Viêm VA xuất tiết: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa!
Viêm VA xuất tiết là một dạng viêm VA cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng, song viêm VA xuất tiết gây ra nhiều phiền toái khi tái phát nhiều lần và có thể gây nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Mục lục
Viêm VA xuất tiết là gì?
VA (Végétations Adénoïdes) là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, thuộc vòng bạch huyết Waldayer, hay còn gọi amidan Luschka. VA phát triển mạnh ở trẻ nhỏ và bắt đầu giảm kích thước khi trẻ từ 5 – 6 tuổi trở lên. VA có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, là hàng rào tạo ra kháng thể tiêu diệt vi khuẩn.
Viêm VA xuất tiết là một trường hợp của viêm VA cấp tính, viêm nhiễm kèm theo tiết dịch nhầy ở amidan Luschka. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, ít gặp ở trẻ lớn hoặc người lớn.
☛ Tham khảo thêm: Viêm VA bệnh của trẻ nhỏ
Triệu chứng của viêm VA xuất tiết
Người mắc viêm VA xuất tiết có một số triệu chứng điển hình như:
- Tiết nhiều dịch nhầy: Mũi, cổ họng chứa nhiều đờm, dịch nhày màu vàng hoặc xanh.
- Sốt cao: Sốt cao 40 – 41 độ C, xảy ra đột ngột, có thể kèm theo co giật ở trẻ sơ sinh. Trẻ lớn hơn có thể bị co thắt thanh quản, đau tai nhưng biểu hiện nhẹ hơn so với trẻ sơ sinh.
- Không thể thở bình thường bằng mũi: Vào ban đêm, trẻ có thể ngủ ngáy, kéo cử hoặc mất ngủ, quấy khóc suốt đêm, thậm chí đái dầm.
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Một số trẻ em có dấu hiệu ngừng thở trong thời gian ngắn khi ngủ. Điều này làm giảm nồng độ oxy trong máu khiến trẻ ngủ không sâu giấc.
- Chậm lớn, giảm cân.
- Nhiễm trùng tai, viêm tai giữa cấp tính.
- Ngạt mũi, khó phát âm.
- Khó nuốt.
Nguyên nhân gây ra viêm VA xuất tiết
Có nhiều nguyên nhân gây viêm VA xuất tiết, trong đó có một số nguyên nhân chính do:
- Virus: Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus…
- Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, Haemophilus influenzae…
- Môi trường, thời tiết: Không khí ô nhiễm, khói bụi có thể gây viêm VA xuất tiết.
- Dị ứng: Dị ứng với lông chó mèo, phấn hoa, hóa chất…
☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Phân tích nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ
Viêm VA xuất tiết có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm VA xuất tiết nếu không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ:
- Gây hẹp lồng ngực, lưng cong hoặc gù.
- Trẻ luôn mệt mỏi, chán nản, buồn ngủ, chậm lớn.
- Do ảnh hưởng đến khả năng nghe nên bé có thể kém thông minh hơn.
- Viêm lây lan sang các cơ quan khác dẫn đến viêm thanh khí phế quản, gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm.
- Viêm đường tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài phân có chất nhầy và nước.
- Viêm tai giữa.
- Viêm cầu thận cấp.
- Viêm ổ mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt.
- Thấp khớp cấp.
- Viêm hạch gây áp xe thành sau họng ở trẻ nhỏ.
Phương pháp điều trị viêm VA xuất tiết
Đối với viêm VA xuất tiết, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với nâng cao thể trạng:
- Nếu nguyên nhân gây bệnh do nhiễm vi khuẩn hoặc nguy cơ biến chứng bội nhiễm thì bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh.
- Trường hợp viêm VA xuất tiết liên quan đến dị ứng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticosteroid dạng xịt, khí dung hoặc các loại thuốc uống như nhóm kháng histamin.
- Viêm VA xuất tiết kéo dài cần loại bỏ mủ tích tụ trong tổ chức VA.
- Số lần viêm xuất tiết tái phát lên đến 5 – 6 lần một năm hoặc gây biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định nạo VA cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thông thường độ tuổi thích hợp từ 2 đến 3 tuổi.
☛ Đọc đầy đủ thông tin trong bài viết: Phác đồ điều trị viêm VA
Mẹo chữa viêm VA xuất tiết đơn giản tại nhà
Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng tại nhà để giảm nhanh các triệu chứng của viêm VA xuất tiết:
Thay đổi không gian sống
Cách tốt nhất để ngăn chặn các đợt viêm VA xuất tiết là ngăn chặn sự lây lan của virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng, bao gồm các hành động sau:
- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, tạo không gian rộng rãi, thoáng mát.
- Khử trùng bề mặt bàn ghế, sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ…
- Giữ ẩm cho căn phòng, tránh không khí quá khô bằng cách dùng máy xông tinh dầu, máy lọc không khí…
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước rửa tay.
- Thay bàn chải đánh răng của người bệnh sau khi đã khỏi bệnh.
Chế độ ăn hợp lý
Bệnh nhân bị viêm VA xuất tiết nên ăn các món ăn mềm, ấm để làm dịu cổ họng. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo như cháo, sữa chua, sinh tố trái cây và rau củ, súp, trứng.
Đồng thời, người bệnh cần tránh các thực phẩm gây kích ứng cổ họng hoặc khó nuốt như bánh quy, cà phê, rượu bia, nước ngọt, thức ăn nhanh, gia vị cay…
☛ Chi tiết hơn tại: Trẻ bị viêm VA nên ăn gì kiêng gì?
Sử dụng bài thuốc Nam
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể dùng thuốc Nam để phòng bệnh tái phát và giảm bớt triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc Nam bạn có tác dụng với bệnh viêm VA xuất tiết gồm:
- Sài đất: Sài đất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, dùng trường hợp viêm họng, viêm phế quản, viêm VA xuất tiết. Bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa viêm VA với triệu chứng sốt: Sài đất 20g, kim ngân 20g, bồ công anh 20g, kinh giới 12g, tang bạch bì 16g, hạnh nhân 12g, ý dĩ 16g, sắc uống mỗi ngày.
- Hoàng liên: Hoàng liên là một vị thuốc có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên, được dùng cho người bị viêm VA xuất tiết do vi khuẩn gây ra. Bạn có thể sắc 10 – 12g hoàng liên uống mỗi ngày hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
- Kim ngân hoa: Kim ngân có vị ngọt đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng làm thuốc tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, dị ứng, giảm viêm. Mỗi ngày sắc uống 12 – 16g kim ngân. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc chữa ho, trị viêm dành cho trẻ em: Kim ngân hoa 16g, hoàng liên 8g, sài đất 20g, thạch cao 20g, lá tre 12g, tử tô 8g, tang bạch bì 8g, sắc uống mỗi ngày một thang.
- Tỏi: Tỏi có vị cay tính ấm, có tác dụng giải độc sát trùng. Có thể giã nát tỏi, ngâm với nước sôi để nguội (ngày uống 6g tỏi, chia làm 3 lần).
☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm VA bằng thuốc nam có hiệu quả?
Heviho – Giải pháp hữu hiệu cho người bị viêm VA xuất tiết
Một phương pháp đơn giản giúp giảm nhanh triệu chứng của viêm VA xuất tiết chính là Heviho.
Heviho được bào chế hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược an toàn với mọi lứa tuổi, bao gồm: cao xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo, xuyên bối mẫu, S3-Elebosin chiết xuất từ sâm đại hành.
Không chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm VA xuất tiết như sốt cao, sưng, đau họng, Heviho còn có tác dụng trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh nhờ thành phần S3-Elebosin. Hoạt chất S3-Elebosin được cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế độc quyền về tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn.
Sản phẩm có 2 dạng bào chế gồm dạng viên uống dành cho người lớn và dạng siro phù hợp với trẻ em.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng BẤM VÀO ĐÂY
Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY
Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm VA xuất tiết và nắm được phương pháp điều trị tại nhà.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.larousse.fr/encyclopedie/medical/v%C3%A9g%C3%A9tations_ad%C3%A9no%C3%AFdes/10963
- Hướng dẫn điều trị Tai – Mũi – Họng – Bộ Y tế.
- Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng – PGS.TS. Nguyễn Viết Thân.