VA bị quá phát gây bít tắc cửa mũi sau gây tình trạng ngưng thở khi ngủ cho trẻ
  • Viêm VA đã gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, thanh quản,…

☛ Xem thêm: Các phương pháp nạo VA cho trẻ

Nạo VA là một thủ thuật khá đơn giản, có thể được thực hiện dưới gây mê hoăc gây tê tại chỗ. Thủ thuật chỉ diễn ra trong vòng vài phút và bệnh nhi có thể về nhà, sau đó chừng nửa giờ đồng hồ, trẻ sau khi được nạo V.A có thể ăn uống bình thường, không cần kiêng nói. Tuy nhiên, khi thực hiện việc nạo VA phải có sự chuẩn đoán, xét nghiệm và được thực hiện đúng quy trình bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...